Tế Sau Tang Lễ Hoặc Sau Khi Chết Một Thời Gian Dài


Văn tế của Việt Nam có nhiều tác phẩm không thể hiện ý nghĩa tế trong tiêu đề. Điều này không hề ảnh hưởng đến việc xác định thể loại của chúng, vì cách đặt tiêu đề đã thể hiện rò nội dung và mục đích. Đối với văn tế của Việt Nam, chính nội dung mới là mấu chốt xác định chúng thuộc thể loại này. Trường hợp này xuất hiện trong nhiều dạng văn tế như tế thần: Hạ điền văn (Văn tế hạ điền, tức tế Thần Nông đầu năm, khi bắt đầu mùa vụ); tế người chết: Thiên triều văn (Văn tế quân Thiên triều)…

Dựa vào những điều trình bày trên, chúng tôi thống kê sơ bộ các dạng văn tế của Việt Nam như sau: 1/ Có 3 dạng dùng tế nhiều đối tượng, trong đó đối tượng quan trọng nhất là người chết: tế, cáo, chúc; 2/ Có 5 dạng chỉ dùng tế thần: kỳ, đảo, cầu, tạ, nhương; 3/ Có 3 dạng chỉ dùng tế người chết: điện, tiến, quyến; 4/ Dạng không mang khái niệm. Có thể thấy, văn tế của Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó văn tế ai điếu người chết chiếm số lượng nhiều nhất, có đến 7 dạng, dạng thông dụng hơn hết là tế văn. Mỗi dạng đều có giá trị nhất định về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật. Chúng ra đời để đáp ứng những nhu cầu về mặt văn hoá, tín ngưỡng tâm linh, làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của con người thời cổ trung đại.

1.3.1.2. Phân loại theo nội dung

1/ Văn tế thần, thánh: Đối tượng của văn tế thần gồm trời, đất, các dạng thần linh…; Đối tượng của văn tế thánh là các bậc thánh hiền của Nho giáo gồm Khổng Tử cùng các học trò. Dạng văn tế này gắn liền với tín ngưỡng và văn hoá dân gian, tuy cũng được viết bằng những lối văn nghệ thuật nhưng thường được viết theo công thức nhất định, giá trị văn học không phong phú nên chúng tôi chưa xét đến trong luận án.

2/ Văn tế người thân và các bậc nhân nhân chí sĩ: Văn tế ai điếu vốn đầu tiên dùng để tế người thân và những người gần gũi với tác giả hoặc được tác giả ngưỡng mộ, nên dạng văn tế này chiếm số lượng nhiều nhất. Dạng văn tế này mang nội dung khẳng định các giá trị đạo đức, luân lý chuẩn mực trong xã hội thời xưa và cả ngày nay.

3/ Văn tế anh hùng nghĩa sĩ: Anh hùng nghĩa sĩ là những người xả thân vì nước, vì chúa, vì dân. Đây cũng là đối tượng được tác giả văn tế quan tâm và rất mực đề cao. Dạng văn tế này mang nội dung ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần tôn quân và tinh thần vì nhân dân, trong đó nội dung yêu nước là nội dung quan trọng hàng đầu.


4/ Văn tế nạn dân và các loại cô hồn: Ngoài các đối tượng trên, tác giả văn tế còn trải rộng tấm lòng đến các nạn dân và các loại cô hồn. Vì vậy, ngoài nội dung ca ngợi tinh thần yêu nước, một trong những nội dung đáng chú ý của văn tế là thể hiện tinh thần nhân đạo đối với những kiếp người khốn khổ và cô hồn u uất. Với các đối tượng này, tinh thần nhân đạo của văn tế được thể hiện đến tầm độ rất cao.

5/ Văn tế trào phúng: Đây là dạng đặc biệt của thể loại văn tế vì không phải thể hiện tiếng khóc mà thể hiện tiếng cười. Tuy nhiên tiếng cười trong văn tế trào phúng mang tinh thần phê phán, đả kích rất sâu sắc, mạnh mẽ. Không nằm cùng hệ thống nội dung với bốn dạng văn tế trên, nhưng văn tế trào phúng vẫn thống nhất ý nghĩa ở khái niệm văn tế, là muốn những đối tượng đáng phê phán không còn tồn tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Năm dạng văn tế trên gắn liền với năm nội dung chính của văn tế, trong đó bốn nội dung 2 - 5 sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ở chương 2.

1.3.1.3. Phân loại theo văn thể

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 5

Văn tế là một thể loại văn học, nhưng nó không chỉ được viết bằng một lối văn nhất định. Đặc điểm về văn thể trong văn tế là có thể viết bằng nhiều lối như phú (trong đó có biền phú và luật phú, tức viết theo lối biền văn), tản văn, vận văn, trong đó phú vốn là một thể loại văn học được mượn làm văn thể để viết văn tế. Cả một số thể loại tấu nghị như biểu, tán (Trung Quốc), thể loại văn học dân gian như vè (Việt Nam) cũng được sử dụng làm thể văn để viết văn tế. Vì thế khi nói về hệ thống văn thể của văn tế (mục 3.1.), chúng tôi đều xem các thể loại này là văn thể. Theo đó, văn tế chia theo văn thể gồm:

1/ Văn tế viết theo lối phú: Phú vốn là một thể loại văn học, thường được dùng làm một thể văn để viết văn tế. Lối phú gồm có các kiểu cổ phú, văn phú, biền phú, luật phú, phú tao thể, trong đó luật phú (tức phú Đường luật) là thể quan trọng hơn cả. Phú là lối văn thông dụng nhất trong thể loại văn tế, theo thống kê bước đầu, có 169/243(1) bài chiếm tỉ lệ 69,547%.

2/ Văn tế viết theo lối tản văn: Tản văn là lối văn xuôi, được viết tự do, thoải mái, không câu thúc về đối đăng niêm luật. Trong văn tế, tản văn là lối văn được sử dụng nhiều sau lối phú, theo thống kê bước đầu, có 56/243 bài chiếm tỉ lệ 23,045%.



1 Hiện chúng tôi lập được danh mục 257 bài văn tế (xem phụ lục 2), nhưng có 14 bài chỉ tiếp xúc qua tựa đề, chưa có văn bản, chưa biết được viết theo thể văn nào, nên ở đây tính tỉ lệ theo tổng số 243 bài.


3/ Văn tế viết theo lối vận văn: Vận văn là lối văn có vần điệu, ở đây chúng tôi dùng để gọi các thể thơ viết văn tế như cổ phong (Trung Quốc), lục bát, song thất lục bát (Việt Nam). Ngoài ra, hai thể loại được viết bằng vận văn là tán (Trung Quốc), vè (Việt Nam) cũng được dùng viết văn tế, chúng tôi xếp chung vào lối này. Trong văn tế, lối vận văn được sử dụng ít hơn nhiều so với phú và tản văn, theo thống kê bước đầu, chỉ có 11/243 bài chiếm tỉ lệ 4,526%.

4/ Văn tế viết theo lối tạp thể: Một số bài văn tế được viết theo lối biểu (biểu vốn là một thể loại tấu nghị có thể được viết bằng nhiều lối văn khác nhau, trong đó đa số viết bằng biền văn) hoặc pha trộn nhiều lối văn (biền văn, tản văn, vận văn, tao thể). Theo thống kê bước đầu, có 2 bài viết theo lối biểu (tỉ lệ 0,823%) và 5 bài pha trộn nhiều lối (tỉ lệ 2,057%).

Xét về nội dung và nghệ thuật (trong đó có văn thể), văn tế ai điếu và văn tế trào phúng là hai dạng tiêu biểu nhất trong văn tế của Việt Nam. Hai dạng này có nhiều giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật nên có thể xem chúng là dạng “văn tế nghệ thuật” thuộc phạm trù văn học trung đại Việt Nam. Chính vì thế, hai chương sau trong luận án của chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá hai dạng này về phương diện nội dung và nghệ thuật. Thực ra, tất cả các dạng văn tế kể trên đều thuộc phạm trù “văn tế trong văn học trung đại Việt Nam”, nhưng trong luận án, chúng tôi tạm mượn thuật ngữ này chỉ một phạm vi hẹp hơn là hai dạng văn tế mà chúng tôi nghiên cứu.

1.3.2. Các trường hợp sáng tác văn tế

Về tế tự, Khổng Tử cho rằng tâm thành là chủ yếu, chính mình đứng tế mới tỏ rò tâm thành, còn lễ tế chỉ là thứ yếu. Văn tế bắt nguồn từ tế tự, theo đúng chức năng và tính chất trang nghiêm của nó, bài văn tế thường được đọc ngay trong tang lễ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, văn tế không xuất phát từ nhu cầu tự thân của tác giả mà viết theo lệnh của bề trên, viết hộ; khi tác giả không đích thân đến được thì có thể gửi tế, tế từ xa hoặc tế sau tang lễ.

1.3.2.1. Viết tế trực tiếp

Bài văn tế là kết tinh tình cảm của người đứng tế dành cho người được tế. Nó không chỉ thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng, thương tiếc của tác giả mà còn tái hiện những nét chính yếu nhất về tính tình, đức độ, quá trình sống, làm việc, cống hiến


của người chết và mối quan hệ mật thiết giữa hai người. Những điều này chỉ có tác giả là người hiểu rò nhất, có thể nói ra đầy đủ nhất.

Văn tế là thể loại văn học mang đậm chất trữ tình, tình cảm cá nhân trong văn tế được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng. Xưa nay, các nhà sưu tập, lý luận, phê bình văn học đều đề cao chữ tình trong văn chương. Mao thi tự(1) có câu: “Tình phát trong lòng mà hiện ra ở lời nói.” Trong Vân Đài loại ngữ, Lê Quý Đôn (1726-1784) bàn về thơ như sau: “Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời; thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng lời lẽ điển tích

để nói việc ngày nay, ghi việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có tinh thần (…) Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng. Như vậy, cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay…” [79, T19; 76]

Theo đó, văn chương trước hay phải thật. Một tác phẩm thơ văn thông thường còn cần phải xuất phát từ tâm mới có thể lay động lòng người, huống hồ là một thể loại đậm chất trữ tình như văn tế. Hơn nữa, xét theo ba điều tình, cảnh, sự mà Lê Quý Đôn nói thì văn tế bao gồm đủ ba. Đương nhiên, tình là yếu tố đứng đầu trong văn tế. Tình của tác giả đối với người chết chỉ có tác giả mới thể hiện một cách sâu sắc, chân thành nhất. Cho nên, văn tế thường xuất phát từ nhu cầu tự thân của người viết, do người viết đích thân đến tế và trực tiếp đọc tại tang lễ, như Ngô Thì Nhậm nói: “Cái quý của đạo làm người là, sống thì dắt tay nhau cùng vui vẻ, thác thì tới sát thây mà viếng. Hai cái đó nếu thiếu một thì chỉ là một cuộc gặp gỡ nhau mà thôi, sao có thể gọi là chí tình được!” (Văn tế Ngô Nhị lang [37; 737]) Điều này đúng với thực tế là đa số văn tế do tác giả viết tế trực tiếp.

1.3.2.2. Viết theo lệnh vua chúa

Trong lịch sử văn tế, có một số bài do vua chúa khẩu dụ hoặc ban chỉ dụ cho bề tôi viết tế người đã qua đời hoặc đã hi sinh. Đối tượng phổ biến nhất là công thần đã qua đời hoặc tướng sĩ tử trận, thuộc loại “quốc tế”. Trong trường hợp này, tác giả ngoài đứng ở vị trí, tình cảm cá nhân để viết, còn đứng ở vị trí của triều đình để viết, với tình cảm và lòng nhớ ơn lớn lao của vua, của chung đất nước dành cho người được tế. Những bài này được



1 Tập lý luận thơ ca của Trung Quốc cổ đại. Về tác giả có người cho là của Tử Hạ, một đệ tử của Khổng Tử, có người cho là của Vệ Hoành viết bài tựa cho Thi kinh, chưa thống nhất.


gọi là dụ tế, tuân chỉ tế, phụng nghĩ tế (tế theo lệnh của vua). Có khi nói rò chức danh người viết là “khâm sai”, như Khâm sai dụ tế Luyện Trung công văn (Bài văn quan Khâm sai theo lệnh vua tế Luyện Trung công).

Đối tượng thứ hai là người thân của vua chúa. Chúng tôi tìm được hai bài: Dụ tế quốc thích Thái phu nhân văn (Văn dụ tế Thái phu nhân người bên ngoại của vua) của Bùi Huy Bích (1744-1818) viết theo lệnh vua Lê Cảnh Hưng; Thái phi Quy Lăng ngự tế văn cũng Bùi Huy Bích viết cho chúa Trịnh Sâm tế Tuyên phi Đặng Thị Huệ(?).

Một số bài tiêu đề không nói dụ tế hay tuân chỉ tế nhưng nguồn gốc thuộc dạng này: Văn tế Vò Tánh và Ngô Tùng Châu, Văn tế Châu Văn Tiếp của Đặng Đức Siêu, Tế trận vong tướng sĩ văn của Nguyễn Văn Thành đều viết theo lệnh vua Gia Long.

Cũng có khi văn dụ tế được viết để tế tướng sĩ Trung Quốc tử trận vì cuộc chiến phi nghĩa của chúng ở Việt Nam. Như vua Lê Chiêu Thống sai người làm văn tế Sầm Nghi Đống vì vị tướng Trung Quốc này đã tự tử sau khi thảm bại trong cuộc đem quân sang giúp mình đánh Tây Sơn (chép trong Dụ tế huân thần), vua Quang Trung sai Vũ Huy Tấn viết văn tế các tướng sĩ Trung Quốc tử trận vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc, vừa thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc đối với các tướng sĩ nhà Thanh.

Với đặc điểm như vậy, những tác giả này chắc chắn phải là quan lại cấp cao, có đạo đức, có học vấn uyên bác, được vua tin cậy. Văn tế trong trường hợp này thường do người viết đọc tại lễ tế, ngoại trừ bài ngự tế (đích thân chúa Trịnh tế).

1.3.2.3. Viết hộ

Trường hợp một người muốn có văn tế để tế một người vừa qua đời nhưng vì lý do nào đó không thể viết được thì nhờ người khác thay mặt viết tế hoặc viết hộ. Tác giả thường phải đứng ở vị thế của người nhờ thay mặt hoặc nhờ viết hộ để viết bài văn tế, đồng thời trong tiêu đề thường có ghi “đại… tế” (thay mặt viết văn tế), nghĩ tế hoặc đại nghĩ tế (văn tế viết hộ). Chữ nghĩ vốn nghĩa là bắt chước, phỏng theo, trong văn tế có khi hiểu là giả đò [151], tức là tự đặt ra trường hợp như vậy chứ không có thực. Tuy nhiên, đối với những bài văn tế có tính trang trọng thì chúng tôi nghĩ là có thực.

Những bài văn tế dạng này, ngoài tiêu đề ra, trong phần nội dung các tác giả hoàn toàn không trực tiếp nói đến việc thay mặt hoặc viết hộ nữa. Cũng có đôi khi tiêu đề bài văn tế không nói rò ý nghĩa thay mặt, viết hộ, như bài Văn tế Bá-Đa-Lộc do Đặng Đức


Siêu viết hộ vua Gia Long, Văn tế chồng do Trần Tế Xương viết hộ vợ ông Phạm Tuấn Phú tế chồng.

Trường hợp viết hộ khá phổ biến trong văn tế của Việt Nam. Ngày xưa, “tế thần, tế thánh, tế đất trời, tế cha mẹ, ông bà… đều cần có văn khấn. Không làm được thì đi nhờ, đi xin. Do vậy, hầu như những người hay chữ đều có làm văn tế, làm cho mình thì ít, làm hộ thì nhiều” [111; 44]. Mấy bài kể trên chỉ là số ít. Ngoài ra, còn những trường hợp tiêu biểu khác như Phan Huy Ích viết hộ cho vua Quang Toản tế vua Quang Trung, Bà Huyện Thanh Quan viết hộ hai chàng rể tế mẹ vợ, Nguyễn Quang Diêu viết hộ sui trai tế thân mẫu sui gái… Trong lịch sử văn tế của Việt Nam, Nguyễn Bá Xuyến (1759-1823) danh thần thời Nguyễn sơ là một trong những tác giả viết hộ nhiều nhất.

Văn tế của Trung Quốc cũng có trường hợp viết hộ người khác, như Hàn Dũ (đời Đường) viết bài Tế Mục viên ngoại văn (Văn tế Mục viên ngoại) giúp cho Thôi Tố tế một người bằng hữu. Giống như tiêu đề bài Văn tế chồng nói trên, tiêu đề bài văn tế này hoàn toàn không nói lên việc “viết hộ”, nhưng khác với trường hợp viết hộ của văn tế Việt Nam, nội dung của bài Tế Mục viên ngoại văn có nói rò việc này [166; 12].

Người được nhờ viết hộ đương nhiên phải là trí thức, có uy tín với mọi người trong làng xã, có đức độ được mọi người nể trọng. Văn tế trong trường hợp này có thể do người nhờ viết hộ đọc, cũng có thể người viết hoặc một người nào khác đọc nếu người nhờ viết hộ không biết chữ.

1.3.2.4. Gửi tế

Nếu hoàn cảnh không thuận tiện như người viết bị bệnh, ở xa hoặc đang bận công việc gì đó không thể đến tế trực tiếp thì nhờ một người khác đem đến giúp. Trường hợp này gọi là ký tế (gửi tế), như Ký tế bản ấp Tư nghiệp Nguyễn tiên sinh văn (Văn gửi tế quan Tư nghiệp họ Nguyễn cùng ấp).

Có lẽ đây chỉ là một cách giải quyết tình huống trước mắt cho khỏi đánh mất tình cảm để sau đó khi khó khăn đã qua hoặc có dịp thuận tiện nhất định phải tới thăm viếng cho trọn tình trọn nghĩa. Thực tế, sinh tử là việc vô cùng hệ trọng của đời người, những lúc hữu sự, trừ khi bất khả kháng, người ta đều cố gắng đích thân đến để điếu viếng người chết, chia buồn với thân nhân của người chết, đồng thời qua đó thắt chặt thêm sợi dây tình


cảm. Nếu không trực tiếp đến viếng sẽ cảm thấy thất lễ. Vì vậy, số lượng văn tế dạng này rất ít, chúng tôi chỉ mới tìm được 5 bài (trong Mão Hiên văn tập [9]).

1.3.2.5. Tế xa

Khi hai người ở xa, lại không thể ký tế được thì tác giả viết văn tế và tế người chết từ xa, hoặc do lòng xót thương tột đỉnh khiến tác giả không kìm nén được cảm xúc mà viết ngay văn tế vừa bày tỏ xót thương vừa giải toả nỗi lòng.

Trong lịch sử văn tế có nhiều trường hợp tế xa. Trường hợp phổ biến là tác giả hoặc người chết làm quan ở xa. Thời xưa đường sá đi lại khó khăn, khi ở xa được tin nhau đã mừng, nói gì đến viếng thăm trực tiếp, nhất là những lúc bận việc quốc gia. Trường hợp tế xa tiêu biểu như Phạm Nguyễn Du tế Nguyễn Phùng Hiên (B51), Phạm Thận Duật tế Phạm Đăng Giảng (B57) và Vũ Phạm Khải (B58).

Có tác giả vì đồng cảm và cảm mộ tinh thần yêu nước sẵn sàng hi sinh của anh hùng nghĩa sĩ mà làm văn tế từ xa, như Nguyễn Đình Chiểu tế Trương Định (B41). Có tác giả vì bị kẻ thù giam lỏng không thể đến viếng khi một người đồng chí qua đời, như Phan Bội Châu (1867-1940) tế Phan Chu Trinh (1872-1926) (B10, B11, B12, B13).

Bùi Viện (1841-1878) cũng nổi tiếng với bài văn tế mẹ làm trên đường từ Nhật trở về. Ông từng hai lần đến Mỹ vận động bang giao. Lần thứ hai trên đường trở về đến Hoành Tân (Nhật), được tin mẹ mất, ông xúc động, ngậm ngùi viết Văn tế lão mẫu (B158) vô cùng thống thiết.

Trên đây là một số trường hợp gửi tế, tế xa với những bài văn tế tiêu biểu. Theo quan niệm của thánh nho, “khi không đích thân dự tế, [tuy có người tế thay] xem như không tế” [62; 519]. Tuy nhiên, đó là “lễ”, còn “nghi” thì phải tuỳ hoàn cảnh mà thực hiện. Điều đáng ghi nhận là, dù tác giả không đến viếng và đọc trực tiếp tại tang lễ, nhưng những bài văn tế này đều hay và có sức lay động lòng người rất lớn. Gửi tế và tế xa cho thấy tình cảm con người không bị hạn cuộc bởi không gian, dù xa xôi cách trở bao nhiêu vẫn có thể hướng về nhau với tình cảm sâu sắc, chân thành.

1.3.2.6. Tế sau tang lễ hoặc sau khi chết một thời gian dài

Theo tục lệ xưa, trong tang lễ và sau tang lễ trong thời gian ba năm cư tang phải thực hiện nhiều nghi lễ khác nhau, mỗi nghi lễ thường có văn tế riêng. Có các lễ tế sau khi phát tang, khi đang an sàng, sau khi an táng, sau lễ tam ngu, sau 49 ngày, sau một năm,


sau hai năm, khi mãn tang… Tục lệ xưa rất rườm rà, phiền phức, lắm lúc không cần thiết, không chỉ trong tang lễ mà trong nhiều nghi lễ khác.

Đó là những nghi lễ trong tang lễ của người bình dân, do thân nhân thực hiện theo gia lễ. Đối với người làm quan, lắm khi bận việc quốc gia không kịp trở về đưa tiễn, phải đến khi công việc hoàn thành mới làm văn tế. Tiêu biểu như trường hợp Phạm Thận Duật tế cậu là Nguyễn Hữu Văn [79, T17; 566].

Người hi sinh trong chiến đấu chống ngoại xâm hoặc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến, trong chống nội loạn, trong xây dựng đất nước cũng được tưởng nhớ và điếu tế. Đương nhiên phải đợi sau khi đại sự thành công mới thực hiện được. Các trường hợp tiêu biểu như Nguyễn Văn Thành làm bài Tế trận vong tướng sĩ văn nổi tiếng mà nhiều người đã quen thuộc; Lê Văn Đức (1793-1842), danh thần đầu triều Nguyễn làm bài văn tế tỏ lòng tưởng nhớ và ghi khắc công lao của các tướng sĩ hi sinh trong cuộc chống loạn Nông Văn Vân…

Cũng có thể do điều kiện chiến tranh ác liệt, danh tướng tử trận chỉ được chôn cất tạm thời. Sau khi toàn thắng hoặc khi hoàn cảnh thuận tiện hơn sẽ được cải táng, khi ấy mới làm văn tế nêu rò công ơn. Châu Văn Tiếp (1738-1784) theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Ông tử trận ở Mang Thít (Vĩnh Long) năm 1784. Lúc ấy, thi thể ông chỉ được chôn tạm tại làng An Hội (thuộc Mang Thít). Gần 20 năm sau, khi cải táng vào năm 1803, Đặng Đức Siêu (1751-1810) tuân lệnh vua Gia Long viết bài Văn tế Châu Văn Tiếp.

Bên cạnh văn tế viết sau tang lễ hoặc viết sau do lúc đối tượng chết chưa làm lễ an táng được, có một số bài được viết sau khi đối tượng qua đời một thời gian khá dài, thậm chí là người ở triều đại trước. Nguyên nhân viết chủ yếu xuất phát từ mối đồng cảm và lòng ngưỡng vọng của tác giả đối với các bậc tiền nhân.

Không kể những bài văn tế theo gia lễ đôi khi theo mẫu thức nhất định, văn tế sau tang lễ hoặc sau khi chết một thời gian dài đều có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

1.3.2.7. Tự đặt ra trường hợp để viết văn tế

Có một số bài văn tế hoàn toàn viết theo kiểu “nghĩ chế”, tức là tác giả tự đặt ra trường hợp, hoặc phỏng theo một trường hợp cụ thể nào đó để viết văn tế, trên thực tế không có người chết thật. Thường thì đây là những bài văn tế có nội dung trào phúng. Có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022