Đội Máy Bay Của Hãng Vietnam Airlines Tính Tới Thời Điểm 01/03/2009

Tổng công ty, do Tổng công ty quản lý. Với mô hình này, VNA chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và theo tên giao dịch. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hãng trong quá trình giao dịch, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài.

Trong năm 2008 vừa qua, Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) thuộc Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2009, trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76, Phòng Kỹ thuật thuộc Văn phòng khu vực miền Trung và các Ban tham mưu về bảo dưỡng kỹ thuật máy bay thuộc VNA, trở thành một doanh nghiệp hạch toán độc lập với số vốn điều lệ 420 tỉ đồng do Vietnam Airlines là chủ sở hữu. Đây là công ty bảo dưỡng máy bay lớn nhất Việt Nam hiện nay, và đạt chứng chỉ phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng máy bay VAR-145. VAECO chuyên bảo quản, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho các loại máy bay của Vietnam Airlines. Sự thành lập công ty này đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, cũng như của Tổng công ty HK Việt Nam trong việc tăng khả năng tự duy trì và bảo dưỡng đội máy bay của mình, giảm thiểu chi phí thuê chuyên gia, và tiến tới cung ứng các dịch vụ kỹ thuật cho các máy bay của các hãng HK quốc tế khi đến Việt Nam khi mà VNA đã trở thành thành viên của Tổ chức các hãng HK dùng chung nguồn lực kỹ thuật (IATP).

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực:

3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Về hệ thống cảng HK, sân bay, sau gần 2 thập kỷ đổi mới, hệ thống cảng HK, sân bay trên toàn quốc đã có nhiều thay đổi đáng kể. Ngành HK Việt Nam đã từng bước nâng cấp, xây dựng và cải tạo hệ thống sân bay trên cả nước một cách hợp lý. Nhìn lại gần 2 thập kỷ đổi mới so với trên 50 năm tồn tại và phát triển, ngành HK Việt Nam đã có những chuyển biến sâu rộng cả về qui mô lẫn số lượng. Tuy chưa thể sánh vai được với các quốc gia phát triển về khối lượng hánh khách, hàng hóa và lượng máy bay thông qua, hay năng lực khai thác, nhưng diện mạo của hệ thống hạ tầng kỹ thuật HK sân bay nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Hòa cùng với sự phát triển của thị trường vận tải HK, sự gia tăng về lượng máy bay đi/đến của các hãng HK trong nước và quốc tế đã phần nào minh chứng cho sự “thay da đổi

thịt” trên tất cả các lĩnh vực của hệ thống sân bay Việt Nam. Trước hết là sự tăng trưởng cao về lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng HK, sân bay Việt Nam, từ chỗ chỉ chưa đầy 1 triệu lượt hành khách/năm vào năm 1990 thì đến cuối năm 2008 các cảng HK sân bay Việt Nam đã tiếp nhận trên 20 triệu lượt hành khách.

Tính đến nay, ngành HK Việt Nam đang quản lý, khai thác 22 cảng HK, trong đó có 3 cảng HK quốc tế và 19 cảng HK địa phương. Hệ thống cảng HK, sân bay nước ta được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Ở mỗi khu vực có 01 cảng HK, sân bay quốc tế, đóng vai trò trung tâm và các cảng HK, sân bay địa phương bao quanh tạo thành một mạng lưới cảng HK, sân bay. Cụ thể:

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Bắc: hiện đang quản lý 06 cảng HK, là Cảng HK quốc tế Nội Bài và 05 Cảng HK địa phương như Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi và Đồng Hới.

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Trung: đang quản lý 08 cảng HK, sân bay, bao gồm cảng HK quốc tế Đà Nẵng và 06 cảng HK sân bay địa phương là Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku và Chu Lai.

- Tổng công ty cảng HK sân bay miền Nam: hiện đang quản lý 08 cảng HK, bao gồm cảng HK quốc tế Tân Sơn Nhất và 07 cảng HK địa phương: Buôn Mê Thuột, Liên Phương, Rạch Giá, Côn Đảo, Phú Quốc, Cà Mau và Cần Thơ.

Ngoài các sân bay nói trên, hầu hết các địa phương trong cả nước đều có các sân bay hoặc bãi đỗ máy bay đã từng được sử dụng để máy bay cất/hạ cánh trước đây có thể cải tạo và xây dựng mới để đưa vào khai thác phục vụ các hoạt động bay dân dụng khi có nhu cầu.

Hiện tại, các Cảng HK quốc tế của VN đều đạt cấp 4E, còn các cảng HK, sân bay địa phương có qui mô từ 3C đến 4D. Hệ thống đường cất/hạ cánh đều được trang bị hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS) và hệ thống thiết bị dẫn đường hiện đại VOR/DME. Các cảng HK quốc tế, các nhà ga đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trên 1/3 số cảng HK trong cả nước đều có khả năng tiếp nhận các máy bay A320/321 hay các loại khác tương đương. Hệ thống điều hành quản lý bay đã được đầu tư thích

đáng. Trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ điều hành bay của ngành quản lý bay Việt Nam đã đuổi kịp và hội nhập với trình độ của các nước trong khu vực.

Cùng với mạng cảng HK sân bay, ngành HK Việt Nam đang quản lý và điều hành 02 vùng thông báo bay Hà Nội và tp. HCM với các đường bay có mật độ bay cao Cả hai vùng thông báo bay này đều nằm giữa các vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực biển Đông và khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2008, bình quân mỗi ngày có khoảng 700 chuyến bay đi, đến và quá cảnh qua vùng trời nước ta.

Về đội máy bay, khởi đầu chỉ vẻn vẹn 05 chiếc máy khi Cục Hàng không Việt Nam ra đời, đến nay, đội máy bay của hãng đã được bổ sung nhiều loại máy bay mới và hiện đại. Dưới đây là các loại máy bay và số lượng từng loại mà Vietnam Airlines sử dụng trong các tuyến đường bay, cùng với những loại máy bay đã được đặt mua và sẽ nhận trong thời gian tới.


Bảng 1: Đội máy bay của hãng Vietnam Airlines tính tới thời điểm 01/03/2009



Loại máy bay


Tổng số

Số lượng hành khách (thương

gia/phổ thông)


Tuyến bay


Ghi chú

Airbus

A320- 200


10


162 (0/162)

Các tuyến bay trong nước và khu vực


Airbus

A321- 200

15

(22 đang đặt)


184 (16/168)

Các tuyến bay trong nước và khu vực

Giao từ năm 2008 đến

2014

Airbus

A350- 900

(10 đang đặt)



Giao vào năm 2014


Airbus A330- 200

4

320 (26/284)

Các tuyến bay trong khu vực và đường dài Trung Quốc/ HongKong/ Nhật

Bản/ Malaysia/ Singapore/

Thái Lan và Ba Lan



2


266 (24/242)

Boeing

777-

1

295 (12/283)

Đường dài Frankfurt/

Moskva/ Paris/ Melbourne/


1

325 (35/290)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 7

4

307 (25/282)

Sydney/ Warszawa (có thể)


4

338 (32/306)

Boeing 787-8

16 (đang đặt)



Giao vào năm 2008 và

2009

ATR 72-

200

7

66 (0/66)

Các tuyến bay trong nước

và bay đi Campuchia


ATR 72-

500

3

(11 đang đặt)


66 (0/66)

Các tuyến bay trong nước và bay đi Campuchia


Fokker 70


2


79 (0/79)

Các tuyến bay trong nước và các tuyến bay xuyên

Đông Dương


Tổng số máy bay đang sử dụng: 53

Tổng số máy bay sẽ sở hữu: 112

200ER


Nguồn: Thống kê số lượng máy bay - Ban Điều hành bay (Tổng công ty HK Việt Nam)

Tuổi thọ trung bình máy bay của hãng là 7,2 năm, thuộc thế hệ những máy bay trẻ và hiện đại so với các hãng khác. Cho tới nay, tuy đã có nhiều sự đầu tư và trang bị, song nhìn nhận một cách khách quan thì cơ sở vật chất kỹ thuật của VNA còn yếu kém, trang thiết bị của hãng còn chưa hiện đại, qui mô chưa đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lớn trong tương lai. Điều này sẽ là một trở ngại cho VNA trong thời gian tới khi mà thị trường HK nước ta được mở rộng với sự tham gia của các hãng HK nước ngoài lớn mạnh về tiềm lực kinh tế cũng như về nguồn lực nội bộ.

3.2. Nguồn nhân lực:

Đoàn bay 919 là đội ngũ đảm nhiệm vận hành và điều khiển các chuyến bay của VNA. Hiện nay số lượng phi công VNA là 289 người, trong đó lái chính là 129, lái phụ 160 phi công. Số phi công nước ngoài là 115 phi công, chiếm 40% tổng số phi công của hãng [12]. Nếu trong thời gian chiến tranh, đoàn bay chịu trách nhiệm lái chủ yếu các chuyến bay nhằm mục đích quân sự, chính trị, thì trong thời bình, họ là những con người đảm bảo an toàn cho các chuyến bay dân dụng, cũng như các chuyến bay quân sự, chính trị của đất nước. Thành tựu nổi bật của đoàn bay 919 của VNA là đảm bảo an toàn bay, tiết kiêm và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Song song với nhiệm vụ trọng tâm là khai thác bay thì công tác huấn luyện, đào tạo đã được

thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian và kết quả tốt như huấn luyện định kỳ cho các đội bay B777: 150 tổ, A320: 153 tổ; A330: 15 tổ, F70:15 tổ; ATR72: 69 tổ; huấn luyện, chuyển loại, nâng cấp lái chính, huấn luyện an toàn bay… [14; 13].Trong công tác an toàn bay, đoàn bay 919 đã thực hiện tốt chỉ thị của hãng, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn trên không và mặt đất, kịp thời đưa ra những thông báo, khuyến cáo gửi các đội bay, phòng Nghiệp vụ làm tốt công tác IOSA của đơn vị.

II. Những kết quả đạt được về thị trường vận tải hành khách của VNA trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:

Những năm qua, kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và quản lý trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế đã đem lại những thành tựu mới về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng ngành. Vận tải HK đã có một quá trình chuyển đổi rõ rệt về tổ chức quản lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con và chịu sự điều hành của Chính phủ. Hoạt động của hãng từ mục tiêu không sinh lời chuyển sang mục tiêu hoạt động thương mại có sinh lợi và vẫn đảm bảo phục vụ mục đích chính trị, quân sự của đất nước. Thành tựu đối với ngành vận tải HK nói chung, và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng không chỉ giới hạn trong phạm vi nội địa mà rộng hơn là phạm vi quốc tế. Những chuyển đổi từ thời kỳ đầu sau khi thành lập, cho đến những năm đất nước chuyển sang cơ chế thị trường và bước vào giai đoạn hội nhập, mỗi một mốc thời gian đều ghi dấu sự chuyển mình của ngành HK Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, từ 2004 đến hết năm 2008, đặc biệt là hai năm 2007 và 2008 sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

1. Tình hình kinh doanh nói chung của hãng hàng không quốc gia Việt Nam:

Hoạt động của hãng những năm đầu thành lập chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị - xã hội của đất nước, nên doanh thu và lợi nhuận kể từ khi thành lập cho đến trước năm 1986 không đáng kể và hãng được hưởng sự bao cấp của Nhà nước. Sau năm 1986, hãng vẫn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng phục vụ đất nước, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh và khai thác mạng đường bay của mình. Số

lượng hành khách vận chuyển đã bắt đầu tăng lên, từ con số 287.000 người năm 1986 lên 2.277.000 người năm 1995 [5] - khi mà VNA được thành lập như một doanh nghiệp Nhà nước. Tám năm sau đó, năm 2003, khi Chính phủ thí điểm áp dụng mô hình Công ty mẹ - công ty con ở Tổng công ty HK Việt Nam với VNA là đơn vị nòng cốt, sản lượng vận chuyển hành khách đã đạt tới con số 3.978.952 người [5]. Trong giai đoạn 1993-2003, mặc dù nền kinh tế Việt Nam và thế giới gặp nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính châu Á 1997- 1998, hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 2003, cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ và sự hoành hành của đại dịch SARS, song VNA vẫn duy trì mức tăng trưởng bình quân về sản lượng vận chuyển hành khách là 12,5%, tổng doanh thu giai đoạn này là 75.442 tỷ đồng [5], bình quân tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 23%. Trong thị trường vận chuyển hành khách, thị phần của VNA tăng cả ở thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.

Dưới đây là thống kê chung về tình hình kinh doanh và khai thác của VNA trong giai đoạn 5 năm 2004-2008 và dự kiến của hãng cho năm 2009.

Bảng 2: Doanh thu và tổng sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế và nội địa của VNA giai đoạn 2004 – 2008 (dự kiến năm 2009)


Năm


Doanh thu

(tỷ VNĐ)

Tăng trưởng doanh thu(%)

Tổng lượng hành khách vận chuyển

(người)

Tăng trưởng vận chuyển hành khách

(%)

2004

17.390

--

5.033.516

--

2005

15.595

-10,3

6.004.359

19,3

2006

17.544

12,5

6.926.456

15,4

2007

20.263

15,5

8.000.057

15,5

2008

26.610

31,32

8.817.000

10,6

2009dk

23.600

-11,3

9.460.300

7,3

Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2004 – 2008; Kế hoạch kinh doanh năm 2009 - Ban Kế hoạch – Thị trường (Tổng công ty HK Việt Nam)

Năm 2004 được ghi nhận là năm VNA có sự phát triển ngoạn mục trong việc duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh và khai thác HK của mình. Tăng trưởng doanh thu và sản lượng vận chuyển hành khách của hãng đã cao hơn hẳn so với các

năm trước đó. Mặc dù sáu tháng đầu năm 2004, VNA đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong kinh doanh: dịch cúm gia cầm lan rộng; sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng trong xu hướng mở cửa bầu trời; sự leo thang của giá nhiên liệu khiến cho tổng chi phí tăng thêm mà hãng phải bỏ ra lên đến 640 tỷ đồng; sự hạn chế của hạ tầng sân bay, đặc biệt là ở các sân bay địa phương, làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách của hãng giảm đi nhiều, nhưng vào sáu tháng cuối năm, tình hình kinh doanh đã tốt đẹp hơn, thị trường hàng không đã dần dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Cả năm VNA thực hiện được gần 50.000 chuyến bay an toàn, vận chuyển được 5.033.516 hành khách, tăng 26,5% so với năm 2003 [6]. Đây là một tỷ lệ rất cao mà VNA đạt được sau những nỗ lực khôi phục hoạt động kinh doanh của mình kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Năm 1998, mức tăng trưởng của VNA là -6,2%, sang đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng đã dần được phục hồi với tỷ lệ 2,4%. Những năm tiếp sau đó, năm 2000, 2001, 2002 và 2003, tỷ lệ tăng trưởng của VNA tương ứng là 14%, 18,9%, 17,9% và -1,5% [5]. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2003 ở mức âm như vậy là do sự tác động nặng nề của đại dịch SARS đến vận tải hành khách bằng đường HK, không chỉ với Việt Nam mà đây là tình trạng chung cho toàn thế giới. Vì thế, tỷ lệ tăng trưởng 26,5% của VNA trong năm 2004 là một sự bứt phá ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu đạt hơn 1 tỷ USD (17.390 tỷ VND), vượt kế hoạch 16% , tăng gần 3000 tỷ VND so với năm 2003 (11.740 tỷ VND) [24]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi này là do có sự hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ thông qua việc lới lỏng chính sách visa cho hai thị trường quan trọng là Nhật Bản và Hàn Quốc và được Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển đội bay đến năm 2010 lên tới 75 máy bay các loại, thuộc hàng mới nhất trong khu vực, tạo điều kiện mở rộng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Tổng mức đầu tư trong năm 2004 của VNA đạt 7.010 tỷ đồng, vượt kế hoạch 1% [24]. Điều này thể hiện quyết tâm của VNA trong việc tăng cường nguồn lực nội bộ, đặc biệt là tỷ lệ sở hữu máy bay, thay vì phải đi thuê như trước. Từ đó, cơ hội phát triển của hãng sẽ vững chắc hơn, ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Năm 2005, hãng HK quốc gia Việt Nam đã có được sự tăng trưởng 19,3% trong sản lượng vận chuyển hành khách trên các tuyến bay quốc tế và nội địa, với tổng số hàng khách vận chuyển là 6.004.359, trong đó thị trường quốc tế tăng 20,3%, thị trường nội địa tăng 20%, bình quân mỗi ngày hãng vận chuyển gần

17.000 lượt hành khách [17]. Điều này cho thấy thị trường vận tải HK của VNA đang từng bước phục hồi. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này xuất phát từ nhiều yếu tố. Nhìn một cách tổng quan, thị trường vận tải HK của cả nước nói chung trong năm 2005 phát triển mạnh. Tốc độ tăng so với năm 2004 của thị trường này trên cả nước là 24%, cao hơn nhiều so với sự gia tăng của vận tải hành khách bằng đường biển và đường sông (tương ứng là 7,2% và 3,2%), hay loại hình vận tải đường bộ là 8,2% và sự giảm 1,3% của vận tải đường sắt [31]. Vận tải HK ngày càng được nhiều người lựa chọn một phần là do thu nhập của người dân khá tăng theo đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao, đồng thời chính các hãng HK hoạt động tại Việt Nam đã không ngừng nâng cao dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm HK của mình cùng với các chương trình khuyến mại và hậu đãi khách hàng. Xét riêng đối với VNA, hãng đã tăng cường các hoạt động xúc tiến đối ngoại nhằm mở rộng và tìm kiếm thị trường. Số lượng hành khách quốc tế của hãng tăng lên chủ yếu từ thị trường truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc, thêm vào đó là một lượng 33.500 hành khách đến từ Mỹ khi đường bay từ quốc gia này đến Việt Nam được mở vào đầu tháng 12/2004 trong mối quan hệ hợp tác giữa VNA và hãng United Airlines [32]. Vào ngày 10/10/2005, VNA đã chính thức gia nhập sân chơi Tổ chức các hãng HK dùng chung nguồn lực kỹ thuật (IATP) và 21/11/2005, thỏa thuận hợp tác liên danh giữa hãng HK Mỹ - American Airlines – và VNA đã được ký kết thành công, với việc VNA khai thác dịch vụ đường bay trên các tuyến bay từ Mỹ đến Việt Nam, Nhật Bản, châu Âu và ngược lại [4]. Việc trở thành thành viên của IATP, VNA sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, được chia sẻ các nguồn lực về vật tư phụ tùng, trang thiết bị và cả nhân lực, kỹ thuật sẵn có của các thành viên IATP, từ đó, hãng có thể giảm được nhiều khoản chi phí, tập trung vốn và nguồn lực cho việc phát triển thị trường. Tính đến cuối năm 2005, hãng có 40 đường bay quốc tế tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, mang lại một khoản

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí