Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2


Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm du lịch ở cấp quốc gia, quốc tế chưa cao; quan hệ cung - cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ chưa ổn định. Quản lý nhà nước chưa theo kịp để hướng dẫn, giám sát hoạt động của thị trường, chưa phát huy hết mặt tích cực và hạn chế tính tiêu cực của cơ chế thị trường,… Những mặt hạn chế đó cần có sớm có giải pháp khắc phục để phát triển TTDL theo hướng bền vững, thật sự đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tạo sự đồng bộ các loại thị trường cho hoạt động của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Để giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận và đánh giá một cách khoa học thực tiễn TTDL của tỉnh Luông Pra Băng. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên nhằm thúc đẩy TTDL tỉnh Luông Pra Băng phát triển bền vững trong thời gian tới, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về TTDL trên địa bàn một tỉnh ở nước CHDCND Lào trong điều kiện hiện nay, phân tích và đánh giá thực trạng TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng từ năm 2011 đến nay, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của thị trường này để đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nước CHDCND Lào thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, thu thập và hệ thống hóa lý luận về TTDL trên địa bàn một tỉnh trong điều kiện mới của kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, xây dựng khung lý thuyết cơ bản để nghiên cứu các quan hệ kinh tế và lợi ích trên thị trường này. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển TTDL của một số tỉnh, thành phố trong và ngoài nước để rút ra bài học cho sự phát triển ở tỉnh Luông Pra Băng.


Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng TTDL tỉnh Luông Pra Băng giai đoạn từ năm 2011 đến nay, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển thị trường này.

Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng tiếp cận các quan hệ kinh tế xã hội và lợi ích, hình thức tổ chức, cơ chế vận hành và xu hướng phát triển mới của kinh tế thị trường hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quan hệ kinh tế trên TTDL gồm hình thức tổ chức, cơ chế vận hành, quan hệ phân phối và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường này dưới góc độ kinh tế chính trị học để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển.

Phạm vi về không gian: Tác giả chọn phạm vi nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng, nước CHDCND Lào. Việc nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển TTDL của một số tỉnh, thành phố được ở trong và ngoài nước.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng TTDL giai đoạn 2011 - 2018; đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên những quan điểm và phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ cơ sở lý luận về TTDL trong điều kiện mới của kinh tế thị trường và hội nhập; dựa trên đường lối, chính sách về phát triển kinh tế và các thị trường nói chung, TTDL nói riêng của Đảng và Nhà nước nước CHDCND Lào để phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển.


4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện một đề tài thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Chương 1, sử dụng phương pháp thu thập, phân loại tài liệu bao gồm các công trình nghiên cứu thuộc cấp Bộ ngành và quốc gia, các đề tài của nghiên cứu sinh, các sách báo đã công bố có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu để xác định những kết quả đạt được của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, xác định khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục giải quyết và xác định hướng nghiên cứu, điểm mới của đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn.

Chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để tìm hiểu bản chất, mối liên hệ giữa các lực lượng cung - cầu, giá cả và cơ chế vận hành TTDL, vạch ra tính tất yếu và xu hướng có tính quy luật chi phối sự phát triển của thị trường này. Sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ vai trò của TTDL, nội dung, điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường này. Để nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển TTDL, tác giả dựa trên khung lý thuyết đã xác định, sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu và phân tích, tổng hợp để tìm ra bài học để tỉnh Luông Pra Băng có thể tham khảo.

Chương 3, sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô tả, bảng số liệu, đồ thị… để phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu với lý luận, đánh giá thực trạng TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thị trường này từ năm 2011 đến nay.

Sử dụng phương pháp phân tích vào xác định kết quả đạt được trong phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng, xác định nhân tố tác động đến tình hình. Phương pháp tổng hợp được sử dụng vào tổng hợp kết quả nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu, hạn chế trong phát triển TTDL ở tỉnh.


Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh tình hình phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng trong giới hạn thời gian phân tích đối tượng nghiên cứu.

Nguồn tài liệu nghiên cứu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu thứ cấp và từ hiểu biết thực tế của bản thân khi trực tiếp làm công tác quản lý trong tỉnh Luông Pra Băng. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính thức trên các báo cáo và được công bố trên các sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước; các tài liệu của các cơ quan quản lý ngành du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ nước CNDCND Lào và các số liệu chính thức của tỉnh Luông Pra Băng trong phạm vi thời gian mà luận án xác định nghiên cứu.

Chương 4, sử dụng phương pháp dự báo để làm rõ các yếu tố tác động đến TTDL, dự báo xu hướng và triển vọng phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng, nước CNDCND Lào trong 10 năm tới.

Sử dụng phương pháp tổng hợp dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm các tỉnh, thực trạng TTDL và định hướng chiến lược phát triển của tỉnh Luông Pra Băng để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này trên địa bàn của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp hệ thống thông qua kế thừa và tiếp thu có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến TTDL ở trong và ngoài nước để tránh sự lặp lại không cần thiết và góp phần bảo đảm tính liên tục trong tư duy khoa học.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án

5.1. Đóng góp về lý luận

Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về TTDLở tỉnh Luông Pra Băng trong điều kiện mới của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào, với các nội dung sự cần thiết phải phát triển TTDL,


nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL ở một tỉnh của CHDCND Lào hiện nay.

5.2. Đóng góp về thực tiễn

Rút ra bài học về phát triển TTDL cho tỉnh Luông Pra Băng trong thời gian tới từ kinh nghiệm phát triển TTDL của một số tỉnh trong nước và quốc tế.

Tổng kết, đánh giá đúng, khách quan thực trạng TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng, nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2018, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này ở tỉnh Luông Pra Băng, CHDCND Lào đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Bên cạnh đó, kết quả của luận án còn là tài liệu tham khảo cần thiết cho những nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng có liên quan đến đào tạo ngành du lịch của tỉnh Luông Pra Băng nói riêng và của nước CHDCND Lào nói chung.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH


1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1.1.1. Nghiên cứu về bản chất và hình thức tổ chức thị trường du lịch

Trong "Didactic Encyclopedia" (Bách khoa toàn thư) [85] nêu khái niệm: TTDL là nơi cung cấp dòng chảy và nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ du lịch. TTDL bao gồm người mua và người bán. Các nhà cung cấp cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau có thể được điều chỉnh theo các nhu cầu khác nhau và lý do mua hàng của người mua, vì vậy cần phải nhận biết và phân loại các phân đoạn hoặc nhóm được phân biệt rõ ràng. Trong đó, chỉ ra các yếu tố tạo nên TTDL, Nó được hình thành vào thế kỷ 19, khi những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp cho phép con người di chuyển đến các nơi khác với mục đích nghỉ ngơi, văn hóa, xã hội,...

Nghiên cứu thành phần của TTDL, có cuốn: "Marketing du lịch" của Robert Lanquar và Robert Hollier [54], xác định những mốc lịch sử của tiếp thị du lịch, khái niệm về tiếp thị du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và một số yếu tố khác cấu thành TTDL, lịch sử ra đời của tiếp thị du lịch. Nêu khuyến nghị phát triển chiến lược tiếp thị du lịch: 1) phát triển mạng lưới bảo đảm việc chuyên chở du khách có hiệu quả; 2) cải thiện các trang thiết bị tại các điểm du lịch; 3) tăng cường phụ cấp cho một số dịch vụ tại chỗ; 4) áp dụng chính sách giá mềm; và 5) cung về du lịch dựa vào cầu của từng nhóm khách du lịch,...

Trong cuốn: "Tourism: A New Perspective" (Du lịch: Một góc nhìn mới) của Peter M. Burns và Andrew Holden [79] nêu nhận thức mới về du lịch, thách thức thông thường và việc giải quyết vấn đề, đặc biệt là phát triển du lịch như thế nào trong một hệ thống gia tăng toàn cầu hóa. Ba chủ đề nền tảng được xác định là bền vững, phía Bắc - Nam và tranh luận việc tìm kiếm một phương pháp tiếp cận toàn diện đến đối tượng theo hướng đa dạng TTDL.


Cuốn: "Key factors for successful sustainable heritage tourism in the Baltic Sea Region" (Yếu tố quan trọng cho thành công của du lịch di sản bền vững tại vùng biển Baltic) [87] giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học về cấu trúc và yếu tố chính cho sự thành công trong hoạt động du lịch di sản của các doanh nghiệp, các cơ quan và các hiệp hội du lịch tại vùng Biển Baltic (BSR). Nó có ý nghĩa cung cấp dữ liệu về thông tin TTDL và chi phí.

Cuốn: "Kinh tế du lịch và du lịch học" của Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (Trung Quốc) [62] phân tích cơ sở lý luận cơ bản về du lịch và kinh tế du lịch, nêu khái niệm du lịch, khái quát kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch,TTDL, vai trò của kinh tế du lịch, quy hoạch xây dựng khu du lịch... Đây là một tài liệu tham khảo có liên quan đến lý luận cơ bản và thực tiễn hoạt động du lịch của Trung Quốc mà nước CHDCND Lào có thể tham khảo.

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu: "Tourism principle and practice" (Nguyên tắc và thực hành du lịch) của Cooper, C.Gilbert; "Tourism marketing and management hand book" (Tiếp thị du lịch và sổ tay hướng dẫn quản lý) của Moutinho, L.Witt, S.F; "The challenge of Tourism" (Thách thức du lịch) của O’Grady, Alison; "Tourism Management" (Quản lý du lịch) của S. Wahab và "Travel and tourism marketing" (Du lịch và tiếp thị du lịch) của Victor T.C Middleton,... Các công trình này đã quan tâm đến bản chất và hình thức của TTDL, về du lịch giải trí ngoài trời, du lịch thắng cảnh, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh..., kinh tế học thời gian rỗi, tiếp thị du lịch và quản lý TTDL.

Ngoài những công trình xuất bản bằng tiếng Anh và một số thứ tiếng khác, như tiếng Việt, như cuốn sách: "Kinh tế du lịch" của Robert Lanquar, giới thiệu các mốc lịch sử của ngành du lịch, đồng thời tác giả đã đi sâu phân tích những ảnh hưởng của TTDL đến phát triển kinh tế, những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch.

Cuốn: "Giáo trình kinh tế du lịch" của tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa [46] đã tiếp cận dưới góc độ kinh tế du lịch, trong đó cung cấp các tri thức cơ bản về khái niệm du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động kinh tế - xã hội của du lịch. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển


của du lịch thế giới; hệ thống hóa những xu hướng phát triển cơ bản của cầu và cung du lịch trên thế giới và phân tích các tác động về kinh tế - xã hội của du lịch đối với một địa bàn phát triển du lịch. Đánh giá ngành du lịch Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay. Khẳng định vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân mà kinh tế du lịch Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn hiện có.

Cuốn: "Thị trường du lịch" của tác giả Nguyễn Văn Lưu [57] đã nêu những vấn đề tổng quan về TTDL, gồm: Khái niệm và những đặc điểm của TTDL, các loại TTDL, phân tích một số yếu tố cơ bản trên TTDL. Tác giả đã phân tích hai yếu tố của TTDL đó là cầu và cung du lịch; phân tích TTDL thế giới và TTDL các nước Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) làm cơ sở để so sánh, đánh giá TTDL của Việt Nam.

Cuốn: "Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành" của Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương [60] đã khái quát lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành, các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành, cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hành, quan hệ giữa nhà cung cấp với nhà kinh doanh lữ hành,… Phác họa thực trạng kinh doanh lữ hành ở Việt Nam giai đoạn năm 1990 - 2004. Chỉ rõ xu hướng tiêu dùng du lịch và các giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam đến năm 2010.

Trong đề tài: "Phân tích thị trường khách du lịch Phượt" của Đinh Thị Thanh Hiền [48] đã nghiên cứu về khái niệm, vai trò, đánh giá thực trạng và nêu một số khuyến nghị về phát triển thị trường khách du lịch Phượt là người Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp trên TTDL. Đây là một hình thức kinh doanh du lịch mới, bổ ích cho đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của thị trường du lịch

Cuốn: "Tourism: past, present and future" (Du lịch - quá khứ, hiện tại và tương lai) của Burkart and Medlik [80] đã xác định TTDL trong những năm gần đây đã trở thành một yếu tố quan trọng trong thương mại thế giới và

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí