đứng một chân của Hồ Anh Thái có 7/10 truyện xuất hiện yếu tố kỳ ảo … Các nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực và gửi gắm những thông điệp đến với người đọc.
Hoà chung vào dòng chảy của văn học kì ảo Việt Nam, Vò Thị Hảo đã thể hiện cá tính độc đáo của mình ở khả năng đưa các yếu tố kì ảo như là một phương tiện nghệ thuật để chuyển tải nội dung tư tưởng nghệ thuật của mình. Vò Thị Hảo sáng tác loại truyện kỳ ảo nhằm thể hiện thái độ của người nghệ sĩ trước số phận bé nhỏ của con người trong bão tố nghiệt ngã của cuộc đời. Trong cuộc đời thực hôm nay, cho dù đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới hơn hai thập kỷ, nhưng dưới con mắt của nhà văn nó vẫn còn nhiều điều nhức nhối, đáng phải trăn trở. Viết truyện kỳ ảo, nhà văn gửi gắm được nhiều điều, thể hiện được tất cả những thương đau của những số phận bé nhỏ mà vẫn có một niềm hi vọng chan chứa vào tình yêu cuộc sống, vào mối quan hệ cao đẹp giữa con người với con người.
2.2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại trong truyện ngắn kì ảo của Vò Thị Hảo
Trong truyện ngắn kì ảo của Vò Thị Hảo, hầu hết các câu chuyện đều được xây dựng dưới dạng truyện có nguồn gốc cổ tích. Các câu chuyện ở thể loại này thường đưa người đọc vào một thế giới hư ảo, không có thực mang đậm mầu sắc huyền thoại. Nhưng đằng sau những câu chuyện hư ảo không có thực đó là ý nghĩa nhân sinh sâu sắc thời hiện đại mà nhà văn gửi gắm.
Với hình thức là những câu chuyện cổ tích xa xưa nhằm lí giải các hiện tượng của đời sống, sự vật, hiện tượng của con người, nhà văn Vò Thị Hảo đã đi vào các khía cạnh của cuộc sống của con người hôm nay trong sự trải nghiệm của bản thân cùng với sự nhảy cảm, khả năng sáng tạo phong phú của một nhà văn nữ. Vò Thị Hảo quan tâm và thể hiện sâu sắc các vấn đề về người phụ nữ, đặc biệt là những bi kịch về tình yêu và hạnh phúc của họ.
Tình yêu đó là một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý không thể thiếu của con người, nhất là đối với những người phụ nữ. Trong loại truyện kì ảo của Vò Thị Hảo, các nhân vật được nếm trải nhiều dư vị khác nhau của tình yêu. Từ những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chát. Họ hiện lên với những cung bậc khác nhau của tình yêu, từ nhẹ dạ cả tin đến mạnh mẽ chủ động trong tình yêu hạnh phúc của chính mình. Họ đã khao khát yêu và được yêu và cũng vì thế mà họ luôn phải gánh chịu những khổ đau trong tình yêu.
Bi kịch tình yêu luôn ẩn chứa trong từng cuộc đời, từng số phận của những người mải miết đi tìm tình yêu đích thực mà thất bại. Không ít những con người yêu say mê, tha thiết nhưng rồi lại bị lừa dối phụ bạc. Từ những vị thần, những nàng tiên đến những con người trần thế bé nhỏ luôn khát khao yêu, mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác dẫu mình chuốc lấy đau thương, bất hạnh.
Nhân vật nàng H‟Điêu trong Khát vọng của muôn đời là một con người luôn khao khát yêu thương và sẵn sàng đi tìm người yêu thương không ngại hi sinh chính bản thân mình, ngay cả cái chết vẫn không lùi bước. Với H‟Điêu “Khi yêu, con người ta vừa như mới sinh ra và người già ngay lập tức trở thành vụng dại như trẻ nhỏ.”. Nàng H‟Điêu đã nguyện trở về kiếp trước, biến thành cây chanh để cứu giúp những người sau đó, những con người lỡ làng, bị phụ bạc “chính trái cây đã làm nỗi đau trong tim họ dịu lại. Và sau đó ai ăn trái chanh H’Điêu người đó sẽ biết quên mình và vậy là người đó biết yêu”. Cuộc sống sẽ trở lên vô nghĩa nếu không có tình yêu. Nếu không có tình yêu “thử hỏi thế gian này không còn ai biết mình, không còn ai si mê, không còn tìm đâu ra một kẻ biết yêu; đàn ông và đàn bà chỉ đến với nhau, vì xác thịt, ở trong ngực mọi người chỉ là những trái tim băng giá, chẳng còn những H’Điêu không quản cái chết đi tìm người yêu, thì liệu có đáng còn thế giới này chăng?Thế giối nhi nhúc con cháu Y Nhớt! Thật đáng sợ! ”. Trong truyện
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc Sống Đa Chiều Và Số Phận Con Người Trong Truyện Ngắn Thế Sự Của Vò Thị Hảo
- Số Phận Con Người Và Vấn Đề Đạo Đức Nhân Sinh Trong Truyện Ngắn Thế Sự Đời Tư Của Vò Thị Hảo
- Vấn Đề Đạo Đức Nhân Sinh Trong Truyện Ngắn Thế Sự Của Vò Thị Hảo
- Nghệ Thuật Sử Dụng Yếu Tố Kỳ Ảo
- Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 11
- Nghệ Thuật Sử Dụng Động Từ Mạnh Tạo Ấn Tượng Đặc Biệt
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
nhà văn còn thể hiện rò tư tưởng về tình yêu. Nó là thứ tình cảm không thể thiếu của cuộc sống trong con người trần tục. Ở cuộc đời này, bất kể là ai, người giàu sang, quyền quý hay những kẻ bần hàn họ đều mong muốn được hưởng vị ngọt của tình yêu và khát vọng hạnh phúc. Trong tín ngưỡng của con người, Trời được hình dung là một một nhân vật tối thượng của vinh quang, của quyền lực và giàu sang. Nhưng Trời vô cùng buồn chán bởi nơi Trời ở “không có tình yêu”, và những cảnh trời nhìn thấy từ trên cao rất nhiều nhưng có một cảnh làm trời thích thú nhất- “cảnh yêu nhau”. Chính sự tò mò đã khiến trời dấn thân vào con đường để đi tìm tình yêu nơi hạ giới. Trong hành trình của mình trời đã gặp H‟Điêu và đã gục ngã trước người con gái đẹp, làm nên một chuyện tình cay đắng trong tình yêu không trọn vẹn. Trái tim màu ngọc lam lạnh như băng của Trời tan vỡ và thay vào đó là trái tim bằng máu thịt, biết đau khổ và yêu thương. Trời vô cùng đau khổ khi không có được tình yêu với H‟Điêu: “Trời đưa tay lên ngực. Có tiếng ngọc vỡ ra từ ngực trái của chàng. Và lần đầu tiên trong đời. Trời nhận thấy có một cơn đau nhói …”. Tình yêu không chỉ đem đến cho con người niềm vui sướng mà trong đó có cả những khổ đau, nhưng nó lại là khát vọng, sự thú vị vô cùng của muôn đời ai cũng mong đợi.
Nhân vật cô gái mồ côi, sống lẻ loi trong rừng sâu trong truyện Nàng tiên xanh xao khiến bao trái tim người đọc phải động lòng trắc ẩn. Nàng đã không quản hiểm nguy cứu sống một chàng trai con nhà quyền quý bị thương nặng trong lúc đi săn. Nàng đã cứu chàng trai bằng cách truyền cho chàng một nửa máu đang chảy trong huyết quản của mình thông qua chiếc kim kì diệu của thần núi. Mất một nửa máu, da nàng trở lên xanh xao đến chính nàng nhìn thấy cũng sợ hãi. Nàng cứu vớt một cuộc đời, một con người chưa từng biết mặt biết tên để rồi gửi gắm cả tình yêu và tính mệnh của mình cho người ấy, bất chấp sự cảnh báo của thần núi “Ôi Đàn bà! Đàn bà muôn đời vẫn vậy, vẫn
không thoát ra khỏi dây xích của sự nhẹ dạ. Con có biết rằng, cứu chàng, rồi đây con sẽ khổ vì chàng?”. Mặc cho lời cảnh báo của thần núi, nàng vẫn tự nguyện đánh đổi “màu hồng rạng ngời trên má” mình để cứu chàng trai. Được cứu sống hai người đã yêu nhau say đắm và đám cưới được tổ chức. Nhưng hạnh phúc đã không đến được với người con gái dám hi sinh tất cả cho tình yêu. Trong đêm tân hôn, chàng trai đã bỏ rơi nàng để vui đùa cùng những người con gái khác, để một mình nàng trong cô đơn, đau khổ. Cay đắng trước tình yêu bị rẻ rúng, nàng trở nên đau đớn tuyệt vọng và quyết định chạy trốn khỏi sự thực nghiệt ngã. Sau những cuộc vui thú với các cô gái, chàng trai nhớ tới nàng nhưng không thấy nàng đâu, chàng vô cùng ân hận vội vã đi tìm nhưng chỉ thấy một chiếc bóng lẻ loi. Chàng chạy tới ôm và cầu xin nàng tha thứ bằng một cách biện minh không thể chấp nhận- “đàn ông đôi khi vẫn thế”, và nàng đã cự tuyệt. Có thể thấy đó là một định mệnh, cuộc đời đã xui khiến họ gặp gỡ và yêu nhau, bắt cô gái phải hy sinh tất cả cho chàng, vậy mà vẫn phải chịu số phận bất hạnh, cay đắng. Ngay trong đêm tân hôn, nàng nếm trải cảm giác cô đơn một mình khi tân lang đi tìm thú vui với các cô gái khác. Chính vì vậy cho dù chàng trai có thức tỉnh, muốn ôm và níu giữ, nhưng nàng đã vùng vẫy để thoát khỏi cánh tay đó cho đến chết. Tình yêu không phải là sự níu kéo nắm giữ mà đó là sự thương yêu trên cơ sở của sự tôn trọng lẫn nhau. Trong màu sắc huyền thoại- linh hồn chàng trai hoá thành cái gai bảo vệ hoa và cây lạ ấy sau này được người ta đặt tên là cây bưởi, để phần nào an ủi cho vong linh người con gái đáng thương. Từ hình ảnh một cây bưởi gần gũi quen thuộc với mọi người, nhà văn đã đem đến cho người đọc một sự tích đầy xúc động, một bi kịch trong tình yêu đầy xót xa, một câu chuyện cảm động nhiều nước mắt mà trong cuộc sống đời thường vẫn có. Sự chạy trốn của nhân vật nàng không chỉ là sự chạy trốn của tình yêu bị phản bội mà còn là chạy trốn cảm giác cô đơn, lẻ loi giữa cuộc đời. Sau khi hoá kiếp, linh hồn nàng biến
thành những nụ hoa trắng muốt toả hương thơm ngát, nó vừa tinh khiết, vừa quá đỗi thanh cao mà những bàn tay phàm tục của chàng trai mãi không thể nào với tới được.
2.3. Truyện ngắn giả lịch sử và khát vọng nhân bản về cuộc sống con người của Vò Thị Hảo
2.3.1.Truyện ngắn giả lịch sử của Vò Thị Hảo
Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, loại truyện giả lịch sử không nhiều nhưng lại thể hiện một khát vọng sâu xa về cuộc sống của con người. Các sự kiện về lịch sử có nguồn gốc từ xa xưa được Vò Thị Hảo sử dụng như một yếu tố cấu thành nên tác phẩm và truyền tải nội dung tư tưởng của nhà văn. Mật độ các truyện ngắn có sự kiện lịch sử không nhiều, hướng khai thác của nhà văn là sử dụng các sự kiện lịch sử để làm phương tiện truyền tải nội dung tư tưởng của mình. Các chi tiết, sự kiện, nhân vật được nhà văn hư cấu nhằm truyền tải nội dung tư tưởng của nhà văn tới người đọc.
Trong truyện Hành trang của người đàn bà âu lạc, nhà văn đã lấy tích về nhân vật khai thiên lập địa trong mo “Đẻ Đất đẻ Nước”của người Mường, với nhân vật Dạ Dần, nhân vật Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết của người Việt “Trăm trứng đẻ trăm con” như một phương tiện có ý nghĩa phát ngôn về tư tưởng của nhà văn về nỗi vất vả bởi những gánh nặng của đạo lí và tôn giáo đối với người phụ nữ. Các nhân vật lịch sử được thổi vào mình những triết luận về đạo lí của cuộc sống của con người nhất là người phụ nữ. Những gánh nặng của đạo lí và tôn giáo ở mọi thời đại luôn đè nặng lên vai người phụ nữ. Nhưng cùng với thời gian, những giáo điều này ngày càng nhiều hơn. Họ không có sự lựa chọn cho mình, cho dù họ cố gắng rũ bỏ nhưng vô cùng khó khăn. Người đàn bà Âu Lạc cứ mỗi lần muốn rũ bỏ bớt đi gánh nặng thì “Hành trang của nàng nặng hơn của Dạ Dần và mẹ Âu Cơ, vì trong gánh của Dạ Dần và mẹ Âu Cơ chưa có triết lí, chưa có bình đẳng và
những mỹ từ”. Nhà văn mượn những nhân vật có ý nghĩa lịch sử để rồi thổi vào đó những tư tưởng của cuộc sống hiện đại, số phận con người.
Trong Hồn trinh nữ, nhà văn mượn câu chuyện về chiến tranh thời xưa để từ đó hư cấu câu chuyện về cuộc sống của con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ có chồng, người yêu đi lính. Chiến chinh đã đem lại cho người lính những bổng lộc, niềm vinh hạnh nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của họ, cướp đi tuổi trẻ, niềm hạnh phúc của con người. Hai người ra đi nhưng chỉ một được trở về. Trở về trong niềm hy vọng chứa chan nhưng cuộc chiến đã khiến trái tim họ quặn đau: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp, nhưng đầu ta và ông ấy đã ngả màu sương!...”. Với các chi tiết mang đậm dấu ấn của một thời kì lịch sử, nhà văn Vò Thị Hảo đã xây dựng nhân vật từ sự hư cấu, từ các chi tiết huyền thoại để truyền tải nội dung về cuộc sống. Số phận cũng như cuộc sống hạnh phúc của con người dường như chính bản thân họ không định đoạt được, hạnh phúc sinh mạng của con người nằm trong tay một số người, vì lợi ích cá nhân, vì quyền lực của mình mà họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cuộc sống và hạnh phúc của người khác. Những con người này chính là thủ phạm hay nói cách khác chính chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Chiến tranh đã lấy đi tất cả của con người sự sống, tuổi xuân, niềm hạnh phúc biến con người trở lên chai sạn, cằn cỗi.
Vượt qua thời gian, Vò Thị Hảo đến với người lính trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Nhân vật chính là người lính sau chiến tranh trở về, nhà văn đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc về người lính sau chiến tranh, để rồi từ đó thể hiện niềm cảm thông chia sẻ. Qua đó là sự lên án chiến tranh phi nghĩa của kẻ thù đã gây bao đau thương không chỉ về vật chất mà cả tinh thần của con người. Trong Biển cứu rỗi, người lính sau những năm chinh chiến đã để lại nơi chiến trường một phần của cơ thể với niềm hi vong về hạnh phúc
gia đình. Nhưng chiến tranh đã cướp đi của anh tất cả, tình yêu, niềm hạnh phúc gia đình. Chính trong ranh giới của sự sống và cái chết trong chiến tranh đã cho ra đời “Những đứa trẻ khác bố. Những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào họng súng tử thần”. Anh đã chạy trốn sự thực phũ phàng mà chiến tranh đã gây ra. Nhưng chính tình yêu đã giúp anh có cái nhìn thấu đáo, anh nghĩ về chiến tranh, được mất, nghĩ về vợ và thấy “lòng se sắt”. Anh đã khóc , tình yêu trỗi dậy, anh rời khỏi đảo.
Với tài năng cũng như sự mẫn cảm bản năng của người phụ nữ, nhà văn Vò Thị Hảo đã sử dụng các chi tiết mang yếu tố của lịch sử để rồi hư cấu tạo nên những truyện ngắn chuyển tải nội dung tư tưởng mang dấu ấn của thời đại. Nhà văn đã thổi vào đó một luồng sinh khí mới để đồng cảm chia sẻ với số phận của con người.
2.3.2. Khát vọng nhân bản về cuộc sống con người trong truyện ngắn giả lịch sử của Vò Thị Hảo
Con người là trung tâm của vũ trụ. Mọi sự vật hiện tượng của cuộc sống này đều tồn tại xung quanh con người, phục vụ cho đời sống con người và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Truyện ngắn của Vò Thị Hảo đều lấy con người làm trung tâm, thông qua các chi tiết lịch sử, các nhân vật lịch sử nhà văn đã hư cấu lên các nhân vật mang đậm dấu ấn thời đại. Cuộc sống con người hiện lên muôn hình vạn trạng từ những khát vọng cao cả, tới những ham muốn tầm thường... tất cả đều được thể hiện qua cái nhìn sắc sảo với trái tim yêu thương nồng nàn của Vò Thị Hảo. Với các chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc lịch sử, nhà văn đã đưa người đọc vào một thế giới xa xưa. Để từ đó nhà văn thể hiện những tư tưởng, quan điểm thời hiện đại. Con người với những số phận khác nhau, bi kịch khác nhau nhưng ẩn sâu trong đó là tiếng nói của sự cảm thông, chia sẻ của nhà văn với nhiêù số phận. Trong truyện ngắn Hành trang của người đàn
bà Âu Lạc, nhà văn đã lấy tích về nhân vật khai thiên lập địa Dạ Dần “Đẻ Đất đẻ Nước” của người Mường và truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ “Trăm trứng đẻ trăm con” của người Việt đẻ nói về số phận của những người phụ nữ. Người đàn bà Âu Lạc luôn mang trên vai những trách nhiệm nặng nề, hành trang mỗi ngày một thêm trĩu nặng bởi một bên con, một bên chồng, một bên là những triết lí, tôn giáo đạo phu thê, công dung ngôn hạnh…sự mệt mỏi khiến nàng bao lần định dừng lại bên vệ đường để quẳng bớt đi một vài thứ trong gánh nặng mình nhưng túi hành trang của họ còn được chất thêm những mỹ từ của thời đai mới: “mỗi mỹ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của người đàn bà, những sợi tóc bạc, những vết nhăn nheo trước tuổi”. Dường như nhà văn đã đặt ra những câu hỏi về số phận của người phụ nữ, đến bao giờ họ mới bớt đi gánh nặng của số phận, của cuộc đời mà nhiệm vụ nào với họ cũng đều quan trọng khó có thể rời bỏ? Viết về vấn đề của người phụ nữ, nhà văn đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ. Hơn thế nữa Vò Thị Hảo còn luôn quan tâm đến cuộc đời số phận cũng như quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện tại. Đó là khát vọng nhân bản sâu sắc về cuộc sống con người của nhà văn.
Trong Hồn trinh nữ, với các chi tiết mang đậm dấu ấn của lịch sử, Vò Thị Hảo đã đưa người đọc trở về với quá khứ xa xưa, trở về với những cuộc chiến tranh phong kiến. Để rồi từ đó mà chia sẻ cảm thông với số phận con người cũng như tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Người con gái trong Hồn trinh nữ đã hi sinh để chờ người yêu đi lính đến lỡ thì. Chiến tranh đã mang đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng với lời ước hẹn, và sau mười bẩy năm trả về cho nàng một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép và mang lối sống chiến trường. Từ lời nói, cử chỉ, hành động đến vóc dáng đều hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh, đến nỗi trong đám cưới của mình anh “ không biết nói chuyện gì khác ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc sơn hào