Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 8

Không thể khác được, chiến tranh có quy luật riêng, muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần sống một cách thực tế, không quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ích và nguyện vọng riêng mà nhất là cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình.

Tuy nhiên, từ sau năm 1975, tình hình toàn cục đã có sự thay đổi, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình. Bệnh đơn giản, một chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người nên được chấm dứt, mà cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lòi tư tưởng, là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật của một nhà văn. Theo quan điểm của thi pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những yếu tố cơ bản, then chốt của chỉnh thể nghệ thuật. Nó góp phần chi phối sự độc đáo của tác phẩm. Do thế giới quan, lí tưởng thẩm mỹ và cá tính sáng tạo khác nhau mà mỗi nhà văn có cách lựa chọn, thể hiện nhân vật cũng không trùng lặp. Nếu các nhà văn trong Tự lực văn đoàn quan niệm con người lí tưởng là con người ái tình, con người ảo vọng thì các nhà văn hiện thực quan tâm đến con người lao động của đời thường. Nếu văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, con người được nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ sử thi, thì sau 1975, con người trong văn học thường gắn với các quan hệ đời thường.

Con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 được nhận thức đánh giá, khám phá chủ yếu ở góc độ chính trị, tư tưởng trong quan hệ ta - địch. Niềm vui, nỗi buồn và suy nghĩ của con người hoà chung trong niềm vui, nỗi lo của dân tộc, giai cấp. Ngòi bút của nhà văn thường tập trung ca ngợi chiến công của cá nhân, tập thể trong chiến đấu và sản xuất, qua đó khẳng định tầm vóc lịch sử của con người, của quốc gia dân tộc.

Hình tượng trung tâm trong văn học giai đoạn này là người chiến sĩ, những người xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với sự nghiệp cách mạng, với quê hương đất nước, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Sau 1975, khi chiến tranh kết thúc, bao khó khăn, thử thách mới đặt ra trong đời sống con người. Sự phức tạp, bề bộn của cuộc sống thời hậu chiến đang diễn ra theo nhiều chiều, nhiều hướng; từ thực tế đó đòi hỏi nhà văn phải có những tiếng nói thể hiện nhu cầu phong phú, đa dạng, phức tạp trong đời sống tinh thần của con người. Từ tâm lí tình cảm, đời sống riêng tư của từng cá nhân đến khát vọng vươn tới trong xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Những biểu hiện của con người trong đời sống từ lĩnh vực kinh tế chính trị, đạo đức xã hội, phong tục tập quán đến tình yêu, hạnh phúc và đời sống tâm linh đều được các nhà văn quan tâm thể hiện. Sự tìm hiểu khám phá con người từ nhiều chiều, nhiều hướng đến thế giới nội tâm là xu thế nổi bật của văn xuôi sau 1975. Trong đó truyện ngắn đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con người một cách nhanh nhạy, sắc bén hơn bất kỳ thể loại nào khác. Có thể nói con người trong truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 được các nhà văn cảm nhận và thể hiện cũng theo tinh thần ấy. Con người ở đây hiện ra dưới nhiều dạng thái khác nhau.


2.2.2. on ngư i lý tưởng, xã hội

Sau năm 1975, các nhà văn vẫn tiếp tục viết về đề tài chiến tranh hoặc phản ánh các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Trong hoàn cảnh khốc liệt đó, họ trình bày những diễn biến và số phận không giản đơn của từng con người. Âm hưởng chung ở những truyện ngắn này dù vẫn thiên về ca ngợi cái cao cả, cái anh hùng của con người nhưng đằng sau đó là hình ảnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường. Truyện ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng kể về hai vợ chồng người phóng viên phương Tây được một anh lính lái xe người Việt đưa qua biên

giới Campuchia. Hành trình tuy không dài, nhưng họ luôn phải đối diện với những nguy hiểm khôn lường, bởi sự tấn công bất ngờ, hiểm ác của tàn quân Pônpốt. Khi chiếc xe gần đến trạm gác cuối cùng thì bị tấn công, người lái xe bị trúng ba viên đạn. Trước khi bọn tàn quân sắp sửa phóng một quả B41 để huỷ diệt cả xe thì “anh nghển lên giống như quằn quại...chân vẫn đặt hờ trên chân ga, tay vẫn nắm chặt vành tay lái đưa chiếc xe vuợt qua còi chết, cứu sống vợ chồng người phóng viên” [188, 427]. Hành động của anh khiến họ hiểu ra rằng “một dân tộc vị tha, sống chết vì người khác, điều đó đã trở thành một đạo lí, một nguồn năng lượng vô tận” [188, 428], một sức mạnh diệu kì để vượt qua mọi gian khổ.

Khi hướng sự quan tâm vào mảng hiện thực đời thường, Ma Văn Kháng cũng tìm thấy từ trong đó muôn hình vạn trạng những sắc thái trữ tình cùng những vẻ đẹp nhân sinh có sức toả sáng. Trong tập truyện Ngày đẹp trời, nhà văn đã khắc hoạ nhiều vẻ đẹp khác nhau của con người trong cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé - con người), mặc dù bị thiếu thốn, bất hạnh nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu thương người khác. Đó là giọt nước mắt muộn màng nhưng rất đáng trân trọng của ông Luyến (Mất điện). Những giọt nước mắt ấy là sự chiến thắng cái trì trệ, thờ ơ, vô trách nhiệm của con người trước hiện thực cuộc sống… Tập truyện là thông điệp của tác giả muốn nhắn gởi đến con người trong cuộc sống hiện tại là cần phải giữ cái mầm nhân bản, phải bảo tồn được khả năng yêu thương đồng loại ở mỗi con người.

Nhân vật nữ phóng viên Nguyên Bình trong truyện ngắn Năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời khi đến với mặt trận Tây Nam, giữa những người lính dũng cảm mà giản dị, khiêm nhường. Là một phóng viên sống ở Hà nội, nhưng chị luôn khao khát được nếm trải nỗi vất vả của những chuyến đi thực tế. Bởi ở đó, cái riêng của chị đã vào ngàn mảnh đời chung để tạo nên những trang viết sinh động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nhưng Văn, người yêu của chị thì khác, một nhà thơ trầm ngâm đi trên phố Hà Nội với những câu thơ viết về nỗi đau khổ. Anh lại day dứt không đồng tình khi chứng kiến sự hi sinh của những người lính trong lòng chị. Như vậy, chiến tranh không chỉ là thước đo giá trị con người mà nó còn giúp con người nhận thức về cuộc sống sâu sắc và sống có ý nghĩa hơn.

Chiến tranh đi qua, nhưng vẫn hằn sâu trên con người Việt Nam những vết thương về thể xác và tinh thần. Truyện ngắn Gió từ miền cát của Xuân Thiều hấp dẫn bạn đọc bởi những điều đó. Dương là một cán bộ, một đảng viên đã có vợ (Nụ), nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, anh lại yêu Thắm, một cô gái mới lớn năng nổ, dũng cảm. Hai người có con với nhau và Thắm phải chịu kỷ luật để bảo vệ Dương và giữ lại đứa con. Sau này Dương hy sinh, Thắm đã tìm gặp lại Nụ nói rò sự thật mà bấy lâu nay đã giữ trong lòng. Tưởng rằng mọi chuyện sẽ càng trở nên rắc rối hơn, nhưng với cái nhìn độ lượng về con người trên cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng đã giúp cho nhà văn xử lý vấn đề một cách thỏa đáng. Nụ đã vượt qua nỗi nghi ngờ, nỗi đau để tha thứ cho Thắm và nhận đứa trẻ làm con. Hai người phụ nữ đã nối lại được sợi dây tình cảm tưởng chừng đã bị đứt. Họ đã thay đổi cách nhìn giáo điều, khắt khe và những quan niệm cũ, có những cách ứng xử hợp lí, thể hiện tính nhân bản vốn có trong truyền thống của dân tộc.

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 8

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), hình tượng trung tâm là người chiến sĩ, những người xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với sự nghiệp cách mạng, với quê hương đất nước. Đó là Hoà (nhân vật chính), nhưng anh đã chấm dứt cuộc đời lúc mới 29 tuổi, tài năng đang độ sung sức và hứa hẹn. Anh ra đi là phải từ bỏ ước mơ tìm tòi, khoa học kỹ thuật, để mang ánh sáng khoa học về với đồng ruộng, làng quê thân yêu của anh, để thay đổi cuộc đời của mẹ và những người thân trên quê hương. Đó là giấc mơ mà từ thuở còn ấp bụng trên lưng trâu, những

đêm ngồi với mẹ trên ruộng rạ, những ngày cắp sách đến trường anh hằng mơ ước. Cũng trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chiến tranh kết thúc, Quỳ hăng hái xây dựng cuộc sống mới, nhiệt tình và ý chí. Chị đã hiện diện trên mặt trận kinh tế, ngay trên mảnh đất mà người thân yêu và đồng đội đã ngã xuống. Chị đã cứu Ph ra khỏi sự lầm lạc, trả lại vị trí xứng đáng để người kỹ sư cơ khí phát huy năng lực sở trường. Phải có niềm khát khao bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, dám sống hết mình cho quê hương xứ sở, mới đủ sức tái sinh những cuộc đời dang dở, làm lành các vết thương trên mảnh đất mà cuộc chiến tranh tàn khốc vừa đi qua. Phải biết tổ chức quản lý, biết sử dụng nguồn tài nguyên, con người, trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật là đội ngũ nồng cốt, mới nhanh chóng khắc phục được hậu quả nặng nề của chiến tranh, đưa quê hương đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu. Quỳ đã nhận ra được vai trò quan trọng của tài năng, của tri thức trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. “Tôi nhận ra ở trong tôi có một cơn khát ghê gớm, cơn khát của sự hồi sinh của mọi tài năng nhất quyết tôi phải làm sống lại một khả năng và trí tuệ đang chết” [30]. Cách sống suy nghĩ và hành động của Quỳ đã trực tiếp thể hiện quan niệm của Nguyễn Minh Châu về đạo lý làm người, về nhân cách, về lối sống về cách ứng xử đầy tính nhân đạo chủ nghĩa. Nó hoàn toàn đúng với tinh thần nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ là sống vì con người, suốt đời lo toan cho con người, càng không phải là làm ra và đem lại cho con người hưởng những điều mong muốn mà khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin ý chí và nhiệt tình cách mạng, để con người tự mình làm ra tất cả.

Cùng trong dòng văn học sau 1975, ta vẫn nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhà văn. Nếu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mang đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời mà nền tảng là chiều sâu triết học và nhân bản; truyện ngắn của Ma Văn Kháng đưa ra

quan niệm đạo đức về con người: con người vĩnh hằng bất biến, con người bản năng, con người của đà văng quán tính, con người hành động và lựa chọn, thì truyện ngắn của Nguyễn Khải luôn tạo ra những nhân vật có bộ mặt tinh thần hoàn toàn riêng biệt, những tình huống có chiều sâu triết học và tâm lí để hướng tới cái đẹp trong đời sống của con người. Nhân vật trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải trước năm 1975 chủ yếu được soi chiếu trên bình diện giai cấp và cuộc sống tập thể. Sự khắc hoạ miêu tả nhân vật thường để làm nổi bật một khía cạnh, một vấn đề nào đó đang đặt ra trong đời sống xã hội, chính trị của đất nước. Tính vấn đề tồn tại như một yếu tố trước nhất có sức chi phối mọi suy nghĩ, quan sát của nhà văn và đặc biệt trong khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Khải thường rất tỉnh táo khi dẫn dắt nhân vật theo một đường hướng nhất định, luôn chỉ cho họ phải làm gì để phục vụ cho mục đích, tư tưởng mà mình đề xuất.

Viết về con người sau chiến tranh, Nguyễn Khải chú ý đến khát vọng tinh thần và những giá trị đạo đức, nhân cách bền vững trước mọi tác động của hoàn cảnh. Vì thế những nhân vật mà nhà văn tâm đắc thường có trí tuệ, có cốt cách, biết lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống có lý tưởng, có hoài bão xây dựng quê hương đất nước. Quan niệm con người gắn liền với thời thế, nhà văn quan tâm đến khả năng thích ứng với thời cuộc, thích ứng nhưng không phải là cơ hội, vì mỗi thời con người cần có sự lựa chọn phù hợp, nhưng mặt khác vẫn không đánh mất mình. Với thế giới nhân vật của mình, Nguyễn Khải dần đi đến việc tìm những giá trị tương ứng với con người, với thời đại những giá trị nhân bản bền vững đó là cái thiện và những giá trị văn hoá tinh thần của đời sống. Coi con người là trung tâm của sự khám phá và nghiền ngẫm hiện thực. Vì thế, Nguyễn Khải ít chú ý khắc hoạ ngoại hình nhân vật, mà khi miêu tả diện mạo nhân vật, nhà văn chỉ tập trung vào miêu tả những chi tiết ngoại hình tiêu biểu, gợi được nét tính cách và dự báo được số phận của nhân vật. Để có thể biểu

hiện hiện thực một cách khách quan, nhà văn đã trao cho nhân vật của mình quyền bình đẳng về tư tưởng. Ông hay đưa cái tôi cá nhân của mình hoặc của những người gần gũi với mình thành nhân vật trong tác phẩm, để nói đến những vấn đề của ngày hôm nay, những vấn đề thế sự và để khai thác một cách triệt để tính cách số phận nhân vật.

Tuy không ở vào vị trí người mở đường như Nguyễn Minh Châu nhưng với những đóng góp của mình, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải xứng đáng là một trong những nhà văn tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Như vậy, sức sống và sự lôi cuốn của kiểu nhân vật mới là một thành công của nghệ thuật viết truyện ngắn sau 1975, thể hiện những chuyển biến về chất trong quan niệm nghệ thuật về con người. Theo đó nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được các nhà văn hậu chiến đặc biệt chú ý và đổi mới. Họ không chủ trương điển hình hoá nhân vật, không miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ về hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội, mà nhân vật trong tác phẩm thường là những mảnh vỡ về ngoại hình, về tính cách, thậm chí cả cái tên cũng không có, hoặc có nhưng không rò ràng. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn thời gian qua, nhìn chung là một thành tựu quan trọng, được nhiều người thừa nhận. Khuynh hướng dân chủ hóa và tinh thần nhân bản đã giúp truyện ngắn sau 1975 thoát ra khỏi những lối mòn quen thuộc, phá vỡ những quy phạm hình thành trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, dần dần đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều chiều về con người, mở ra những chiều mới mẻ và thú vị về đời sống đầy bí ẩn, vô cùng vô tận của những cá thể người sinh động và gần gũi.


2.2.3. on ngư i t nhiên, đ i thư ng

Quán tính một nền văn học phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng và mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, có ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh từ những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả

của dân tộc. Văn học sau 1975, con người được miêu tả không còn đại diện cho cái chung nữa mà là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều. Đó cũng chính là những cá nhân được khám phá và phát hiện trong quá trình hình thành nhân cách dưới sự tác động, chi phối của các yếu tố xã hội. Thân phận và cuộc đời của con người được phản ánh một cách sinh động, phong phú. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 nhất là những năm 80 cũng đi theo lộ trình đó. Quan niệm về con người cá nhân đã được điều chỉnh hợp lý và có chiều sâu, chưa bao giờ số phận, bi kịch cá nhân được đặt ra một cách bức xúc và mạnh mẽ như thế. Điều đáng chú ý là con người cá nhân trong văn học giai đoạn này không phải là con người chủ nghĩa cá nhân, cá thể phủ định mọi cơ sở đạo đức, không chịu tác động của xã hội như trong thơ mới, mà con người cá nhân được giải quyết thoả đáng trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Quan niệm con người cá nhân không dẫn đến sự cô lập cá nhân trong cộng đồng xã hội mà đằng sau mỗi số phận của từng cá nhân vẫn là những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống hôm nay.

Không khuôn thước chuẩn mực có định hướng như văn học cách mạng, con người trong truyện ngắn sau 1975 được đặt vào mối quan hệ đa chiều, những tình thế phức tạp trong cuộc sống, đòi hỏi con người phải ứng xử tùy theo từng vị thế, tính cách của mỗi người. Nếu truyện ngắn 1945 - 1975 đem lại ấn tượng về con người có thể biết trước, nhà văn nhìn con người chủ yếu như một ý thức chính trị vận động hợp quy luật lịch sử, thì truyện ngắn từ sau 1975 đem lại cảm giác con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, không thể biết trước, không thể biết hết. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Con người hành động có khi theo sự chỉ huy của ý thức, của lí trí tỉnh táo, có khi lại bị chi phối bởi tiếng nói của vô thức, bản năng. Rất khó có thể định tính hay định lượng cho con người mà không làm tổn thương đến bản chất người của nó.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí