Nghiên Cứu Về Tác Giả Và Tác Phẩm Truyện Ngắn

phù hợp. Những người anh hùng, những tấm gương quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh phải đối mặt với cuộc sống đời thường, âu lo tủn mủn, cơm áo gạo tiền. Tất cả mọi ngóc ngách của đời sống hiện dần ra, đẩy con người quay về lại với chính mình. Những lo toan sinh kế, những vật lộn giành giật nghiệt ngã của cơm áo đã len vào tận tâm trí của mỗi con người. Thế trận địch - ta không còn nữa mà thay vào đó là bi kịch của mỗi con người đang đối diện, đấu tranh với chính bản thân mình, cái đẹp - cái xấu, cái thiện - cái ác, cái cao cả - cái đớn hèn đang giằng xé không khoan nhượng. Xã hội không còn rò ràng hai mảng sáng - tối, đồng loại không còn đùm bọc nhau mà độc ác, tàn nhẫn giành giật của nhau để tồn tại, sinh kế và mưu cầu hạnh phúc.

Truyện ngắn Việt Nam nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Nhiều tác giả với công trình như: Antonov với Viết truyện ngắn (Bùi Hiển dịch), Nxb Văn nghệ; Tạ Duy Anh với Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên; Lại Nguyên Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Huy Bắc với “Truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9 2002; Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Việt Thắng với Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học và Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia. Ngô Thu Thủy với Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến, Luận án Tiến sĩ Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thị Năm Hoàng với Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – Nhìn từ góc độ thể loại, Luận án Tiến sỹ Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đây là các công trình nghiên cứu khá công phu về văn xuôi và truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985, người viết sẽ trích dẫn thêm ở các chương sau.

Ngoài ra, một số luận án tiến sỹ như: Trần Mạnh Hùng với Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu long từ 1975 đến nay, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM; Nguyễn Văn Kha với Đổi mới quan niệm về con

người trong truyện ngắn Việt Nam 1975-2000, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Hoàng Thị Văn với Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam 1975-1995, Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM ; đã có những nghiên cứu khá công phu về truyện ngắn Việt Nam đương đại trên nhiều bình diện. Ngoài ra còn các bài viết về truyện ngắn sau năm 1975 đăng trên báo viết hoặc báo điện tử người viết sẽ trình bày trong các chương sau.

Nhìn chung, các ý kiến đã chỉ ra được một số đóng góp ở phương diện thi pháp như phong cách, giọng điệu, ngôn ngữ, kết cấu và thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn 1975 - 1985,... đặc biệt là dấu ấn vấn đề thi pháp trong tác phẩm. Các nghiên cứu về truyện ngắn giai đoạn này đã có nhiều tìm tòi, khám phá đưa ra được những ý kiến quý báu, đáng trân trọng. Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện để thừa hưởng và đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn nói chung và truyện ngắn 1975 - 1985 nói riêng.


1.2.2. Nghiên cứu về tác giả và tác phẩm truyện ngắn

Những năm sau chiến tranh (1975), nền văn học vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính của thời kỳ chiến tranh, đề tài chiến tranh, nhân vật người lính vẫn bao trùm hầu hết sáng tác của các nhà văn. Tuy nhiên, “trong truyện ngắn thấy rò nét một hướng đi vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý của nhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm: truyện ngắn cũng có ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, để làm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh” [118].

Những tác giả được nghiên cứu nhiều ở giai đoạn này là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương. Bởi trong điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước sau chiến tranh mà “sáng tác của họ đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý, báo

trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ bất chấp trở lực cản ngăn” [139, 53]. Với truyện ngắn, bên cạnh Nguyễn Minh Châu, còn phải kể đến như: Thái Bá Lợi, Xuân Thiều, Nhật Tuấn, Bùi Hiển, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Các bài viết, ý kiến đánh giá về các tác giả này rất nhiều, đặc biệt chú ý là của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu, các nhà văn như: Tôn Phương Lan, Phong Lê, Vân Thanh, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Tô Hoài, Hoàng Như Mai, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền, Lê Thành Nghị, Trần Cương, Ngọc Trai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn, Thiếu Mai, Bích Thu,... Ở giai đoạn đầu, có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều về trường hợp của Nguyễn Minh Châu. Mặc dù hầu hết các ý kiến đều thừa nhận những đóng góp của ông trên hành trình đổi mới, song trong số đó vẫn còn ý kiến tỏ ra nghi ngại. Nhận xét một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, nhà văn Bùi Hiển băn khoăn trong Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu (Văn nghệ 1985, số 27 và 28): “đẩy sự tìm tòi khám phá về nội tâm, tính cách về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn”. Nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường thì cho rằng ông chỉ thành công một nửa.

“Bức tranh không phải là kiệt tác của Nguyễn Minh Châu nhưng đó là truyện ngắn đánh dấu cho hành trình sáng tạo văn học, mở đầu cho một thế giới quan, nhân sinh quan, một thi pháp hoàn toàn mới”[224]. Trong Bức tranh, con người lý tưởng biến mất, nhường chỗ cho con người đa nhân cách: có cả tốt đẹp lẫn đớn hèn. Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn, nhức nhối đặt ra là chúng ta có thể vì vinh quang của cộng đồng mà bỏ qua số phận cá nhân không? Ở đây cái nhìn của nhà văn đã thay đổi, đã quay về với thân phận con người, những kiếp

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 5

người đã hy sinh và mất mát quá nhiều vì cộng đồng, vì hào quang chiến tranh. Trường hợp của Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê trong những truyện ngắn viết về những khía cạnh xấu của con người, tác giả Bích Thu cho rằng đã làm “xô lệch đi vẻ tự nhiên bình thường của con người, dẫu đó là những mẫu hình tiêu cực trong đời sống chúng ta” [201]. Nhưng cũng có ý kiến ủng hộ cách viết này dù rằng “ngòi bút của tác giả ở đây thật đã đi đến những chỗ cùng cực trong cách miêu tả thậm chí là có phần ác quá. Song ta đã chấp nhận phong cách này, thì để cho nó đi hết sự phát triển vốn có, không dừng lại nửa vời” [163]. Đó là phát biểu của Vương Trí Nhàn trong Văn học 1975-1985 - Tác phẩm và dư luận của Nxb Hội Nhà văn, năm 1997.

Nhà nghiên cứu Phan Huy Dũng trong Tinh tuyển văn học Việt Nam viết: “Vũ Tú Nam viết khá thành công về sinh hoạt nông thôn, về những người dân quê bình thường mà hết sức đáng mến, đáng trọng. Ở chừng mực nào đó, ông đã nhìn thấy bản sắc tinh tuý của nền văn hoá dân tộc... Nhưng nhắc đến Vũ Tú Nam, người ta thường nói đến truyện ngắn Sống với thời gian hai chiều” [182, 354]. Thiên truyện chú ý đến đời sống tinh thần của một con người đã kinh qua hai cuộc kháng chiến, nhân vật ông An đã sống trong bầu không khí đầy sôi động của đất nước. Ông đã từng: “Đi vào cách mạng, lòng luôn luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng đơn giản, dễ dàng” [131]. Đó là thời kỳ cái tôi cá nhân phụng sự cái ta dân tộc, phụng sự cho cuộc kháng chiến, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Sống với thời gian hai chiều như là hồi ký về bản thân, gia đình và dòng họ. Chiến tranh đi qua, cuộc sống mới trở lại bình thường, thời thế đã thay đổi, con người sống, làm việc và ứng xử cũng phải theo cung cách mới. Trước dòng đời, dòng chảy của thời cuộc, ông An kiểm điểm chân thành và xúc động: “Thế là lần lượt: cô, bác, rồi thầy, mẹ, cậu, mợ mình đã theo nhau ra đi hết cả. Các cụ như những lớp lá khô trút xuống trở về với đất. Và đến lượt cánh mình phơi

ra giữa trời như những lớp lá già, che nắng, che sương, chuẩn bị cho những chồi non. Chồi non là con mình, cháu mình, chắt mình. Chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng. Còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo hướng nào?” [131,126]. Đó là những trăn trở của con người từ chiến tuyến trở về hoà nhập với cuộc sống đời thường sau chiến tranh.

Còn Bùi Việt Thắng bày tỏ sự hy vọng sau khi đọc 45 truyện ngắn 1975 – 1985: “Mười năm văn học văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng đã là bạn đường tâm đắc của chúng ta. Đặc biệt với truyện ngắn, những thành công liên tục của nó đã làm hiển hiện một chân trời rộng lớn của thể loại... Trong tấm gương của thể loại nhỏ... Truyện ngắn hôm nay đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ. Sự hưng thịnh của truyện ngắn hôm nay trước hết nhờ ở những sự tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó” [196,117]. Bùi Việt Thắng đã đi sâu lý giải những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn hậu chiến. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định vai trò hàng đầu của truyện ngắn trong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn này. Theo ông, truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết, “nó sớm đạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn” [136].

Trong bài viết “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Bích Thu đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về truyện ngắn và đội ngũ nhà văn: “Truyện ngắn đã và đang là trung tâm thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút, là thể loại sở trường của nhiều nhà văn, người đến trước, kẻ đến sau tập trung thành một lực lượng hùng hậu. Đó là những cây bút lão thành Tô Hoài, Bùi Hiển, Trần Kim Trắc... vẫn dẻo dai sức viết, thâm trầm mà hóm hỉnh trong các tác phẩm. Là Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng... với cái nhìn từng trải vẫn đều đặn ra sách. Là Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Trang Thế Hy, Nguyễn

Quang Thân vẫn không ngừng bộc lộ năng lực phát hiện mới trong quá trình sáng tạo. Rồi tiếp đó là các cây bút gây ấn tượng với người đọc như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Hoa, Dạ Ngân, Bảo Ninh, Chu Lai. Là sự xuất hiện của lớp trẻ dồi dào bút lực: Nguyễn Thị Thu Huệ, Vò Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Ấm, Trần Thị Trường, Ngô Tự Lập... Đội ngũ tác giả, sự tiếp nối các thế hệ cầm bút này đã góp phần không nhỏ trong việc kế thừa và cách tân thể loại, làm cho truyện ngắn ngày càng mới mẻ và phong phú hơn. Truyện ngắn của họ thật sự đã phát huy được ưu thế vốn có của thể loại” [203].

Các nhà nghiên cứu phê bình khác cũng thể hiện sự quan tâm của mình trước sáng tác của đội ngũ viết truyện ngắn: Ngô Vĩnh Bình với “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Văn nghệ Quân đội số 4 1999; Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản; Phạm Vĩnh Cư với Những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; Hội nhà văn Việt Nam với Tác phẩm và dư luận văn học 1975-1995; Lê Thị Hường với Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995; Tôn Phương Lan với Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – sự hình thành và những đặc trưng; Nhiều tác giả với Văn học Việt Nam sau năm 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy.

Từ năm 1975 đến 1985, số lượng truyện ngắn xuất bản, in trên các báo là không nhỏ. Ở đây người viết chỉ điểm qua tình hình nghiên cứu một số tác phẩm đạt giải trên các tạp chí, các tập truyện có tác động lớn đến diện mạo văn học giai đoạn này. Có thể kể đến các tập truyện ngắn được giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội: Có một đêm như thế (1981), Thời gian (1985)… và các tập truyện của các tác giả như: Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985); Lê Minh Khuê với Đoạn kết (1983), Một chiều xa thành phố (1986), Xuân

Thiều với Gió từ miền cát (1985); Dương Thu Hương với Những bông bần li (1981); Ma Văn Kháng với Ngày đẹp trời (1986) …

Tóm lại, số lượng các tập truyện và các bài viết khá nhiều, đăng tải trên báo trung ương và địa phương dưới nhiều dạng điểm sách hoặc phê bình. Các bài viết này phần lớn đều nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hoặc nghệ thuật, về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn hay tập truyện ngắn. Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới của thể loại cũng như của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu gồm các cuốn sách, bài báo, các ý kiến, trao đổi, thảo luận, một số luận văn, luận án, tôi thấy việc nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đã lật xới lên nhiều vấn đề. Đã có những công trình nghiên cứu về một số vấn đề như tác giả, tác phẩm tiêu biểu cụ thể về truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985, nhưng chủ yếu ở dạng phác thảo sơ bộ hoặc là những nhận định khái quát, thể loại. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể đặc điểm thi pháp của truyện ngắn giai đoạn này, giai đoạn phôi thai của tiến trình đổi mới.

Đây là chặng khởi động của hành trình đổi mới, các tác giả của văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên những vùng đất mới. Có những đột phá, thể nghiệm thành công nhưng cũng không ít nhận lãnh sự thất bại. Nhưng dù sao cũng ghi nhận những nỗ lực của họ, vì chính những việc làm này đã góp phần chuẩn bị để tạo ra một vụ mùa bội thu cho văn học Việt Nam từ sau 1985. Trên tinh thần tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước đã gợi ý cho tôi lựa chọn đề tài Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985. Trong luận án này, tôi sẽ đặt trọng tâm nghiên cứu vào việc khảo sát những dấu hiệu mới của thi pháp truyện ngắn 1975 - 1985 nói riêng trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam nói chung.

Chương 2

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 1985, BƯỚC CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI


2.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học nghệ thuật sau năm 1975

2.1.1. Bối cảnh phức tạp của đất nước sau chiến tranh

Chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thu về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà, khát khao cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực, toàn dân hào hứng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa IV nêu rò: “Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [134,195]. Tuy nhiên, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, từ cuộc sống phải đối mặt với bao gian nguy của chiến tranh sang cuộc sống thanh bình, đời thường cũng đối diện với bao khó khăn, thách thức.

Tháng 4/1976, tổng tuyển cử Quốc hội được tiến hành trên cả nước, ngay sau đó Quốc hội khóa VI đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976 - 1980) và 5 năm lần thứ hai (1981 - 1985) được triển khai thực hiện và đã mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng khó khăn hơn. Tình hình thất nghiệp tăng cao, nhu cầu tối thiểu, chính đáng về vật chất lẫn tinh thần của người dân chưa được đảm bảo. Vấn đề bình đẳng giai cấp bị vi phạm, hiện

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí