Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Thị Xã Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội


quan, minh bạch. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế thị xã được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế từng bước được nâng lên về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức góp phần quyết định đến việc hoàn thành và phấn đấu vượt mức dự toán ngân sách hàng năm của thị xã Sơn Tây. Tăng cường thực hiện uỷ nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, phường chủ động khai thác được nguồn thu, nâng cao trách nhiệm của cấp cơ sở, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi. Từ đó, các hoạt động thu thuế cơ bản hoàn thành theo kế hoạch thu NSNN mà địa phương đã đặt ra góp phần huy động tương đối đầy đủ và kịp thời một bộ phận nguồn lực của cải xã hội vào ngân sách nhà nước nhằm tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục mở rộng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và các chức năng, nhiệm vụ khác.

Bên cạnh đó, chi cục thuế Sơn Tây cũng đã triển khai công tác tập huấn các kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu, đôn đốc thu nợ cho các lực lượng làm công tác uỷ nhiệm thu tại các xã, phường. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức trên đài phát thanh thị xã, cổng thông tin điện tử thị xã Sơn Tây, tuyên truyền lưu động tại các xã, phường…

Thứ ba, chất lượng công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước ngày càng được nâng cao.

Về cơ bản thị xã Sơn Tây đã thực hiện tốt việc lập báo cáo quyết toán đảm bảo chính xác, trung thực, phản ánh đầy đủ các nguồn thu được động viên vào NSNN. Trình tự, thời gian thực hiện công tác quyết toán thu NSNN đảm bảo theo quy định. Báo cáo quyết toán năm trước được thông qua HĐND thị xã tại kỳ họp đầu tiên của năm sau và được HĐND thị xã phê chuẩn đảm bảo theo quy định. Như vậy, các chủ thể tham gia quan hệ thu NSNN đã tuân thủ đúng theo các các quy định về công tác quyết toán thu NSNN.


2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Những hạn chế

Công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Sơn Tây 2017-2020 đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy đã có những đổi mới trong phương thức quản lý để phù hợp hơn với thực tiễn song vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thực hiện thu NSNN và dự toán thu NSNN vẫn còn khoảng cách:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Công tác lập dự toán thu NSNN trên địa bàn thị xã vẫn còn bộc lộ thiếu sót, chưa thực sự sát với thực tế. Theo như các năm, các chỉ tiêu đặt ra luôn thấp hơn so với thực tế dẫn đến đạt kế hoạch đặt ra ở mức khá cao. Bên cạnh đó, việc lập dự toán một số khoản thu chưa có cơ sở vững chắc, còn mang tính chủ quan. Dự toán thu chưa được xây dựng một cách khoa học, thường dựa vào số kiểm tra của cấp trên, tình hình thu ngân sách năm hiện hành và ước khả năng phát triển kinh tế - xã hội của năm tiếp theo để xây dựng dự toán. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là khả năng kế hoạch hoá nguồn thu còn hạn chế, khách quan từ sự áp đặt số thu ngân sách từ cấp trên nhất là số thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nhìn chung, khả năng kiểm soát các nguồn thu NSNN còn bộc lộ hạn chế, việc lập dự toán thu tiền sử dụng đất chưa có cơ sở vững chắc, mang tính chủ quan dẫn đến khoảng cách giữa thực hiện thu NSNN và dự toán thu NSNN khá lớn.

Mối tương quan giữa nguồn thu được điều tiết và nhiệm vụ chi của thị xã chưa tương xứng dẫn đến ngân sách thị xã phụ thuộc rất lớn vào sự bổ sung của ngân sách thành phố, trong khi nguồn bổ sung từ ngân sách thành phố thường không đều. Điều này đã hạn chế sự chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn của thị xã, không khuyến khích được nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển nguồn thu riêng của thị xã Sơn Tây.

Quản lý thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 10

Công tác chấp hành thu ngân sách nhà nước vẫn còn một số bất cập: Việc quản lý, điều hành công tác chấp hành thu NSNN còn một số bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Nguồn thu chưa phản ánh đúng với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây, có dấu hiệu không ổn định và phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thu từ tiền sử dụng đất.


Quá trình thu NSNN vẫn còn những thất thoát thu NSNN trên địa bàn thị xã thể hiện: công tác quản lý kê khai thuế vẫn chưa thực sự chặt chẽ nên một số doanh nghiệp còn kê khai thấp hơn số thực tế phát sinh làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, công tác quản lý thu thuế xây dựng cơ bản tư nhân còn yếu, thu thuế thu nhập cá nhân chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến mức thu còn thấp trong tổng thu. Như vậy, việc chấp hành các quy định về thu NSNN của một số chủ thể chưa thực sự nghiêm túc dẫn đến vẫn còn tình trạng thất thoát thu NSNN trên địa bàn. Vì vậy, việc tăng siết chặt các quy định và cường quản lý thu NSNN đối với các chủ thể tham gia là rất cần thiết để các chủ thể chấp hành nghiêm theo các quy định của pháp luật về thu NSNN.

Bên cạnh đó, nguồn thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN nhưng nguồn thu thiếu ổn định, không bền vững.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, phân cấp quản lý thu NSNN còn nhiều bất cập, chưa hợp lý do sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quận, huyện, thị xã là khác nhau. Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội có sự chênh lệch quá lớn về nguồn thu giữa các quận với thị xã. Còn khoảng cách quá lớn giữa nguồn thu NSNN thị xã được điều tiết và nhiệm vụ chi NSNN thị xã Sơn Tây, từ đó không tạo sự chủ động trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã. Thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh, thu từ tiền đất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách thị xã nhưng tỷ lệ được điều tiết ở mức 35%-60%, trong khi đó thị xã Sơn Tây có hạ tầng kinh tế, đô thị chưa đồng bộ, hiện đại nên

Thứ hai, hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý thu NSNN vẫn chưa đồng bộ, thống nhất, nhiều văn bản vẫn phải sửa đổi, bổ sung dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống chính sách thuế vẫn thiếu ổn định dẫn đến chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh. Chính sách thu chưa bao quát hết các đối tượng chịu thuế, nộp thuế. Trong quá trình xây dựng chính sách thuế chưa tính toán được hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong thực tế, trong quá trình thực hiện chưa phát hiện xử lý kịp thời các khoản thu mới phát sinh vào ngân sách.


Thứ ba, các khâu trong chu trình thu NSNN vẫn còn bất cập

Xuất phát từ thực tế các bước trong quá trình thu NSNN có sự đan xen, lồng ghép giữa việc lập dự toán thu NSNN năm sau và khâu quyết toán thu NSNN năm trước, thời gian thực hiện ngắn nên việc lập dự toán vẫn còn hình thức, chưa phản ánh thực tế khách quan. Cơ cấu ngân sách mang tính thứ bậc cao và sự lồng ghép giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên trong ngân sách địa phương. Điều này làm giảm tính độc lập của ngân sách thị xã, ngân sách xã, phường, không tạo sự chủ động cho chính quyền phát hiện nguồn thu mới và nuôi dưỡng các nguồn thu.

Thứ tư, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác quản lý thu ngân sách nhà nước còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý thu ngân sách của thị xã Sơn Tây còn thiếu, Chi cục thuế Sơn Tây hiện chỉ có 04 lãnh đạo và 43 cán bộ, công chức ở các đội thuế gồm: Đội kiểm tra thuế, đội thuế liên xã, phường; đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đội kê khai - kế toán thuế, đội nghiệp vụ và dự toán, đội quản lý thuế TNCN, đội hành chính nhân sự - tài vụ - ấn chỉ, đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác, đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế và đội kiểm tra nội bộ. Hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 1425 doanh nghiệp và 4325 hộ kinh doanh đang hoạt động nên khối lượng công việc của ngành thuế rất lớn, nhiều cán bộ phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều công việc. Vì vậy, tiến độ công việc nhiều khi cũng bị chậm trễ, thiếu sót, chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Đội ngũ cán bộ, công chức Kho bạc nhà nước Sơn Tây hiện chỉ 03 lãnh đạo và 10 cán bộ, công chức trong khi khối lượng công việc của ngành kho bạc rất nhiều, thực hiện kiểm soát thu - chi của 90 đơn vị dự toán còn 15 đơn vị quân đội và các đơn vị thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn, ngoài ra còn rất nhiều công việc chuyên môn theo chỉ đạo của Kho bạc Thành phố và UBND thị xã Sơn Tây. Từ đó, các cán bộ, công chức phải thực hiện nhiều nhiệm vụ kiêm nhiệm, tiến độ công việc không kịp thời đặc biệt là khâu đối chiếu số liệu thu - chi của các đơn vị, chất lượng chuyên môn chưa cao, còn có sai sót, bỏ qua một số quy trình.

Đội ngũ cán bộ, công chức Tài chính - Kế hoạch thị xã Sơn Tây có 04 lãnh đạo và 10 cán bộ, công chức trong khi khối lượng công việc rất nhiều, ngoài các nhiệm vụ chuyên môn theo chỉ đạo của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch


và Đầu tư và UBND thị xã Sơn Tây còn phụ trách, quản lý 90 đơn vị dự toán nên tiến độ giải quyết công việc đôi khi còn chậm trễ và không tránh khỏi thiếu sót.

Nhìn chung công tác quản lý thu ngân sách thị xã Sơn Tây chưa đạt được kỳ vọng đạt ra nguyên nhân một phần do đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thu ngân sách còn chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn, nhiều cán bộ công chức đã lớn tuổi, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin rất chậm, tư duy công việc vẫn theo lối mòn, cách tiếp cận công việc vẫn còn thụ động. Bên cạnh đó, tại các đơn vị không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực công nghệ thông tin, hầu hết các cán bộ, công chức đều phải kiêm nhiệm và tự học công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu ngân sách chưa đạt hiệu quả cao.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu tổng quát:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện; hoàn thiện công tác quy hoạch để thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; giữ vững ổn định về an ninh - quốc phòng; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa “Sơn Tây - Xứ Đoài”, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xây dựng thị xã Sơn Tây.

Thứ hai, từng bước xây dựng Thị xã trở thành Đô thị vệ tinh Sơn Tây (là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật phía Tây Bắc của Thủ đô; phát triển các chức năng về dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục cấp vùng; du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, gắn với những giá trị lịch sử truyền thống của địa phương).

Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

Về Kinh tế: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 9,5 - 10,5%. Trong đó: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng từ 13% trở lên; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3% trở lên. Cơ cấu kinh tế đến năm 2025 ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng 50,2%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng 41,7% và ngành Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản chiếm tỷ trọng


8,1%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 80 triệu đồng trở lên; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 5% so với chỉ tiêu Thành phố giao hàng năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phấn đấu có từ 2 xã trở lên.

Về văn hoá - xã hội: Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa đạt 77,4%; số làng được công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hóa đạt 67,8%; gia đình được và giữ vững công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 90,5%; tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn quốc gia từ 85 - 90%; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; phấn đấu đến cuối kỳ 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm còn dưới 1%.

Về môi trường: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển trong ngày đạt 100%.

3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây,

thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Thứ nhất, phát triển nhanh ngành dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã Sơn Tây.

Đẩy mạnh phát triển, mở rộng hệ thống ngành thương mại, các ngành dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao vào thị xã. Phát triển nhanh các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại; quy hoạch phát triển hợp lý mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh các chợ trên địa bàn. Phát triển các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông... từ đó thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tập trung thu hút vốn đầu tư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch, phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với di tích lịch sử văn hoá Làng cổ Đường Lâm, Đền Và, Thành cổ Sơn Tây, Văn miếu, Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam... Khuyến khích các doanh


nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư các cơ sở dịch vụ (vui chơi, giải trí), lưu trú (khách sạn), nhà hàng chất lượng cao. Hình thành các mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch đặc biệt là chuỗi liên kết theo ngành nghề kinh doanh (lữ hành vận chuyển-lưu trú-tham quan-ăn uống-mua sắm…). Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách thị xã Sơn Tây.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tập trung ưu tiên phát triển các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ, có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như: công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp gồm: Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng cụm công nghiệp Sơn Đông, đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Cổ Đông và các địa điểm khác đã được quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư vào thị xã Sơn Tây, thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Thứ ba, phát triển Nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững gắn với phát triển du lịch, dịch vụ nông thôn. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gắn với tổ chức tốt liên kết, hợp tác, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị góp phần tăng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị xã.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí