Một Số Phương Pháp Có Ý Nghĩa Thao Tác Cụ Thể

22


thể loại. Ký đã phát huy sở trường ở những tiểu loại ký, đáp ứng được những yêu cầu của công chúng và thời đại và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh các loại hình văn xuôi khác, ký chiếm một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phận không thể tách rời tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX” (Lê Dục Tú) [34; 440).

Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu văn học sử và các tập tiểu luận phê bình, những tác giả, tác phẩm tùy búttiêu biểu ở giai đoạn này (Nguyễn Tuân với Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi; Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai; Bình Nguyên Lộc với Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc; Nguyễn Trung Thành với Đường chúng ta đi; Nguyễn Thi với Dòng kinh quê hương,…) cũng thường được đề cập tới như những đóng góp đầy ý nghĩa cho nền văn học dân tộc.

Nhìn chung, đóng góp của thể loại tùy bút để làm nên sự phong phú và đa dạng cho diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1975, đã được thừa nhận. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu có thể nhận ra không ít vấn đề cần được khảo sát tường tận hơn. Thứ nhất, mặc dù không thể phủ nhận mối liên hệ phái sinh với thể loại , nhưng rất cần phải tách ra, xem xét tùy bút như một thể loại độc lập. Chỉ khi nào những thành tựu của tùy bút được xếp theo một hệ thống riêng thì lúc đó mới có đủ cơ sở để rút ra những nhận định xác đáng về quy luật vận động, phát triển và đặc điểm của thể loại. Thứ hai, bao giờ cũng vậy, nói đến tùy bút Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới Nguyễn Tuân. Sáng tác của ông được xem là đỉnh cao nhất, là mẫu mực cho thể loại tùy bút. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Mặc dù những nhà văn chuyên viết tùy bút không nhiều nhưng tác phẩm tùy bút có giá trị không thể nói là ít. Một mình cụ Nguyễn - dù tài hoa, uyên bác đến đâu - cũng khó lòng dựng lên một lâu đài tùy bút nguy nga trong văn học hiện đại như thế. Do đó, cần phải ghi nhận sự góp mặt của thể loại tùy bút trong nền văn học dân tộc một cách khách quan, công bằng và đầy đủ hơn.

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


4.1. Trên cơ sở phân tích, đối chiếu ý kiến của các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình, Luận án nêu rò những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái niệm, xác định loại hình và đặc trưng nghệ thuật của thể loại tùy bút. Từ đó, Luận án đi đến

23


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

xác lập một quan niệm mới về loại hình của tùy bút trong văn học: tùy bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự - trữ tình, mang đầy đủ đặc điểm của một thể loại nằm ở vị trí trung gian, giáp ranh.

4.2. Bước đầu đặt ra vấn đề phân loại tùy bút trên cả hai phương diện: lý thuyết thể loại và lịch sử văn học. Ở phương diện lý thuyết, căn cứ vào đặc trưng về loại hình, có thể phân tùy bút thành ba nhóm: nhóm thiên về tự sự, nhóm thiên về trữ tình và nhóm tự sự - trữ tình. Ở phương diện văn học sử, có thể khảo sát tùy bút theo các dạng cụ thể: tùy bút văn hóa - phong tục, tùy bút phong cảnh, tùy bút chiến tranh, tùy bút lịch sử,… (dựa trên tiêu chí đề tài); tùy bút lãng mạn, tùy bút anh hùng, tùy bút bi kịch, tùy bút châm biếm,… (dựa trên tiêu chí cảm hứng sáng tác); đoản thiên tùy bút, trung thiên tùy bút, trường thiên tùy bút,… (dựa trên tiêu chí dung lượng).

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 4

4.3. Khảo sát tình hình phát triển và thành tựu của tùy bút Việt Nam qua hai chặng: 1930 - 1945, 1945 - 1975. Điểm qua những tác gia, tác phẩm tùy bút tiêu biểu. Lập danh mục tác phẩm tùy bút được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1975.

4.4. Khái quát đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của những sáng tác tùy bút từ 1930 đến 1975, từ đó, khẳng định sự góp mặt xứng đáng của thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Như đã xác định ở các phần trước, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án bao gồm cả những vấn đề có tính chất lý thuyết và thực tiễn sáng tác, tiếp nhận văn học. Trong bối cảnh đó, một yêu cầu có tính quyết định là phải xác lập cho được hệ thống phương pháp thích hợp, ở các cấp độ khác nhau, để có thể vừa định hướng đúng vừa hỗ trợ tốt nhất cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.

Trong Luận án, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:


5.1. Phương pháp lịch sử


Cách tiếp cận duy vật lịch sử đối với các hiện tượng xã hội nói chung là một trong những nguyên tắc quan trọng của phương pháp luận macxit. Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét các sự việc, hiện tượng trong những mối tương quan đồng

24


đại và lịch đại cụ thể. Nó mang ý nghĩa phương pháp luận, như kim chỉ nam, giúp công việc nghiên cứu được thấu lý đạt tình, tránh những quy kết chủ quan, áp đặt tùy tiện hoặc vò đoán.

Phương pháp lịch sử, vì thế, được đảm bảo tuân thủ trong hầu hết các cấp độ, các bình diện nghiên cứu của Luận án. Vận dụng phương pháp này, Luận án đã khảo sát sự ra đời và phát triển của thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 như một tất yếu lịch sử, một quá trình dựa trên những tiền đề lịch sử

- xã hội và tiền đề văn học cụ thể. Mặt khác, đặc điểm nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tùy bút cũng mang rò nét dấu ấn của hoàn cảnh lịch sử, sát hợp với những yêu cầu của tâm lý tiếp nhận. (Tất nhiên, còn phải tính đến vai trò quan trọng của chủ thể sáng tạo trong việc làm nên các giá trị văn học. Bằng không, kết quả nghiên cứu sẽ trở nên phiến diện và mang tính chất xã hội học dung tục).

5.2. Phương pháp loại hình


Trong Luận án, công việc phân tích, bình giá, khái quát đặc điểm của thể loại tùy bút luôn đảm bảo nhất quán nguyên tắc: xem loại hình vừa là điểm xuất phát vừa là hệ quy chiếu các giá trị ở thực tiễn sáng tác. Vì thế, phương pháp loại hình cũng đóng vai trò phương pháp luận. Nó được sử dụng chủ yếu ở chương một, là cơ sở để xác định những nét đặc trưng nghệ thuật và để phân loại tùy bút. Dựa vào phương pháp này, Luận án đã xem xét tùy bút với tư cách một thể loại văn xuôi tồn tại độc lập, có quy luật vận động và phát triển riêng chứ không chỉ là những biểu hiện cá biệt, rời rạc của cách viết phóng túng, tự do.

5.3. Một số phương pháp có ý nghĩa thao tác cụ thể


* Phương pháp mô tả được sử dụng khi giới thiệu sơ lược sự hình thành, phát triển và những thành tựu nổi bật (các tác gia, tác phẩm tiêu biểu, đặc điểm nội dung và nghệ thuật) của thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam hiện đại. Tính khách quan khoa học luôn được tôn trọng trong khi mô tả nhằm xác định một phạm vi tư liệu khảo sát phù hợp và thực sự có ý nghĩa, tránh tùy tiện đề cao hoặc gán ghép thiếu căn cứ.

* Phương pháp hệ thống đòi hỏi phải xem xét đối tượng giữa nhiều mối

quan hệ khác nhau như quan hệ loại hình, quan hệ chi phối, quan hệ phân cấp, quan

25


hệ nhân quả,… Tính từ 1930 đến 1975, thể loại tùy bút đã phát triển qua nhiều chặng đường, với bối cảnh lịch sử - xã hội và các kiểu tâm lý tiếp nhận không giống nhau. Do đó, sẽ không thể xác định được đặc trưng nghệ thuật và những quy luật đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nó nếu không đặt nó trong tương quan có tính hệ thống giữa các loại (tự sự, trữ tình, kịch) và với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác (nhất là ký).

* Phương pháp so sánh được sử dụng ở nhiều cấp độ, với nhiều mục đích khác nhau, trước hết để làm nổi bật những nét tương đồng, dị biệt giữa tùy bút với thơ văn xuôi và các thể (như bút ký, nhật ký, ký sự). Bên cạnh đó, thao tác so sánh còn giúp ích cho việc nhận diện những phong cách tùy bút độc đáo trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975. Những mối tương quan đồng đại, lịch đại - qua so sánh, đối chiếu - cũng góp phần khẳng định tính kế thừa, cách tân và những đặc điểm nghệ thuật của thể loại tùy bút.

* Các phương pháp nghiên cứu nêu trên không xuất hiện riêng lẻ, tách bạch ở từng chương, từng phần của Luận án mà luôn được kết hợp nhuần nhuyễn để có thể phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, những thao tác tư duy quen thuộc như giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, thống kê, phân loại,… cũng được sử dụng ở mức độ hợp lý.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN


Để giải quyết thỏa đáng yêu cầu đặt ra từ đề tài, Luận án được kết cấu theo kiểu trình bày những vấn đề có tính chất lý thuyết về thể loại trước, rồi từ định hướng đó đi vào khảo sát lịch sử văn học.

Ở phần lý thuyết, trên cơ sở phân tích, đối chiếu ý kiến của các nhà nghiên cứu, tác giả Luận án nêu lên quan điểm của cá nhân về các vấn đề xung quanh thể loại tùy bút, theo cấp độ từ cụ thể đến khái quát: giới thuyết các khái niệm, xác định loại hình và xác lập một hệ thống tiêu chí phân loại phù hợp.

Phần khảo sát thực tế sáng tác tùy bút từ 1930 đến 1975 được triển khai theo cách truyền thống: điểm qua các chặng đường phát triển với những thành tựu nổi bật (tác gia, tác phẩm tiêu biểu), từ đó đi đến khái quát những đặc điểm cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện.

26


Luận án gồm tổng cộng 232 trang, trong đó có 198 trang chính văn. Dung

lượng cụ thể của các phần như sau:


* MỞ ĐẦU: 23 trang (từ tr. 4 đến tr. 26, gồm các đề mục: Lý do chọn đề tài, Mục tiêu, giới hạn của đề tài, Lịch sử nghiên cứu đề tài, Đóng góp mới của Luận án, Phương pháp nghiên cứu, Kết cấu của Luận án).

*CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý thuyết về thể loại tùy bút


29 trang (từ tr. 27 đến tr. 55)


*CHƯƠNG 2: Quá trình phát triển của tùy bút Việt Nam


từ 1930 đến 1975


77 trang (từ tr. 56 đến tr. 132)


*CHƯƠNG 3: Đặc điểm của tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 65 trang (từ tr. 133 đến tr. 197)

*KẾT LUẬN: 4 trang (từ tr. 198 đến tr. 201)


*PHỤ LỤC: 14 trang (từ tr. 202 đến tr. 215)


*TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17 trang (từ tr. 216 đến tr. 231)


* PHỤ CHÚ: 1 trang (tr. 232)

27


Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỂ LOẠI TÙY BÚT

1.1. Về khái niệm “tùy bút”


1.1.1. Có vẻ như cách hiểu giản dị: tùy bút là những trang văn xuôi ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy - lâu nay dễ được nhiều người thừa nhận nhất. Nguyễn Tuân, bậc thầy tùy bút, cũng cho rằng nguyên tắc quan trọng của tùy bút là “không có nguyên tắc gì cả” ! Kiểu cắt nghĩa này dựa trên một nét đặc trưng nghệ thuật của thể loại tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở người nghệ sĩ. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đây là cách hiểu chưa đầy đủ và tiềm ẩn không ít mâu thuẫn.

Không riêng gì tùy bút, bất kỳ sáng tác văn chương có giá trị nào cũng đều khởi nguồn từ những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Đúng, sai, hay, dở còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác (như trình độ nhận thức, thế giới quan, nhân sinh quan, tài năng nghệ thuật,…), nhưng để cho ngọn bút có thần thì trước tiên cảm xúc phải thực sự chân thành. Thương vay khóc mướn không là cứu cánh của nghệ thuật chân chính. Do đó, sẽ trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, công thức nếu sáng tác mà không được tự do, không có hứng thú và không ghi lại dấu ấn phong cách riêng của tác giả.

Mặt khác, một cách hiểu chưa đầy đủ về khái niệm tùy bút sẽ dẫn đến lẫn lộn giữa cách viết phóng khoáng, tự do với lối viết tản mạn tùy tiện cũng như không chỉ ra được bản chất và vai trò của yếu tố chủ quan trong tùy bút:

“Những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện, hay theo một tư duy luận lý chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, cái lôgic bên trong của cảm hứng tác giả. Và tất nhiên là sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mỹ vẫn phải chân thực” (Nguyễn Xuân Nam) [61; 1888].

Nếu chỉ cần tùy theo ngòi bút đưa đẩy mà thành tác phẩm thì không chỉ tùy bút, sáng tác văn chương nói chung đâu có khó khăn gì. Phải có phong thái thanh

28


thoát nhẹ nhàng của bậc thức giả nhuyễn thấm từ nội dung tư tưởng cho đến bút pháp nghệ thuật, phải có nhãn quan sắc sảo, tinh tế, nhân hậu trước cuộc đời và con người, phải có giọng điệu miên man, ung dung tự tại của người từng trải, lịch lãm thì mới mong viết được tùy bút hay. Viết như đang rong chơi - một thú chơi tao nhã, hết mình trong nghệ thuật - điều đó hoàn toàn khác với lối viết dễ dãi, hời hợt, tự nhiên chủ nghĩa.

Trong lời giới thiệu Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, Nguyễn Đăng Mạnh có

nêu một định nghĩa khá bao quát về những nét đặc trưng của thể loại tùy bút:


“Tùy bút là gì ? Định nghĩa vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tùy bút mà viết chứ sao ! Nhưng chính vì thế mà khó. Vậy thì còn có thể nói gì về quy tắc thể loại của nó nữa ? Ở phương Tây hiện đại, tùy bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tùy bút càng mơ hồ hơn (…). Có thể hiểu một cách đại khái thế này: người viết tùy bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng” [112; 107].

Như vậy, nếu coi tùy bút là một cách viết hoặc một kiểu bút pháp thì chỉ mới dừng lại ở mức độ bên ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của đối tượng. Tùy bút còn là một thể loại văn học mang những nét đặc trưng cả về nội dung và nghệ thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác.

1.1.2. Từ góc nhìn từ nguyên học, có thể tìm thấy những giả thiết đáng tin cậy, góp phần vào việc xác định khái niệm và phân định loại hình của tùy bút. Trong Hán Việt từ điển giản yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải nghĩa là “tùy thời mà biên chép” (1; 320). Nghĩa là thể loại này không chỉ đơn thuần bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn chịu sự chi phối từ hoàn cảnh khách quan. Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm một nét nghĩa nữa là “biên chép”.

Vậy thì phải chăng khái niệm tùy bút - trước khi được sử dụng để định danh cho một thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại - vốn đã được hình thành trên cơ sở thuyết Văn Bút thời Lục triều, trong lý luận văn học cổ điển Trung Quốc ? Vào buổi

29


sơ khai của việc phân loại, một số nhà lý luận Trung Quốc chia văn chương thành 2 loại: loại có vần và loại không vần. Ở chương Tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Ngày nay thường nói: có Văn có Bút, cho không vần là Bút, có vần là Văn” (Kim chi thường ngôn, hữu Văn hữu Bút, dĩ vi vô vận giả Bút dã, hữu vận giả Văn dã). Trong 20 thiên trình bày về thể loại văn học, tác giả cũng có chủ ý sắp xếp thành hai mảng khá rò: từ Minh Thi đến Ai điếu thuộc loại Văn, có vần (Minh Thi, Nhạc Phủ, Thuyên Phú, Tụng Tán, Chúc Minh, Minh Châm, Lỗi Bi, Ai Điếu); từ Tạp văn đến Thư Ký thuộc loại Bút, không vần (Tạp Văn, Hài Ẩn, Sử Truyện, Chư Tử, Luận Thuyết, Chiếu Sách, Hịch Di, Phong Thiện, Chương Biểu, Tấu Khải, Nghị Đối, Thư Ký).

Thời Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên Chi lại chia văn chương ra làm 3 loại: Ngôn, Bút, Văn. Trong đó, Bút có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả truyện ký. Hai chữ tùy bút xuất hiện trong văn học Trung Quốc vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, ở tác phẩm Tùy Viên tùy bút của Viên Mai (theo Đoàn Lê Giang) [43; 29,30].

Dù mới chỉ là giả thiết, nhưng thiết nghĩ, những thông tin trên cũng góp thêm cơ sở để củng cố một mối hoài nghi mang ý nghĩa khoa học: không thể tiếp tục an tâm với cách hiểu giản đơn rằng bút là ngòi bút và tùy bút là tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy. Từ nguồn gốc phương Đông, tùy bút đã được xác định là một thể loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng, không bị ràng buộc bởi những khuôn khổ có tính quy phạm, cả về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện.

1.1.3. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự gần gũi giữa thể loại tùy bút của Việt Nam với thể loại essay trong văn học phương Tây. Nhà văn Pháp Michel Eyquem de Montaigne (1533 - 1592) được xem là một trong những người khai sinh ra essay, có tác phẩm tiêu biểu: tập Essais (xuất bản năm 1580). Trong Từ điển văn học (bộ mới), tựa đề của tác phẩm này được Nguyễn Văn Khỏa dịch là Tùy bút [61; 1000].

Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích khá rạch ròi những đặc điểm nghệ thuật của ét-xe (từ trang 19 đến trang 26). Ét-xe được dịch là tiểu phẩm - một tiểu loại thuộc thể loại : “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí