vực riêng biệt, củng cố sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội và không gian, hủy hoại môi trường và văn hóa xa lánh. Để tránh những vấn đề như vậy, các cơ chế thể chế cần được tạo ra để khuyến khích sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng vào kế hoạch du lịch.
Bài: "Limits to community participation in the tourism development process in developing countries" (Giới hạn sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch ở các nước đang phát triển) của tác giả Cevat Tosun [82] phân tích và giải thích những hạn chế đối với phương pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại các nước đang phát triển. Giới hạn hoạt động, cấu trúc và văn hóa đối với sự tham gia của cộng đồng vào TTDL ở nhiều nước này mặc dù chúng không tồn tại như nhau ở mọi điểm đến. Định hướng việc xây dựng phát triển du lịch có sự tham gia đòi hỏi phải có sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc xã hội, chính trị, hành chính và kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó các lựa chọn chính trị và các quyết định hợp lý bên cạnh sự của các cơ quan tài trợ quốc tế lớn, tổ chức phi chính phủ, nhà điều hành tour du lịch quốc tế và các công ty đa quốc gia.
Bài: "The Effect of Internal Marketing on Organizational Commitment from Market-Orientation Viewpoint in Hotel Industry in Iran" (Ảnh hưởng của tiếp thị nội bộ đến cam kết tổ chức theo quan điểm định hướng thị trường trong ngành công nghiệp khách sạn ở Iran) của tác giả Mehdi Abzari [97] đã nhận dạng cách tiếp thị nội bộ ảnh hưởng đến cam kết của tổ chức kinh doanh du lịch. Trong đó, đã sử dụng một bảng 30 câu hỏi để nghiên cứu 100 mẫu quản lý và quản trị khách sạn tại tỉnh Isfahan của Iran có thử nghiệm bằng phần mềm LISREL phân tích dữ liệu và rút ra kết luận tiếp thị nội bộ có ảnh hưởng đến cam kết của tổ chức trực tiếp và gián tiếp thông qua định hướng thị trường. Ảnh hưởng của các yếu tố này có ý nghĩa đối với cam kết của tổ chức trực tiếp kinh doanh du lịch. Lượng chỉ số độ tốt (AGFI = 0,96, GFI = 0,99) cho thấy sự phù hợp của mô hình.
Bài: "Market Orientation in the Tourism Industry" (Định hướng thị trường trong ngành du lịch) của tác giả Jan-Erik Jaensson [89] cho rằng định
hướng thị trường là rất quan trọng đối với mỗi công ty, nhưng đặc biệt quan trọng đối với các công ty trong ngành du lịch, vì hoạt động kinh doanh của họ dựa trên các dịch vụ. Từ đó, xem xét các quan điểm của các nhà quản lý du lịch về tầm quan trọng của các yếu tố liên quan đến định hướng thị trường. Đây là một nghiên cứu giới thiệu cho một dự án nghiên cứu du lịch lớn hơn bắt đầu từ năm 1999.
Trong cuốn: "Khai thác và mở rộng TTDL quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội" của Phạm Hồng Chương [44] hướng vào phân tích cơ sở lý luận về khai thác và mở rộng TTDL quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên TTDL quốc tế, khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh và điểm yếu, thực trạng khai thác thị trường quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, phương hướng và giải pháp hoàn thiện kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, trong đó có nêu đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên Ba Vì phục vụ mục đích kinh doanh du lịch.
Trong cuốn: "Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm [55] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế với các nội dung: các bộ phận cấu thành, mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch; kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore; phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế du lịch, rút ra điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển.
Bài: "The problems of development of the Ukrainian tourist market and ways of their solutions" (Những vấn đề phát triển của TTDL Ucraina và cách giải quyết) [110], nhóm tác giả nêu quan điểm du lịch là hiện tượng chính trị xã hội quan trọng, là một trong những thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Phân tích thực trạng thị trường dịch vụ khách sạn của Ukraine, môi
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 1
- Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 2
- Nghiên Cứu Liên Quan Đến Nội Dung, Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Du Lịch
- Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Đặc Điểm Của Thị Trường Du Lịch
- Nội Dung Phát Triển Thị Trường Du Lịch, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Nó
Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.
trường vĩ mô và vi mô của nó, những vấn đề cấp bách của phát triển ngành du lịch ở quốc gia này.
- Nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển thị trường du lịch
Ngoài các nghiên cứu có tính tổng hợp cả về quan điểm, phương hướng và giải pháp đã nêu trong tổng quan ở trên, gần đây còn có những nghiên cứu sâu về giải pháp cho vấn đề này. Tiêu biểu là: Cuốn: "Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập" của tác giả Nguyễn Thị Tú [73] đã làm rõ khái niệm về du lịch sinh thái, yêu cầu và nội dung phát triển du lịch sinh thái. Những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái trong hội nhập. Phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước như: Australia, Newzealand, Pháp, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam để đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển nó trong giai đoạn tới.
Bài: "Some solutions to diversify tourist products in the orchard of Lai Thieu" của tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Quang Vũ [98] nghiên cứu giới thiệu vườn Lái Thiêu là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách đến tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều lý do chủ quan và khách quan có ảnh hưởng sâu sắc đến thương hiệu du lịch vườn Lái Thiêu. Xây dựng hình ảnh vườn cây ở Lái Thiêu là một vấn đề cấp thiết cho sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung. Ngoài các giải pháp kinh tế và kỹ thuật để khôi phục vườn cây gắn liền với du lịch sinh thái, định hướng của tuyến đường và các tour để phát triển du lịch là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong tương lai gần.
Ngoài ra, còn có các công trình, như: "Tourist Transportation Problems and Guidelines for Developing the Tourism Industry in Khon Kaen, Thailand" (Các vấn đề giao thông du lịch và hướng dẫn phát triển ngành du lịch ở Khon Kaen, Thái Land), của nhóm nghiên cứu Komain Kantawateera, Aree Naipinit, Thongphon Promsaka Na Sakolnakorn và Patarapong Kroeksakul [92] đã nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế bền vững với môi trường việc thúc đẩy phát triển
hệ thống giao thông công cộng và các cơ sở như vệ sinh công cộng, lối đi cho người khuyết tật và người già tạo điều kiện cho phát triển TTDL ở tỉnh Khon Kaen của Thái Lan.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
Tại nước CNDCND Lào, việc nghiên cứu về du lịch đã được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Những nghiên cứu trong nước thường hướng vào xác định cơ sở của việc hoạch định đường lối và chính sách phát triển ngành du lịch, kinh nghiệm của các nước về phát triển ngành kinh tế này và đã có một số nghiên cứu quan tâm đánh giá thực tiễn phát triển ngành du lịch của nước CNDCND Lào thời gian qua. Dưới đây là những nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến TTDL được công bố và xuất bản ở Lào.
Bài: "Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của Lào" của Thatsadaphone MEEXAY [40]. Tác giả bài viết nghiên cứu tới việc phát triển và khuyến khích du lịch, phân tích kinh nghiệm của các chuyên gia, chủ yếu nghiên cứu đến vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật du lịch và đề xuất tới việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch và góp phần định vào việc phát triển TTDL cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân của Lào.
Bài: "Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của Lào" [39]. Bài viết đánh giá việc tác động đến đời sống môi trường ở Lào, đã đưa ra phương hướng giải quyết nguyên nhân của những hạn chế có thể tác động đến môi trường sống ở Lào. Tác giả của bài viết còn chỉ ra những quy định, những kế hoạch và chiến lược về phát triển TTDL của Lào và các ngành khác có liên quan tới vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
Cuốn: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" của Phutsady PHANYASITH [30] đã nêu được những vấn đề về lý luận và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với TTDL ở Lào, đưa ra khái niệm, đặc điểm và các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào. Nghiên cứu kinh nghiệm
của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Lào qua 25 đổi mới, từ khi Quốc hội năm 2005 về Luật Du lịch ban hành. Đề xuất mục tiêu và phương hướng phát triển TTDL ở Lào trong thời gian tới, quan điểm và những giải pháp này nhằm bảo đảm quản lý nhà nước về pháp luật đối với TTDL ở Lào.
Luận án: "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Som khith VONGPANNHA [35] tiếp cận từ góc độ quản lý kinh tế hướng làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, phân tích thực trạng, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, CHDCND Lào đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bài: "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muộn" của tác giả Ma Nô Thong PHÔNG SA VĂN [28] trên quan điểm du lịch là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, tác giả phân tích xúc tiến du lịch; tầm quan trọng của xúc tiến du lịch như nâng cao chức nâng nhiệm vụ, thúc đẩy việc du lịch được phát triển nâng cao có hiệu quả và bảo đảm cho khách du lịch có hài lòng, xúc tiến du lịch phải gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Bài : "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hua Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thong Sa Văn BUN LỚT [41]. Tác giả được hệ thống hóa một số nội dung lý luận về di sản quốc gia, về du lịch lịch sử và các quy định hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản. Tác giả đi sau phân tích mối quan hệ tương tác hai chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hua Phăn; mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác du lịch lịch sử - di sản quốc gia.
Bài: "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn UA NUÔN SA [27] đã giới thiệu về
địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng Khoảng. Nội dung là đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Xiêng khoảng, trong đó nhấn mạnh về số lượng khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch những năm 2011 - 2012 đã góp phần vào ngân sách của tỉnh để giúp cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn của mình.
Bài: "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả Pun Sắc SAY NHA SEN [29] chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác quảng bá du lịch.
Bài: "Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng" của tác giả Seng Ma Ni PHẾT SA VÔNG [34] phân tích tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây, chỉ ra tác động tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh đến một số mặt của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Những kết quả đạt được
Các công trình, bài viết đã công bố trong và ngoài nước Lào nêu ở phần trên đã nghiên cứu, giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về TTDL. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về lý luận đã làm rõ một số nội dung cơ bản TTDL như: tính tất yếu ra đời và phát triển của TTDL, vai trò của TTDL đối với phát triển ngành kinh tế du lịch và đối với phát triển các ngành kinh tế khác, coi TTDL là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du
lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ đặc điểm của TTDL.
Đã phân tích khá kỹ hai yếu tố cấu thành TTDL bao gồm cung và cầu về du lịch và mối quan hệ giữa chúng. Một số công trình đã phân tích hình thức của TTDL theo sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái và du lịch văn hóa; Hình thức của TTDL theo mục đích như du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm hỏi, du lịch tín ngưỡng, tâm linh... Vấn đề kinh doanh lưu trú du lịch, chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững cũng đã được phân tích khá rõ ràng.
Vấn đề cạnh tranh trên TTDL cũng đã được quan tâm nghiên cứu như cạnh tranh về điểm đến, về sản phẩm du lịch và cạnh tranh về thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Việc nghiên cứu lý thuyết về định hướng thị trường ngành du lịch cũng đã có một số kết quả như đã chỉ ra được tầm quan trọng và vai trò của nhà quản lý trong việc phát triển dự án kinh doanh trên TTDL, định hướng kinh doanh khách sạn, định hướng kết nối các tour du lịch, định hướng về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong thu hút khách du lịch.
Tại Lào, cũng đã có nghiên cứu lý luận mang tính hệ thống về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở CHDCND Lào; quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo trong đó đã làm rõ cơ sở lý luận của việc quản lý bao gồm đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Trong nội dung nghiên cứu, các tác giả có quan tâm đến quản lý nhà nước đối với TTDL.
Thứ hai, về thực tiễn có hai hướng nghiên cứu liên quan đến TTDL gồm: nghiên cứu kinh nghiệm để phát triển và nghiên cứu tổng kết thực tiễn.
Phần nghiên cứu kinh nghiệm đã đi sâu phân tích đặc điểm hoạt động và cơ chế vận hành TTDL quốc tế làm cơ sở để một công ty có thể tìm kiếm giải pháp khai thác và mở rộng thị trường. Kinh nghiệm về cung cấp sản phẩm du lịch của các công ty kinh doanh ở Vương quốc Anh, của một số
nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan; nghiên cứu chiến lược đổi mới và công nghệ du lịch dựa trên kinh nghiệm.
Đã có một số nghiên cứu tổng kết thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch trên thị trường của các nước thuộc Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA). Nghiên cứu thực tiễn phát triển TTDL đã có nhiều chú ý trong tiếp cận kinh tế học phát triển, như phân tích hoạt động của một số TTDL: thị trường khách du lịch Phượt, thị trường về một số lĩnh vực dịch vụ du lịch như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch vườn sinh thái, TTDL gắn với hoạt động bảo tồn, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, tiếp thị trong du lịch.
Một số nghiên cứu đánh giá thực trạng một số đặc điểm của TTDL Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, của một tỉnh ở Việt Nam và các nhân tố tác động đến hoạt động của các thị trường này.
Tại Lào, đã có một số nghiên cứu, phân tích thực tiễn phát triển một loại sản phẩm du lịch cụ thể như du lịch di sản ở huyện Viêng Xay tỉnh Hua Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng, du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn…
Có công trình nghiên cứu thực tiễn ở một tỉnh của Việt Nam đã chỉ ra được một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bao gồm: những cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển TTDL; cách thức vận hành các nguồn lực du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch. Có công trình đã chỉ ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Những khoảng trống trong nghiên cứu về thị trường du lịch
Các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu được trình bày dưới góc độ tiếp cận chuyên ngành kinh tế phát triển, quản trị và quản lý kinh tế, mới chỉ có một số rất ít công trình nghiên cứu tiếp cận từ kinh tế chính trị học. Do có sự giao thoa giữa các chuyên ngành với nhau, nên những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ giải quyết một số vấn đề có liên quan đến TTDL tiếp cận từ kinh tế chính trị học. Tính hệ thống trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn TTDL vẫn còn khá nhiều khoảng trống. Đó là: