+ Biểu thị tính cách con người: mua nghĩa chác nhân, trau vàng chuốt ngọc… Vài từ chỉ tính cách với thủ pháp trào phúng: liễu cợt hoa cười, then cài cửa khoá…
+ Biểu thị cấp bách, vội vàng: tên bay đạn lạc, liệm sấp chôn nghiêng…
+ Biểu thị gian nan, thử thách: màn sương đệm giá, sương đơn gió kép…
+ Biểu thị sức mạnh, quyết tâm: mài nanh chuốt vút, gươm trần giáo dựng …
+ Biểu thị tấm lòng không thay đổi: dạ đá gan vàng, ghi son tạc sắt…
+ Biểu thị tính chất, tình trạng: xương đồng da sắt, không hương không khói…
+ Biểu thị đau đớn, khổ sở: hoen phấn mờ gương, trời cùng đất kiệt…
+ Biểu thị số nhiều: kẻ thầy người tớ, lắm gái nhiều trai…
Các nhóm từ láy, từ ghép trên đều được vận dụng với tần suất rất cao, tuỳ vào đối tượng và nội dung của bài văn tế. Do đặc trưng nội dung của văn tế, được vận dụng đắc lực nhất là các nhóm từ biểu thị đức tính con người; biểu thị cái chết; biểu thị tâm trạng đau đớn, tiếc thương; biểu thị tính mong manh, nhỏ bé, mau chóng. Ngoài ra, các bài văn tế tướng sĩ tử trận xuất hiện nhiều từ biểu thị tấm lòng dũng cảm, trung trinh. Dù được dùng với hình thức và ý nghĩa như thế nào, từ láy và từ ghép cũng phát huy vai trò một cách hiệu quả. Ở đây, chúng tôi điểm qua sơ lược một số cách dùng đặc biệt của hai nhóm từ này qua một số bài văn tế tiêu biểu.
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Văn Thể Của Văn Tế Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 18
- Ngôn Ngữ Của Văn Tế Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
- Dùng Từ Ngữ Và Cú Thức Kiểu Mẫu
- Điển Cố Và Cách Vận Dụng Điển Cố
- Dụng Điển Từ Lịch Sử Và Văn Học Cổ Điển Việt Nam
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
+ Hoán chuyển ý nghĩa, đối tượng: Đây là cách dùng từ láy, từ ghép chỉ sự vật hiện tượng này biểu thị sự vật hiện tượng khác. Có mấy cách như sau:
- Dùng từ láy chỉ âm thanh biểu thị đặc điểm con người: “Vây sân nhạn thuở sắt cầm lựa ngón, quế một vầng văng vẳng mới tròn.” (Nam hải tế văn [21; 68]) Từ “văng vẳng” biểu thị âm thanh vọng lại từ xa, khó định hình, khi bổng khi trầm, lúc rò lúc không, chưa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Tác giả dùng từ này chỉ con trai của ông Đồng phủ Chúc mới lớn, chưa trở nên người trưởng thành tài giỏi như “ba cây quế (hoè) nhà họ Vương” theo mong ước của vợ chồng ông.
- Dùng từ láy chỉ tính chất sự vật biểu thị tính chất con người: “Rạng làu làu gương đan quế vừa tròn; Non mơn mởn đoá hải đường chưa nở.” (Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ [21; 23) Từ “làu làu” biểu thị sạch tinh tươm không chút gợn bẩn; “mơn mởn” biểu thị cây lá xanh non đầy sức sống. Tác giả dùng hai từ này khen ngợi hai cô gái làng Trường
Lưu có khuôn mặt sáng đẹp như mặt trăng tròn, thân hình xinh tươi như đoá hải đường còn trong nụ.
- Dùng từ láy chỉ tính cách con người biểu hiện tính chất sự vật: “Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suồng sã, những như thân gia ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho.” (Văn tế Trương Quỳnh Như) [21; 49] Người xưa quan niệm mệnh và duyên là những thứ được định sẵn nên hay xem nó do ông Trời tạo tác. Nhưng ông Trời quá hẹp hòi và suồng sã áp đặt những điều con người không muốn, dẫn đến chữ mệnh chữ duyên làm con người đau khổ. Cách nói trong câu trên cho thấy tác giả không tin vào thiên mệnh, nói cách khác, ông cho rằng tạo hoá bất công vì đã gây chia uyên rẽ thuý.
- Dùng từ ghép chỉ người sống biểu thị người chết: “Bóng phần tử xa chừng hương khúc, Bãi tha ma kẻ dọc người ngang.” (Văn chiêu hồn [21; 34]) Từ ghép “kẻ dọc người ngang” bình thường chỉ đám người đông đúc, lăng xăng, không trật tự hoặc những người ngang tàng, phóng túng, không chịu sự o ép mất tự do. Ở đây, Nguyễn Du dùng từ này chỉ người chết với ý nghĩa sâu xa. Dù người sống trên đời là ai đi nữa, giàu sang quyền thế đến đâu, ngang tàng phóng túng như thế nào cũng không tránh khỏi cái chết, khi chết đi rốt cục chỉ là những cái thây nằm ngang dọc ở bãi tha ma.
+ Cường điệu tính chất: Đây là thủ pháp nói quá sự thật hoặc tính chất của sự vật, sự việc nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó.
- Mượn từ láy chỉ hoạt động mạnh nói về cái chết: “Đoàn già lũ trẻ, xương chất nhôn nhao, thảm hoạ ấy vì sao? Ơn khai hoá vài trăm khẩu súng.” (Văn tế dân làng Cổ Am [21; 316]) “Nhôn nhao” là xôn xao, khua động, làm dậy lên, tức là diễn tả hành động ồn ào, nhộn nhịp. Tác giả dùng từ chỉ trạng thái động này diễn tả cảnh chồng chất của đống xương người chết do bị giặc Pháp tàn sát dã man. Người đã chết, xương đã khô, nhưng cái chết vô lý, oan uổng làm cho người chết vẫn còn uất ức muốn vùng lên rửa hận, người còn sống cũng căm giận muốn báo thù.
- Dùng từ ghép đối xứng để nhấn mạnh tính chất. Đây là thủ pháp thường dùng nhất trong hầu hết tác phẩm. Thể hiện cảnh chết chóc do chiến tranh: biển máu núi xương, thịt nát máu trôi. Thể hiện cảnh chiến trường ác liệt: tên bay đạn lạc, gươm gió giáo sương. Thể hiện tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy: dãi sôi đạp sóng, xông tuyết pha sương. Thể hiện khí thế ngút trời: mài nanh giũa vút, gươm trần giáo dựng. Thể hiện
tính cách: trau vàng chuốt ngọc, ghi son tạc sắt. Thể hiện lòng bi thương: xiêu mưa ngã gió, hoen phấn mờ gương… Thủ pháp này có vai trò chung là nhấn mạnh, làm “đậm hoá” đặc tính, hành vi, trạng thái của sự vật hiện tượng. Cùng với các yếu tố khác trong tác phẩm, thủ pháp này góp phần rất lớn vẽ lên hình ảnh bức tranh toàn cảnh sinh động về những điều muốn nói, tạo nên sức hấp dẫn nội tại cho tác phẩm, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe.
+ Giảm nhẹ tính chất: Đây là thủ pháp dùng một hình ảnh, sự việc nhẹ nhàng hơn để nói về một điều nghiêm trọng hơn. Văn tế thường dùng thủ pháp này để nói tránh cái chết. Có nhiều cách nói tránh cái chết, tiêu biểu như sau:
- Dùng từ ghép chỉ khoảng cách địa lý để thể hiện: “Dẫu rằng kẻ đấy người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự.” (Văn tế Trương Quỳnh Như [21; 49]) Trong tâm tưởng của Phạm Thái, Trương Quỳnh Như vẫn còn sống trên đời, giữa hai người chỉ cách xa một khoảng nhất định về mặt địa lý, sinh li chứ chưa tử biệt. Cách nói này cho thấy Phạm Thái không tin người yêu đã mãi ra đi, vẫn khao khát ngày được gặp lại nàng.
- Dùng từ ghép chỉ sự chia lìa đôi lứa để thể hiện: “Ngoài ba tuần mơ giấc hoàng lương, dứt tóc lìa tơ sao nỡ vội.” (Nam hải tế văn [21; 69]) Hai vợ chồng đã thề “kết nguyền bạch phát” sống với nhau trọn đời, nay mới ngoài ba mươi vợ tác giả đã bỏ ông ra đi. Ông Đồng phủ Chúc rất xót thương vợ nên “trách” vợ sao nỡ vội ra đi, bỏ ông ở lại một mình lẻ bóng. Cách nói này phần nào thể hiện ý của tác giả, dù người vợ có “dứt tóc lìa tơ” ra đi biền biệt thì ông vẫn một lòng chung thuỷ, giữ vẹn lời thề tơ tóc trước kia, khôn nguôi thương nhớ.
- Dùng từ ghép chỉ hình ảnh cách trở mông lung để thể hiện: “Tiếc cho khi nhỡ bước giữa dòng, kiếp đã về còi suối làng mây, nào kịp thấy ít nhiều hơi vũ lộ.” (Tế trận vong tướng sĩ văn [21; 53]) Cách nói này phù hợp với tướng sĩ tử trận, phản ánh đúng tình cảnh hi sinh nơi chiến trường: da ngựa bọc thây, không toàn thân thể, than lấp bùn chôn, không người thân thích, hồn phách phiêu lạc, không chốn dựa nương.
- Dùng từ ghép biểu thị trở về còi an vui vĩnh hằng: “Hay đâu Phật rủ tiên mời, bảy kỷ vội vui chơi ngoài cảnh lạ.” (Văn tế cô [32; 141] Hầu hết người còn sống đều ước
mong linh hồn người chết được về “làng tiên còi Phật” để mãi hưởng an vui sung sướng. Đây là một trong những cách nói thể hiện quan niệm linh hồn bất tử.
+ Sự kết hợp của từ láy và từ ghép: Có một số trường hợp từ láy, từ ghép tự kết hợp hoặc kết hợp với nhau tạo ra hiệu ứng đặc biệt cho cả vế hoặc cả câu.
- Cụm từ ghép đối xứng có hai thành phần biểu thị sắc thái đối ngược nhau được kết nối bằng một liên từ hoặc giới từ: “Kẻ thời chen chân ngựa quyết giật cờ trong trận, xót nhẽ gan vàng mà mệnh bạc, nắm lông hồng theo đạn lạc tên bay; Kẻ thời bắt mũi thuyền toan cướp giáo giữa dòng, thương thay phép trọng để thân khinh, phong da ngựa mặc bèo trôi sóng vỗ.” (Tế trận vong tướng sĩ văn [21; 52]) Cách kết hợp này tạo ra hiệu ứng đối nghịch làm nổi bật vẻ bi tráng của các tướng sĩ.
- Gắn kết các từ ghép đối xứng trong những câu nói về cùng đối tượng, cùng sự việc làm nổi bật điều muốn nói: “Nào những kẻ màn lan trướng huệ, Những cậy mình cung quế hằng nga. Một phen thay đổi sơn hà, Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu.” (Văn chiêu hồn [21; 32]) Lúc còn sống thì màn lan trướng huệ, cung quế Hằng Nga; lúc chết thì mảnh thân chôn vùi như cây cỏ. Cách kết hợp này cũng tạo ra hiệu ứng đối nghịch làm nổi bật thân phận bé nhỏ, yếu ớt của con người và ý nghĩa chữ vô thường của Phật giáo trong tư tưởng Nguyễn Du.
- Kết hợp từ láy chỉ cảnh man mác, âm u với từ ghép cường điệu thể hiện ý nghĩa tăng tiến tương ứng: “Mênh mônggóc bể bên trời, Nấm xương vô chủ biết nơi chốn nào.” “Trời xâm xẩmmưa gào gió thét, Khí âm huyền mờ mịt trước sau. Ngàn cây nội cỏdàudàu, Nào đâu điếu tế nào đâu chưng thường.” (Văn chiêu hồn [21; 33]) Trong kết cấu này, từ ghép cường điệu có vai trò minh hoạ, nhấn mạnh ý nghĩa man mác, âm u của từ láy. Cách kết hợp này tạo ra hiệu ứng tăng tiến làm nổi bật tình cảnh đáng thương của các cô hồn, đồng thời thể hiện rò tinh thần nhân đạo của tác giả.
Từ láy và từ ghép nói chung là yếu tố rất quan trọng trong ngôn ngữ văn học. Trong loại văn thường được viết theo vận văn, biền văn, từ phú và thường dùng để đọc trước nhiều người như văn tế, hai nhóm từ này đặc biệt phát huy tác dụng luyến láy, đăng đối, giúp việc diễn đạt được lưu loát, sinh động. Các hiện tượng dùng từ láy, từ ghép xét trên tuy không thực sự xuất hiện trong mọi tác phẩm, nhưng chúng là những cách dùng đặc biệt thú vị, không ít cách dùng thể hiện ý nghĩa sâu sắc, tạo ra sự mới mẻ về hình thức
diễn đạt và sức hấp dẫn về nội dung. Đây là một trong những yếu tố tạo nên giá trị về mặt ngôn ngữ của văn tế.
3/ Các nhóm từ ngữ khác
+ Từ Việt cổ: Ngôn ngữ văn tế Nôm rất đa dạng. Cùng với các thể loại văn học Nôm khác, văn tế Nôm bảo lưu rất nhiều từ Việt cổ. Từ bài văn tế Nôm cổ nhất hiện nay là Văn tế Nguyễn Biểu (đầu thế kỷ XV) của Trần Trùng Quang đến những bài ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Văn bà xã tế ông xã của Nguyễn Trọng Trì, Văn tế mẹ của Trần Trọng Giải… đều xuất hiện loại từ này. Trong đó có một số từ chưa từng thấy xuất hiện trong các thể loại văn học khác cũng như chưa thấy ghi nhận vào các loại từ điển, như “lắm lặc” (lấm lét, lấm la lấm lét), “lắm lắc” (loi choi, không chịu yên một chỗ) (đều trong Văn tế con chuột) [32; 110-111], “nức nởm” (thấp thoáng ở xa) (Văn tế vợ là công chúa đời Trịnh [140; 148])…
Nhiều trường hợp vừa là ngôn ngữ Đàng Trong vừa là cổ ngữ như “no nao” (chừng nào), “nhơn nhơn” (rò ràng) vẫn được nhìn nhận chung là từ Việt cổ, vì Đàng Trong là một nửa của đất nước Việt Nam.
Sự xuất hiện các từ cổ trên trong tác phẩm của Nguyễn Trọng Trì (1851-1922), Huỳnh Bá Văn (1873-1934), Trần Trọng Giải (1884-1946) cho thấy đầu thế kỷ XX từ cổ vẫn được dùng khá phổ biến trong văn tế Nôm và văn học Nôm.
+ Từ ngữ địa phương: Văn tế Nôm có hai nhóm phương ngữ lớn là phương ngữ Miền Trung và phương ngữ Miền Nam. Từ loại phong phú gồm danh từ (thầy dái: người nam đã có vợ; bà nàng: người nữ đã có chồng; thổ: người), động từ (chận chắc: húc nhau; tợ mặt: bày ra trước mắt cho thấy, cho hài lòng; ngọi: có, được; hót: ôm; chếch mích: mất lòng; lánh hé: tránh đi), đại từ (mô: nào, đâu; mồ mồ: đâu nào; đứa nựa: kia kìa; min: ta; qua: tôi; bậu: bạn), tính từ (chẵm hẵm: sức lực còn cứng cáp; thảo lảo: biết nhường nhịn, chia sẻ), phó từ (nỏ: không), trợ từ (chắc: nhau)… Những tác giả dùng nhiều từ địa phương là Nguyễn Du, Trần Trọng Giải, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Nguyễn Quang Diêu.
Phương ngữ trong văn tế Nôm còn thể hiện ở cách phát âm qua cách viết chữ Nôm. Cách phát âm sai phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối, thanh điệu đều có thể tạo ra những chữ Nôm sai tương ứng. Ví dụ: “ròng ròng” (khóc) viết thành “dòng dòng”, “gang sắt”
(kim loại) viết thành “gan sắc”, “lo toan” viết thành “lo tan”… Trong chữ Nôm, hiện tượng này không bị xem là sai chính tả mà được nhìn nhận là một đặc điểm của loại chữ cổ này, cũng như sự chấp nhận cách phát âm của từng địa phương.
Có tác phẩm ra đời ở Nam Bộ nhưng có dùng phương ngữ Miền Trung như Văn con gái tế mẹ tìm được ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Có lẽ tác giả vốn là người Miền Trung di cư vào Nam Bộ nên vẫn bảo lưu phương ngữ vùng mình.
Dùng phương ngữ là cách tạo nét đặc trưng vùng miền cho tác phẩm không chỉ về phương diện ngôn ngữ mà cả nhiều phương diện văn hoá khác như phong tục tập quán, tín ngưỡng… Cùng với từ cổ, bộ phận phương ngữ có vai trò gây được một âm hưởng riêng trong ngôn ngữ văn tế, đồng thời có ích cho người nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và phương ngữ nói riêng.
+ Từ ngữ nghề nghiệp: Một trong những điểm đặc sắc về ngôn ngữ văn tế là dùng từ ngữ của một nghề nào đó để viết văn tế. Điều đáng nói là từ ngữ nghề nghiệp ấy phải phù hợp với các nhân vật liên quan đến bài văn tế và hoàn toàn đúng với ngữ cảnh, ý nghĩa của từng câu văn cũng như của toàn bài. Có các trường hợp sau: 1/ Người đứng tế làm nghề ấy; 2/ Người được tế làm nghề ấy; 3/ Nhân vật ở ngôi thứ ba liên quan đến người được tế làm nghề ấy. Từ ngữ các nghề sau được dùng viết văn tế: 1/ Nghề đánh cá; 2/ Nghề rèn; 3/ Nghề dệt vải; 4/ Nghề thuốc. Phần lớn trong đó là văn tế trào phúng.
Có bài chủ ý dùng toàn từ ngữ nghề nghiệp như Đệ tử tế y sư văn [10; 18b], Văn vợ tế chồng thợ rèn [151]. Hai tác giả dùng từ ngữ nghề nghiệp xuất sắc nhất là Nguyễn Du (Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ [21; 23]) và Lê Đình Huyến (Văn tế cha [32; 118]).
+ Từ ngữ bình dân và từ tục: Một số bài văn tế khuyết danh và cả hữu danh sử dụng từ ngữ bình dân và từ tục. Chủ yếu xuất hiện trong văn tế trào phúng, dùng để phê phán, chế giễu cái xấu, tố cáo tội ác của kẻ thù. Nguyễn Khuyến là tác giả xuất sắc nhất ở phương diện này. Bài Văn tế Crivier của ông có cả từ cổ, từ ngữ bình dân và từ tục. Những câu như “Mắt ông xanh lè, mũi ông thò lò, đít ông cưỡi lừa, mồm ông huýt chó” [21; 94] dù có người dịch ra tiếng Tây cũng khiến cho bọn giặc trắng phải điên đầu mới hiểu được. Khi hiểu ra nhất định càng khiến chúng “điên đầu”.
+ Từ ngữ liên quan đến một lĩnh vực xấu: Vài bài văn tế dùng từ ngữ liên quan đến thuốc phiện và nạn nghiện thuốc phiện. Tất cả đều thuộc văn tế trào phúng, trong đó gồm
tế thuốc phiện và người chết vì nghiện thuốc phiện. Nội dung chủ yếu là phê phán một loại tệ nạn xã hội, chỉ ra tác hại của nó và khuyên mọi người tránh xa.
+ Từ phiên âm tiếng nước ngoài: Một số tác phẩm có dùng từ đọc trại từ tiếng nước ngoài như “hảo lớ”, “tào cáo”, “ách xì” (tiếng Hán), “siêng”, “soong”, “gác điêng”, “đờ lô”, “la phết đít cua” (tiếng Pháp), “câu rút” (tiếng Bồ Đào Nha)… Trong đó có cách dùng đặc biệt là kiểu chơi xỏ trong những bài văn tế tướng Pháp (đã chết hoặc còn sống): “Cút đại nhân” (Văn tế Cút - xô [21; 182]), hoặc dùng “siêng soong” (chien: chó, cochon: heo) đối với “vượn khỉ”: “Nòi giống bị ai rẻ rúng, lửa bên tai đã gớm tiếng siêng soong; Quan quyền nào kẻ khoe khoang, gai trước mắt đã ghê tuồng vượn khỉ.” (Văn tế Phan Chu Trinh [124; 301]) Một mũi tên bắn hai con nhạn, dùng tiếng Pháp chửi bọn giặc Pháp, dùng tiếng Việt chửi bọn tay sai người Việt.
Các dạng từ ngữ trên đều có vai trò nhất định góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật cũng như cách thể hiện nội dung của các bài văn tế: từ cổ trong văn tế Nôm phản ánh lịch sử tiếng Việt; từ ngữ địa phương phản ánh phương ngữ vùng, miền, cũng chính là phản ánh một phần đặc trưng của tiếng Việt; từ bình dân và từ tục thích hợp để “chửi” các đối tượng xấu, đồng thời hai nhóm từ này thường xuất hiện trong các bài văn tế mang tính cách dân gian với dụng ý “tránh lời thô trong văn chương bác học”; từ nghề nghiệp thể hiện tài hoa của tác giả, cho thấy tác giả là những người vừa giỏi chữ vừa lành nghề; từ liên quan đến lĩnh vực xấu và từ phiên âm tiếng nước ngoài thì được dùng rất thích hợp với đối tượng, nhiều trường hợp được dùng rất đắt trong văn tế trào phúng.
4/ Dùng từ ngữ linh hoạt, sáng tạo
Tác giả văn tế cũng là những người có công làm mới ngôn ngữ tiếng Việt. Từ kho từ vựng đã có, họ diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, tạo ra những cách nói lạ mà hay, đôi khi nghe lạ tai nhưng đầy ý vị. Với nhiều cách sáng tạo phong phú, tiếng Việt trong nhiều bài văn tế biến hoá sinh động hơn, ý nghĩa tuyệt diệu hơn. Bên cạnh nội dung đa dạng, cách vận dụng ngôn ngữ uyển chuyển, sáng tạo cũng là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của bài văn tế.
+ Dùng động từ với ý nghĩa “sử động từ” như chữ Hán: Đây là cách đặt câu biến tân ngữ của động từ thành chủ ngữ bị động, bất đắc dĩ, tức là chủ ngữ của sử động từ khiến tân ngữ trở nên như thế. Đây là điểm ngữ pháp đặc biệt của chữ Hán, đã được Phạm
Thái vận dụng như sau: “Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm.” (Văn tế Trương Quỳnh Như [21; 49]) Mùa xuân mà “làm cho hoa nụ héo tàn”, mùa thu mà “làm cho trăng rằm lẩn khuất”. Dường như có một “bàn tay” độc ác nào gây ra cảnh trớ trêu. Cảnh ấy tình này tột cùng ngang trái.
+ Dựa vào tính chất sự vật để diễn tả tâm trạng: “Trải nửa canh ngồi ngắm giảiđông lưu, trở về rạo rực tâm can, oan từng giọt đỗ quyên ngày khóc hạ.” (Văn tế vợ là công chúa đời Trịnh [140; 148]) “Giải đông lưu” là dòng sông, trăm sông đều đổ về biển Đông nên tác giả gọi như thế, ý nói về nguồn. Tác giả là con rể chúa Trịnh, thông qua bài văn tế khóc thương vợ bày tỏ lòng truy niệm nước cũ, sau những giờ phút ngồi ngắm dòng sông chảy về phía đông, lòng càng rạo rực vì nhớ về vua Lê chúa Trịnh.
+ Diễn đạt ví von, gợi hình: Đây là cách so sánh sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác để tạo hình ảnh gợi tả. Văn tế quân Thiên triều có câu: “Đao binh tử trận đầy khe, Dọc đường gài gác(1) nằm kề nan nan.” [66; 373]. “Nan” là thanh tre, thanh nứa vót mỏng đan vào nhau để làm vật dụng. Tác giả dùng hình ảnh “nằm kề nan nan” diễn tả cảnh quân giặc nằm chết chất đống chồng chéo lên nhau; Trần Trọng Giải nói về căn bệnh người cô đã qua đời: “Còn chi nữa nay đày mai đoạ, con ma nhức cẳng đã đừ tai.” (Văn tế cô [32; 141]) Đặng Quý Địch cho biết, người cô bị chứng thấp khớp, mỗi khi đau
nhức cô thường bảo có con ma hành hạ. Cô bệnh nhiều năm nên khi chết thì con ma cũng đã mệt bở hơi tai [32; 144]. Đặc biệt Phan Bội Châu dùng rất nhiều từ ghép chính phụ có tính gợi tưởng sâu sắc, tiêu biểu như: “Cửa dân chủ ai đem thầy tới, Lô Thoa ấy vẫn thầy cao; Bể văn minh vội mượn thuyền sang, Nhật Bản kia là nước mới.” (Văn tế cụ Tây Hồ ở Đà Nẵng [124; 301]) Dân chủ, văn minh vốn là những đơn vị từ vựng bình thường, nhưng kết hợp “dân chủ” với “cửa”, “văn minh” với “bể”, những từ ngữ này thể hiện được ý nghĩa đến tầm độ tối đa. Tác giả muốn nhấn mạnh: Dân chủ là cánh cửa mở lối cho người dân thực sự làm chủ, mở lối cho cuộc sống ấm no của dân tộc, mở lối cho đất nước vươn lên, vươn ra thế giới; nền văn minh các nước đã phát triển rất cao xa như trời biển, dân ta hãy sẵn sàng giong thuyền đến biển văn minh, học hỏi lấy điều hay về dựng xây đất nước.
+ Cách dùng đảo vị: Văn tế dùng khá nhiều cấu trúc hoặc câu đảo vị, tức một từ loại này được đặt ở vị trí một từ loại khác. Tiêu biểu như: “cơn gió thuở” (Văn tế vợ là
1 Gài gạc: Có lẽ là “gài gập” thì hợp lý hơn. Huỳnh Tịnh Của giải: Chèo kéo mắc lấy nhau [27, T1; 342].