Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam - 2

bán, mức giá và mức lợi nhuận hàng năm nhằm sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quý hiếm không tái sinh này, đồng thời giảm thiểu những rủi ro kinh tế, kỹ thuật và chính trị trong buôn bán dầu….

Dưới đây là tình hình tiêu thụ dầu thô của những nước chủ yếu năm 2007:

Bảng 1.3. Tiêu thụ dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)


Số thứ tự

Nước

Lượng tiêu thụ

1

Mỹ

20,69

2

Trung Quốc

7,85

3

Nhật

5,05

4

Ấn Độ

2,74

5

Nga

2,69

6

Đức

2,39

7

Hàn Quốc

2,37

8

Canada

2,30

9

Brazil

2,19

10

Ả Rập Saudi

2,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam - 2

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008

Bảng 1.3 thống kê 10 nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới năm 2007, trong đó, Mỹ đứng đầu và vượt xa các nước còn lại với con số 20,69 triệu thùng/ngày; gần gấp 3 nước tiêu thụ nhiều thứ hai là Trung Quốc với 7,85 triệu thùng/ngày. Điều này rất dễ hiểu, vì nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ trên thực tế là rất lớn, phải thỏa mãn cho nền kinh tế với GDP đạt 13.811 tỷ

USD, chiếm 25,4% tổng GDP toàn cầu năm 2007. Nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản. Do khả năng tự cung tự cấp trong nước hầu như không đáng kể cho nên Nhật Bản phải dựa hầu hết vào nhập khẩu. Với GDP xếp thứ hai thế giới năm 2007, đạt 4.376 tỷ cùng một nền công nghiệp hiện đại, Nhật Bản đang là nước đi đầu trong việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Ấn Độ năm 2007, với lượng tiêu thụ là 2,74 triệu thùng/ngày, đã vượt Nga, Đức lên xếp vị trí thứ tư. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Canada, Brazil hay Ả Rập Saudi cũng là những thị trường tiêu thụ dầu thô đáng kể trên thế giới trong những năm qua (Bảng 1.3).

1.1.2. Tình hình sản xuất dầu thô

1.1.2.1. Mức sản lượng trên toàn thế giới

Dầu thô là dạng lỏng hỗn hợp của hydrocarbon đã được khai thác từ những mỏ dầu ở dưới lòng đất, nhờ công nghệ khoan và hút để đưa lên khỏi giếng dầu. Dạng hỗn hợp tự nhiên đầu tiên thu được này, theo quá trình công nghệ, được đưa vào các bể chứa tại cảng dầu hay các tàu dầu lớn, sau đó qua hệ thống ống dẫn dầu được chuyển đến nhà máy lọc dầu và chế biến ra các dạng sản phẩm dầu. Như vậy, sản lượng và chất lượng dầu thô khai thác được từ mỏ dầu sẽ quyết định công suất của mỗi nhà máy lọc dầu cũng như chất lượng của các chế phẩm từ dầu, quyết định quy mô toàn ngành công nghiệp dầu của mỗi nước. Nghiên cứu mức sản lượng dầu thô là cơ sở cho việc phân tích khả năng cung cấp và thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ cho việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.

Bảng 1.4 dưới đây cho thấy, đến năm 2007, sản xuất dầu thô trên thế giới tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Khu vực sản xuất chính vẫn là khu vực Trung Đông với sản lượng 25,5 triệu thùng/ngày, chiếm 30,8% sản lượng toàn cầu. Tiếp đến là Châu Âu và Đông Âu với sản lượng 17,8 triệu thùng/ngày. Bắc Mỹ xếp thứ ba với con số 13,7 triệu thùng/ngày.

Châu Phi sản lượng 10,3 triệu thùng xếp thứ tư. Cuối cùng là khu vực Châu Mỹ Latin với sản lượng 6,6 triệu thùng.

Bảng 1.4. Sản xuất dầu thô của thế giới và các khu vực

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bắc Mỹ

13,9

13,9

14,1

14,2

14,1

13,7

13,7

13,7

Mỹ Latin

6,8

6,7

6,6

6,3

6,7

6,9

6,8

6,6

Châu Âu-Đông Âu

15,0

15,4

16,3

17,0

17,6

17,5

17,6

17,8

Trung Đông

23,5

23,0

21,6

23,3

24,8

25,4

25,6

25,2

Châu Phi

7,8

7,9

8,0

8,4

9,3

9,8

10,0

10,3

Châu Á - TBD

7,9

7,9

7,9

7,8

7,8

7,9

7,9

7,9

Thế giới

74,9

74,8

74,5

77,0

80,3

81,2

81,6

81,5

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008

So sánh với nhu cầu tiêu dùng dầu thô ở phần trên, có thể thấy nét nổi bật nhất trên thị trường dầu thô của thế giới hiện nay chính là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Trong khi mức tiêu thụ phải tăng kịp với mức tăng trưởng kinh tế của hàng loạt nước, thì quy mô sản xuất và xuất khẩu lại bị hạn chế vì trữ lượng dầu ngày càng cạn kiệt nhanh và vì bản thân các nước xuất khẩu muốn điều tiết sản xuất nhằm thiết lập quan hệ cung cầu, giá cả có lợi nhất cho mình đồng thời tiết kiệm tài nguyên quý hiếm đó.

1.1.2.2. Những nước sản xuất chính

Những nước này chia thành hai khối: các nước OPEC và các nước ngoài OPEC. Trong các nước ngoài OPEC lại chia làm hai: các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước còn lại.

Hiện nay, các nước OPEC chiếm khoảng 43% tổng sản lượng khai thác dầu thô thế giới. Sản xuất của OPEC tập trung chủ yếu vào năm quốc gia: Ả Rập Saudi, Iran, các tiểu Vương quốc Ả Rập, Kuwait và Iraq. Năm nước này

chiếm 2/3 sản lượng của OPEC. Dưới đây là bảng 10 nước sản xuất dầu nhiều nhất 2007 (Bảng 1.5):

Bảng 1.5. Sản xuất dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)


Số thứ tự

Nước

Sản lượng

1

Ả Rập Saudi

10,4

2

Nga

9,9

3

Mỹ

6,8

4

Iran

4,4

5

Trung Quốc

3,7

6

Mexico

3,4

7

Canada

3,3

8

Các tiểu Vương quốc Ả Rập

2,9

9

Kuwait

2,6(26)

10

Venezuela

2,6(13)

Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008

Như vậy, năm nước thành viên OPEC nói trên đóng vai trò lớn trong sản xuất và xuất khẩu dầu của thế giới. Đứng đầu là Ả Rập Saudi với sản lượng 10,4 triệu thùng/ngày. Tiếp theo là Nga và Mỹ với sản lượng lần lượt là 9,9 và 6,8 triệu thùng/ngày.

Những năm gần đây, sản lượng của các nước ngoài OPEC liên tục tăng khá rõ nét. Đặc điểm sản xuất của các nước ngoài OPEC là sản lượng khó có khả năng tăng lớn. Hiện này sản lượng của các nước này khoảng 33,5 triệu

thùng/ngày, chiếm 41% tổng sản lượng toàn thế giới, giữ vai trò quan trọng không kém. Tuy sản lượng khai thác của các nước OPEC là nguồn cung cấp chủ yếu của thế giới, nhưng các nước này thường không thật ổn định về chính trị, kinh tế, gây nên sự mâu thuẫn nội bộ làm cho tình hình cung cấp và giá cả dầu cũng không ổn định. Trong tình hình đó, vai trò của các nước ngoài OPEC càng trở nên quan trọng, đảm bảo cho thị trường dầu mỏ thể giới giảm bớt những biến động bất lợi.

1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô trên thế giới

1.1.3.1. Tình nhập khẩu dầu thô

a) Tổng mức nhập khẩu dầu thô trên toàn thế giới

Dầu thô là mặt hàng có khối lượng giao dịch rất lớn trong thương mại quốc tế. Đơn cử năm 2007, mức nhập khẩu hiện vật đạt 43,7 triệu thùng/ngày.

Thương mại dầu thô thế giới cũng mang tính chính trị rõ nét. Nhà nước thường tác động mạnh đến buôn bán dầu thô nhằm đảm bảo kịp thời cho an ninh năng lượng và an ninh xã hội, quốc phòng, đặc biệt là thể chế chính trị.

Nhập khẩu dầu thô tập trung chủ yếu ở các nền kinh tế lớn, trước hết thuộc khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á – TBD.

Những dữ liệu theo bảng 1.6 cho thấy:


- Tổng nhập khẩu dầu thô của thế giới trong 8 năm qua đã tăng từ 36,96 lên 43,72 triệu thùng/ngày, mức tăng đạt 12,2%. Tình hình nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh các nước xuất khẩu đã hạn chế mức cung cấp, còn các nước nhập khẩu buộc phải tiết kiệm tiêu dùng dầu thô và tìm mọi cách thay thế bằng các loại năng lượng khác.

Bảng 1.6. Nhập khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)




2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bắc Mỹ

9,98

10,24

10,00

10,54

10,98

11,02

10,94

10,85

Mỹ Latin

1,86

1,83

1,85

1,87

1,95

1,93

1,94

1,94

Đông Âu

0,97

0,97

0,95

0,96

1,01

1,09

1,17

1,20

Tây Âu

11,48

11,51

11,42

11,76

12,11

12,03

11,81

11,67

Trung Đông

0,49

0,48

0,49

0,50

0,50

0,50

0,51

0,51

Châu Phi

0,76

0,73

0,73

0,72

0,87

0,91

0,89

0,91

Châu Á - TBD

13,39

13,13

12,95

13,89

14,85

15,53

16,10

16,62

Thế giới

38,96

38,91

38,41

40,27

42,30

43,04

43,38

43,72

Nguồn:http://www.opec.org/library/


- Châu Á – TBD là khu vực nhập khẩu dầu thô đứng đầu thế giới, với 16,62 triệu thùng/ngày trong năm 2007, chiếm 38% tổng nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ hai là Tây Âu, chiếm 26,7% và Bắc Mỹ đứng thứ ba, chiếm 24,8%. Tổng ba khu vực này chiếm 89,5% nhập khẩu dầu toàn cầu. Như vậy, nói đến nhập khẩu dầu thô trước hết phải nói đến ba khu vực này.

- Bốn khu vực khác chỉ chiếm tỷ trọng nhập khẩu nhỏ bé, trong đó Mỹ Latin chiếm 4,4%, Đông Âu: 2,7%, Châu Phi: 2,0% và Trung Đông, khu vực nhập khẩu ít nhất , chỉ chiếm 1,2%.

b) Những nước nhập khẩu dầu thô chủ yếu

Bảng 1.7 cho thấy 10 nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu dầu thô năm 2007:

Bảng 1.7. Nhập khẩu dầu thô của 10 nước lớn nhất thế giới năm 2007

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)


Số thứ tự

Nước

Lượng nhập khẩu

1

Mỹ

10,01

2

Nhật Bản

3,98

3

Trung Quốc

3,29

4

Ấn Độ

2,40

5

Hàn Quốc

2,39

6

Đức

2,19

7

Ý

1,77

8

Pháp

1,64

9

Singapore

1,27

10

Tây Ban Nha

1,15

Nguồn: Annual Statistical Bullentin 2007

Như vậy, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu cũng như tiêu dùng dầu thô. Tổng nhập khẩu dầu thô của Mỹ năm 2007 là 10,01 triệu thùng/ngày, chiếm gần 25% nhập khẩu toàn cầu, gần gấp 3 Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ nhì thế giới với 3,98 triệu thùng/ngày. Trung Quốc từ vị trí số năm vào năm 2003, đã vượt lên thành nước nhập khẩu dầu thô thứ ba thế giới. Ở vị trí thứ tư là Ấn Độ với lượng nhập khẩu 2,40 triệu thùng/ngày. Theo sau đó lần lượt là Hàn Quốc, Đức, Ý, Pháp, Singapore và Tây Ban Nha vốn là những nền kinh tế phát triển truyền thống và các nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao.

1.1.3.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô trên thế giới

a) Xuất khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực

Năm 2007, mức xuất khẩu dầu thô của thị trường toàn cầu đạt 44,83 triệu thùng/ngày so với 38,79 triệu thùng/ngày năm 2000.

Bảng 1.8. Xuất khẩu dầu thô của thế giới và khu vực giai đoạn 2000-2007

(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)




2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bắc Mỹ

1,23

1,16

1,17

1,25

1,37

1,37

1,39

1,42

Mỹ Latin

4,90

4,81

4,47

4,52

4,60

4,73

4,90

5,16

Đông Âu

4,14

4,59

5,58

6,48

7,30

7,72

8,19

8,55

Tây Âu

4,99

4,88

4,79

4,41

4,26

3,64

3,76

3,91

Trung Đông

16,08

15,23

13,79

14,59

16,38

16,89

16,94

16,96

Châu Phi

5,20

5,09

5,12

5,76

6,38

6,48

6,58

6,88

Châu Á – TBD


2,23


2,27


2,33


2,09


2,00


1,96


1,87


1,92

Thế giới

38,79

38,06

37,28

39,12

42,32

42,83

43,66

44,83

Nguồn:http://www.opec.org/library/

Cùng với sự phát triển trì trệ của xuất khẩu dầu thô thế giới trong 2 năm 2001, 2002, lượng xuất khẩu dầu thô còn rất không đều giữa các khu vực. Trung Đông vẫn là khu vực xuất khẩu dầu thô lớn nhất, năm 2007 đạt 16,96 triệu thùng/ngày, chiếm 37,8% tổng xuất khẩu dầu thô toàn cầu. Ngoài ra, khu vực xuất khẩu lớn thứ hai cần được quan tâm, đó là Đông Âu với mức 8,55 triệu thùng/ngày, chiếm 19% tổng xuất khẩu toàn cầu (Bảng 1.8). Trong số 8,55 triệu thùng này của Đông Âu, hầu hết là của Liên Xô cũ, chính xác hơn là của Liên bang Nga bởi lẽ trữ lượng dầu của Nga chiếm tới hơn 80% trong toàn bộ trữ lượng của Liên Xô. Như vậy khi nói tới xuất khẩu dầu thô, không thể không nhắc đến Liên bang Nga.

Cần lưu ý rằng, Trung Đông vẫn chưa phải trung tâm quyết định nhất trong xuất khẩu dầu thô của thế giới. OPEC mới thực sự đóng vai trò quyết định này bởi vì OPEC bao gồm 12 nước thành viên cho đến thời điểm hiện nay, trong đó có 6 nước ở Trung Đông, 2 nước Châu Mỹ Latin và 4 nước

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí