Phương Hướng Phát Triển Thị Trường Vận Tải Hành Khách:

có một lợi thế là nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Đảng và Nhà nước. Không chỉ là việc VNA đưa đón các đoàn cấp cao Chính phủ trong hoạt động ngoại giao, thăm viếng, tham gia hội nghị của Việt Nam tới các nước khác, mà đồng thời, đó cũng chính là cơ hội để hãng đưa hình ảnh của mình tới gần hơn, tới nhiều bạn bè quốc tế hơn. Điều này chỉ có VNA mới có cơ hội, bởi hãng là đơn vị HK duy nhất đảm nhận trọng trách này. Trong sứ mệnh quảng bá hình ảnh quốc gia, hãng được Chính phủ dành ưu tiên trong việc phát triển, trở thành hãng HK lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và tiến tới là hãng HK tầm cỡ trong khu vực. Các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhằm từng bước tạo nền tảng phát triển và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải HK ngày càng tăng. Thứ ba, nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định của Việt Nam, cũng như nền chính trị ổn định của đất nước là điều kiện rất thuận lợi cho khả năng phát triển của ngành vận tải HK nói chung, với VNA nói riêng. Hãng có vai trò tiếp sức, thúc đẩy và làm cầu nối giữa Việt Nam và thế giới trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, và qua đó thúc đẩy cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế đối với bản thân hãng.

Xét ở phạm vi khu vực và quốc tế, điều đầu tiên phải khẳng định rằng, VNA là hãng HK của một quốc gia sở hữu một vị trí địa lý rất thuận lợi trong mạng lưới phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thêm vào đó là sự đa dạng về sinh thái, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của Việt Nam giúp HK Việt Nam vừa có cơ hội phát triển ngành du lịch, tăng thêm GDP, vừa có thể tham gia vào việc hình thành mạng lưới kinh tế liên khu vực, liên châu lục. Thứ hai, đội máy bay của VNA còn ở độ tuổi rất trẻ so với nhiều đội bay của các hãng HK quốc gia khác. Với sự bổ sung liên tục các máy bay hiện đại, mới, VNA sẽ tăng thêm tỷ lệ sở hữu máy bay, đồng thời giảm bớt việc thuê máy bay tốn kém chi phí và đắt đỏ, từ đó tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho hãng. Thứ ba, nằm trong danh sách khiêm tốn các hãng HK đạt tiêu chuẩn an toàn bay của thế giới, VNA đã vinh dự và thành công khi trở thành một trong 290 thành viên của IATA và là hãng HK đạt tiêu chuẩn IOSA của Hiệp hội này. Điều này thể hiện khả năng đáp ứng tốt những tiêu chuẩn về an toàn và an ninh HK quốc tế của hãng, đồng thời chứng minh cho thế giới rằng HK Việt Nam đủ mạnh và hiện đại để có thể cung ứng những chuyến bay

với chất lượng quốc tế dành cho khách hàng. Đó cũng chính là những bước đầu tiên thể hiện sự chủ động trong hội nhập mà VNA hướng tới trong chiến lược của mình.

2. Điểm yếu:

Những hạn chế mà hãng HK quốc gia Việt Nam gặp phải chủ yếu là những vấn đề liên quan đến nội tại của hãng.

Thứ nhất là những hạn chế về nguồn lực. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của hãng thực sự chưa đáp ứng được tần suất ngày càng nhiều các chuyến bay, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày càng tăng. Tính đến thời điểm đầu năm 2009, việc nhận máy bay mới của hãng Boeing bị hoãn lại, khiến cho VNA càng gặp khó khăn trong việc điều hành các chuyến bay của mình. Thị trường thuê máy bay trở nên khó khăn hơn với những điều kiện cam kết thuê trong thời gian dài và với giá thuê cũng không hề thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung ứng vận tải của hãng. Cùng với đó là sự thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, có trình độ chuyên môn của ngành. Việc khan hiếm nhân sự lại càng đẩy chi phí của hãng tăng lên khi hãng vẫn phải tiếp tục thuê các chuyên gia nước ngoài về tập huấn, đào tạo cho phi công và nhân viên trong nước, đồng thời cũng thuê luôn cả phi công điều khiển lái máy bay. Khó khăn chồng chất khó khăn, VNA liên tiếp phải giải bài toán nguồn lực mà cho tới nay vẫn chưa thể có hướng giải quyết, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái.

Thứ hai là chất lượng dịch vụ khách hàng còn chưa tốt và năng lực quản lý điều hành còn yếu. Chất lượng phục vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là ở đội ngũ tiếp viên. Hiện nay VNA có khoảng 3000 tiếp viên hàng không, mỗi năm trung bình tuyển thêm 250 tiếp viên, vì vậy việc huấn luyện, đào tạo sao cho đảm bảo sự đồng đều giữa các lứa tiếp viên với nhau đã gặp không ít khó khăn. Về khả năng quản trị, quản lý của hãng, thời gian qua VNA đã có nhiều sự thay đổi, cải tổ lại tổ chức của mình sau những vụ bê bối trong nội bộ. Không chỉ có vậy, việc quản lý, đào tạo các nhân viên, phi công chưa thực sự tốt khi mà thời gian hai năm qua liên tiếp có các sự việc liên quan đến phi công và tiếp viên của hãng. Điều này cho thấy sự điều hành từ cấp trên tới nhân viên của hãng còn rất nhiều thiếu sót.

Ngoài ra, mạng lưới các đường bay quốc tế của hãng còn nhỏ hẹp, chủ yếu là các tuyến bay tầm ngắn và tầm trung, mà chưa có khả năng vươn ra tầm bay xa hơn và dài hơn. Các chuyến bay có tần suất cao của VNA chủ yếu là các chuyến bay trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á. Còn các chuyến bay tới các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ có tần suất rất hạn chế. Lý do là bởi các máy bay của VNA chưa đáp ứng được khả năng bay xa và lâu trên các tuyến đường dài, vì vậy, hãng phải thực hiện trung chuyển, nối chuyến tại sân bay của nước bạn. Đây là một hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của hãng khi bị mất đi một lượng lớn khách hàng lựa chọn các đường bay trực tiếp của các hãng HK khác.

Thứ tư, sự am hiểu luật pháp quốc tế của VNA còn yếu. Hãng chưa chú trọng đến việc tìm hiểu luật lệ quốc tế khi tham gia thị trường HK trên phạm vi toàn cầu. Vụ kiện khiến hãng thiệt hại 5,2 triệu euro là một bài học rất đắt cho sự thiếu cẩn trọng này, và còn đắt hơn nữa nếu hãng không thay đổi phương thức hợp tác kinh doanh của mình khi càng hội nhập sâu hơn vào thị trường HK quốc tế.

3. Cơ hội:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Với thị trường trong nước, cơ hội mở rộng thị trường rất lớn đối với VNA. Rất nhiều vùng miền, khu vực chưa có mạng lưới cơ sở hạ tầng cảng, sân bay HK. Cùng với quan điểm phát triển kinh tế tới các vùng miền của Chính phủ, các chính sách mà Đảng và Nhà nước ưu tiên sẽ là những điều kiện rất tốt cho hãng mở rộng mạng bay của mình. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng máy bay như một phương tiện đi lại phục vụ cuộc sống và công việc sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.

Trên thị trường quốc tế, việc trở thành thành viên của IATA, ICAO, và vừa qua là lời mời của SkyTeam với tư cách một thành viên đầy đủ, VNA sẽ còn rất nhiều cơ hội ở các thị trường HK tại các quốc gia thành viên. Việc liên kết, liên danh, mở rộng đường bay, tìm kiếm thị trường sẽ trở nên khả thi hơn với hãng. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Boeing trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, một nhà máy lắp ráp linh kiện máy bay (MHIVA) thuộc Khu Công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) sẽ bắt đầu đi vào sản xuất cánh tà máy bay Boeing 737 vào tháng 06/2009. Theo dự kiến của Boeing, nhà máy này sẽ lắp đặt cánh tà cho từ 2 - 8 máy bay mỗi tháng; con số này sẽ tăng lên 10 máy bay/tháng kể từ năm 2011. Đây thực sự là một

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 12

cơ hội ngàn năm có một của HK Việt Nam, nhờ đó, thế giới sẽ biết đến Việt Nam, biết đến HK Việt Nam với hình ảnh một Việt Nam đủ khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn của HK thế giới.

4. Thách thức:

Thách thức lớn nhất với hãng HK quốc gia Việt Nam, cũng như với bất cứ một hãng HK nào, là vấn đề về giá nhiên liệu, bởi yếu tố này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của các hãng HK. Yếu tố này chiếm tới 40% chi phí cho mỗi chuyến bay và luôn ở tình trạng bất ổn định. Việc giá nhiên liệu tăng, rồi lại giảm trong năm 2007, 2008 và quí I năm 2009 vừa qua đã khiến cho nhiều hãng HK trên thế giới phá sản hoặc phải tìm đối tác HK khác để cùng duy trì sự tồn tại.

Tiếp đó là thách thức “sinh tồn” trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường HK trong nước và quốc tế. Xu hướng HK giá rẻ đã khiến cho cuộc chạy đua về giá trở nên khốc liệt hơn, nhất là khi VNA là hãng HK kiên định với phương châm hãng HK truyền thống đảm bảo chất lượng đầy đủ. Điều này khiến hãng phải có chiến lược kinh doanh và khai thác thật hiệu quả, đồng thời tối thiểu hóa chi phí trong khả năng có thể, vừa để đảm bảo chất lượng an toàn cho các chuyến bay, cũng như nâng cao dịch vụ của mình.

Thách thức tiếp theo đến từ chính cơ hội của hãng. Đó là yêu cầu của các tổ chức, các hiệp hội HK quốc tế. Khi VNA trở thành thành viên của IATA, ICAO, IATP hay vừa đây là SkyTeam và hiệp định “Bầu trời mở” trong khu vực ASEAN, thì điều đó đồng nghĩa với việc hãng phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung, những nguyên tắc chung của các tổ chức này. Hơn nữa, các tiêu chuẩn này liên tục được thay đổi và nâng cao, nhằm mục đích tạo nên một thị trường HK khu vực và thế giới công bằng, hiệu quả và an toàn. Đơn cử như việc gia nhập IATP của VNA: Khi các hãng HK thành viên IATP đến Việt Nam thì Vietnam Airlines cũng phải cung cấp cho các hãng này những dịch vụ như khi VNA đến đất nước của họ - nếu họ yêu cầu. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho hai cơ sở bảo dưỡng máy bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất nâng cao khả năng kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay của mình trong thời gian tới. Hay như đối với cơ sở hạ tầng, VNA sẽ phải thường xuyên tham vấn các hãng HK khác để đáp ứng các yêu cầu của ngành, đối với chính sách

tính cước phí, VNA phải tuân thủ theo các chuẩn mực công bằng, minh bạch, xuất phát từ chi phí, và không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó là yêu cầu về sử dụng vé điện tử và vận tải hàng hóa trên không điện tử (e-freight). Hiện nay, HK Việt Nam mới thực hiện được yêu cầu thứ nhất. Việc thực hiện e-freight còn đòi hỏi sự tham gia Công ước Montreal nhằm thừa nhận giá trị của các hóa đơn, tài liệu hải quan điện tử.‌

II. Định hướng phát triển của VNA đến năm 2020:

1. Kế hoạch của VNA cho năm 2009:

Năm 2008 trôi qua với bao khó khăn không chỉ với Việt Nam nói riêng mà với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Cuộc suy thoái kinh tế thế giới lần này đã ảnh hưởng sâu rộng và nặng nề tới hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ngành ngân hàng và vận tải HK.

Hãng HK quốc gia Việt Nam đã rất nỗ lực để có thể “bay ra khỏi vùng thời tiết xấu” của năm 2008. Cơn bão giá nhiên liệu cùng với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho ngành HK thế giới trong năm 2008 bị thua lỗ 4,5 tỷ USD và trên 30 hãng HK lớn toàn cầu bị xóa sổ trong khi hàng chục hãng đang bên bờ phá sản (theo IATA). Trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009 được coi là một năm đặc biệt khó khăn, ẩn chứa nhiều bất ổn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hãng. VNA đã đặt ra cho mình mục tiêu “Đứng vững để phát triển” trên cơ sở phân tích thị trường và năng lực nội tại, với phương châm “phát huy nội lực, thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí, hướng tới tương lai”. Mục tiêu phấn đấu cụ thể cho năm 2009 là tăng sản lượng vận chuyển hành khách lên khoảng 7,3% so với năm 2008, tức 9.460.300 lượt hành khách, trong đó thị trường quốc tế tăng khoảng 3,52%; thị trường nội địa tăng trưởng 11,13% so với năm 2008. Hệ số sử dụng ghế đạt 76,9%, tăng 0,4 điểm. Về tài chính, Tổng công ty lên kế hoạch năm 2009 phấn đấu giữ vững các cân đối tài chính lớn và không lỗ, nộp ngân sách Nhà nước dự kiến 346,7 tỷ đồng.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty sẽ tiếp tục chương trình hiện đại hóa đội máy bay. Một mặt chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển dài hạn giai đoạn 2015 - 2020. Mặt khác, cố gắng để từ năm 2012 trở đi VNA sẽ

không sử dụng máy bay cũ. Hiện tại, hãng vẫn đang nỗ lực phát triển đội bay, nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu vượt qua Hãng HK quốc gia Malaysia, Hãng HK quốc gia Thái Lan, vươn lên trở thành hãng HK lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á vào năm 2015, chỉ đứng sau Hãng hàng không Quốc gia Singapore.

Để có thể hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2009, VNA rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đấu thầu, tiền lương, kích cầu trong nước, dãn thuế nhập khẩu nhiên liệu. Vietnam Airlines cần phát huy thuận lợi trên thị trường nội địa và khu vực, đảm bảo yêu cầu phục vụ vận tải hàng không cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và an ninh quốc phòng, đồng thời vươn lên cạnh tranh, trở thành hãng hàng không mạnh của khu vực và là đơn vị nòng cốt về vận tải hàng không của quốc gia.

2. Phương hướng phát triển chung:

Mục tiêu mà VNA muốn tập trung hướng tới trong giai đoạn đến năm 2025 là trở thành cầu nối HK trong khu vực và trên thế giới. Hãng đã và đang từng bước tiến hành quá trình hội nhập của mình với thị trường HK quốc tế, cũng như xây dựng một mạng lưới các đường bay hiệu quả trong nước.

Để chuẩn bị “hòa mạng” ASEAN và xa hơn là mạng khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác vận tải HK trong vài thập kỷ tới, cũng như mối quan hệ HK giữa VN và các nước trong khu vực, trên thế giới ngày càng mở rộng, bên cạnh vấn đề đầu tư, trang bị thêm máy bay cho đội máy bay khai thác, VNA còn phải bổ sung thêm nhiều sân bay quốc tế và nội địa. Đồng thời, phải trang bị đồng bộ hệ thống thiết bị để sau năm 2015 các sân bay quốc tế có đủ khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay.

Để có thể trở thành các cầu nối các vùng kinh tế, các khu dân cư tập trung, các trung tâm văn hóa, chính trị, các khu công nghiệp của các tỉnh nước ta với các vùng kinh tế, các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của các quốc gia trong khu vực, các cảng HK quốc tế Hà Nội, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất sẽ tiếp tục được nâng cấp và mở rộng để trở thành các “sân bay trục – hub” của khu vực. Đồng thời, VNA sẽ xây

thêm một số sân bay, tạo thành các vệ tinh của các “hub”, nhằm giải tỏa máy bay nhanh nhất và khai thác hiệu quả.

Mục tiêu phát triển hệ thống cảng HK sân bay của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 – tầm nhìn 2025 đã được Chính phủ thông qua vào tháng 11/2007. Theo đó, vào năm 2020, hãng HK quốc gia Việt Nam sẽ đưa vào khai thác và sử dụng 26 cảng HK, với 10 cảng quốc tế và 16 cảng nội địa, tổng vốn đầu tư dự kiến cho các dự án ưu tiên đến 2020 khoảng 221.500 tỷ đồng. Cụ thể là:

- Đến năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài (NBA) đạt cấp 4E. NBA sẽ có hai đường cất/hạ cánh cách nhau 250m, đủ khả năng tiếp nhận máy bay B-747- 400 hoặc tương đương. Sau năm 2020, cảng NBA đạt cấp 4F và sân bay quân sự cấp I, tiếp tục hoàn chỉnh khu phía Bắc, mở rộng sân đỗ, đảm bảo có 43 vị trí đỗ. Đồng thời phát triển về phía Nam, qui hoạch thêm đường hạ/cất cánh số 2A, hoàn chỉnh hệ thống sân đỗ máy bay, đảm bảo sự đồng bộ và quy mô tương xứng với nhu cầu dự báo.

- Sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ được qui hoạch đạt cấp 4E và được dùng chung cho mục đích dân dụng và quân sự. Từ năm 2009 đến năm 2015, VNA sẽ kéo dài đường hạ/cất cánh 35R-17L đạt 3.500 x 45,72m, đảm bảo tiếp nhận máy bay B747, B777, B767-300, A300-600, A320/321 và tương đương. Đường hạ cất cánh 35R- 17L được giữ nguyên hiện trạng, kích thước 3.048m x 45,72m, 02 đường lăn cao tốc và các đường lăn tắt.

- Sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư trở thành sân bay quốc tế, xây dựng nhà ga hành khách mới.

- Từ năm 2010 đến năm 2020, hãng sẽ tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác cảng HK quốc tế Long Thành với 2 đường cất hạ cánh (4000x60m), các hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, đảm bảo đáp ứng yêu cầu khai thác máy bay A-380. Vào năm 2015, cảng HK quốc tế Long Thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ các hoạt động bay nước ngoài và cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ chỉ sử dụng phục vụ hoạt động bay trong nước.

- Đầu tư nâng cấp sân bay Cát Bi thành cảng HK quốc tế đạt cấp 4E và sân bay quân sự cấp 1. Vào năm 2015, VNA kéo dài đường cất hạ cánh, đảm bảo tiếp

nhận máy bay A321, B767 và tương đương. Xây dựng một đường lăn song song, 05 đường lăn nối và xây mới thêm 1 sân đỗ đáp ứng 08 vị trí đỗ. Đến năm 2025 nâng cấp sân bay đáp ứng loại máy bay B747-400 (hạn chế trọng tải), B777 và tương đương, mở rộng 11 vị trí đỗ.

- Xây dựng cảng HK Phú Quốc mới đạt tiêu chuẩn 4E, với đường hạ/cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A320-A321 vào giờ cao điểm với diện tích 60.000m2

- Đến năm 2015 tiếp tục đầu tư cho các cảng HK nằm tại cá địa phương có tiềm năng lớn về du lịch (Điện Biên, Cam Ranh, Đồng Hới, Liên Khương, Phú Quốc, Cần Thơ, Côn Đảo), các cảng HK nằm ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam, hải đảo nhằm thúc đẩy kinh tế, du lịch tại các địa phương đó.

Với những sự đầu tư cụ thể mà Chính phủ dành cho ngành vận tải HK nói chung và hãng HK quốc gia Việt Nam nói riêng, hệ thống cảng HK, sân bay của Việt Nam sẽ có những thay đổi đáng kể, đáp ứng nhu cầu khai thác trong tương lai. HK Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức tăng trưởng khá cao, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Trước nhu cầu rất lớn của HK toàn cầu, 4 tỷ hành khách vào năm 2025 (theo dự báo của ICAO), trong đó vận tải hành khách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tốc độ phát triển 7,5%-8%/năm, sẽ trở thành điểm nóng của sự cạnh tranh. Đến lúc đó, VNA, với những sự đầu tư thích đáng của mình, sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu tiềm năng đó.

3. Phương hướng phát triển thị trường vận tải hành khách:

Đối với thị trường vận tải HK quốc tế, hãng HK quốc gia Việt Nam một mặt chú trọng vào việc củng cố, tăng năng lực cạnh tranh của mình, mở rộng mạng đường bay. Mặt khác, hãng cũng tăng cường hợp tác với các hãng HK nước ngoài và các tổ chức HK quốc tế. Trên cơ sở ngày 18/12/2008, Liên minh toàn cầu Sky Team đã chính thức mời VNA tham gia Liên minh như một thành viên đầy đủ, hãng đã nghiên cứu kỹ thị trường để có phương án tham gia liên minh này hiệu quả. Đây được coi là một bằng chứng khẳng định sự tiến bộ vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của VNA trên thị trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022