Quá Trình Phát Triển Của Truyện Ngắn Giai Đoạn 1975 - 1985

tượng lộng quyền, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội ngày càng thêm nhức nhối. Thực trạng đó đã làm lay động dữ dội suy nghĩ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân. Nguyễn Khải nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không chết trong nhà tù, trên trận địa trong chiến tranh mà lại chết trong ao tù trưởng giả khi cả nước đã giành được tự do và độc lập” [91].

Nền văn học vẫn tiếp tục lăn bánh theo quán tính của cỗ máy chiến tranh, vẫn cảm hứng chủ đạo và đề tài là chiến tranh, không gian là trận chiến, nhân vật là người lính…Cho nên đã làm cho văn học xa rời cuộc sống, lạc lòng với đời sống người dân trong sinh kế thường nhật. Chính vì thế, người đọc ngày càng lạnh nhạt và quay lưng với văn học. Nền văn học chững lại, không ít người viết lâm vào tình trạng hoang mang, loanh quanh tìm kiếm lối ra cho phương hướng sáng tác. Cho đến cuối thập niên 70, văn học bắt đầu chuyển sang một địa hạt mới, mảnh đất của đời sống thực tại. Đứng trước hiện thực, đòi hỏi người sáng tác phải thay đổi quan điểm về thế giới, về nhân sinh và về những chuẩn mực trong cuộc sống. Nếu trong chiến tranh mọi việc đều nhận thức theo chiều trắng - đen, tốt - xấu, mọi người cũng thông qua đánh giá theo chuẩn mực của toàn dân, còn cuộc sống thời bình nó không đơn giản như vậy, mà pha trộn giữa những cái đen

- trắng, tốt - xấu, cao cả - đớn hèn. Nguyễn Khải viết: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” [91, 74].

Đầu những năm 1980, khi sự hiểu biết được mở mang, nền văn học được dân chủ hoá, nhiều đề tài được khai thác với những dấu hiệu mới. Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa, nhà văn trở thành người đào sâu vào thực tế của cuộc chiến để trình bày, phát hiện muôn mặt của nó, những điều chưa

kịp khám phá trong hoàn cảnh chiến tranh. Các nhà văn đặt mình trong vai trò người phân tích và đánh giá những vấn đề gay gắt nảy sinh trong hiện thực cuộc chiến, liên quan trực tiếp đến số phận từng cá nhân và toàn xã hội. Vì thế, nhiều vấn đề được mổ xẻ, ở đó có cả anh hùng - hèn nhát, niềm vui - nỗi buồn, cao cả - thấp hèn, chiến thắng - thất bại… Đặc biệt văn xuôi giai đoạn này tiếp tục lật xới các mảng hiện thực của cuộc sống ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại. Một tiếng nói định vị cho người đọc nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng của cuộc sống cũng như có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn vẹn hơn về quá khứ. Do đặc trưng của thể loại, văn xuôi không né tránh mà dũng cảm, thẳng thắn nhìn vào hiện thực dưới nhiều góc độ. Nó làm cho người đọc phải suy ngẫm những điều ẩn chứa sau những sự kiện, hoàn cảnh; nó thôi thúc sự đổi mới; nó đồng loã với những những vượt rào, vì nhân sinh và vận mệnh dân tộc.

Đến Đại hội Đảng khóa VI (năm 1986), mới mang lại không khí dân chủ, tư duy thông thoáng về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Kinh tế tư nhân và kinh tế nhiều thành phần được thiết lập, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế. Vì vậy, văn học nghệ thuật có điều kiện để chuyển mình với tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rò sự thật. Tuy vẫn bảo tồn tinh hoa truyền thống, nhưng mặt khác, văn học vẫn tự chuyển mình, trăn trở thể nghiệm để đáp ứng yêu cầu mới của một xã hội sau chiến tranh và để khẳng định mình trong xu thế hội nhập với văn học thế giới.


2.1 2. Tình hình phát triển văn xuôi

Với dân tộc Việt Nam, năm 1975 là dấu mốc đánh dấu sự sang trang của lịch sử đất nước, chuyển từ thời chiến sang thời bình, từ cuộc sống của chiến tranh sang cuộc sống với những quy luật bình thường. Tuy nhiên, nền văn học về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo quy luật với những cảm hứng

chủ đạo của thời chiến. Cho đến cuối những năm 70, nhận thức sự tụt hậu so với thực tại xã hội, văn học mới dần thay cho mình bộ áo mới. Nhà văn nhận ra rằng đời sống hoà bình hoá ra lại phức tạp hơn trong chiến tranh rất nhiều. Con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với những lo toan, khó khăn của cuộc sống kinh tế, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi chung - riêng. Do đó, tất cả đều cần một sự thay đổi để có một cách nhìn, một cách nghĩ mới trong sáng tác để đáp ứng được những yêu cầu mà thực tế đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (sau 1975) đã “chiêm nghiệm với cuộc sống, nhà văn nhận ra đời sống hòa bình lại càng phức tạp hơn thời chiến, trong chiến tranh, mọi quan hệ xã hội và con người chỉ xoay quanh hai chữ sống và chết. Tất cả những quan hệ đời thường, riêng tư bị đẩy lùi lại phía sau, thậm chí bị triệt tiêu để hướng tới mục đích duy nhất là chiến đấu và chiến thắng” [215]. Nếu trong chiến tranh mọi người như một, dẹp bỏ cá nhân vì mục tiêu chung, thì hòa bình lại hoàn toàn khác. Con người trở về với cuộc sống đời thường, đối diện với những nhu cầu cá nhân, gia đình, những khó khăn trong đời sống kinh tế, đòi hỏi họ phải toan tính quyền lợi giữa cá nhân và tập thể, giữa cái chung và cái riêng. Tất cả những điều đó buộc nhà văn phải trăn trở, chiêm nghiệm và chuyển hướng trong các sáng tác của mình.

Trong những điều kiện ấy, văn xuôi đầu những năm 80 đã trải qua những trăn trở cho một cuộc chuyển mình. Sự vận động do yêu cầu nội tại của chính nền văn học và cũng là đáp ứng sự phát triển của tư duy nghệ thuật ở một trình độ mới. Sự đổi thay của văn học giai đoạn này trước hết là ở khuynh hướng sáng tác, quan niệm về hiện thực và con người, phương thức tiếp cận và miêu tả thực tại khách quan. Tuy vậy, khuynh hướng sử thi vẫn tiếp tục được lựa chọn trong sáng tác của nhiều nhà văn, đặc biệt ở đội ngũ trưởng thành trong kháng chiến. Nhà văn Hữu Mai hướng tới việc tạo

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 6

dựng bức tranh toàn cảnh của cuộc kháng chiến với tầm vóc và quy mô lớn thông qua Ông cố vấn. Độ lùi của thời gian cũng cho phép các nhà văn đi sâu vào những mặt trái, góc khuất của chiến tranh như Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh. Đó là sự hy sinh mất mát, cả những lầm lạc, hèn nhát, phản bội của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Những người mà trong giai đoạn văn học minh hoạ một thời chỉ được miêu tả sự dũng cảm, mặt tốt, mặt phi thường.

Do bối cảnh xã hội thay đổi, càng về sau, khuynh hướng sử thi càng có xu hướng co hẹp, nhường chỗ cho sự phát triển của khuynh hướng thế sự, đời tư. Trong ngổn ngang hiện thực, nổi lên những vấn đề được nhiều cây bút quan tâm như: đạo đức xã hội, tiêu cực trong quản lí sản xuất, nhận thức lại một số vấn đề trong qúa khứ... Với Hai người trở lại trung đoàn, Thái Bá Lợi là người mở đầu cho cuộc đấu tranh phức tạp chống lại sự xói mòn trong đạo đức con người. Những bông bần li của Dương Thu Hương lại đặt ra vấn đề đạo đức và số phận con người trong một xã hội tiêu dùng. Sau những năm chiến tranh liên miên, con người dường như ai cũng phải gồng mình lên đối diện với hàng loạt khó khăn chồng chất, nên những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc chưa phát triển hoặc chưa thể cân bằng. Vì vậy, “những khó khăn về đời sống ấy dễ gợi mở về một nhu cầu phiến diện. Chủ nghĩa thực dụng và văn hoá tiêu dùng hiện đại đã trở thành đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt” [118, 88]. Ngoài ra, nhu cầu hạnh phúc riêng tư của con người cũng được diễn tả, bộc lộ một cách khẩn thiết trong sáng tác Dương Thu Hương. Ở cây bút đầy nữ tính này, ranh giới buồn - vui, được - mất, khát vọng hạnh phúc của con người trong cuộc sống là khôn cùng. Bên cạnh đó, một số truyện của Nguyễn Minh Châu, Vũ Tú Nam thường diễn ra hành trình tự ý thức, tự phán xét lương tâm của cá nhân xoay quanh trục thời gian hai chiều quá khứ và hiện tại. Còn sáng tác của Ma Văn Kháng thì tiếp cận vấn đề đạo đức từ ô cửa gia đình…

Nổi lên sóng gió dư luận hơn cả là khuynh hướng nhận thức lại một số vấn đề của thời kì chiến tranh. Nhận thức lại không đồng nghĩa với việc xét lại hay bắn vào quá khứ mà là nhờ vào kinh nghiệm, người ta gạt bỏ sai lầm khỏi cái chủ quan để đi đến chân lí. Các tác phẩm đó đã đặt ra vấn đề nhận thức lại quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa con người và hoàn cảnh, nhưng quan trọng hơn là con người tự nhận thức lại chính mình. Viết theo xu hướng này nhà văn cần có cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt và một tấm lòng chân thành. Do đó, trên lối đi mới này, các tác giả đã đem lại cho bạn đọc những kiến giải thú vị, có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Với cơ chế quan liêu, xã hội bắt đầu tỏ rò sự trì trệ, yếu kém và có phần bế tắc, những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế xã hội thời kì khủng hoảng cũng là mảng hiện thực nóng bỏng trong đời sống văn học. Khi tiểu thuyết Đứng trước biển (1982), Cù lao Tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn xuất hiện đã làm xôn xao văn đàn, kéo độc giả đến gần với văn học và gây phản ứng khác nhau trong dư luận bạn đọc.

Đầu thập niên 80, nhà văn chú ý nhiều đến con người cá nhân, đời sống riêng tư, năng lực riêng và bản tính riêng của mỗi người. Bởi trong những cái riêng lẻ của mỗi cá thể đó là cả một thế giới hỉ nộ ái ố, những bi kịch cá nhân không lặp lại. Vì thế, ta không ngạc nhiên khi các nhà văn với các tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng tư của từng cá nhân như Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm, Một còi nhân gian bé tý của Nguyễn Khải, Thời xa vắng của Lê Lựu. Với nhân vật chính Giang Minh Sài, trong chiến tranh, anh thành công bao nhiêu thì trong tình yêu, cuộc sống, anh thất bại bấy nhiêu. Thông qua nhân vật anh nông dân Giang Minh Sài, Lê Lựu đã đẩy thân phận tình yêu đến với tất cả những éo le trắc trở nhất của cuộc sống hôm nay. Bên cạnh những vinh quang cho tập thể, dòng

họ, con người cần phải có những góc riêng tư, đó là cá tính và hạnh phúc cá nhân. Một Lê Lựu bề ngoài có vẻ mộc mạc chân chất, nhưng qua cuộc đại phẫu thuật trong Thời xa vắng, ta lại thấy thêm một Lê Lựu quá sắc sảo với đời, quá chua cay với chính đứa con của mình.

Như vậy, đời sống văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985, đặc biệt từ nửa đầu những năm 80 có sự đổi mới trong nhận thức về hiện thực theo hướng nhìn sâu sắc hơn. Đó cũng là cảm hứng thế sự để chỉ ra nhiều mặt của hiện thực (mặt sáng và mặt tối), là khát vọng dân chủ và nhân đạo, hướng sự quan tâm vào con người cá nhân. Những chuyển đổi trong nội dung phản ánh kéo theo sự đổi mới trong hình thức thể hiện. Trong sự khởi động đổi mới của văn xuôi giai đoạn này có sự tác động và ảnh hưởng bởi mảng văn học dịch. Ngoài văn học các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, hoạt động dịch thuật, giới thiệu văn học đương đại Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi đặc biệt đầu những năm 80. Một số tác phẩm văn học từng bị cấm như thơ Akhơmatôva, tiểu thuyết của Paxtécnác cũng được phát hành rộng rãi; làm cho mảng văn học dịch có tác động không nhỏ đến quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam.

Đến Đại hội Đảng năm 1986, không khí đổi mới, dân chủ trong đời sống xã hội và văn học ngày càng được rộng mở. Quyền tự do trong sáng tác, điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hoá, văn nghệ của người nghệ sĩ được tôn trọng và phát huy hơn trước. Hiện thực đời sống cũng ngày càng bề bộn, phức tạp hơn, nhất là trong cơ chế thị trường, trong bối cảnh giao lưu hội nhập với thế giới. Tất cả những điều đó tác động mạnh mẽ đến các nhà văn, buộc họ phải đổi mới cách nhìn, cách cảm, đổi mới quan niệm về con người, về thế giới, đổi mới phương thức thể hiện. Trong các tác phẩm, tác giả đã tập trung thể hiện thế giới riêng tư, vấn đề tự nhận thức về bản thân mình và bi kịch của cá nhân con người. Đó là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu,

Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng…

Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện của thi pháp thể loại, có thể thấy văn xuôi Việt Nam hậu chiến (1975 – 1985) đã có nhiều thay đổi so với thời kì trước, nhưng việc đổi mới cách viết chưa trở thành một phong trào rầm rộ. Ngoài Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn là những nhà văn đi tiên phong trong giai đoạn tiền đổi mới, chưa xuất hiện nhiều những cây bút trẻ có khuynh hướng đổi mới. Tuy vậy với sự khởi động này, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của hiện thực, thị hiếu của công chúng và góp phần mở đường cho văn học đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc từ năm 1986.


2.1.3. Quá trình phát triển của truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985

Từ năm 1975, văn học vẫn tiếp tục văng trên đà của thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đồng thời vẫn đang loay hoay chuyển mình, tìm kiếm con đường đổi mới, phù hợp với yêu cầu của một xã hội sau chiến tranh với biết bao khó khăn và phức tạp. Những tác phẩm ra đời ở giai đoạn đầu đã có ít nhiều thay đổi về nội dung, nhưng giọng điệu và phương thức thể hiện vẫn chậm thay đổi. Văn học vẫn trượt theo quán tính (Nguyên Ngọc) của giai đoạn trước. Phần lớn tác phẩm viết về đề tài chiến tranh như Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Biển gọi của Hồ Phương, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Đất miền Đông của Nam Hà, Nắng đồng bằng của Chu Lai… Tuy vậy, một bộ phận văn học vẫn âm thầm có những chuyển biến gần hơn đến đời sống thực tại, rò nét nhất là thể loại truyện ngắn. Với dung lượng gọn, truyện ngắn gắn liền với báo chí, có mặt kịp thời trước những chuyển biến của đời sống sau chiến tranh. Thể loại thích hợp để nhà văn nhanh chóng

tiếp cận đời sống đầy biến động và nêu ý kiến trước những vấn đề mới đang đặt ra cho xã hội. Các sáng tác có thể quay về với những đề tài ở quá khứ, nhưng là một cách để tiếp cận và phản ánh với những vấn đề của ngày hôm nay. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn đa số là những người lính nhưng là của cuộc sống đời thường. Ở đó con người được soi chiếu từ nhiều chiều, nhiều góc độ, nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ với chính mình. Văn học khai thác thế giới bên trong của con người và xới lật được nhiều vấn đề có ý nghĩa như: tự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng riêng tư, nhu cầu và bản năng của con người. Con người sống với hồi ức, nghiền ngẫm về quá khứ, chiêm nghiệm từ vốn sống và giằng xé với bản thân từ các phạm trù: cái đẹp - cái xấu, cái thiện - cái ác, cái cao thượng

- cái thấp hèn,... Chính vì vậy, văn học đã phần nào thể hiện ý thức về sự hiện hữu của từng cá nhân trong mối quan hệ với xã hội, với tự nhiên, với gia đình và với chính bản thân mình. Vì mỗi con người là một thế giới riêng không lặp lại và vì “Con người là con người, chỉ là con người vậy thôi. Anh cũng thế, tôi cũng vậy. Nhưng điều thú vị lại là ở đó” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Từ cuối những năm 70, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Góp phần cho những thành công đó, phải kể đến đội ngũ tác giả dày dặn kinh nghiệm, được coi là đã trưởng thành trong chiến tranh như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Tô Hoài, … Các cây bút này đã có dấu ấn đậm nét trong văn học kháng chiến, nhưng sau 1975 họ đã có sự đổi mới trong sáng tác. Khi chuyển sang viết về vấn đề con người trong cuộc sống, lớp nhà văn này như đang “hồi xuân, các giác quan như trẻ lại và lối cảm nhận đời sống ở họ trở nên uyển chuyển và tinh tế hơn” [194, 250]. Ngòi bút của họ cũng có phần linh hoạt hơn trước, trong đó hiện tượng đáng chú ý là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là người mở đường với hai tập truyện ngắn Người đàn bà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022