Bên cạnh giá trị nội dung tư tưởng, với sự lựa chọn “điệu thầy cúng”, Nguyễn Du đã tạo ra nhiều giá trị đặc biệt cho tác phẩm của mình. Phạm Tuấn đoán định nguồn gốc Văn chiêu hồn có liên quan đến nghi thức chẩn tế cô hồn theo quan niệm Phật giáo: “Thời Lê Trịnh và sang đời Nguyễn, nghi thức cúng cô hồn rất thịnh hành ở nước ta, truyền thừa từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng giống như các truyền bản văn học cùng thời, và việc biên dịch văn tế từ Hán sang văn bản Nôm là điều có thể.” [149; 51] Theo đó, Phạm Tuấn đoán định Văn chiêu hồn được Nguyễn Du chuyển dịch có sáng tạo từ nghi thức thí thực cô hồn của Phật giáo Trung Quốc. Nhưng nghệ thuật của Văn chiêu hồn không chỉ dừng lại ở đó. Trải qua sự sáng tạo của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ và thể văn, Văn chiêu hồn đã thoát thai từ loại văn lễ nghi tôn giáo của Trung Quốc thành một tác phẩm đậm nét dân tộc.
Yếu tố “ngâm khúc” của thể song thất lục bát cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn của bài văn tế này. Hoàng Xuân Hãn nói về điều này như sau: “Thể văn ngâm khúc rất thích hợp với đề mục này. Nó không êm dịu độc điệu như thể văn lục bát. Nó có nhịp bốn vế khác nhau về niêm, về vần, về điệu, khiến dễ gây ra nhạc réo rắt, dễ ngâm để tỏ tình cảm (…). Một đặc điểm khác của lối văn ngâm khúc là ở vần lưng của vế trên song thất. Vần ấy là vần bằng, có thể đặt vào chữ thứ ba hay thứ năm. Thay đổi vị trí vần lưng càng làm thêm đổi nhịp.” [47; 126] Có nghĩa là, các thủ pháp nghệ thuật niêm, vần, điệu thường được thay đổi luôn giữa các vế của hai câu thất ngôn tạo nên tính nhạc cho lối ngâm khúc, đồng thời cách gieo vần linh động càng tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho thể văn này.
Ngoài ra, một thể loại văn học dân gian Việt Nam là vè cũng được dùng viết văn tế. Vè là “loại thơ truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rò rệt, chú trọng người thật việc thật… phản ánh những sự việc và những con người không bình thường, ít nhiều trái với đạo đức, phong tục tập quán và cuộc sống tự nhiên.” [58; 1980] Do đặc điểm này mà vè có tính khuynh hướng và hiệu quả phê phán, đả kích rất cao. Mũi nhọn phê phán của vè thường là những kẻ tham lam, gian ác. Có thể xem vè là một dạng bản án của xã hội dành cho những con người và hiện tượng tiêu cực.
Phát huy sức mạnh phê phán đả kích trong thể loại văn tế, thể vè được dùng viết
Văn tế Crivier để tế tên đại tá Pháp. Dẫn một số câu tiêu biểu: “Hỡi ơi! Ông ở bên Tây,
ông qua bảo hộ. Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lò. Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó. Lưng ông mang súng lục liên, chân ông đi giày có mỏ. Ông dẹp thằng Đen, để yên con đỏ. Ai ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ. Cái đầu ông đâu, cái dít ông đó. Khốn khổ thân ông, đ.mẹ cha nó.” [79, T19; 694, 695] Thể vè được vận dụng ở đây rất đúng đối tượng và mục đích. Mặc dù mang giọng điệu trào phúng, nhưng bài văn tế này thể hiện rất thật con người và sự việc đã diễn ra. Qua bài văn tế này, vè được nâng tầm lên thành một công cụ chiến đấu, vừa đánh vào bọn cướp nước vừa phản đối sự hèn nhát của triều đình, đồng thời gián tiếp đồng tình, ủng hộ hành động của nghĩa quân.
3.1.4. Tạp thể
Trên đây là các thể văn chủ yếu được dùng để viết văn tế. Ngoài ra, một số thể văn khác như biểu và lối pha nhiều thể cũng được một số tác giả văn tế sử dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phê Phán Tệ Cường Hào Ác Bá Và Thói Đục Khoét Dân Lành
- Hệ Thống Văn Thể Của Văn Tế Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 18
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 20
- Dùng Từ Ngữ Và Cú Thức Kiểu Mẫu
- Điển Cố Và Cách Vận Dụng Điển Cố
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Thể thứ nhất là biểu. Biểu 表 có nghĩa là nêu rò, bộc lộ, bày tỏ, cùng với chương,
tấu, nghị là bốn loại công văn bề tôi dâng lên vua để trình bày những điều cần thiết. Lưu Hiệp nói: “Chương để tạ ơn, tấu để vạch tội, biểu để trần tình, nghị để nêu ý kiến bất đồng.” [56; 273] Theo Lưu Hiệp, biểu xuất hiện từ đời Hán (Trần Thị Kim Anh cho là từ đời Tần - Hán [18; 131]), là loại văn được bề tôi dùng để bày tỏ suy nghĩ, uẩn khúc, nguyện vọng, tư tưởng của mình với vua, cố vấn cho vua điều nên làm nên bỏ.
Biểu có thể được viết bằng nhiều thể văn khác nhau nhưng thường được viết theo lối biền văn. Thể văn này được dùng trong nhiều trường hợp: tạ ơn (chương biểu), trần tình, tiến cử, từ biệt, từ chối (không nhận chức phong), chúc mừng, tiến cống, can gián… Do chức năng, mục đích của biểu, lời lẽ phải thể hiện sự “chính xác, minh bạch, ý nghĩa phải lớn lao, thái độ phải cung kính, văn từ đúng mực, đầu đuôi hợp lý (…), từ lệnh dồi dào” [56; 280]. Đặc điểm này làm cho nhiều bài biểu mang đậm chất văn học, khác biệt với các loại công văn hành chính thời xưa.
Ở Việt Nam, sách An Nam chí lược có chép một số bài biểu có niên đại thời Bắc thuộc [18; 131], điều này cho thấy biểu văn du nhập vào nước ta rất sớm. Nhưng bộ phận biểu văn hiện còn chủ yếu từ đời Lê. Sau khi du nhập vào Việt Nam, biểu trở thành một trong những thể văn hành chính thông dụng nhất. Về nguyên tắc, biểu của ta thường viết lối biền văn, giống như biền phú, văn chương thường bóng bẩy, dùng điển khéo léo, linh hoạt nên cũng đạt nhiều thành tựu đáng chú ý về mặt văn học.
Bên cạnh một số bài biểu nổi tiếng của Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phan Lê Phiên, Vũ Phạm Khải, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Thông, Nguyễn Trường Tộ…, biểu còn được dùng làm thể văn để viết văn tế, tức là thể biểu có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng. Đây là điểm đặc biệt của thể loại biểu ở Việt Nam. Nhưng điều đáng chú ý hơn không nằm ở việc nó được dùng để viết văn tế mà ở sự thay đổi ngoạn mục về đối tượng, nội dung và mục đích của những bài văn tế viết theo thể văn này. Biểu mang một dáng vẻ mới mẻ khi được dùng viết văn tế.
Trước mắt, chúng tôi chỉ xác định được hai bài văn tế viết theo thể biểu là Bài điếu tên chó săn Nguyễn Duy Hàn và Văn tế sống thầy đồ hủ. Cả hai đều thuộc dạng văn tế trào phúng. Như đã nói ở chương 2, bài thứ nhất thể hiện tiếng cười đả kích giặc, bài thứ hai thể hiện tiếng cười phê phán thói bảo thủ và quan niệm cổ hủ.
Cách dùng biểu văn trong văn tế hoàn toàn ngược lại biểu văn chính thống. Biểu văn chính thống do bề tôi viết dâng lên vua nên lời lẽ khiêm cung, thái độ đúng mực, còn văn tế thể biểu lại được dùng tế những đối tượng xấu xa đáng bị tiêu trừ, lời lẽ và thái độ vì thế cũng có vẻ coi thường, chế giễu. Sau đây là một đoạn trong Văn tế sống thầy đồ hủ: “Cung duy các cụ, hủ lậu tiên sinh. Người cụ cổ lỗ; Tính cụ hiền lành. Quần cụ
cháo lòng hề sạch khiếp; Áo cụ nước xuýt hề trắng tinh. Nay Tam hoàng, mai Ngũ đế; Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinh. Chỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học; Hỏi thăm những nơi nào tốt bổng, chúng ta kiếm chốn nương mình. Tưởng kỳ lúc cụ chi bảo trẻ vậy: Một cụ đồ già chi củ rũ; Vài thằng trẻ nhép chi đàn mương. Dã giả chi hồ chi nghĩa một; Sái tảo ứng đối chi việc thường. Dăm ba câu văn cũ gia truyền, giấu hơn mèo giấu cứt; Một vài pho sách in thời thượng cổ, nhai như chó nhai xương.” (Văn tế sống thầy đồ hủ [79, T21; 1067])
Tác giả rất tài tình trong việc thể hiện ý đồ tạo ra hiệu ứng ngược. Vẫn có “cung duy” (kính nhớ, kính nghĩ) nhưng đối tượng lại là các cụ “hủ lậu tiên sinh”. Cách dùng từ đi ngược thái độ tạo ra hiệu ứng trào phúng bất ngờ. Những câu sau đó đều thể hiện rò thái độ bài xích, không chấp nhận đối tượng. Các cụ “hủ lậu tiên sinh” chỉ đáng “cung kính” đặt lên bàn thờ để tế sống mà thôi.
Thú hai, ngoài đa số tác phẩm viết theo một thể văn nhất định, văn tế của Việt Nam có một số bài được viết đan xen hai hoặc ba thể văn khác nhau, tức là có sự thay đổi hoặc
xen tạp, luân phiên thể văn. Thường sự thay đổi diễn ra giữa các phần khác nhau thuộc bố cục bài văn tế.
Theo khảo sát của Vương Nhân Ân, tế văn của Trung Quốc tuy có thể viết bằng nhiều thể văn khác nhau nhưng thể văn trong nội bộ tác phẩm ít diễn ra sự thay đổi. Trong khi đó, một số bài tế văn của Việt Nam diễn ra sự thay đổi đa dạng hơn: cổ phú tản thể pha thơ tứ ngôn (Văn tế tướng sĩ đánh Pháp tử trận), phú lưu thuỷ pha tao thể (Văn tế Nguyễn Phùng Hiên), thơ tứ ngôn pha tao thể (Vọng chúc văn), phần “tự” là tản văn, phần “ai” là tứ ngôn trường thiên (Cung nhân Trần thị tế văn, Văn tế Phạm Đăng Giảng)… Đó là chưa kể nhiều bài có sự đan xen các kiểu phú khác nhau. Ví dụ một đoạn trong Văn tế Phạm Đăng Giảng:
“Hy! Ngô tiên sinh tại, hữu nguyên huynh phó xuân bảng, vị thông hiển. Ngô nhị huynh Lạc Thiên dữ tam huynh ngũ huynh thứ đệ lĩnh hương tiến, tứ huynh ấm sinh, dĩ nhung công mông thưởng hàm trật. Thế nhân phấn phấn diễm truyền, dĩ Yên Sơn ngũ quế tiện chi. Kim tắc tài thúc hốt gian nhi ngũ quế lạc kỳ tam hĩ. Cát hung tương vương, thế sự mĩ thường. Phủ kim tư tích, vân hồ bất thương. Đãi tội văn hạ, chức dịch sở câu. Điệp tao khuyết hiếu, nhất khốc trùng ưu. Đồng huynh tam tang, ai lệ nan thu. Thốn giao ký loại, thiên lý du du. Ô hô ai tai!” (Than ôi! Khi thầy còn sống, có anh là con cả đỗ Phó bảng, chức vị hiển quý. Anh hai Lạc Thiên cùng anh Ba anh Năm lần lượt đỗ khoa hương. Anh Tư làm ấm sinh, có quân công được thăng trật. Người đời ngợi khen, ví với năm chồi quế nhà Đậu Yên Sơn vậy. Thế mà chỉ trong thời gian ngắn, năm cây quế đã đổ mất ba. Lành dữ theo nhau, sự đời biến đổi, nhìn nay nhớ trước, xiết nỗi đau lòng! Nay tôi là kẻ đợi tội được tin, vì chức vụ bó buộc, hiếu thảo thiếu bề, một tiếng khóc hai tang, với anh nữa là ba giọt lệ khó ráo, chén rượu gửi viếng dằng dặc ngàn trùng. Than ôi thương thay!) ([79, T17 ; 578])
Sự kết hợp, hay sự thay đổi thể văn, đương nhiên dẫn tới thay đổi, đa dạng về tiết tấu, thanh âm, từ đó khả năng miêu tả, biểu hiện tình cảm cũng khoáng dật, phong phú hơn. Điều này có vai trò làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm, tránh được sự đơn điệu, gây được sự chú ý của người nghe, người đọc.
3.2. NGÔN NGỮ CỦA VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
3.2.1. Cách dùng từ và cách đặt câu
3.2.1.1. Đặc sắc trong cách dùng các loại từ ngữ
Khổng Tử nói: “Văn từ cần đạt mà thôi.” [25; 254] Lê Quý Đôn chú: “Đạt là nói bình dị.” [33; 93] Theo Khổng Tử, lời nói cốt diễn đạt hết ý mình, không cần trau chuốt hoa mỹ. Đấy là nói về tầm quan trọng của bản chất chứ hoàn toàn không chỉ yêu cầu văn từ bình dị, vì Khổng Tử cũng nói: “Văn và chất hài hoà mới là quân tử.” [25; 92] Chu Tử cũng nói: “Lời nói mà không có văn chương thì không đi xa. Bốn điều dạy [của Khổng Tử] thì văn đứng đầu (văn, hạnh, trung, tín). Muốn ước thúc lễ giáo, trước phải mở rộng văn chương. Văn chương chưa từng bị xem là việc ngọn.” (theo [33; 94]) Lời ấy cho thấy chất được đề cao, nhưng văn vẫn cần được chú trọng mới vẹn toàn chân, thiện, mỹ. Dù là loại văn nghi lễ, văn tế vẫn phải mang một hình thức tương ứng với nội dung, mục đích, ý nghĩa của nó, đặc biệt là đối với những tác phẩm thể hiện tư tưởng tầm cao.
Ngôn ngữ trong văn tế chữ Hán cũng rất đa dạng, nhưng về phương diện này, chúng tôi chủ yếu xét văn tế Nôm. Văn tế là thể loại của tâm trạng, của tình cảm. Yêu thương, ai oán, tiếc nuối, căm hận, cười cợt đều thể hiện đầy đủ trong đó. Chỉ có văn tế Nôm mới thực sự thi hành được trách nhiệm này. Hơn nữa, sự trưởng thành của một nền văn học dân tộc còn “phải được đánh dấu về mặt hình thức trước hết bởi việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, nói cách khác, ở việc đội ngũ tác giả của nền văn học đó đã hoàn thành được sứ mệnh biến ngôn ngữ dân tộc thành ngôn ngữ văn học” [158; 149]. Văn tế là một bộ phận của văn học Việt Nam, đã góp phần hoàn thành sứ mệnh của mình qua bộ phận văn tế Nôm phong phú.
1/ Từ cảm thán
Văn tế chủ yếu dùng để đọc trong lễ tế nên thường có từ cảm thán đặt ở đầu mỗi đoạn và cuối bài. Ở Trung Quốc, trong bài luỵ quan phương sớm nhất là Khổng Tử luỵ, toàn bài vẻn vẹn 31 chữ có tới 4 chữ biểu thị cảm thán “Ô hô ai tai” (than ôi thương thay). Từ đó về sau, từ cảm thán trở thành mô thức đầu tiên bài văn ai điếu nào cũng có.
Đời Hán, Tư Mã Thiên từng nói: “Trời là khởi thuỷ của người. Cha mẹ là cội gốc của người. Người gặp khốn cùng thì quay về cội gốc. Cho nên khi khổ nhọc mệt mỏi, không ai không kêu trời; khi đớn đau thương cảm, không ai không kêu cha mẹ.” (Sử ký -
“Khuất Nguyên Giả sinh liệt truyện”) Cất lời kêu than khi đớn đau thương cảm là lẽ thường trong thiên hạ, cũng là một cách tìm chỗ dựa, tìm sự chia sẻ và giải toả bớt nỗi đau. Từ cảm thán trong văn tế phần nào cũng có vai trò giống như vậy. Chỉ khác ở chỗ, lời kêu than trong văn tế thường là kêu than với chính mình.
Văn tế của Trung Quốc thường dùng “Ô hô”, “Ô hô ai tai”, “Ô hô thống tai”… Văn tế của Việt Nam thường dùng “Ôi”, “Than ôi”, “Than rằng”, “Hỡi ôi”, “Thương thay”… Đôi khi chỉ có chữ “Viết”, “Duy” (văn tế chữ Hán) nhưng vẫn được hiểu là một cách cảm thán: than rằng, nghĩ rằng. Đoạn thích thực hồi tưởng thân thế, phẩm hạnh, công đức, sự nghiệp và kỷ niệm của người đã qua đời nên thường bắt đầu bằng cụm từ “Xót (nhớ, nghĩ, tưởng) ông (bà, cha, mẹ…) thay”. Có tác giả kết hợp từ cảm thán với danh xưng người chết như Phạm Thái mở đầu Văn tế Trương Quỳnh Như bằng “Nương tử ơi!”, Tô Ngọc Đường mở đầu Văn tế bạn bằng “Thầy Ba ôi!” thể hiện tình cảm thân thương và nỗi nhớ da diết dành cho người được tế. Có tác giả dùng liên tiếp hai cụm từ cảm thán như Bùi Hữu Nghĩa kết thúc Văn tế vợ bằng “Hỡi ôi tiếc thay! Hỡi ôi thương thay!”, Vò
Phát kết thúc Văn tế Cao Thắng(1) bằng “Thương ôi là thương! Kể sao cho xiết.” thể hiện
niềm thương tiếc sâu nặng trong lòng như trời như biển, không bao giờ vơi cạn.
Ngoài những từ thường dùng trên, một số bài văn tế còn dùng cụm từ “Thôi thì thôi” mở đầu đoạn ai vãn hoặc đoạn kết (Nam hải tế văn). Thương thì thương lắm, nhưng không biết làm sao, đành cam chịu trước luật vô thường. Lời thốt lên ngắn ngủi nhưng chứa đựng oán hờn vô tận.
Từ cảm thán ngoài dùng để bày tỏ tình cảm, thái độ của tác giả còn là cách khơi gợi sự đồng cảm, gây sự chú ý mạnh mẽ cho người nghe. Theo bố cục thông thường, bài văn tế được chia thành nhiều đoạn. Người xung quanh lại thường chỉ được nghe, không được đọc, đối với nội dung bài văn tế, nhất là những bài dài, chắc chắn có chỗ không hoàn toàn chú ý, dễ bỏ luống qua nội dung của chúng, hoặc cũng có thể do quá nhập tâm mà không phân biệt nội dung từng đoạn. Cho nên cần phải có những từ mở đầu đoạn. Từ cảm thán là phương tiện hữu hiệu nhất được lựa chọn, vì vừa có thể gây sự chú ý, tập trung cao độ cho người nghe, vừa thể hiện được tâm trạng đớn đau tột cùng của tác giả.
1 Theo Phong Châu - Nguyễn Văn Phú, Văn tế Cao Thắng là của Vò Phát viết cho Phan Đình Phùng đọc [21; 90], nhưng Nguyễn Huyền Anh cho là của Phan Đình Phùng [17; 29]. Ở đây chúng tôi tạm theo Phong Châu - Nguyễn Văn Phú.
Không chỉ được dùng ở đầu đoạn, từ cảm thán còn xuất hiện ở nhiều chỗ khác nhau trong tác phẩm tạo nên những câu rất đắt. Trong một câu, từ cảm thán có thể đặt ở đầu: “Chua xót thay hai già tuổi tác, ngọt bùi cậy tay em thay đỡ, khối thâm tình chưa thoát còi hoàng tuyền; Cám cảnh thay đàn trẻ thơ ngây, ân cần nhờ công vợ dạy nuôi, may di phúc lại nảy ngành đan quế.” (Văn tế Cao Thắng [21; 92]), hoặc ở cuối “Chú sang cứu viện nước Nam, Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay!” (Thiên triều văn [66; 373]), hoặc ở giữa: “Cuộc long hổ lấp vùi ba thước đất, ôi thôi rồi má phấn hồng nhan.” (Văn tế vợ [21; 64]) Trong những trường hợp này, từ cảm thán không chỉ thể hiện tâm trạng hay thái độ xót thương của tác giả mà trở thành một bộ phận chuyển tải nội dung chính của câu.
Đôi khi vị trí ở giữa câu càng làm cho từ cảm thán trở nên nổi bật: “Muốn trọn thảo dâng cơm dâng nước, ôi mẹ ôi, rày còn chi nữa của sắm mà nuôi; Những trông khi nương cửa nương nhà, ý cha chả, nói tới chừng nào ruột đau như cắt.” (Chúng tử tế mẫu văn [116; 67] Trong lòng những ước mẹ sống lâu để các con có nơi nương tựa và trọn bề phụng dưỡng, nhưng số trời không cưỡng lại được, của sắm vô ích, càng nhắc càng đau. Đứng giữa hai vế có nội dung đối nghịch, từ cảm thán vừa nêu nội dung ta thán vừa có vai trò như một liên từ chuyển nghĩa, giúp nhấn mạnh nội dung ai oán ở vế thứ hai. Ngoài ra, nếu người đọc chú ý sẽ thấy hai cụm từ cảm thán ở đây không hoàn toàn tương ứng về mặt từ loại và ý nghĩa. Đây là bài văn tế mẹ, chữ “mẹ” là danh từ đặt ở giữa hai từ cảm thán “ôi” để kêu mẹ một cách đau đớn, còn chữ “cha” ở cụm thứ hai không phải danh từ mà hoàn toàn thuộc kết cấu cảm thán. Có thể xem đây là cách vận dụng từ cảm thán theo kiểu “chơi chữ” mới mẻ của Nguyễn Đình Chiểu (tác giả bài văn tế này), hoàn toàn không thấy xuất hiện trong những bài văn tế khác của ông.
Phan Bội Châu là một trong những tác giả sở trường nhất về cách dùng từ cảm thán. Nhiều hình thức và ý nghĩa của từ cảm thán được ông dùng ít thấy xuất hiện trong tác phẩm của các tác giả khác. Văn tế Nôm của ông có bài dùng cả từ cảm thán chữ Hán và chữ Nôm (Văn tế cô hồn ngày 23-5 ở kinh thành Huế [124; 358]), từ cảm thán biểu thị niềm hoan hỉ (Văn tế vong linh Trung kỳ ái hữu hội ở trong Nam [124; 352]), từ cảm thán đảo vị trí (Văn tế người lái xe bị nạn chết [124; 349])… Đặc biệt nhất là cách dùng từ “ủa”: “Ôi! Trời sao ác nghiệt, bỗng chốc mà gió tố mưa dông; Ủa! Đất cũng rung rinh, tan
nát cả thịt dày da mỏng.” (Văn tế cô hồn ngày 23-5 ở kinh thành Huế) Cuộc binh biến đánh vào đồn giặc Pháp do Tôn Thất Thuyết phát động đêm 22/5 ở kinh thành Huế thất bại, nhiều binh lính và dân lành bị giặc giết hại dã man. Binh lính vì lòng yêu nước mà bị giết, dân lành vô tội mà bị giết. Điều vô lý, ngược đời ấy khiến tác giả cảm thấy bất bình. Kết hợp với chữ “ôi” biểu thị đau đớn, chữ “ủa” biểu thị thái độ ngạc nhiên đến tức giận của tác giả trước hành vi ngang ngược của giặc, trước cái chết oan uổng của binh lính và nhân dân.
2/ Từ láy, từ ghép
Từ láy và từ ghép là hai nhóm từ được sử dụng rất nhiều và đa dạng trong văn tế, cả về hình thức và ý nghĩa. Ở từ láy, về hình thức, có từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận, từ láy hai âm tiết, từ láy bốn âm tiết, trong đó đa số là từ láy hai âm tiết. Về ý nghĩa, từ láy trong văn tế có thể chia ra các trường hợp chủ yếu sau:
+ Biểu thị cảnh điên đảo, bất an: chếch lệch, chông chênh, nheo nhóc…
+ Biểu thị thái độ, tính cách con người: chăm chắm, hăm hở, hẳn hoi… Vài từ chỉ tính cách với thủ pháp trào phúng: chằng chạ, lăm le…
+ Biểu thị cảnh âm u, chết chóc: mơ màng, xấp xới, chập chờn, lập loè…
+ Biểu thị con người nhỏ bé, yếu đuối: leo lét, dật dờ, cheo leo…
+ Biểu thị thời gian mau chóng: vụt vụt, thấm thoắt, giục giã…
+ Biểu thị tâm trạng: ngùi ngùi, ngẩn ngơ, não nùng…
+ Biểu thị tính chất, trạng thái của sự vật: lây lất, nhọc nhằn, xênh xang…
+ Biểu thị âm thanh: văng vẳng, ù ù, xa xả…
Ở từ ghép, chúng tôi đặc biệt chú ý loại từ ghép bốn chữ, có kết cấu đối xứng như hai vế tiểu đối. Về hình thức có nhiều dạng: T1-D1-T2-D2, D1-T1-D2-T2, T1-D1-T2-D2, D1-Đ1-D2-Đ2, Đ1-D1-Đ2-D2, Đ1-T1-Đ1-T2, P1-Đ1-P1-Đ2, S1-D1-S2-D2, L1-D1-L2-
D2, Đ1-T1-Đ2-T2… (D: danh từ, Đ: động từ, T: tính từ, S: số từ, L: lượng từ, P: phó từ) Về ý nghĩa, từ ghép trong văn tế có thể chia thành các trường hợp chủ yếu sau:
+ Biểu thị giàu sang, quyền quý: màn lan trướng huệ, tiền chảy bạc ròng…
+ Biểu thị sự mong manh: mảnh thân chiếc lá, duyên đơn phận bạc…
+ Biểu thị cách xa, chết chóc: còi suối làng mây, bên trời góc bể…