cũng sẽ không còn giữ được vị trí độc tôn của mình nữa. Đồng nghĩa với việc xuất khẩu dầu mỏ cũng sẽ bị giảm sút, sự trông chờ của các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm dần.
Thứ ba, thách thức khi Việt Nam nằm ngoài các liên minh dầu mỏ. Chúng ta cũng đã biết, sự điều tiết cung cầu trên thị trường dầu mỏ đều do các liên minh này quyết định. Sự chi phối của các tổ chức OPEC, OAPEC… càng lớn khi mà dầu mỏ ngày càng khan hiếm. Sản lượng khai thác của OPEC là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tăng giảm giá trên thị trường dầu. Việt Nam là nước xuất khẩu với thị trường nhỏ và quy mô hẹp, việc chủ động trong việc lập kế hoạch cho thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Những biến động theo nhiều hướng của thị trường dầu mỏ thế giới sẽ gây nhiều trở ngại cho các nước xuất khẩu nhỏ lẻ như Việt Nam.
Thứ tư, thị trường xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam đang gặp những trở ngại. Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu trong khu vực, các loại dầu như Dubai, Minas, Tapis….đều có năng lực cạnh tranh khá cao nhờ các công tác quảng bá thương hiệu, chi phí vận chuyển thấp. Đây cũng là các loại dầu mỏ có cùng thị trường tiêu thụ với dầu mỏ của chúng ta và chiếm được thị phần áp đảo ở các thị trường như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…
2.2.2. Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam
Dầu thô Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường thế giới từ năm 1987, tới nay chúng ta đã có được các mối quan hệ tốt đẹp với các thị trường nhập khẩu dầu của chúng ta. Hiện tại, chúng ta có được một danh sách các khách hàng truyền thống và các khách hàng tiềm năng mới nổi, với kim ngạch tăng nhanh chóng. Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Australia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa
Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 0,853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 0,604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2007.
Sau đây, sẽ giới thiệu tóm tắt về những thị trường xuất khẩu chủ yếu dầu thô của Việt Nam:
2.2.2.1. Thị trường Australia
Thực tế những năm qua, Australia là một trong những nước tiêu thụ hàng đầu dầu thô của Việt Nam. Theo thống kê của Viện Dầu Australia, Việt Nam là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Australia với mức trên 100.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, lại không có bất cứ khách hàng quốc tịch Australia nào trực tiếp mua dầu thô Việt Nam. Thực tế đó là do các nhà máy lọc dầu của Australia phần lớn thuộc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) như BP, Chevron, Texas, Exxon, Shell… Những TNCs đó chính là các khách hàng truyền thống mua dầu thô Việt Nam và đem về Australia cho các nhà máy lọc dầu tại đây.
Cũng từ việc này, cần có hệ thống thông tin đầy đủ và chi tiết trong nghiên cứu thị trường, khách hàng để phân biệt kịp thời nước quốc tịch của khách hàng nhập khẩu và nước tiêu thụ thực tế nhằm đưa ra các chiến lược thị trường năng động và đúng đắn hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Swot Và Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu
- Khái Quát Thực Trạng Xuất Nhập Khẩu Dầu Thô Của Việt Nam Những Năm Qua
- Thực Trạng Thị Trường Xuất Khẩu Theo Cách Tư Duy Mới
- Cơ Chế Điều Hành Giá Dầu Bạch Hổ, Rồng Và Đại Hùng
- Hợp Tác Quốc Tế Khai Thác Ở Nước Ngoài Và Kết Hợp Nhập Khẩu Dầu Thô
- Quan Điểm 3, Xuất Khẩu Dầu Thô Cần Nâng Cao Uy Tín Và Vị Thế Quốc Gia
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Trong tương lai thị trường Australia vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn nhất của dầu thô Việt Nam và cần có chính sách thích hợp để củng cố và ổn định lâu dài thị trường này. Cụ thể hơn, cần có bước tiếp xúc và mối quan hệ tốt với hệ thống nhà máy lọc dầu tại Australia để xây dựng kịp thời kênh xuất khẩu trực tiếp.
2.2.2.2. Thị trường Nhật Bản
Trước những năm 1993, khi vẫn còn lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam, xuất khẩu dầu của chúng ta sang thị trường Nhật Bản chiếm tới 80%. Cũng là điều dễ hiểu vì đây là khoảng thời gian kinh tế Nhật phát triền ở tình
trạng quá nóng, nhu cầu về dầu tăng nhanh. Hơn nữa do thuận lợi về vị trí địa lý cộng với sự phù hợp của dầu Việt Nam với các ngành công nghiệp của Nhật.
Sau 1993, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiều thay đồi. Nhật Bản vẫn là thị trường chiếm thị phần cao trong cơ cấu thị trường. Nhưng thị phần lại giảm đáng kể, đến nay, Nhật Bản chỉ chiếm khoảng hơn 20% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn được coi là thị trường truyền thống đặc biệt quan trọng của Việt Nam do lượng nhập khẩu của Nhật từ Việt Nam vẫn cao và dầu mỏ Việt Nam luôn có lợi thế hơn so với dầu mỏ của các nước khác trên thị trường tiêu thụ của Nhật.
Nhật Bản nhập khẩu dầu thô Việt Nam để cung cấp chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu này thường chứa đựng nhiều nhân tố kích giá đột biến do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, tình trạng kỹ thuật của các nguồn điện năng khác, lượng khách hàng đông. Đặc điểm nổi bật là các nhà máy nhiệt điện dùng dầu này lại không mua trực tiếp dầu thô của các nhà xuất khẩu mà mua từ các công ty thương mại Nhật Bản, vì các công ty này khá linh hoạt trong việc điều chỉnh nguồn cung. Từ đó, khi xác định được chiến lược thị trường xuất khẩu, cần có sự điều chỉnh năng động trong chính sách giá và xuất khẩu. Hiện nay, Nhật Bản được xác định là thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Australia.
2.2.2.3. Thị trường Singapore
Quốc gia đảo xinh đẹp và gần kề thềm lục địa dầu khí Việt Nam hiện nay đã trở thành trung tâm lọc dầu lớn của khu vực, có GDP bình quân đầu người cao số một trong nhóm nước NICs ở Châu Á, lại có tình hình chính trị xã hội khá ổn định và môi trường sạch đẹp. Các nhà máy lọc dầu của Singapore hiện thuộc quyền sở hữu của các công ty dầu xuyên quốc gia như Shell, BP, Exxon, Chevron, Texaco….
Do vậy Singapore là thị trường tiêu thụ dầu thô khá ổn định của Việt Nam. Với lợi thế địa lý của thị trường trước cửa, Singapore trong những năm tới vẫn tiếp tục là một thị trường xuất khẩu mục tiêu quan trọng của Việt Nam, là đối tác có thể tin cậy trong hoạt động xuất khẩu dầu thô ổn định và hiệu quả.
2.2.2.4. Thị trường Mỹ
Mỹ chỉ chiếm khoảng 5% dân số trên thế giới nhưng lại là nước tiêu thụ khoảng 25% mức tiêu thụ dầu mỏ của thế giới. Con số 20,69 triệu thùng/ngày tính đến năm 2007 và sản xuất chỉ bằng 1/3 lượng tiêu dùng đã khiến cho Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Điều có thể thấy rằng, dù là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới nhưng Mỹ cũng là nước khống chế các thị trường nhập khẩu, nơi chủ yếu cung cấp cho Mỹ nhu cầu dầu của mình. Mọi thăng trầm trong sản lượng tiêu dùng của Mỹ đều ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ thế giới.
Đối với xuất khẩu Việt Nam nói chung và xuất khẩu dầu thô nói riêng, Mỹ vẫn là một thị trường lớn, đồng thời cũng là nước có tốc độ phát triển cao. Cho dù có những biến động lớn trên thị trường thế giới thời gian qua nhưng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Mỹ khá ổn định do chúng ta tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với các tập đoàn dầu mỏ của Mỹ cũng như chất lượng dầu thô của Việt Nam tốt, tạo được uy tín đối với khách hàng.
Cần nói thêm rằng, trong hệ thống bạn hàng xuất khẩu dầu thô, có thể áp dụng đồng thời cả chiến lược liên kết tiến và chiến lược liên kêt ngang. Chiến lược liên kết tiến là xây dựng khách hàng ổn định nhưng cần hướng tập trung vào khách hàng có nhà máy lọc dầu lớn. Theo chiến lược này, có thể cam kết khối lượng xuất khẩu dài hạn, thường dài hơn 1 năm như hiện nay.
Chiến lược liên kết ngang thường phải tranh thủ uy tín hoạt động của Ủy ban Dầu khí ASEAN. Hiên nay, Ủy ban này thường họp định kỳ hàng năm một lần để liên kết các sản phẩm với việc phân phối dầu thô của các
nước ASEAN. Tuy nhiên, Ủy ban này mới chỉ giới hạn ở việc hỗ trợ trao đổi dầu thô và sản phẩm dầu giữa các công ty dầu quốc gia thuộc ASEAN, chưa có sự liên kết sâu về hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, giá cả. Do vậy với tư cách nước thành viên, Việt Nam cần đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động của Ủy ban này.
2.2.3. Chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam
2.2.3.1. Nội dung chính của chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô
a) Chiến lược sản phẩm
Với những đặc tính khác biệt của mặt hàng dầu thô như: nguồn cung có hạn, cầu có xu hướng chung là tăng nhanh; xuất khẩu phải đi đôi với đảm bảo an ninh năng lượng; tiết kiệm nguồn “vàng đen” quý hiếm này, cho nên chiến lược sản phẩm của Việt Nam cần tập trung vào việc tôn tạo thương hiệu và khai thác không thể chỉ cho trước mắt mà phải tính đến lâu dài. Trữ lượng dầu của Việt Nam là nhỏ bé và rất có hạn nhưng bù lại chất lượng sản phẩm được đánh giá cao và có sức cạnh tranh khá mạnh trên thị trường.
Về số lượng xuất khẩu, mặc dù mục đích của xuất khẩu dầu thô là nhằm tích lũy vốn cho công nghiệp hóa đất nước nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo số lượng xuất khẩu hợp lý chứ không phải xuất càng nhiều càng tốt.
- Lượng xuất khẩu sẽ giảm dần đến năm 2020, khi ấy Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu nguyên liệu dầu thô và nhập khẩu thành phẩm xăng dầu sang quốc gia tự túc được nhu cầu tiêu thụ thành phẩm xăng dầu nội địa, tiến tới xuất khẩu xăng dầu, xuất khẩu dầu thô chỉ có ý nghĩa thương mại để tăng cường nhập khẩu dầu thô cho đất nước.
- Tiết kiệm nguồn năng lượng quý hiếm không tái tạo để phục vụ lâu dài cho ngành công nghiệp dầu khí của quốc gia.
- Đảm bảo hiệu quả tối ưu của hoạt động xuất nhập khẩu trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập.
b) Chiến lược giá cả
Do dầu thô là một loại hàng hóa khá đặc thù, bên cạnh đó sản lượng dầu thô của Việt Nam chưa đủ để tạo áp lực lên thị trường vì vậy chính sách giá của Việt Nam áp dụng là chính sách định giá dựa trên sự nhận thức của khách hàng và phản ứng cạnh tranh. Cho đến thời điểm hiện nay các loại dầu thô Việt Nam đều áp dụng mức giá thống nhất cho mọi thị trường tiêu thụ mà chưa áp dụng chính sách định giá theo phân đoạn thị trường.
Ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu dầu thô đến nay, Việt Nam đã lựa chọn áp dụng hình thức công thức giá liên kết các loại dầu chuẩn khác trong khu vực. Đây là hình thức mà đại đa số các nước sản xuất – xuất khẩu dầu áp dụng và ngày càng chiếm ưu thế trong thương mại dầu khí thế giới. Trên thị trường, dầu thô xuất khẩu Việt Nam được bán dưới hai loại giá: giá của các hợp đồng dài hạn được áp dụng trong giai đoạn 6 tháng. Các khách hàng mua dầu dài hạn là các khách hàng lớn có uy tín, khả năng tài chính mạnh và đảm bảo tiêu thụ dầu theo khối lượng và giá cả cam kết đồng thời thực hiện chính xác lịch nhận dầu theo thỏa thuận. Giá dầu dài hạn thường tính đến xu hướng biến động của thị trường theo các phân tích tại thời điểm đám phán. Tuy nhiên mức giá dài hạn còn bị ảnh hưởng khá mạnh bởi các biến động giá trong 6 tháng trước đó và tình hình thị trường tại thời điểm đàm phán.
Theo nội dung công thức, chính sách giá dầu thô Việt Nam diễn biến như sau:
Thời kỳ 1991-1997: giá dầu thô Việt Nam được áp dụng theo công thức: Giá dầu thô Việt Nam = trung bình giá dầu thô Minas trong 3 tuần + a
trong đó:
- Giá dầu thô Minas được tham chiếu từ nguồn công bố giá APPI của Hồng Kông tại tuần trước tuần giao hàng, tuần giao hàng và tuần sau tuần giao hàng.
- Hệ số điều chỉnh a được Chính phủ phê duyệt 6 tháng một lần trên cơ sở kết quả đàm phán của Tổng công ty dầu khí Việt Nam với khách hàng.
Công thức trên có ưu điểm là dựa trên hai loại dầu chuẩn Minas là loại dầu có mức tiêu thụ cao tại khu vực và có mức giá khá ổn định. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chỉ tham chiếu nguồn công bố giá APPI của Hồng Kông là nguồn công bố giá các loại dầu Châu Á nên không theo kịp các biến động trên thị trường dầu thô thế giới.
Thời kỳ 1997 - nay: do có nhiều loại dầu thô Việt Nam với các đặc tính kỹ thuật khác nhau nên áp dụng nhiều loại công thức.
Đối với các loại dầu thô Bạch Hổ, Đại Hùng áp dụng công thức:
Giá dầu thô = trung bình giá dầu thô Minas trong 3 tuần + a trong đó:
- Giá dầu thô Minas được tham chiếu 50% từ nguồn công bố giá APPI của Hồng Kông và 50% từ nguồn công bố giá Platt’s tại tuần trước tuần giao hàng, tuần giao hàng và tuần sau tuần giao hàng.
- Hệ số điều chỉnh a được Tổng công ty dầu khí phê duyệt 6 tháng một lần đối với các hợp đồng dài hạn và theo từng lô dầu đối với các hợp đồng giao ngay trên cơ sở kết quả đảm phán của Tổng Công ty thương mại Dầu khí với khách hàng.
Đối với các loại dầu Bunga Kekwa, các nước áp dụng công thức:
Giá dầu thô = 50% trung bình giá dầu thô Tapis trong 3 tuần + a trong đó:
- Giá dầu thô Tapis được tham chiếu 50% từ nguồn công bố giá APPI của Hồng Kông và 50% từ nguồn công bố giá Platt’s tại tuần trước tuần giao hàng, tuần giao hàng và tuần sau tuần giao hàng.
- Hệ số điều chỉnh a được Tập đoàn dầu khí phê duyệt cho từng lô hàng trên cơ sở kết quả đảm phán của Tổng Công ty Thương mại Dầu khí với khách hàng.
Đối với các loại dầu thô Rạng Đông, Ruby áp dụng công thức:
Giá dầu thô = trung bình giá dầu thô Minas trong 3 tuần + a trong đó:
- Giá dầu thô Minas được tham chiếu 50% từ nguồn công bố giá APPI của Hông Kông và 50% từ nguồn công bố giá Platt’s tại tuần trước tuần giao hàng, tuần giao hàng và tuần sau tuần giao hàng.
- Hệ số điều chỉnh được Ủy ban bán dầu chung gồm đại diện các bên tham gia đề án phê duyệt 6 tháng một lần đối với các hợp đồng dài hạn và theo từng lô dầu đối với các hợp đồng giao ngay trên cơ sở kết quả đàm phán của Tổng Công ty thương mại dầu khí với khách hàng.
Các công thức trên có ưu điểm là dựa trên loại dầu chuẩn là loại dầu có mức tiêu thụ cao tại khu vực và có mức giá khá ổn định. Ở giai đoạn này nguồn công bố giá tham chiếu APPI của Hồng Kông chỉ chiếm 50% và 50% còn lại được tham chiếu trên cơ sở nguồn công bố giá Platt’s là nguồn công bố giá các loại dầu trên thế giới và có tính đến cả tác động qua lại của các yếu tố đầu cơ tại các khu vực thị trường khác nhau nên có lợi hơn.
Hiện nay theo từng hình thức hợp tác trong sản xuất dầu thô mà có các hình thức quản lý và điều hành giá khác nhau.
Đối với dầu thô Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng:
Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí Việt Nam là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho phép quyết định giá dầu thô Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng xuất khẩu. Cơ chế điều hành giá được thực hiện như sau:
B1: trên cơ sở kế hoạch sản xuất được Hội đồng xí nghiệp liên doanh phê duyệt, Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro sẽ tiến hành khai thác dầu theo kế hoạch và báo cáo Tổng Công ty theo định kỳ và