Điển Cố Và Cách Vận Dụng Điển Cố


3/ Vay mượn câu trên của mỗi liên, thay đổi vế sau cho phù hợp với chủ thể và đối tượng. Cũng câu “Cháu từ thuở bén duyên xạ tước, án lộng di đà lắm lúc thừa hoan; Ông từ khi mở lượng hải hà, tình chung ái cũng nhiều khi hỉ hạ” trong Cháu rể tế ông nội vợ văn được lặp lai trong Rể tế cha vợ văn “Con từ thuở bén duyên xạ tước, chữ „Ngô ông tức nhược‟ hằng ghi; Cha từ khi mở lượng hải hà, câu „bán tử do nhi‟ không khác.” Hai phương thức 2/ và 3/ được vận dụng khá nhiều trong các trường hợp vay mượn cú thức.

4/ Mượn và thay đổi cả hai vế của mỗi câu, trong đó ngoài thay đổi cách xưng hô, một số từ ngữ liên quan trực tiếp đến từng đối tượng cụ thể (về tuổi tác, về từ ngữ diễn tả phong thái của nam và nữ…) cũng được thay đổi cho phù hợp. Đây là phương thức thay đổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các trường hợp lặp lại cú thức. Ví dụ câu “Ông dường ấy phong tư dường ấy, tưởng trăm năm còn vui hưởng còi đài xuân; Căn về đâu số hệ về đâu, mới một phút đã về miền tiên ngạn” trong Cháu tế ông ngoại văn (1), sự thay đổi diễn ra ở Cháu tế bà ngoại văn (2) và Rể tế mẹ vợ văn (3) như sau:

(1)

(2)

(3)

ông

mẹ

phong tư

nết na

tư dung

còi đài xuân

tuổi lão Bành

còi nhà huyên

số hệ

vận mệnh

số hệ

mới một phút

tám mươi lẻ

dư tám chục

miền tiên ngạn

miền tiên bệ

nơi tiên phố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 22

Các phương thức trên ít khi xuất hiện riêng rẽ mà thường được vận dụng đồng thời trong các bài văn tế, có thể xem đây là một đặc điểm của văn tế Nôm trong Gia lễ tập thành. Mặc dù vướng phải nhược điểm là làm nghèo nàn, khuôn sáo về cú thức cũng như nội dung, nhưng cách lặp lại này không gây ảnh hưởng nhiều đến mục đích, ý nghĩa của những bài văn tế, nhất là chúng không gây cản trở cho việc ca ngợi công đức, tính cách của người được tế và việc bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm của người còn sống đối với những người thân yêu đã khuất.

3.2.2. Điển cố và cách vận dụng điển cố

Vận dụng điển cố là một thủ pháp nghệ thuật phổ biến trong văn học nói chung, nhất là thời cổ trung đại. Đây là cách thức mượn câu văn, sự tích trong kinh sử xưa, mượn


chữ, mượn ý trong thơ văn cổ, trong cổ ngữ… đưa vào tác phẩm nhằm diễn đạt kín đáo, hiệu quả khi giới hạn ngôn từ không cho phép.

Việc dùng điển cố bắt nguồn từ quan niệm “trưng thánh”, tức khi viết văn phải trưng dẫn văn chương, ngôn từ của thánh nhân (những nhà hiền triết đời xưa) làm căn cứ, chứng dẫn [56; 59]. Về sau, việc dùng điển cố được mở rộng phạm vi, không chỉ trưng dẫn mà còn mô phỏng, không chỉ lấy kinh điển mà còn lấy cả sách sử, thơ văn… đời trước. Mục đích của việc dùng điển cố là giúp ngôn từ súc tích, nâng cao tính bác học của tác phẩm và thể hiện trình độ kiến văn của tác giả.

Điển cố có ba cách thể hiện: qua từ ngữ (ngữ điển, dẫn ngôn), qua câu chuyện (cố sự, dẫn sự), qua câu văn câu thơ. Loại thứ nhất “dẫn ngôn từ để làm rò sự lý” [56; 422]. Loại thứ hai “dẫn việc và người để làm rò ý nghĩa” [56; 422]. Loại thứ ba ít được chú ý vì không phổ quát, hơn nữa, không phải câu nào được dẫn dụng cũng đáp ứng được yêu cầu của điển cố [71; 24]. Được công nhận nhiều hơn là điển cố từ ngữ và điển cố câu chuyện.

Giống như văn học Trung Quốc và các thể loại văn học khác của Việt Nam, văn tế vận dụng nhiều điển cố từ ngữ và điển cố câu chuyện. Văn tế tuy là thể loại ứng tác, tức ứng với hoàn cảnh mà viết ra, nhưng điển cố được vận dụng trong đó cũng rất phong phú, sinh động và linh hoạt. Có những bài dùng rất nhiều điển cố như Văn tế quan Lưu thủ Tuyên Quang, Thê tiến vong phu văn… Điều này tuy thể hiện tính bác học của tác giả nhưng đôi khi làm cho tác phẩm trở nên khuôn sáo, rối rắm và khó hiểu. Hệ thống điển cố trong văn tế vẫn không ngoài nguồn Kinh, Sử, Tử, Tập và thơ văn của Trung Quốc. Vì mối quan hệ giữa người đứng tế với người được tế rất đa dạng, thể hiện nhiều sự việc, nhiều cung bậc tình cảm, nên điển cố được dùng cũng tương ứng với từng nhân vật, sự việc và tâm trạng, cảm xúc khác nhau, theo phương thức chủ yếu là so sánh, tượng trưng. Bên cạnh đó, điển cố trong văn tế còn có 2 đặc điểm đáng chú ý, đó là vận dụng một cách linh hoạt và dùng điển cố trong lịch sử, văn học cổ điển Việt Nam.

3.2.2.1. Nội dung chủ yếu của điển cố

Hệ thống điển cố trong văn tế vô cùng phong phú. Ở đây, chúng tôi chỉ khái quát một số nội dung chính của điển cố, chủ yếu liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh tế, người được tế và người đứng tế, bao gồm:


1/ Điển cố chỉ nhân vật

Hệ thống nhân vật liên quan đến văn tế rất đa dạng. Tuỳ theo chủ thể và đối tượng, văn tế đều có cách vận dụng điển cố tương ứng.

Thông thường, văn tế mượn hình ảnh nhân vật lịch sử để ví với người được tế. Nhân vật lịch sử đó đương nhiên phải là người có đức tính tốt đẹp, là những biểu tượng điển hình, khuôn mẫu được người đương thời và đời sau kính ngưỡng, quan trọng là có đặc điểm tương ứng với người được tế. Hệ thống nhân vật phong phú trong lịch sử Trung Quốc đủ để văn tế dùng làm chất liệu xây dựng nên hình tượng nhân vật của mình. Ví dụ, khi tế danh tướng Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Quang Bích ví ông như hai danh tướng của Trung Quốc thời xưa: “Trung hưng danh tiếng, Khấu Đặng sánh vai.” (Văn khóc Nguyễn

Văn Giáp(1) [79, T19; 361]) Hai nhân vật được nói đến là Khấu Tuân và Đặng Vũ, hai

danh tướng đời Đông Hán đã giúp Hán Quang Vũ khôi phục cơ đồ, được gọi là Trung hưng danh tướng. Nguyễn Văn Giáp là đại thần triều Nguyễn thời thuộc Pháp, giữ chức Bố chính Sơn Tây. Sau khi thành Sơn Tây mất (16/12/1883), ông bỏ quan về tập hợp nghĩa quân chuẩn bị kháng chiến. Vua Hàm Nghi bổ ông làm Tuần phủ Sơn Tây, phong Phấn trung tướng, Hiệp đốc quân vụ đại thần. Qua việc làm và chức vụ được phong cho thấy Nguyễn Văn Giáp là người hết lòng vì nước vì dân, tận tâm tận lực ái quốc trung quân, được sự tín nhiệm cao của triều đình, thật xứng đáng được tác giả ví với các bậc danh tướng đời Đông Hán. Với cách dùng điển cố là nhân vật tốt đẹp thời xưa, văn tế không phải nói nhiều lời nên tránh được việc tâng bốc mà vẫn lột tả đầy đủ hình ảnh của người được tế.

Văn tế còn mượn hình ảnh sự vật hiện tượng ngoài tự nhiên hay ở xung quanh để ví con người. Có thể là những sự vật to lớn, bền vững như “núi Hỗ”, nhỏ bé như “cỏ huyên”, xa xôi như “sao Vũ khúc”, gần gũi như “bôi quyền” (bát và môi)… Những sự vật hiện tượng này vốn được sách vở đời xưa dùng chỉ con người hoặc nói về con người, như “bôi quyền” được Kinh Lễ ví mẹ; cũng có khi xuất phát từ quan niệm của người xưa về sự vật hiện tượng tự nhiên, như “sao Vũ khúc” ví danh tướng theo thuật tử vi.



1 Bài này có câu “Bạc thương khấp điện”, nghĩa là chén rượu nhạt dâng lên khóc trong lễ tế điện, nên chúng tôi xếp vào văn tế.


Đối với người thiện, văn tế thể hiện bằng hình ảnh nhân vật tốt đẹp thời xưa vì đó là những người đáng ngưỡng mộ, đáng noi theo, hoặc thể hiện bằng sự vật hiện tượng tự nhiên vì họ quan niệm đó là những thứ do trời sinh ra, có ích cho nhân loại. Đối với kẻ xấu ác, văn tế thể hiện bằng hình ảnh loài vật, dựa vào đặc tính dữ dằn hoặc gây hại cho đời sống con người. Văn tế Tôn Thất Thuyết: “Việc nước ngày suy, cáo chuột đầy hang.” [21; 13] Nguyên văn tác giả dùng “hồ thử” nghĩa là con cáo (loài thú hung dữ, tinh ranh, ăn thịt thú khác) và con chuột (loài vật đục khoét, phá hoại) chỉ bọn giặc Pháp đang xâm lược và tàn sát dân ta.

2/ Điển cố nói về mối quan hệ giữa các nhân vật

Văn tế thường nhắc lại mối quan hệ gắn bó giữa người được tế với người đứng tế hoặc người còn sống nói chung. Điển cố được chọn cũng phải mang nội hàm thể hiện rò mối quan hệ ấy. Đối với trường hợp này, các sự vật hiện tượng chủ yếu của một chỉnh thể hoặc có sự gắn kết khăng khít sẽ được chọn dùng. Có thể là sự vật hiện tượng tự nhiên như “dực phi” (chim liền cánh) chỉ vợ chồng; sự vật nhân tạo như “đường bệ” (nhà và bậc thềm) chỉ vua tôi, “huân trì” (hai nhạc khí dùng để thổi với nhau) chỉ anh em bè bạn; bộ phận cơ thể con người như “cổ quăng” (đùi vế và cánh tay); hoặc sự hô ứng với nhau như “đô du” (xưng tán và đồng ý), “tĩnh hảo” (yên ắng hoà hợp)…

Văn tế Luyện Trung công nói về quan hệ vua tôi: “Đô du đường bệ, cổ quăng chính tạ lương thần; Hi hiệp triều đình, trụ thạch duẫn tư cựu đức.” (Vua tôi đồng thuận, người tay chân đáng gọi tôi trung; Hoà hợp triều đình, kẻ rường cột thực nhờ đức cũ.) ([5; 1a] NĐT) Câu trên nói Luyện Trung công là bề tôi đắc lực của triều đình, quan hệ vua tôi hoà hợp như vua Thuấn với ông Vũ (người về sau kế nghiệp vua Thuấn).

Trong cuộc sống thường ngày, cách đối xử với nhau là một trong những thước đo phẩm đức con người. Sống trên đời chắc chắn ai cũng sẽ có lúc gặp khó khăn. Sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau luôn là điều cần thiết. Đối với người ngoài đã vậy, với người thân thuộc càng là việc đương nhiên. Văn tế cũng vận dụng điển cố nói về phẩm đức quan trọng này: “Nơi điểm hạm mơ màng hãy đó, ông sao đành lánh chốn ngao du; Tiệc phân cam mường tượng nay đâu, ông sao nỡ tìm phương khoái lạc.” (Cháu tế ông ngoại văn [15; 42a] NĐT) “Phân cam” xuất phát từ thành ngữ “Phân cam cộng khổ” (cùng sướng cùng khổ), chỉ tình yêu thương sâu đậm, mối quan hệ vô cùng mật thiết, ngọt bùi cùng hưởng, cay


đắng cùng chia. Lời văn tế ý nói, những bữa tiệc sum vầy, những sự sẻ chia ngọt bùi cay đắng, những lời nói trìu mến, những hành động yêu thương… ngày nào vẫn còn lại như in trong đầu đứa cháu ngoại, sao ông nỡ quên đi lời hứa mà một mình ngao du miền khoái lạc. Lời trách cứ tu từ thể hiện rò tình yêu thương nhẹ nhàng mà sâu lắng của đứa cháu ngoại dành cho ông của mình. Như vậy đủ thấy tình cảm thường ngày giữa hai ông cháu sâu sắc đến dường nào.

Cũng có thể mượn hai sự vật có tư thế, trạng thái trái ngược nhau làm đối trọng so sánh như “kiều tử” (cây kiều và cây tử) chỉ quan hệ cha con. Nguyễn Khoa Chiêm nói về quan hệ của mình với thầy: “Túc niếp hiên trì; Tình do kiều tử.” (Chân bước lên đài cao; Tình sâu như phụ tử.) (Văn tế quan Lưu thủ Tuyên Quang [5; 3a]) Cây kiều cao to vút lên trời, ví đạo làm cha, cây tử thấp bé rủ xuống, ví đạo làm con. Ý tác giả nói tình thầy trò sâu nặng như tình cha con.

3/ Điển cố nói về tính cách nhân vật

Một trong những nội dung tác giả văn tế phải nói đến là tính cách của người được tế. Ngoài cách nói chung chung như “Nết đất hiền hoà; Tính trời thuần hậu”, văn tế thường dùng điển cố để thể hiện cụ thể và sinh động hơn, đa số mượn đức tính hoặc hành vi của người xưa để thể hiện. Đây là dịp những tấm gương đức hạnh đời xưa phát huy ý nghĩa đến mức cao nhất. Đạo làm vợ có “tề mi” (án Mạnh ngang mày), đạo làm quan có “kê minh” (gà gáy sáng), tính chuyên cần có “phỉ cư phỉ khương” (chẳng chịu an nhàn), hiểu rò luân lý có “bỉnh di” (giữ vững đạo nghĩa)… Văn tế quan Tả thị lang: “Danh tiếng vang xa chừ, ơn giáo hoá như cơn mưa mùa hạ; Tới lui đĩnh đạc chừ, xem phong thái như hồng vũ dung nghi.” ([5; 5a] NĐT) Điển cố này lấy từ Kinh Dịch - “Tiệm”: “Con chim hồng tiến trên đường mây, lông nó có thể dùng làm đồ nghi sức.” Con chim hồng lìa khỏi chỗ đỗ mà bay lên chốn trời cao, ví như người vượt khỏi việc tầm thường. Ở đây dùng chỉ phong thái uy nghi, đức tính cao thượng của quan Tả thị lang, có thể dùng làm khuôn phép cho đời.

Ngoài mượn đức tính, hành vi của người xưa, văn tế cũng mượn đặc tính hoặc công dụng của sự vật để nói về đức tính con người. Tính cẩn trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm được Đinh Thời Trung diễn tả như sau: “Lặng nhớ khi cẩn trọng ti hào; Ngửa trông vẻ ung dung cổn phủ.” (Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm [1; 42] NĐT) “Ti hào” là dụng


cụ dùng để cân lường những vật rất nhỏ. Ý nói Nguyễn Bỉnh Khiêm làm bất cứ việc gì cũng suy xét rất kỹ, không hề để xảy ra sơ suất.

Bên cạnh đức tính người được tế thì đức tính của người đứng tế cũng được văn tế bày tỏ rất rò ràng. Trong những bài văn tế cha mẹ, chữ hiếu được đặt ở vị trí đầu tiên. Đây là đạo làm người quan trọng nhất nên điển cố dùng để thể hiện cũng rất đa dạng, phong phú, từ điển cố Phật giáo, Nho giáo đến điển cố văn chương; từ hành vi của con người đến đặc tính của loài vật; từ việc dưỡng sinh đến việc táng tử… Trong đó đáng chú ý và có ý nghĩa nhất là mượn đặc tính của loài vật nói về chữ hiếu: “Thương tâm phản bộ chiô; Quý sắc hảo âm chi điểu.” (Lòng thương cảm quạ con mớm mồi cho quạ già; Mặt thẹn thùng nghe tiếng chim hót hay bên tai) (Nghĩ tế mẫu văn [4; 91a] NĐT) Quạ là loài chim biết mớm mồi cho mẹ nên dùng điển cố này chỉ người con lo tròn đạo hiếu dưỡng. Còn một ý nghĩa sâu xa: Loài vật còn biết thực hiện bổn phận hiếu dưỡng, là con người lẽ nào không bằng loài cầm thú. Tác giả dùng điển này ngoài bày tỏ lòng hiếu thảo của bản thân còn có ý đề cao chữ hiếu với mọi người.

Người đứng tế cũng còn nhiều đức tính đáng quý khác như lòng nhớ ơn, lòng tự hào, biết trân quý những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của dòng tộc. Tất cả đều được thể hiện đầy đủ bằng nhiều điển cố trong văn tế.

4/ Điển cố nói về tài năng, công ơn

Văn tế là một dạng tiểu sử của người được tế, yếu tố không thể thiếu trong đó là tài năng và công ơn của họ. Tuỳ từng dạng nhân vật có những tài năng được ca ngợi khác nhau. Danh tướng, danh sĩ có tài văn vò, tài điều binh khiển tướng; nghĩa sĩ có tài xông pha trận mạc; nam giới có tài nội chính ngoại giao; nữ giới cũng có tài văn chương, tài tề gia nội trợ, tài giáo dưỡng… Có ba cách phổ biến mượn điển cố nói về tài năng: 1/ Thể hiện qua nhân vật cụ thể như Chu Trủng tể, Chu Liêm Khê (Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm); 2/ Thể hiện qua việc làm cụ thể như thông thi thư rành thao lược, thất bộ thành chương (Văn tế tôn sư Tả Thị lang); 3/ Thể hiện qua sự vật liên quan đến việc làm như đao xích, mao việt (Văn tế quan Lưu thủ Tuyên Quang). Văn tế quan Lưu thủ Tuyên Quang có câu: “Những ước hai phen dao thước, sao Thọ thường soi; Ngờ đâu một tối phong sương, Trường tinh vội nghỉ.” ([5; 3a] NĐT) Nguyên văn dùng điển cố “đao xích” chỉ việc đo lường tài năng của người khác để quyết định chọn dùng hay không. Một người chắc chắn


phải có tài hơn người mới có thể đo lường người khác. Mượn điển cố này, tác giả muốn nhấn mạnh tài năng và tài dùng người của quan Lưu thủ.

Quan niệm lý tưởng về con người là tài năng đi liền với đức độ. Đủ hai phương diện này con người mới thực sự hữu ích. Đối tượng của văn tế ít nhiều đều là những người như thế. Tài năng, đức độ của họ được thể hiện qua lòng xót thương, tiếc nuối của người còn sống khi họ mãi đi xa; thể hiện qua những thành tựu đã được gây dựng; thể hiện qua những lời ngợi khen, nhắc kể. Thuở sinh tiền, tài năng, đức độ của họ luôn được thực thi, có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ, phát triển đất nước, tạo lập đời sống ấm no cho muôn dân, xây dựng gia đình hoà thuận, có trật tự tôn ti, con hiền cháu thảo… Vì thế, đi liền với ca ngợi tài năng của họ là thái độ thành kính, nhớ ơn của người còn sống. Một vị thầy được học trò ca ngợi như sau: “Trổ tài nhiếp chính, đi dân mến, ở dân tin; Đức trị phân phù, đến dân vui, về dân quý.” (Môn sinh tế nghiệp sư văn [4; 75b] NĐT) “Phân phù” là chẻ thẻ bài. Xưa hoàng đế phong chư hầu hoặc sai đại thần đi công cán đều ban tín phù. Người được tế phải là một người có tài năng, là một bậc đại công thần mới được nhà vua tín nhiệm như thế. Với tài “đức trị” của mình, vị ấy xứng đáng được vua tin yêu, được dân quý trọng.

Nhớ về công ơn của người đã khuất là tâm niệm không bao giờ quên của người còn sống. Văn tế thường dùng điển cố “yến dực di mưu” (để lại kế hay cho con cháu yên ổn, hiếu kính) và “duật tư vũ” (xem xét chọn nơi xây dựng) trong Kinh Thi để nói về công lao tổ tiên gầy dựng sự nghiệp lưu truyền cho con cháu: “Công khai thác lớn lao, duật tư vũ gầy nên xóm ấp.” (Đệ niên lạp tế tiên nhân văn [2; 30b] NĐT) Nguyên văn điển cố là “Duật lai tư vũ” (đều đến làm nhà ở). Câu trên cho thấy công ơn của tổ tiên không chỉ đối với con cháu mà đối với cả xóm làng.

Công ơn của người mẹ được người con tưởng nhớ như sau: “Tuyết đầu đông ngoài đồng băng giá, ngóng ngọn gió lành thổi mát bụi gai xanh.” (Nghĩ tế mẫu văn [4; 90a] NĐT) Nguyên văn điển cố là “xuy cức chi khải phong” (gió nam đưa tới thổi mát khóm gai). Gió nam nuôi dưỡng vạn vật, ví mẹ; khóm gai nhỏ bé, ví con. Người làm mẹ lúc nào cũng vĩ đại, hết lòng chăm nom, che chở con mình; người làm con lúc nào cũng nhỏ bé trước tình thương bao la không bờ bến của mẹ. Mượn điển cố này, tác giả ca ngợi công ơn của mẹ, đồng thời bày tỏ tình nhớ thương và lòng hiếu thảo sâu sắc.


Không chỉ là lời nhớ ơn suông, văn tế còn nêu quyết tâm của người còn sống phải làm sao cho thật xứng đáng với công sức của người đã ra đi. Giữ gìn, phát huy thành tựu đã đạt được là tâm nguyện to lớn của người còn sống và cũng là ý nguyện cuối cùng của người đã chết. Hầu như bài văn tế nào cũng khẳng định quyết tâm này. Cũng Đệ niên lạp tế tiên nhân văn đã nói: “Dựa theo đầm nổng, hậu thế sùng tôn phép tắc; Dựng cao rườngcột, ngàn năm gìn giữ gia phong.” ([2; 30b] NĐT) Nguyên văn điển cố là “khẳng đường khẳng cấu” ý nói ông cha làm nhà đã đúng phép, đời con nếu chẳng chịu xây nền thì bao giờ dựng được nhà. Về sau dùng chỉ việc con cháu đủ khả năng kế thừa gia nghiệp.

5/ Điển cố nói về sự việc, cảnh ngộ

Tuỳ theo nội dung và đối tượng, văn tế đề cập rất nhiều sự việc tương ứng. Hệ thống điển cố vì thế cũng vô cùng phong phú, không thể kể hết được. Ở đây chúng tôi không đề cập vô vàn điển cố liên quan đến sự việc bình sinh của người được tế mà chỉ nói đến hai loại biểu thị sự việc và tình cảnh liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh của văn tế: cái chết và sự li biệt.

Do đặc điểm nội dung, văn tế thường dùng điển cố Phật, Đạo, Nho nói về cái chết. Người đứng tế thường mang ba dòng tâm tưởng chủ yếu: 1/ Chết là siêu thoát thế gian hoặc trở về nơi từ đó sinh ra; 2/ Chết là đến hoặc trở về nơi yên vui vĩnh hằng; 3/ Người chết hoá thành linh hồn bất tử.

Với dòng tâm tưởng thứ nhất, tác giả hay dùng điển cố giấc mộng ám chỉ cái chết như “mộng Trang Chu”, “giấc nam kha”, “giấc kê vàng”. Trong đó phần nhiều là giấc mộng Trang Chu. Theo Trang Tử, mọi vật trên thế gian chuyển hoá lẫn nhau, không có sự sai biệt. Sự sống và cái chết cũng là một vòng chuyển hoá, chết là trút bỏ cái vỏ bọc cũ kỹ để cái thần được tiêu dao tự tại. Quan niệm chết về còi tiên của Đạo giáo ra đời từ tư tưởng này. Hình ảnh giấc mộng có hai ý nghĩa về “cuộc sống” của con người sau khi chết: 1/ Thể hiện tư tưởng vật hoá siêu khoát của Trang Tử, người chết đang hưởng cuộc sống tiêu dao tự tại ở thế giới riêng, không màng đến mọi việc thế gian; 2/ Xem người chết như đang chìm trong giấc ngủ nhẹ nhàng sau khi đã sống một cuộc đời lao nhọc.

Văn tế còn dùng khái niệm “về quê” theo tư tưởng của Trang Tử ám chỉ cái chết: “Mồng bốn thọ bệnh, ba mươi về quê, lịch đại bản tròm trèm một tháng.” (Văn tế Hoa kiều Bang trưởng Yển [32; 101]) Con người sinh ra là từ chỗ không đến chỗ có. Khi chết

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí