Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


SOMSANITH KENEMANY


THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRABĂNG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


SOMSANITH KENEMANY


THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRABĂNG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 62 31 01 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. AN NHƯ HẢI


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả


Somsanith KENEMANY

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH8

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến thị trường du lịch 8

1.2. Những nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến thị trường du lịch 22

1.3. Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH29

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường du lịch 29

2.2. Nội dung phát triển thị trường du lịch, tiêu chí đánh giá và các

nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nó 49

2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số tỉnh trong

và ngoài nước 62

Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG

PRA BĂNG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO69

3.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội của tỉnh Luông Pra Băng trong phát triển thị trường du lịch 69

3.2. Quá trình phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng

goai đoạn 2011 - 2018 79

3.3. Đánh giá thực trạng thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng 101

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG ĐẾN

NĂM 2025 VÀ TÂM NHÌN ĐẾN NĂM 2030111

4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển thị trường du lịch ở tỉnh

Luông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 111

4.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường du lịch ở tỉnh

Luông Pra Băng 125

KẾT LUẬN149

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO152

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN : Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)

ASEANTA : ASEAN Tourism Association (Hiệp hội

du lịch ASEAN)

CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CHXHCN Việt Nam : Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam EATOP : Du lịch của các nước ASEAN

GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)

LAK : Tiếng Lào: ກບີ (Tiền kíp Lào)

MICE : Meeting Incentive Convention Event/ Exhibition (Du lịch kết hợp với tổ chức các sự kiện triển lãm, hội nghị, hội thảo…)

PATA : Pacific Asia Travel Tourism Association (Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương)

TTDL : Thị trường du lịch

UNWTO : World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới)

UNDP : United Nations Development Programme (Chương trình phát triển Liên hợp quốc)

UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc).

USD : United States dollar (Đồng đô la Mỹ)

WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 3.1:


Cơ cấu kinh tế tỉnh Luông Pra Băng giai đoạn năm

Trang


2011 - 2018

72

Bảng 3.2:

Số lượng dự án đầu tư trên địa bàn Luông Pra Băng qua các năm từ 2011 - 2018


73

Bảng 3.3:

Các khu du lịch ở 4 huyện miền bắc năm 2018

76

Bảng 3.4:

Các khu du lịch ở 5 huyện miền trung năm 2018

76

Bảng 3.5:

Các khu du lịch ở 3 huyện miền nam năm 2018

77

Bảng 3.6:

Số khách sạn, Nhà nghỉ - Resorts, Nhà hàng và sự tương tác ở Lào và tỉnh Luông Pra Băng năm 2015 - 2018


89

Bảng 3.7:

Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Luông Pra băng (năm 2011 - 2018)


89

Bảng 3.8:

Doanh nghiệp lữ hành và lưu trú tại Luông Pra Băng năm 2011 - 2018


95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường du lịch (TTDL) là một bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế. Trên thị trường này diễn ra quan hệ giữa người bán và người mua sản phẩm du lịch; các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định mức giá và số lượng sản phẩm du lịch cần mua, cần bán. Sự ra đời và phát triển của TTDL là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định, chỉ khi kinh tế thị trường đã phát triển, thu nhập của người dân đã có thể đáp ứng cho nhu cầu về du lịch của họ.

Từ khi ra đời đến nay, TTDL ngày càng trở nên có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu nhập với mức đóng góp vào nền kinh tế ngày càng tăng và có sức lôi cuốn sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở trong nước. Thực tế ở nhiều nước đã cho thấy, kinh tế du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất, đóng góp khoảng 9% GDP, chiếm 8% lao động và khoảng 30% xuất khẩu toàn thế giới. Các quốc gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của ngành du lịch trong đó có TTDL. Từ quan điểm kinh doanh du lịch là ngành "công nghiệp mũi nhọn", là ngành "kinh tế tổng hợp", ngành "công nghiệp không khói", có tính đặc thù, nhiều nước đã đặt ra yêu cầu cần được ưu tiên phát triển ngành kinh tế này.

Trong những năm đổi mới vừa qua, TTDL ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã có những bước phát triển quan trọng. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế phát triển nhanh nhất và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Lào. Thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 5 triệu lượt du khách trong nước và 4,8 triệu lượt du khách quốc tế đến với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các loại hình du lịch khác ở Lào. Năm 2017, ngành du lịch đã tạo ra 136.000 việc làm chiếm 3,4% tổng số việc làm trong toàn xã hội, đóng góp 28.119,7 tỷ kíp (LAK) tương đương 3,4 tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm 13,4% GDP; tăng trưởng du lịch đạt 7,8% cao hơn mức tăng GDP của cả nước cùng kỳ (6,7%) [84, tr.3].


Luông Pra Băng là tỉnh nằm ở phía Bắc của nước CHDCND Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 420 km, là cửa ngõ nối các tỉnh miền Bắc với thủ đô Viêng Chăn. Với diện tích 16.875 km2, trong đó rừng núi cao chiếm 85%. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố, với dân số là 454.095 người, có thành phố Luông Pra Băng là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Luông Pra Băng còn là một tỉnh nằm trong vùng chính của TTDL ở Lào

có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, những vùng núi hoang sơ cùng nhiều vùng quê thanh bình. Các điểm du lịch chính của Luông Pra Băng là khu di sản văn hóa thế giới thành phố Luông Pra Băng với rất nhiều các lễ hội đặc sắc của các dân tộc, ngoài ra còn có các di tích lịch sử và thiên nhiên trải đều ở các huyện trong tỉnh. Được sự quan tâm của chính quyền Trung ương và trực tiếp là cấp tỉnh, trong thời gian gần đây, TTDL Luông Pra Băng đã đón trên 2,5 triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. TTDL của tỉnh Luông Pra Băng được hình thành và phát triển có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã góp phần huy động được nhiều tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật… vào lưu thông. Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh được khai thác một cách có hiệu quả hơn, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế. Sự mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh du lịch đã góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động của tỉnh. Những kết quả đạt được của TTDL tỉnh Luông Pra Băng đã góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, thay đổi bộ mặt nông thôn, làng bản nơi có tiềm năng du lịch. Quản lý nhà nước đối với thị trường từng bước đi vào nền nếp, tạo nên sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh của thị trường.

Bên cạnh những kết quả đó, trước yêu cầu mới của đất nước, sự phát triển của TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng còn nhiều hạn chế, bất cập. Khách du lịch trong nước và quốc tế đến Luông Pra Băng chưa nhiều, thời gian lưu trú ít và mức chi tiêu của du khách thấp. Sản phẩm du lịch chưa thật phong phú, chưa khắc phục được tính mùa vụ; chưa phát huy được lợi thế của địa phương và tài nguyên du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc và có hiệu quả cao.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí