Khái Quát Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Dầu Thô Của Việt Nam Những Năm Qua

Tiêu chuẩn hóa quảng cáo: là chiến lược quảng cáo được thực hiện tương tự như trong nước;

Làm thích ứng chiến lược quảng cáo trong nước khi đưa ra thị trường nước ngoài (chiến lược thích nghi hóa): tức là các nhà xuất khẩu cần phải xây dựng các chiến lược quảng cáo phù hợp thị trường từng nước;

Phương tiện quảng cáo: là việc sử dụng các phương tiện không gian và thời gian để truyền tin định trước về sản phẩm cho người bán lẻ hay người tiêu dùng;

Nội dung quảng cáo: phải ngắn gọn, xác thực, dễ hiểu, nêu bật được sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của các nhà sản xuất khác.

Khuyến mãi và quan hệ công chúng:


Khuyến mãi là tập hợp những kỹ thuật nhằm duy trì và tăng thêm thị phần, thu hút sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm, thúc đẩy họ mua sản phẩm, từ đó tăng khối lượng hàng bán được.

Quan hệ công chúng nhằm thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ, tạo hình ảnh thuận lợi, bầu không khí trong mát giữa bên trong và bên ngoài

Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm là dịch vụ được nhà sản xuất và nhà phân phối cung cấp cho khách hàng mua và sử dụng những hàng hóa của họ

Triển lãm và hội chợ thương mại quốc tế: là những công cụ Marketing đầu tiên để thúc đẩy xuất khẩu. Đó là nơi trưng bày sản phẩm và điểm gặp nhau giữa người bán và người mua.

1.2.3. Tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing

Một kế hoạch Marketing xuất sắc mấy cũng không dẫn đến thành công nếu không có quá trình thực hiện đúng đắn. Thực hiện là quá trình biến những

kế hoạch Marketing thành hành động kèm theo những nhiệm vụ nhằm thực hiện những mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong khi chiến lược Marketing trả lời câu hỏi “cái gì”, “tại sao” thì thực hiện sẽ trả lời câu hỏi “cho ai”, “ở đâu”, “khi nào” và “bằng cách nào”. Chiến lược và thực hiện quan hệ mật thiết với nhau. Chiến lược đòi hỏi phải có những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chiến thuật ở mức độ thấp hơn như tổ chức các bước hoạt động Marketing, xây dựng ngân quỹ hoạt động, tổ chức hậu cần, tài trợ xuất khẩu, theo dõi hoạt động…

Để tổ chức thực hiện các kế hoạch Marketing thành công, các nhà kinh doanh xuất khẩu cần thiết phải có những khả năng sau:

- Khả năng dự đoán (dự đoán xu thế phát triển của thị trường thế giới, dự đoán doanh thu, dự đoán lợi nhuận thu được…)

- Trình độ của công ty (trình độ kinh doanh, trình độ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, trình độ thu thập và xử lý thông tin…)

- Khả năng thực hiện (khả năng tổ chức, nghe ngóng, tương tác, khả năng điều khiển kế hoạch hàng năm, điều khiển khả năng sinh lợi nhuận, điều khiển hiệu suất và điều khiển chiến lược).

- Khả năng đánh giá thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần lập ra một thời gian biểu chi tiết, phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các hoạt động từ việc xin cô-ta xuất khẩu đến việc dự đoán doanh số bán, việc xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng, thu gom hàng, quản lý kho hàng, nhu cầu nhân lực, phân bổ ngân sách cho các hoạt động như bán hàng, tài chính, xúc tiến xuất khẩu (quảng cáo, hội chợ triển lãm, thu lượm thông tin, thăm viếng thị trường nước ngoài…)

Quá trình thực hiện là quá trính chi tiết hóa các hoạt động nhằm thực hiện từng bước kế hoạch đề ra. Do kế hoạch Marketing xuất khẩu không phải là sản phẩm cuối cùng của hoạt động Marketing xuất khẩu cho nên trong quá trình thực hiện phải luôn được rà soát, kiểm tra, rút kinh nghiệm khi có những

thông tin phản hồi từ các thị trường xuất khẩu. Để có được những thông tin phản hồi từ các thị trường xuất khẩu, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là vô cùng cần thiết.

1.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành liên tục căn cứ vào những mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch Marketing có thể là hàng năm, hàng quý thậm chí hàng tháng. Kiểm tra, kiểm soát là để giảm bớt tính không chắc chắn, tăng khả năng dự đoán và đảm bảo sự thông suốt, ăn ý của các hoạt động trong các bộ phận khác nhau của công ty với mục đích đạt được mục tiêu chung của công ty. Công ty có thể kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản phẩm, kiểm tra khả năng đạt lợi nhuận, kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động Marketing hỗn hợp trong năm đầu tiên và dùng những dữ liệu này làm cơ sở cho việc lập ra kế hoạch cho những năm tiếp theo. Căn cứ vào mục tiêu đề ra đo lường sự thực hiện, và tìm biện pháp sửa chữa hay thay đổi chương trình hành động hoặc ngay cả mục tiêu.

Việc kiểm tra có thể được thực hiện trên cơ sở: (1) phân tích bán hàng bao gồm việc đo lường và đánh giá doanh số thực hiện, liên quan đến những mục tiêu bán hàng; (2) phân tích thị phần ở các thị trường và các đoạn thị trường ở nước ngoài. Nếu thị phần tăng có nghĩa là công ty đang thâm nhập thành công vào thị trường nước ngoài và các hoạt động Marketing là có hiệu quả. Nếu thị phần giảm, cần phải lập tức xem xét lại các hoạt động Marketing, đưa ra những giải pháp cứu vãn tình thế ví dụ như thay đổi phương thức quảng cáo khuyếch trương, xem xét lại vấn đề định giá, kiểm tra các kênh phân phối… tìm ra nguyên nhân suy giảm thị phần; (3) phân tích chi phí và phân tích tài chính; (4) theo dõi sự phản ứng của khách hàng (cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch) trên các thị trường nước ngoài bằng cách thu thập và phân tích ý kiến khách hàng, tổ chức hội thảo, tiến hành điều tra trực tiếp

hoặc gián tiếp khách hàng bằng những cuộc viếng thăm nước ngoài, phỏng vấn trực tiếp khách hàng nước ngoài hay phát phiếu điều tra.

Sau khi đã có những thông tin phản hồi từ các bước kiểm tra nêu trên, ta có thể đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing (hiệu quả của các kênh phân phối, hiệu quả của các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu, hiệu quả của việc phân bổ ngân sách…) nhằm thực hiện các kế hoạch đề ra, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cái đạt được và cái chưa đạt được để từ đó rút ra kinh nghiệm nhằm điều chỉnh và có thể phải thay đổi một hay nhiều phần của kế hoạch cho phù hợp với tính hình thực tế.

CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM

NHỮNG NĂM QUA


2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

2.1.1. Trữ lượng và chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam

2.1.1.1. Trữ lượng dầu thô

Trữ lượng dầu khí luôn luôn là căn cứ cơ bản của các tính toán kinh tế dựa trên dầu khí, nhất là khi doanh thu từ xuất khẩu dầu thô chiếm 28-30% tổng thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm. Một số nước từng xuất khẩu dầu một thời oanh liệt như Nigeria hay Indonexia, trong những năm gần đây đang lâm vào cảnh khó khăn xăng dầu do đã không quản lý tốt nguồn tài nguyên này, không đẩy mạnh công tác thăm dò tài nguyên dầu khí hay do không quản nổi nạn tham nhũng như trường hợp ở Nigeria.

Là một quốc gia có bờ biển dài, thềm lục địa thoải, với độ sâu không quá 200m chiếm gần nửa diện tích bờ biển, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về dầu mỏ. Diện tích thềm lục địa gấp ba lần diện tích đất liền, lên tới 1triệu km2, gồm nhiều bể trầm tích đệ tam có trữ lượng dầu mỏ khá dồi dào. Chúng ta đã tìm kiếm thăm dò, khai thác, xác định chính xác cấu trúc địa tầng, tiềm năng của các bể trầm tích quan trọng với tiềm năng khí đầy triển vọng ở các bề Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu và sông Hồng, gồm cả phần đất liền đã phát hiện và đang khai thác dầu khí. Theo số liệu thu thập vào tháng 6/2007, Việt Nam hiện đang sản xuất khoảng 362.000 thùng dầu thô mỗi ngày, được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về dầu khí. Hiện Việt Nam

là quốc gia đứng thứ tư trong khu vực Đông Á với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi, chỉ sau Trung Quốc, Indonexia và Malaysia.

2.1.1.2. Chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam

Cho dù trữ lượng dầu của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, song so với thế giới, con số 3,9 tỷ vẫn là một con số nhỏ bé. Hơn nữa vì dầu thô không phải là nguồn tài nguyên vô hạn và không thể tái tạo được, an ninh năng lượng đang là vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết không phải chỉ của riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nguồn dầu thô phát hiện được của Việt Nam đang cạn dần. Các nguồn dầu mới, nếu có tìm được, cũng ở trong những địa bàn phức tạp, khó khai thác.

Trong những năm tới, chiến lược khai thác của Việt Nam là giảm dần mức khai thác dầu thô trong nước nhưng vẫn đảm bảo gia tăng trữ lượng trung bình hàng năm bằng cách tích cực triển khai đầu tư, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ra nước ngoài, gia tăng sản lượng khai thác từ bên ngoài.

Dưới đây là mục tiêu định hướng phát triển cụ thể của ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2025 [27]:

- Thứ nhất, về sản lượng khai thác dầu khí:

Giai đoạn 2006-2010: 25 ~ 30 triệu tấn dầu quy đổi(TOE)/1 năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước từ 18~19 triệu tấn; khí đốt từ 8~10 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài từ 0,2~1 triệu tấn.

Giai đoạn 2011-2015: 31~34 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 16~18 triệu tấn; khí đốt 11~15 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 1,2~3 triệu tấn.

Giai đoạn 2016-2025: 34~35 triệu TOE/năm; trong đó dầu thô khai thác trong nước: 13~15 triệu tấn; khí đốt 15~16 tỷ m3; dầu thô khai thác ở nước ngoài: 3,5~5,5 triệu tấn.

- Thứ hai, đầu tư phát triển bổ sung các mỏ dầu khí hiện đang khai thác và mở thêm các mỏ mới.

- Thứ ba là phát triển công nghệ chế biến dầu khí nhằm đảm bảo an ninh nhiên liệu, hoàn thành đúng kế hoạch việc xây dựng các trung tâm lọc hóa dầu.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua

2.1.2.1. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu

Trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/2 vừa rồi, Việt Nam đang điều chỉnh hoạt động kinh doanh sang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu dầu thô, do phải cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu và sử dụng tối ưu trữ lượng các mỏ dầu có hạn. Tuy nhiên có thể thấy rằng, do công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam mới chỉ bắt đầu những bước đi chập chững nên trong thời gian sắp tới, phần lớn sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam vẫn tiếp tục được xuất khẩu để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Trước đây, những năm 90, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của chúng ta không cao. Điều này cũng là dễ hiểu khi ngành công nghiệp dầu khí của chúng ta còn quá non trẻ, công nghệ khai thác còn lạc hậu, các khâu trong quá trình xuất khẩu chưa đạt được mức chuyên nghiệp. Sau năm 1990, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam mới thực sự bắt đầu khởi sắc. Dầu mỏ trở thành mặt hàng xuất khẩu, năm đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 1995. Tới nay dầu mỏ vẫn luôn khằng định vị trí dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 2.1. Xuất khẩu dầu thô từ năm 2000-2008


Năm

Lượng (triệu tấn)

Trị giá (tỷ USD)

Giá bình quân (USD/tấn)

2000

15,4

3,5

227

2001

16,7

3,1

186

2002

16,9

3,3

195

2003

17,1

3,8

222

2004

19,5

5,7

292

2005

18,0

7,4

411

2006

16,4

8,3

506

2007

15,1

8,5

563

2008

13,8

10,4

754

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam - 5

Nguồn: www.sgtt.com.vn

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, trước năm 2004, sản lượng xuất khẩu dầu thô của ta thường tăng trưởng cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu. Cả hai xu hướng này đều đạt mức khá cao, trong đó mức tăng của kim ngạch thường cao hơn so với mức tăng của sản lượng. Trong quá trình xuất khẩu, cũng có lúc giá cả trên thị trường giảm sút nhưng kim ngạch của chúng ta vẫn tăng nhờ các biện pháp tăng sản lượng khai thác để xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch không phải lúc nào cũng có sự gia tăng cùng chiều. Giai đoạn từ 2004 trở lại đây, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên nhờ giá dầu tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô vẫn theo xu hướng tăng nhanh. Đơn cử năm 2008, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 8,7% so với năm 2007 nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 vẫn đạt 10,4 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007. Ngày 22/2/2009, ngành dầu khí Việt Nam đã thành công rực rỡ trong việc khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất – đứa con đầu lồng

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí