Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 9

Nguyễn Trí Huân dòi theo cuộc hành trình tự ý thức đầy nặng nhọc của nhân vật Quy từ lúc cô bé 13, 14 tuổi đến khi đã từng trải mọi đau buồn, vinh quang, bất hạnh... để đưa ra kết luận: “phải chăng chính cuộc đời là như vậy. Nó vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu. Vả lại nếu như mọi cái ở con người đều đơn giản, rò ràng, đều cắt nghĩa, lý giải ngay được thì cuộc đời sẽ tẻ nhạt biết bao!” [85, 127].

Khi trình bày mẫu người giản đơn đến máy móc, duy ý chí đến thô thiển của một thời nhiều ấu trĩ, vụng dại, Nguyễn Khải cũng phát biểu về cái bí ẩn của cuộc đời qua lời nhân vật chất vấn: “Nếu mọi sự đều có lí, đều có thể hiểu được thì làm gì còn văn chương hả ông?” (Nhóm bạn thời kháng chiến). Vậy là con người cần đến văn chương vì nó tự biết nó là một thế giới vô cùng tận, khó có thể hiểu hết, nó kì vọng ở khả năng khám phá và biểu hiện của văn chương. Và sức hấp dẫn có được của văn xuôi hiện nay chính là ở chỗ nó liên tục phát hiện những cái khuất lấp, ẩn chìm, những sức mạnh kì lạ đã chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi cá nhân, không ai giống ai.

Con người vốn phức tạp như thế nên không thể dùng một tiêu chí cố định mà đo đếm nó. Mọi sự lý tưởng hóa con người đều làm cho nó trở nên giả dối, không thật. Nhân vật của truyện ngắn sau 1975 rò ràng ít lí tưởng, không hoàn hảo, sạch sẽ, không được bao bọc trong bầu không khí vô trùng như trước 1975 thường thấy. Trong văn học vẫn có nhân vật đẹp nhưng là cái đẹp trong bụi bặm của cuộc đời thường nhật. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu vẫn là cuộc săn tìm những hạt ngọc đạo đức ẩn dấu trong con người, nhưng đồng thời cũng để chứng minh điều tác giả trải nghiệm: “Quan sát những người ở xung quanh mình, tôi thấy người tốt vẫn chiếm đa số. Nhưng hình như họ luôn phải cưỡng lại một thứ gì đó ở bên trong bản thân, thiện và ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con người. Người ta vẫn tốt nhưng cái tốt hình như ít đi hơn xưa.

Người ta phải luôn giữ mình để khỏi làm điều xấu và ác” [53].

Với Nguyễn Minh Châu, thì truyện ngắn sau 1975 dần dần quan tâm con người ở tư cách cá nhân, con người không trùng khít với chính mình, con người phức tạp, nhiều chiều. Bức tranh của ông là con người đối diện với chính mình, là tòa án lương tâm sáng suốt nhất phân xử tư cách con người trong mối quan hệ với số đông người và với cá nhân anh thợ cắt tóc. Ở tư cách thứ nhất, người họa sĩ có lí “tôi là nghệ sĩ chứ đâu phải là một anh thợ vẽ truyền thần... Công việc của người nghệ sĩ là phục vụ cả số đông chứ đâu phải chỉ phục vụ một người”. Ở tư cách thứ hai, anh ta là kẻ ích kỉ, dối trá: “Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả? Có quyền lừa dối hả?” [30].

Vấn đề trách nhiệm trước những người lính của cuộc chiến tranh vừa qua, được Nguyễn Minh Châu viết rất kỹ trong truyện ngắn Bức tranh. Vì thế, tác phẩm được viết từ trước đó, nhưng đến 1983 mới được công bố. Trong Bức tranh, không có con người lý tưởng mà là con người đa nhân cách, có cả cao đẹp lẫn thấp hèn. Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn, nhức nhối đặt ra cần được trả lời ngay trong tác phẩm là: chúng ta không thể vì cái danh hiệu vinh quang của cộng đồng dân tộc mà bỏ qua số phận cá nhân. Cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hướng nhìn thẳng vào bản chất của hiện thực: chiến tranh không chỉ là ánh hào quang của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng mà còn có cả mất mát, đớn đau, giả dối. Chiến tranh làm cho người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn, con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần mà hội tụ cả những ham muốn tầm thường, thấp hèn.

Còn Nguyễn Khải từng triết lí: "cái thế giới tinh thần của con người là vô cùng phức tạp vì con người luôn nhắm tới cái thật cao và thật xa”. Ông ngạc nhiên thấy có người "ăn no mà buồn, không phải lo nghĩ mà lại buồn” (Anh hùng bĩ vận), có người "hiền lành là thế, hồn nhiên là thế mà có

ngày sẽ trở thành sát nhân ư” (Đổi đời). Nguyễn Minh Châu từ tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành trở đi dường như liên tục làm những thử nghiệm, đối chứng về tính chất kì lạ của con người. Hạng, Cơn giông, Sắm vai, Chiếc thuyền ngoài xa,... đều ít nhiều diễn tả cái phức tạp của đời sống, những giằng xé nội tâm khiến con người nhiều lúc như bị phân thân.

Sau năm 1975 cả dân tộc vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền móng chủ nghĩa xã hội, vừa đối diện với những cuộc chiến tranh biên giới. Cuộc sống khó khăn lại càng khó khăn hơn bởi cơ chế quan liêu và những tiêu cực trong quản lý kinh tế, tổ chức xã hội. Trước thực tế đó, nhiều nhà văn không ngần ngại đi vào những vấn đề của đời sống như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê. Đó là những cây bút có nhiều truyện ngắn phản ánh mặt trái của xã hội. Trong tập truyện Một chiều xa thành phố, Lê Minh Khuê đã phản ánh khá tinh tế sự chuyển động âm thầm mà mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của con người thời đại. Họ bị cuốn vào cơn lũ của đời sống tiện nghi, tâm lí tiêu dùng, thói lãnh cảm với quá khứ, với đồng loại. Sự phê phán của nhà văn đối với những thói hư tật xấu của con người thật nhẹ nhàng mà thấm thía. Từ một cô gái nhiệt tình, hăm hở, Tân trở thành kẻ hưởng thụ và ích kỷ, cô sống thờ ơ với bạn bè cũ, chạy theo lối sống vật chất, khiến chồng cô phải thốt lên “cái nông cạn của người đàn bà cũng như một thứ tội ác” [102] một cách khinh bỉ. Tuy nhiên, lấy lối sống của Tân để áp đặt cho đại bộ phận con người hiện tại thì chưa thực sự thoả đáng, nhưng đó là một lời cảnh báo. Con người tiếp cận với cuộc sống hiện đại, càng làm cho họ trở nên vô cảm với xung quanh và kết quả là tự đẩy mình vào chỗ cô đơn trống vắng.

Còn trong truyện ngắn Ban mai yên ả, người lính từ chiến trường trở về hòa nhập vào đời sống bình thường ở hậu phương đã vấp phải bao khốn khó. Lối sống tỉnh lẻ nhếch nhác, tuỳ tiện, một số cán bộ dửng dưng, vô

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

trách nhiệm. Tất cả như một thứ keo đặc quánh vây bủa lấy anh, như thứ ao tù đọng đã làm thui chột những ý định tốt lành trong anh. Vì vậy anh chỉ muốn sống cho lương thiện, nhưng điều đó đã phải làm phiền đến bao nhiêu người và gây cho họ không ít sự bực bội. Dương Thu Hương chẳng ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật đời sống, bỏ qua cái vẻ bề ngoài, để đi thẳng vào những gì thuộc về bản chất của các sự vật hiện tượng. Vì thế, người đọc dễ dàng thấy rò mặt trái, phần khuất lấp của cuộc sống con người. Sau năm 1975, sự thay đổi của đời sống đã tác động không nhỏ đến mỗi cá nhân trong xã hội, con người lại trăn trở, nhận thức để xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức mới phù hợp. Thế giới vô định, cuộc sống con người có nhiều nghịch lí, bất an, bất trắc mà bản thân con người lại đầy rẫy những ngộ nhận. Nó luôn bị ảo tưởng về sức mạnh, về ý chí vạn năng nên lại tham vọng vô cùng. Nhân cách và đạo đức của từng con người lúc này rất khó xác định: “Với số đông người Việt Nam khi đứng trong một đội ngũ, đứng dưới một lá cờ đại nghĩa, thì mỗi người đều có thể là một anh hùng. Nhưng khi cờ xí đã cuốn lại, ai về nhà nấy, sống cho riêng mình, cho vợ con, thì coi chừng, cái hạt mầm Chí Phèo hay Xuân Tóc Đỏ vẫn trú ẩn ở đâu đó trong tiềm thức, trong huyết quản lại tìm dịp dần dà để trỗi dậy” [111, 69].

Trong cuộc sống hiện đại, con người có quá nhiều những nhu cầu đòi hỏi phải giải quyết. Đó là nhu cầu về ăn mặc, ở, giải trí và nhu cầu hạnh phúc. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, con người cần phải có nhiều thứ để trao đổi mà đồng tiền là ngự trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể có tiền để thoả mãn hết các nhu cầu của bản thân. Trước những thiếu thốn, những nhu cầu và những cám dỗ, có những con người đã tha hoá hoặc bộc lộ những tính xấu. Qua nhân vật Trí (Hai người trở lại trung đoàn), Thái Bá Lợi đã từ bỏ lối nhìn đơn giản, một chiều về con người. Ở đây, con người được phát hiện chủ yếu trên bình diện đạo đức, mà chiến tranh chính là môi trường làm bộc lộ tính cách phức tạp của con người. Là một tổ trưởng trinh

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 9

sát giỏi trong chiến đấu, nhưng trong tình yêu, Trí sẵn sàng dùng thủ đoạn để hạ đối phương của mình, cho dù đó là người bạn từng vào sinh ra tử với anh. Sự việc đó chỉ “gợn lên một chút ân hận, nó chỉ thoáng qua như tiếng xẹt của một viên đạn cỡ nhỏ trong mộ trận đánh lớn” [170, 667]. Sau này trong những bậc thang danh vọng của cuộc đời mình, Trí tiếp tục giẫm đạp lên nhiều giá trị tinh thần khác để đạt được mục đích. Tuy vậy, vấn đề sự trả giá cho những vi phạm đạo đức mà anh gây ra, được nhà văn viết khá dè dặt và xử lý nhẹ tay. Phải chăng, đạo đức con người đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hậu chiến mà nhà văn chưa mạnh dạn phơi bày bởi cái bóng nối dài của dòng văn học minh hoạ đang che khuất.

Trình bày con người như nó vốn có, không lí tưởng hóa, thần thánh hóa nó là đặc điểm nổi bật trong quan niệm về con người của truyện ngắn từ sau 1975. Quan niệm con người đời thường, con người phàm tục, không hoàn hảo vừa giống như một sự đối thoại với quá khứ, khước từ những lối biểu hiện công thức, vừa đề xuất hệ giá trị mới để đánh giá con người: giá trị nhân bản. Có thể xem đây là sự đổi mới chất liệu truyện ngắn theo hướng tăng cường hiện thực hóa và dân chủ hóa. Không ít người trong khi tìm kiếm ý nghĩa triết lí phổ quát về con người đã tìm thấy chân lí ở cái nhìn phi thiêng liêng hóa con người và họ dũng cảm chấp nhận con người thường tình, thậm chí tẻ nhạt, khiếm khuyết, không hoàn thiện. Ví dụ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu để cho nhân vật Qùy trả giá và tỉnh ngộ: “Em sẽ không đòi hỏi ở anh một con người tuyệt đối hoàn mĩ... Anh hãy sống tự nhiên” [30].

Sự phong phú, phức tạp trong đời sống con người bình thường thể hiện trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Người trung đoàn trưởng có tài năng xuất chúng, khiến người lính ở hàng ngũ bên kia cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, Hoà cũng có những thói nọ tật kia như những con người bình thường khác. Nghĩa là

cũng bộc lộ những ham hố, những nhược điểm. Đây là những biểu hiện của Hoà trong sinh hoạt hàng ngày: “Sống gần kề hầu như ngày nào cũng gặp nhau, tôi mới có dịp được thấy anh ấy cũng mừng rỡ, hý hửng khi được thăng cấp, mới có dịp được thấy anh ấy ăn, ngủ, đi lại, cũng chăn một đàn gà riêng, đánh một cái quần xà lỏn đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xấu sau lưng người kia. Và, anh ấy cũng có mồ hôi tay, hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính” [179, 231]. Trong dòng sự kiện của cuộc sống, con người thường hướng tới những điểm sáng, những sự kiện lớn lại dễ bỏ sót những đốm sáng nhỏ nhoi của cuộc sống. Từ những chuyện tưởng rất bình thường nhỏ nhặt trong Một lần đối chứng, Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Đứa ăn cắp, Một người đàn bà tốt bụng, Sống mãi với cây xanh..., Nguyễn Minh Châu đã tìm ra được các khía cạnh sắc sảo của thế thái nhân tình, của những vấn đề vừa nhỏ bé, vừa rộng lớn trong số phận cá nhân. Từ đó, nhà văn đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho mỗi người, bồi đắp thêm ý thức trách nhiệm với đồng loại và nhân lên lòng yêu cuộc sống. Con người tha hoá trong nhiều mối quan hệ phức tạp, khó lường.

Với đề tài này, các sáng tác sau năm 1985, Nguyễn Minh Châu nhắc lại trong Mùa trái cóc ở Miền Nam. Ông đã đưa người đọc đến cuộc gặp gỡ của tình mẫu tử thiêng liêng giữa bà mẹ (sư già Thiện Linh) và người con trai - tiểu đoàn trưởng Toàn sau hơn hai mươi năm xa cách. Những tưởng trong hoàn cảnh đó, anh phải vui vẻ, cảm động, nhưng hoàn toàn bất ngờ và trái ngược như một phiên tòa đại hình. Người mẹ tội nghiệp ân hận cả đời vì làm phật ý con, sau 20 năm nương nhờ cửa Phật để tĩnh tâm và chuộc lại lỗi lầm của mình. Bà gửi trọn niềm tin và niềm hi vọng được cứu rỗi vào đứa con trai duy nhất của mình nay đã là một sĩ quan của quân giải phóng. Ngờ đâu, hi vọng ấy mới được nhen nhóm thì bị lụi tàn ngay do thái độ dửng dưng và vô cảm của Toàn. Nhân vật kể chuyện đã không giấu được nỗi kinh hoàng của sự bại hoại đạo đức không còn nhân tính đã kêu lên “hỡi

trời ơi, có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của mẹ” [179, 542]. Nhưng cũng bàn tay ấy, khi đối diện với cấp trên thì lại “đầy vồ vập, đầy hồ hởi, mười ngón tay của anh ôm trùm lên xoắn xuýt … có ngón thì cứ thít chặt lấy như một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cái vô cùng rắn chắc cứ quắp chặt vào như mỏ của một con chim ác” [179, 529]. Trong suốt thời gian gặp mẹ, điều mà Toàn quan tâm nhất không phải là hai mươi năm qua mẹ sống như thế nào, cực khổ, chịu đựng ra sao mà là vấn đề lý lịch: “Nào! Bây giờ mẹ nói cho tôi nghe, những năm tháng ở trong này mẹ đã làm những việc gì, mẹ sống với ai” [179, 543].

Trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường làm tiêu điểm, đặt nó vào quỹ đạo quan sát của văn học, các nhà văn đã khơi vào nguồn mạch mới để làm giàu thêm cho nhận thức và sinh hoạt tinh thần của con người. Ở các truyện ngắn này, văn học bỗng trở thành “những vui buồn của đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người, trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ” [210, 61].


2.2.4. on ngư i với đ i sống tâm linh

Tâm linh trong con người thường là niềm tin vào một thế giới, một còi nào đó mà họ cũng như khoa học chưa lí giải được. Đó chỉ là những niềm tin, tín ngưỡng, làm cho đời sống con người thêm phong phú hơn, như: tin vào một vị thần linh mình thờ cúng, vào những giấc mơ trong còi vô thức, hay chỉ là những tục thờ cúng theo truyền thống... Theo Nguyễn Đăng Duy “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, khái niệm” [83, 89]. Vì vậy, người Việt Nam xưa nay hay thờ

cúng những vị thần bảo hộ đất đai, nhà cửa nơi mình sinh sống. Ngoài ra, còn có tục thờ cúng ông bà, người đã sinh ra, có công nuôi dưỡng, chăm sóc họ. Khi ông, bà mất đi con người cúng viếng, mục đích để tưởng nhớ công ơn đó và họ cũng tin rằng: ông, bà mình vẫn sống ở một thế giới tốt đẹp hơn, vẫn dòi theo con cháu và phù hộ cho những người sống ở hiện tại.

Truyện ngắn sau 1975 không chỉ đi sâu khám phá đời sống bên ngoài, bên trong con người mà còn xoáy sâu vào tiềm thức để hiểu thêm những ẩn khuất trong chính tâm hồn họ. Thế nên, đời sống tâm linh của con người được quan tâm một cách toàn diện hơn trong các sáng tác sau 1975 trong đó có Nguyễn Minh Châu. Ông không chỉ đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ở sự tự nhận thức, mà còn nhìn thấy được con người có một đời sống tâm linh vô cùng phức tạp. Hình ảnh người nữ y sỹ Quỳ trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một ví dụ. Chị có đời sống bên trong thật sâu kín và phức tạp mà ta gọi đó là còi tâm linh riêng trong mỗi con người. Trong một lần đi kiểm tra hành trang của các sĩ tử trong hang đá, tình cờ chị gặp những trang nhật ký của các anh chiến sĩ trẻ đã hy sinh. Đọc vào trang nào chị cũng gặp tên mình, Quỳ đã xúc động áp những dòng nhật ký vào ngực mình và gọi tên những từ thiêng liêng như Tổ quốc, Đất Nước. “Tôi chợt nghĩ đến những chữ vô cùng trừu tượng, thiêng liêng như Tổ quốc, Đất nước, tôi lại còn hình dung đến làng quê của từng anh với những người thân sống chung dưới một mái nhà, những bờ đê, một khúc sông ngầu phù sa, một lối ngò tiếng tre kẽo kẹt và màu tím hoa xoan tím rắc li ti trên vạt đất ấm, và chiếc gàu sắt Tây chạm vào thành giếng khơi kêu lanh canh” [93]. Thông thường, khi người ta gặp những hoàn cảnh thiêng liêng, điều tâm niệm sâu sắc, ăn sâu vào tiềm thức được bật ra. Phải chăng ở hoàn cảnh đó, đời sống bên trong của Quỳ đã thức dậy những gì thật sâu kín mà ta gọi là còi tâm linh, những điều thiêng liêng và cao cả nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022