mạnh. Mặc dù vậy, trên thực tế mức lãi này không đến từ thuận lợi ở thị trường và hiệu quả kinh doanh, mà là kết quả của hàng loạt các giải pháp đồng bộ theo phương hướng: tăng thu, cắt giảm chi phí sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm bảo đảm các cân đối lớn, duy trì tăng trưởng bền vững.
Ngoài lĩnh vực khai thác và kinh doanh vận tải HK, cuối năm 2008 vừa qua, VNA đã bắt đầu tham gia thị trường bảo hiểm. Năm tập đoàn kinh tế, tài chính lớn của Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp, Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, Công ty cổ phần Nam Việt và Tổng Công ty HK Việt Nam đã trở thành những cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 2/12/2008, với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trở thành một trong những hãng bảo hiểm phi nhân thọ có quy mô vốn hàng đầu của Việt Nam.VNI được phép tham gia bảo hiểm hàng không, sức khỏe và tai nạn con người, du lịch, tài sản, xe cơ giới và bảo hiểm tín dụng, rủi ro tài chính... Ngoài ra, VNI cũng có chức năng nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ như 25 doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường.
Một vài thành tựu khác của VNA trong năm qua là sự kiện đầu tháng 12/2008, Liên minh toàn cầu Sky Team đã chính thức mời hãng tham gia liên minh này như một thành viên đầy đủ. Đây là một minh chứng khẳng định vị thế của VNA như một đối tác có tầm cỡ quốc tế đối với các hãng HK lớn nhất toàn cầu. Sau khi trở thành thành viên chính thức của IATA, việc tham gia Skyteam đã khẳng định khả năng hội nhập của hãng trong bối cảnh cạnh tranh thế giới ngày càng gay gắt. Đồng thời, khi tham gia liên minh này, khách hàng của VNA sẽ được hưởng lợi với việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong chất lượng phục vụ hay giải quyết những rắc rối khi nối chuyến quốc tế giữa các chuyến bay do SkyTeam khai thác. Một sự kiện khác là việc Northwest Airlines trở thành hãng HK thứ hai của Hoa Kỳ mở đường bay tới Việt Nam. Bắt đầu từ ngày 1-6-2009, hãng sẽ sử dụng máy bay Boeing 757 để chở khách nối thành phố HCM của Việt Nam với thành phố San Francisco và Los Angeles của Hoa Kỳ, quá cảnh tại Tokyo, Nhật Bản. Trước Northwest Airlines,
hãng United Airlines cũng đã được phép thực hiện các chuyến bay hàng ngày giữa Mỹ và Việt Nam, quá cảnh ở Hong Kong. Hãng hàng không Delta Airlines cùng các hãng trực thuộc là Northwest Airlines và Delta Connection chuyên chở trên 170 triệu hành khách mỗi năm trên các chuyến bay tới hơn 375 điểm tại 66 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự kiện Northwest mở rộng thị trường tới Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh của Việt Nam, cũng như hình ảnh của hãng HK quốc gia Việt Nam tới bạn bè quốc tế, qua đó, dự định mở đường bay trực tiếp tới Mỹ có thể sẽ đến gần hơn với VNA.
Bước sang năm 2009, hậu quả của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn rất nặng nề, nền kinh tế của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều rơi vào tình trạng giảm phát, nguồn vốn đầu tư giảm mạnh so với năm 2008, tình hình thị trường tài chính tín dụng và cho vay thế chấp ở các cường quốc kinh tế vẫn chưa được hồi phục. Qua thời gian hai năm kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam cũng đã phần nào có sự tiến triển, song một phần cũng vì lẽ đó, mà sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, thông qua xuất khẩu và đầu tư nước ngoài cũng tăng lên. Nguồn vốn đầu tư FDI giảm, xuất khẩu giảm, kéo theo đó là nhu cầu đi lại và khả năng phát triển của ngành vận tải HK cũng giảm theo. Quí I năm 2009, những tính toán của IATA cho thấy cầu vận tải HK trên thế giới đã giảm 3% so cùng kỳ năm 2008, hầu hết các hãng HK đều có những biện pháp cắt giảm số chuyến bay, giảm bớt những thị trường không sinh nhiều lợi nhuận, tiết giảm tối đa các chi phí và thậm chí là cả biện pháp mua lại, sáp nhập để tránh tình trạng phá sản. Cũng theo hiệp hội này, các hãng HK trên thế giới sẽ thua lỗ khoảng 4,7 tỷ USD trong năm nay do suy thoái toàn cầu làm giảm nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa [21]. Sang năm 2009, tuy giá nhiên liệu có giảm xuống hơn một nửa so với đỉnh điểm năm 2008 và dao động xung quanh mức 47 USD/thùng dầu Brent, song do nhu cầu đi lại ít nên các hãng vẫn không thể kéo lại lợi nhuận cho mình. Một số hãng HK hàng đầu trên thế giới đã giảm giá vé để khuyến khích khách hàng và công bố một loạt biện pháp cắt giảm chi phí để khắc phục tình trạng ế ẩm. Cũng theo IATA, trong năm 2009, các hãng ở Bắc Mỹ được cho là hoạt động tốt nhất so với các khu vực khác của thế giới, với ước tính 100
triệu USD lợi nhuận, trong khi các hãng ở châu Âu được dự đoán sẽ thua lỗ 1 tỷ USD trong năm 2009 vì suy thoái sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới cả kinh tế và nhu cầu đi lại trên toàn thế giới. Các hãng HK Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực chịu tác động nặng nề nhất, với mức dự đoán thua lỗ là 1,7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức ước tính trước đó chỉ là 1,1 tỷ USD [21]. Trước tình hình khó khăn chung như vậy, mục tiêu mà VNA đặt ra là cân đối tài chính và đảm bảo không lỗ. Hãng chủ trương tập trung mở rộng đường bay, đặc biệt là mạng đường bay trong nước. Ngoài ra, chiến lược giá cũng sẽ được VNA cân nhắc nhằm thu hút khách hàng, song hãng không kinh doanh theo cách thức kinh doanh giá rẻ, mà vẫn trung thành duy trì là hãng HK dịch vụ đầy đủ, kiểm soát chi phí tốt.
Để bắt đầu thực hiện chính sách giá và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, kể từ 01/04/2009, VNA đã áp dụng chính sách bán vé quốc tế mới, chính sách hoa hồng 0% (Zero commission), theo đó, các mức giá quốc tế của Vietnam Airlines bán đến hành khách không còn bao gồm khoản hoa hồng 3% dành cho đại lý trong giá vé như trước kia. Bên cạnh đó, các phòng vé của Vietnam Airlines trên toàn quốc sẽ tiến hành thu phí dịch vụ đối với các vé quốc tế xuất tại Việt Nam, áp dụng cho lần xuất vé đầu tiên và không tính trong trường hợp xuất/đổi vé, với mức phí bằng đồng Việt Nam, tương đương từ 7 USD đến 35 USD, tùy theo tuyến đường và hạng dịch vụ (hạng phổ thông hay hạng thương gia). Mức phí này được xác định trên cơ sở các chi phí phát sinh cho việc đặt giữ chỗ, xuất vé, quản lý theo hạng dịch vụ và độ dài của hành trình. Các mức phí phục vụ nói trên được niêm yết công khai tại các đại lý của Vietnam Airlines và các đại lý này được phép thu phí phục vụ đối với hành khách trên cơ sở mức độ, chất lượng phục vụ của đại lý đó và cân đối với mặt bằng phí phục vụ chung trên thị trường. Đây là cách thức mà nhiều hãng HK lớn trên thế giới đã áp dụng từ nhiều năm nay và đã tỏ ra có hiệu quả. Việc VNA áp dụng chính sách này sẽ giúp hệ thống phân phối – bán vé máy bay tại Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn, có tính cạnh tranh và cải thiện được chất lượng dịch vụ đối với khách hàng, đồng thời, khách hàng của VNA sẽ tiếp cận được giá vé thực của hãng, có điều kiện tiết kiệm chi phí đi lại và và lựa chọn được đại lý có mức phí phục vụ hợp lý nhất.
Như vậy, việc thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt các chính sách vận tải HK với nội dung chủ đạo là giảm dần sự điều tiết đối với thị trường vận tải HK thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương, đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các hãng HK nước ngoài khai thác ở Việt Nam đã thực sự mang lại những lợi ích cụ thể cho thị trường vận tải HK VN nói chung và từng hãng HK khai thác thị trường này nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hãng HK quốc gia Việt Nam, từ nền tảng sơ khai của ngành, đã từng bước phát triển, mở rộng và hòa nhập cùng HK thế giới. Trong suốt giai đoạn 5 năm kể từ 2004 đến 2008, VNA đã duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 12-14%, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của hãng, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn và vẫn xuống dốc thời gian gần đây, việc VNA duy trì được mức lợi nhuận không lỗ, và thậm chí là làm ăn có lời là một thành công bước đầu đối với hãng trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của mình.
2. Thị trường vận tải hành khách quốc tế:
2.1. Dung lượng thị trường:
Với nền chính trị ổn định và một chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài như hiện nay, Việt Nam đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cả khách du lịch quốc tế lẫn giới doanh nhân nước ngoài. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng theo từng năm, không chỉ với hình thức vận tải đường bộ, đường biển, mà con số này trên vận tải hành khách bằng đường HK cũng tăng lên đáng kể. Thị phần hành khách quốc tế của VNA được cải thiện, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách quốc tế của hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005
Tổng thị trường (lượt người) | Vietnam Airlines | Pacific Airlines | Các hãng quốc tế | Tăng trưởng của VNA (%) | ||||
Lượng khách (lượt người) | Thị phần (%) | Lượng khách (lượt người) | Thị phần (%) | Lượng khách (lượt người) | Thị phần (%) | |||
1995 | 2.114.138 | 917.000 | 43,4 | 63.000 | 3,0 | 1.134.138 | 53,6 | -- |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam – Vietnam Airlines (Vna):
- Đội Máy Bay Của Hãng Vietnam Airlines Tính Tới Thời Điểm 01/03/2009
- Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 8
- Dung Lượng Và Thị Phần Thị Trường Vận Tải Hành Khách Nội Địa Của Các Hãng Hàng Không Việt Nam Giai Đoạn 1995 – 2008
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Vận Tải Hành Khách Của Vna Trong Thời Kỳ Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế :
- Phương Hướng Phát Triển Thị Trường Vận Tải Hành Khách:
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2.302.700 | 1.014.500 | 44,1 | 57.500 | 2,5 | 1.230.700 | 53,4 | 10,63 | |
1997 | 2.413.806 | 1.006.728 | 41,7 | 46.679 | 1,9 | 1.360.399 | 56,4 | -0,008 |
1998 | 2.354.626 | 920.271 | 39,1 | 39.727 | 1,7 | 1.394.628 | 59,2 | -0,086 |
1999 | 2.598.416 | 922.409 | 35,5 | 54.741 | 2,1 | 1.621.266 | 62,4 | 0,002 |
2000 | 2.974.483 | 1.168.317 | 39,3 | 130.360 | 4,4 | 1.675.806 | 56,3 | 26,66 |
2001 | 3.429.090 | 1.473.145 | 43,0 | 162.774 | 4,7 | 1.793.171 | 52,3 | 26,09 |
2002 | 4.231.535 | 1.764.912 | 41,7 | 173.675 | 4,1 | 2.292.948 | 54,2 | 19,81 |
2003 | 3.985.078 | 1.652.353 | 41,5 | 131.629 | 3,3 | 2.201.096 | 55,2 | -0,064 |
2004 | 5.391.038 | 2.285.767 | 42,4 | 127.205 | 2,4 | 2.978.066 | 55,2 | 38,33 |
2005 | 6.280.896 | 2.702.643 | 43,0 | 88.424 | 1,4 | 3.489.829 | 55,6 | 18,24 |
1996
Nguồn: Phụ lục Số liệu thực trạng 1995-2005 - Ban Kế hoạch – Thị trường
(Tổng công ty HK Việt Nam)
Bảng 4: Lượng khách quốc tế vận chuyển và thị phần của VNA giai đoạn từ
2006 – 2008
Lượng khách (lượt người) | Thị phần (%) | |
2006 | 2.702.430 | 45 |
2007 | 3.261.941 | 41 |
2008 | 3.283.237 | 53,9 |
Nguồn: Thông tin hàng không – Viện Khoa học Hàng không (số 1-2 năm 2007, số 1-2 năm 2008, số 1-2 năm 2009)
Hai bảng số liệu trên cho thấy, thời gian hai năm trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhẹ, thị phần của VNA khá ổn định với mức trung bình là 43,75%. Từ năm 1997, cuộc suy thoái kinh tế này đã ảnh hưởng đến VNA cũng như hãng HK thứ hai của Việt Nam là Pacific Airlines, tiềm lực của hai hãng còn quá yếu để có thể cạnh tranh với các hãng đối thủ nước ngoài. Riêng với VNA, thị phần của hãng đã giảm xuống chỉ còn 41,7% năm 1997 và 39,1% năm 1998 với tốc độ tăng trưởng âm (-0,008% và -0,086). Sự hồi phục chỉ xuất hiện kể từ năm 2001, cùng với lượng khách tăng khá, thị phần của VNA cũng giữ được mức tăng ổn định, liên tiếp trong 5 năm liền (2001-2005) duy trì
trong khoảng 41,5% - 43%, bất chấp sự cố khủng bố tại Mỹ cuối năm 2001, đại dịch SARS hoành hành từ năm 2002 và cuộc chiến tranh Iraq nổ ra đầu năm 2004. Năm 2006, thị phần của VNA được giữ ổn định và tăng nhẹ, nhưng sang năm 2007, một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị phần của hãng HK quốc gia này đã giảm xuống chỉ còn ở mức 41%. Sự cạnh tranh giữa các hãng đã phần nào buộc VNA phải chia sẻ thị phần của mình. Năm 2008, tuy tổng lượng khách trên các đường bay quốc tế tăng so với năm trước, song tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đáng kể, đặc biệt vào các tháng cuối năm, thị trường quốc tế 2008 chỉ tăng 10,9 % so với 2007, trong khi năm 2007 là 13,5% so với 2006. Mặc dù những khó khăn của năm 2008 đã ảnh hưởng tới VNA và tất cả các hãng HK trên thế giới, trong đó có các hãng khai thác ở Việt Nam, nhưng phải khẳng định rằng, VNA năm vừa qua đã thu được một thành công đáng khích lệ, hơn hẳn các đối thủ trên thị trường khi hãng đã nâng thị phần của mình một cách đột biến, từ 41% năm 2007 lên 53,9% năm 2008. Hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế cuối năm 2007 tiếp diễn cho đến nay sẽ còn gây tác động nặng nề tới ngành vận tải HK nói chung và VNA nói riêng. Theo dự kiến của hãng, năm 2009 thị trường quốc tế mà hãng khai thác được chỉ tăng khoảng 3,52% so với năm 2008.
2.2. Tầm quan trọng và đặc điểm của thị trường vận tải hành khách quốc tế của VNA:
2.2.1.Tầm quan trọng:
Thị trường hành khách quốc tế giữ một vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và khai thác vận tải HK của hãng HK quốc gia Việt Nam, bởi doanh thu từ thị trường này chiếm tới 70% tổng doanh thu của hãng. Các thị trường được xác định là thế mạnh trong toàn bộ mạng bay của hãng là các thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, các thị trường Đông Bắc Á (thủ đô Đài Bắc của Đài Loan) và Hàn Quốc (thủ đô Seoul), bởi đây chính là những cửa ngõ chính đón khách từ bờ Tây nước Mỹ và các vùng Đông Bắc Á vào Việt Nam.
Theo quan điểm về mặt tài chính, các thị trường quốc tế đang mang lại thu nhập lớn cho hãng Vietnam Airlines là các thị trường Bangkok, Hongkong, Singapore, Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng). Còn xét về các thị trường trọng điểm của VNA trong khu vực phải kể đến các thị trường như Hongkong, Thái Lan, Nhật
Bản, Singapore, Đài Loan và các thị trường ngoài khu vực là thị trường châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức. Một thị trường có tiềm năng lớn không thể không kể đến là thị trường Bắc Mỹ, một trong những thị trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho hãng.
2.2.2. Đặc điểm:
Thị trường quốc tế ra/vào Việt Nam có cấu trúc đầy đủ các phân đoạn thị trường gồm khách du lịch, thương nhân, công vụ, thăm thân nhân, khách dự hội thảo, hội nghị, khách tham dự thi đấu thể thao tại Việt Nam, đối với một số khu vực còn có khách đi học tập, lao động và các nguồn khách khác. Nhìn chung, cơ cấu hành khách của VNA là: khách thương mại chiếm 60%, khách du lịch chiếm 20%, khách thăm thân nhân, Việt kiều chiếm 10%, còn lại 10% là khách đi máy bay với mục đích khác. Mặc dù vậy, ngoại trừ trên một số ít đường bay (như Hongkong, Singapore, Bangkok), cấu trúc vận chuyển của hãng chỉ ở mức rất đơn giản, tập trung khai thác được một hoặc một vài khu vực thị trường chính, ví dụ: nguồn khách chủ yếu trên thị trường các đường bay xuất phát/đến Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp là khách du lịch địa phương; nguồn khách trên các đường bay xuất phát/đến Úc, Đức, Nga phần lớn là Việt kiều về thăm thân nhân; đường bay đi Campuchia, Thái Lan vận chuyển chủ yếu khách du lịch nối chuyến, nối chặng trực tiếp qua tp. HCM hoặc có chương trình tour du lịch kết hợp. Điều này cho thấy năng lực nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường, công tác marketing, quảng cáo, khuyến mãi và khai thác thị trường của VNA vẫn chưa thực sự mạnh, dẫn đến việc hãng chưa thể chủ động khai thác triệt để các nguồn khách của mình. Tuy nhiên, chính sự thiếu hụt này khiến bản thân hãng phải chú ý hơn trong công tác tìm kiếm và giữ nguồn khách hàng của mình, nhất là trong hoàn cảnh môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt với ngày càng nhiều các hãng HK quốc tế tham gia thị trường HK Việt Nam.
Các đối thủ của VNA trong năm qua đã tăng lên đáng kể về số lượng. Theo lịch bay mùa hè năm 2008 (giai đoạn 31/3/2008 – 31/10/2008), trên thị trường HK Việt Nam có 44 hãng HK quốc tế khai thác đến/đi và 03 hãng hàng không VN khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế tới 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mạng
đường bay của các hãng nói trên trải rộng ở các khu vực, bao gồm Hoa Kỳ, Châu Âu (03 quốc gia), Đông Bắc Á (05 quốc gia và vùng lãnh thổ), Đông Nam Á(08 quốc gia), Úc và khu vực Trung Đông. So với thời điểm cuối lịch bay mùa hè 2007, số lượng các hãng HK quốc tế khai thác đến VN tăng thêm 04 hãng, gồm: Cargolux (Lucxembourg), Singapore All Cargo (Singapore), Viva Macao (Macao) và 01 hãng khai thác trở lại thị trường Việt Nam là Lion Air (Indonesia), đồng thời 03 hãng tạm dừng khai thác là Eastern Yunnan Airlines (China), Royal Khmer Airlines (Cambodia), Transaero (Russia). Ngoài ra, hãng hàng không Thái Lan là Nok Air mới đến khai thác thị trường VN từ tháng 11/2007 nhưng đến hết tháng 3/2008 thì ngừng khai thác, hãng Cebu Pacific (Philippin) cũng tạm dừng khai thác vào tháng 11 sau khi mở đường bay hồi tháng 4/2008. Trước sự gia nhập và rút lui của các hãng HK quốc tế, có thể thấy rằng sự cạnh tranh trên thị trường HK Việt Nam ngày một gay gắt hơn, đến mức nhiều hãng đã phải ngừng hoạt động. Việc VNA vẫn đứng vững và làm ăn có lãi trong những năm qua là một thành tích lớn của HK Việt Nam.
Chất lượng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trên thị trường quốc tế của VNA trong những năm gần đây đã tăng lên một bước đáng kể trên cơ sở sự thay thế dần số máy bay thế hệ cũ bằng các máy bay mới, hiện đại, thích nghi với các tầm khai thác trung và ngắn, hoạt động khai thác với tần suất cao hơn, phục vụ nhiều hơn những chuyến bay quốc tế. Đây là những tiến bộ đáng kể mà VNA đã làm được trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của mình và nâng cao uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Về qui mô và đặc thù của các thị trường, các khu vực thị trường của hãng HK quốc gia VN, chúng ta phải kể đến những thị trường sau đây:
- Thị trường khu vực Đông Bắc Á:
Đây là khu vực thị trường lớn, chiếm 37% khách đi/đến Việt Nam [7]. Trong khu vực châu Á, lượng khách đi lại giữa các nước thuộc khu vực này chiếm tỷ lệ cao, 46%. Đối với VNA, các đường bay đến khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ lệ khoảng 35,7% trên tổng số mạng bay quốc tế, với 15 đường bay [11]. Trên thị trường này, khách du lịch theo nhóm chiếm thị phần lớn nhất, trên 50%, còn khách