Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-------------


TRẦN VĂN MINH


THỂ LOẠI TÙY BÚT

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ 1930 ĐẾN 1975


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 1

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------


TRẦN VĂN MINH


THỂ LOẠI TÙY BÚT

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ 1930 ĐẾN 1975


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22.34.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học

GS. TSKH LÊ NGỌC TRÀ


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011



Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở đào tạo, họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh vào lúc….. giờ, ngày…. tháng…. năm 2011


Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân

Phản biện 2: PGS.TS Phạm Quang Long

Phản biện 3: TS Nguyễn Khắc Hóa


Phản biện độc lập:

1- GS.TS Nguyễn Khắc Phi

2- PGS.TS Phạm Quang Long

1


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục tiêu, giới hạn của đề tài 5

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 7

4. Đóng góp mới của Luận án 22

5. Phương pháp nghiên cứu 23

6. Kết cấu của Luận án 25

Chương 1:Những vấn đề lý thuyết về thể loại tùy bút27

1.1. Về khái niệm “tùy bút” 27

1.2. Xác định loại của tùy bút 33

1.3. Đặc điểm của thể loại tùy bút 37

1.4. Phân loại tùy bút 45

1.5. Phân biệt tùy bút với bút ký thơ văn xuôi 50

Chương 2:Quá trình phát triển của tùy bút Việt Nam

từ 1930 đến 1975 56

2.1 Sự hình thành thể loại tùy bút

trong văn học Việt Nam trước 1930 56

2.1.1. Sự hình thành thể loại tùy bút trong văn học trung đại 57

2.1.2. Sự hình thành thể loại tùy bút trong văn học 1900 - 1930…..62

2.2. Những chặng đường phát triển của thể loại tùy bút trong

văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 64

2.2.1. Từ 1930 đến 1945 64

2

2.2.2. Từ 1945 đến 1975 76

2.3. Những tác gia và tác phẩm tùy bút tiêu biểu

trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 83

2.3.1. Nguyễn Tuân – người viết tùy bút số một 83

2.3.2. Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường 98

2.3.3. Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai 108

2.3.4. Bình Nguyên Lộc với Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc 117

2.3.5. Nguyễn Trung Thành với Đường chúng ta đi 125

2.3.6. Nguyễn Thi với Dòng kinh quê hương 128

Chương 3:Đặc điểm của tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 133

3.1. Văn hóa dân tộc và hiện thực chiến tranh –

hai mảng đề tài chính 133

3.1.1. Đề tài văn hóa dân tộc 134

3.1.2. Đề tài hiện thực chiến tranh 137

3.2. Sự đa dạng của cảm hứng 141

3.2.1. Cảm hứng dân tộc - lịch sử 142

3.2.2. Cảm hứng lãng mạn 151

3.2.3. Cảm hứng anh hùng 156

3.2.4. Cảm hứng trữ tình 160

3.3. Dung hợp cả hai loại nhân vật:

nhân vật trữ tình và nhân vật tự sự - trữ tình 164

3.3.1. Nhân vật trữ tình 165

3.3.2. Nhân vật tự sự - trữ tình 169

3.4. Một phức hợp giọng điệu 173

3

3.4.1. Sự phong phú về giọng điệu 173

3.4.2. Tính phức hợp trong giọng điệu 176

3.5. Kết cấu tự do theo mạch cảm xúc 179

3.5.1. Kết cấu tự do 179

3.5.2. Mạch tự sự - trữ tình linh hoạt 181

3.6. Vẻ đẹp, tính sáng tạo và giàu chất thơ của ngôn từ 183

3.6.1. Vẻ đẹp của từ ngữ 183

3.6.2. Cách sử dụng từ ngữ đầy sáng tạo 186

3.6.3. Ngôn từ giàu chất thơ 191

KẾT LUẬN 198

PHỤ LỤC 202

TÀI LIỆU THAM KHẢO 216

PHỤ CHÚ 232

4


MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1.1. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, tùy bút là một thể loại có đóng góp đáng kể. Rất nhiều tên tuổi lớn mà phần thành công hơn cả của sự nghiệp sáng tác được khẳng định bằng tùy bút. Những trang tùy bút đặc sắc của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình Nguyên Lộc, Băng Sơn,... không chỉ mang tới cho độc giả nhã thú văn chương mà còn góp phần vun bồi vốn tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Từ góc nhìn văn học sử, không khó để nhận ra rằng thể loại này đã có một quá trình hình thành và phát triển với những quy luật vận động riêng trong quỹ đạo chung của cả nền văn học dân tộc.

Thực tiễn sáng tác sinh động là thế, nhưng về lý luận thì có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ xung quanh thể loại tùy bút. Các nhà nghiên cứu luôn mong muốn có được sự tường minh trong thao tác xác định loại hình và phân loại, hệ thống hóa. Nhưng đó là một điều không hề đơn giản vì tính chất trung gian, lưỡng hợp của tùy bút (giữa tự sự với trữ tình, giữa suy tưởng với xúc cảm, giữa văn xuôi với thơ, giữa yếu tố khách quan với yếu tố chủ quan) có thể khiến cho mọi cố gắng phân định rạch ròi đều trở nên bất cập hoặc không thỏa đáng. Hậu quả là, mặc dù được nhìn nhận như một thể loại văn học (Nguyễn Xuân Nam) [61; 1888] nhưng quan điểm phân loại và cách hiểu về tùy bút, trên thực tế, hầu như chưa có sự nhất trí cần thiết. Nhiều người coi tùy bút là một tiểu loại giàu chất trữ tình nhất của thể loại - một biến thể của loại tự sự, nhưng cũng có người dứt khoát xếp tùy bút vào loại trữ tình. Do chưa có được sự đồng thuận từ cơ sở lý luận nên việc tiếp cận và bình giá những tác phẩm tùy bút cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp.

Rò ràng cần phải khảo sát tường tận hơn về tùy bút, trước hết ở phương diện khái niệm, thể loại; rồi trên cơ sở đó mà vạch ra một đường biên - tất nhiên cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối - giữa tùy bút với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác. Để tùy bút có cơ sở tồn tại ngang hàng, bình đẳng với những thể loại khác trong đời sống văn học, để không chỉ phân định thỏa đáng những giá trị vốn có, mà quan

5


trọng hơn là định hướng phù hợp cho sự vận động phát triển ở tương lai, thiết nghĩ đã đến lúc cần có sự nghiên cứu đầy đủ về nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển với những quy luật và thành tựu nổi bật, về đặc điểm nội dung và nghệ thuật cơ bản của nó.

1.2. Qua thực tế công tác giảng dạy và nghiên cứu của bản thân, chúng tôi đã tích lũy được một khối lượng tư liệu khá phong phú về thể loại tùy bút, về các tác gia, tác phẩm tùy bút tiêu biểu. Bằng kinh nghiệm và sở trường cá nhân, kết hợp với việc tham khảo, kế thừa thành tựu nghiên cứu từ những người đi trước, chúng tôi mong muốn được trình bày ý kiến của mình về một vấn đề văn học tuy không mới nhưng còn nhiều điểm chưa sáng rò cả về lý luận lẫn thực tế phê bình và tiếp nhận.

Kết quả của công trình này vừa có thể góp phần xác định vai trò và đặc điểm của tùy bút trong hệ thống thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại, vừa giúp cho việc giảng dạy những tác gia, tác phẩm tùy bút có trong chương trình bậc đại học và phổ thông được tốt hơn.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI


2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Với đề tài Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975, công việc nghiên cứu của Luận án nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:

2.1.1. Xác lập một cách hiểu hợp lý, đầy đủ về khái niệm tùy bút; trên cơ sở đó, xác định rò loại hình và đặc trưng thể loại của tùy bút.

2.1.2. Khái quát những chặng đường phát triển và quy luật vận động của thể loại

tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975.


2.1.3. Khẳng định đóng góp to lớn của thể loại tùy bút, cả về nội dung và bút pháp nghệ thuật, làm phong phú thêm diện mạo văn xuôi Việt Nam hiện đại.

2.2. Giới hạn của đề tài


2.2.1. Phạm vi nghiên cứu của Luận án bao gồm những vấn đề lý thuyết về loại thể và lịch sử văn học. Từ yêu cầu của đề tài, Luận án tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản: những vấn đề lý luận xung quanh thể loại tùy bút (khái niệm, loại hình, đặc trưng nghệ thuật, phân loại), quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022