30
trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)” [58; 19]. Như vậy, trong quan niệm của Hoàng Ngọc Hiến, tùy bút và ét-xe là hai tiểu loại khác nhau của thể loại ký. Mặc dù cố ý phân biệt, nhưng hệ thống luận điểm về đặc trưng nghệ thuật của ét-xe được Hoàng Ngọc Hiến nêu ra ở phần sau không có gì khác so với những đặc trưng nghệ thuật của tùy bút:
“Bố cục tự do là một đặc trưng riêng của thể ét-xe (...) những ý tứ được triển khai, dẫn dắt theo cung cách - nói như Nguyễn Tuân - ý này nhằng vào ý kia theo cảm hứng của sự tưởng tượng miên man (...) hoặc nói như Mông-te-nhơ, ý sau nhìn vào gáy ý trước (...) những ý kiến liếc nhìn nhau”; “Những ý kiến được đưa ra có thể ngổn ngang, bề bộn, chính sự liếc nhìn nhau giữa các ý tạo ra sự thống nhất, sự mạch lạc của bài ét-xe. Đây là một sự mạch lạc cao cấp đòi hỏi ở người viết cũng như người đọc ét-xe một sự trực giác tốt, bao quát và quán xuyến được nhiều tọa độ tư duy” [58; 23].
Hoàng Ngọc Hiến còn dẫn ra nhiều ý kiến, nhiều đoạn văn của Nguyễn Tuân và khẳng định: “Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có thể tìm thấy cốt cách và dáng dấp ét-xe ở những bài văn hài đàm, nhàn tưởng của Tản Đà, những bài ký của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, một số bài tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thép Mới...” [26; 58].
Trên thực tế, trong hệ thống thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại, sự góp mặt của tiểu phẩm với tư cách một thể loại độc lập và bằng những thành tựu đặc sắc là chưa được thừa nhận. Đóng góp của tùy bút thì đã được khẳng định và cũng không khó khăn gì để nhận ra rằng tùy bút gần với essay hơn cả. Tất nhiên, không thể đồng nhất hoàn toàn essay với tùy bút. Tùy bút là một dạng, một loại essay, essay nghệ thuật. Bên cạnh đó, còn có loại essay mang tính chất học thuật, có khi được dịch là tiểu luận. Vì thế, ở một chừng mực nhất định, trong nỗ lực xác định để khu biệt những đặc trưng nghệ thuật của thể loại tùy bút, việc tham chiếu với essay là hướng nghiên cứu có ý nghĩa.
Khi tra cứu cách giải nghĩa khái niệm Essay, chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến đều nhằm định danh essay học thuật, xem đó là một loại văn bản ngôn từ ngắn gọn, không có hư cấu, nhằm bộc lộ tư tưởng chủ quan của tác giả:
31
- “Essay là một sáng tác ngắn bằng văn xuôi, bàn về một chủ đề hoặc nêu lên một lý lẽ tranh biện, không đòi hỏi phải trình bày trọn vẹn, thấu đáo” [229; 75]1.
Có thể bạn quan tâm!
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 2
- Về Tùy Bút Việt Nam Từ 1930 Đến 1975
- Một Số Phương Pháp Có Ý Nghĩa Thao Tác Cụ Thể
- Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 6
- Phân Biệt Tùy Bút Với Bút Ký Và Thơ Văn Xuôi
- Sự Hình Thành Thể Loại Tùy Bút Trong Văn Học Việt Nam Trước 1930
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
- “Essay là một bài viết ngắn, xử lý chủ đề từ quan điểm cá nhân của tác giả. Essay không hư cấu nhưng thường mang đậm tính chủ quan, essay cũng có thể bao gồm cả yếu tố tự sự” [231]2.
- “Một sáng tác văn chương tương đối ngắn, thường bằng văn xuôi, chứa đựng quan điểm của tác giả về một chủ đề riêng biệt nào đó” [234]3.
Thực ra, ở phương Tây, essay được phân thành hai loại cơ bản: “Có hai loại essay: thường quy (formal) và không thường quy (informal). Essay không thường quy (có thể gọi là essay nghệ thuật - TVM) là một sáng tác văn xuôi tương đối ngắn, thường được viết ở ngôi thứ nhất. Nó có thể đề cập đến bất cứ đề tài nào, thể hiện rò hiểu biết, niềm tin hoặc định kiến chủ quan của tác giả” [233]4.
Như vậy, có thể hiểu một cách đầy đủ: essay là thuật ngữ được dùng chung cho cả hai thể loại: tùy bút (informal essay) và tiểu luận (formal essay). Chỉ những essay ra đời từ cách viết tự do, sáng tạo, không giống với nhiều dạng văn bản theo quy cách cố định, mới được xem là tùy bút: “Thường có dung lượng ngắn và không có quy cách nhất định về văn phong, essay khác với những hình thức trình bày có tính chất quy phạm như: luận án, luận văn hay chuyên luận”[232]5.
Trong Pháp ngữ, từ essai có nguồn gốc từ tiếng La-tinh: exagium, nghĩa là cân nhắc, thước đo [231]6. Đặng Thai Mai từng dịch essai là “thí luận”. Nghĩa là người viết essay trong khi đề cao những cung bậc xúc cảm, những kiến giải đậm màu sắc chủ quan, vẫn luôn ý thức rằng điều mình viết ra chưa phải chân lý mà chỉ mới là những gợi ý. Vừa có thể chơi độc tấu (chữ dùng của Nguyễn Tuân) một
cách tài hoa lại vừa có khát vọng hòa mình vào bản đại hợp xướng của cuộc đời, người viết essay không bao giờ “lấy mình làm thước đo sự vật” (Montaigne). Nên cứu cánh của tác phẩm là nhằm gây nên ở người đọc những mối hoài nghi và ngạc nhiên về trật tự của thế giới khách quan, kích thích sự tìm tòi, khám phá.
Những đặc điểm này, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, cũng chính là yêu cầu không thể thiếu ở tùy bút: “Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép
32
những con người và sự việc cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc đời” [33; 434]; “Trong văn học hiện đại, thể tùy bút được dùng để chỉ những tác phẩm viết một cách phóng khoáng, tự do, theo dòng suy nghĩ, liên tưởng của người viết. Tùy bút cũng là ký, là ghi chép, nhưng không chỉ ghi chép sự việc, mà ghi chép suy nghĩ, cảm xúc của người viết khi tiếp xúc với thực tế” [53; 100].
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong bài viết ở Tạp chí Văn học số 6 - 1997 cũng đã khẳng định:
“Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rò cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn (...) những người đó mới đi vào tùy bút” [129].
Không chỉ xuất hiện trong văn chương, cấu trúc essay còn được vận dụng trong văn bản ngôn từ ở nhiều lĩnh vực khác: “Ét-xe là một loại hình văn học giàu chất triết lý, tuy nhiên cũng có ét-xe về những lĩnh vực khác như: ét-xe lịch sử, ét- xe khoa học, ét-xe chính trị,...” [231]7.
Theo hướng khảo sát này, trong quyển Tam diện tùy bút, Trần Thanh Hà đề xuất cách tiếp cận tùy bút như một “lối viết đa năng... mang vẻ đẹp lưỡng hợp”, có thể được vận dụng ở nhiều dạng thức khác nhau:
“Tùy bút, theo quan niệm của nhiều người, chỉ là một thể loại văn học. Nhưng với tôi, tùy bút không chỉ được nhìn ở góc độ thể loại mà còn ở góc độ lối viết (…). Vậy tùy bút không chỉ dùng định danh một thể loại mà còn bao hàm nhận diện một lối viết mới, một cách thể hiện mới” [46; 9].
“Nếu phân định cách viết tùy bút theo cách nhìn và cách thể hiện - Trần Thanh Hà viết tiếp - chúng ta sẽ có ba vẻ đẹp khác nhau, bộ tam vị thần kỳ trong tùy bút. Với cách nhìn minh triết, tư duy lý luận, chúng ta có một Nguyễn Ngọc Lan với tùy bút triết học; với cái nhìn nghệ sĩ, tư duy nghệ thuật, chúng ta có một Nguyễn Tuân với tùy bút văn học; với cái nhìn học
33
thuật, tư duy tổng hợp, chúng ta có một Đỗ Lai Thúy với tùy bút khoa học” [46; 23].
Yếu tố quyết định để làm nên sự sáng tạo, “lệch chuẩn”, trong cách viết tùy bút chính là nhu cầu bộc lộ của cái tôi tài hoa, uyên bác. Mà những tài năng độc đáo, có cá tính mạnh mẽ đâu phải chỉ xuất hiện trong sáng tác văn chương. Cho nên, việc khảo sát và thưởng thức chất tùy bút trong trước tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau là hoàn toàn có căn cứ.
1.1.4. Như vậy, cần phải hiểu tùy bút như một khái niệm mang nội hàm bao gồm hai bình diện ý nghĩa. Trước hết, đó là thuật ngữ để chỉ một cách viết có tính thẩm mỹ, một kiểu bút pháp phóng túng, linh hoạt xuất hiện trong văn xuôi ở nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì văn chương (như tùy bút triết học, tùy bút khoa học, tùy bút phê bình, tùy bút chính trị, tùy bút lịch sử,…). Đây là cách hiểu theo nghĩa rộng, gợi mở một hướng nghiên cứu thú vị: khảo sát chất tùy bút trong các dạng thức văn xuôi khác nhau.
Ở nét nghĩa khác, tùy bút là một thể loại văn học đã ra đời và có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hiện đại. Tùy bút văn chương (informal essay) mang nhiều đặc điểm nghệ thuật có tính khu biệt về loại hình và phương thức thể hiện. Do chưa được nghiên cứu thật đầy đủ nên ranh giới giữa nó với những thể loại khác (nhất là với các tiểu loại ký) còn mơ hồ hoặc nhầm lẫn từ lý thuyết cho đến thực tiễn sáng tác.
1.2. Xác định loại của tùy bút
1.2.1. Như đã trình bày ở phần Lịch sử vấn đề, cho tới nay, việc xác định loại của tùy bút vẫn chưa có được sự nhất trí cần thiết. Hầu hết ý kiến đều lệch về hai phía: hoặc coi tùy bút là một tiểu loại giàu chất trữ tình nhất của ký (biến thể của loại tự sự), hoặc khẳng định dứt khoát rằng thể loại tùy bút thuộc loại trữ tình.
Xếp tùy bút vào thể loại ký, các nhà nghiên cứu muốn khẳng định vai trò của nguyên mẫu đời sống như là yếu tố không thể thiếu để làm nền cho mạch cảm xúc trong tác phẩm. Qua việc ghi chép, miêu tả, kể lại những sự việc, hiện tượng có thật, tác giả mới giãi bày cảm xúc, suy tư và bộc lộ nhận thức, thái độ đánh giá của mình về cuộc đời và con người. Tính chất tự biểu cảm, yếu tố chủ quan trong tùy
34
bút cũng được đặc biệt quan tâm, nhưng vẫn là một yếu tố phụ; bởi xét về bản chất,
nó luôn phải chịu sự quy định từ những đặc điểm của thể loại ký.
Ngược lại, cũng có người xem yếu tố trữ tình - mạch suy tư, cảm xúc chủ quan của tác giả - là quan trọng hơn, trội lên ở bình diện thứ nhất. Theo quan niệm này, tùy bút được coi là thể loại phái sinh từ ký, rất gần với thơ trữ tình. Cứu cánh nghệ thuật của tùy bút, vì thế, không phải ở chỗ tái hiện chân thực bức tranh đời sống khách quan, mà nhằm bộc lộ những cảm xúc, nhận xét, suy tưởng từ một nhân cách, một chủ thể có đời sống tình cảm và thế giới tinh thần phong phú.
Rò ràng, việc xếp dứt khoát tùy bút vào một trong hai loại: tự sự hoặc trữ tình, xét một cách toàn diện, đều là chưa thỏa đáng. Văn chương bao giờ cũng là một sự bày tỏ, thể hiện rò nhất ở cách người nghệ sĩ tiếp cận, phản ánh và nghiền ngẫm hiện thực. Đằng sau mỗi bức tranh đời sống luôn thấm đẫm những vui buồn, suy tư, day dứt chủ quan, nhất là ở các tác phẩm thuộc loại trữ tình. Riêng với tùy bút - một thể loại thường xuất hiện trong đó những chất liệu còn phập phồng hơi thở của đời sống - thì việc xếp yếu tố khách quan xuống hàng thứ yếu, chỉ có ý nghĩa như một phương tiện để giãi bày, có vẻ chưa thật hợp lý. Bản thân các chi tiết, sự kiện, số phận,... đã tồn tại như một cấp độ ý nghĩa của nhận thức và có mối liên hệ nội tại với mạch trữ tình bên trong. Đến với những trang tùy bút chống Mỹ của Nguyễn Tuân, đâu phải độc giả chỉ muốn biết thế giới tâm hồn của riêng người nghệ sĩ trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng đã được bộc bạch như thế nào. Chính hiện thực khốc liệt ấy, trước hết, đã là một đối tượng đầy sức hấp dẫn để khám phá và thưởng thức. Đọc Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, ta không chỉ có được cảm giác đang triền miên giữa một dòng cảm xúc đằm thắm, dịu nhẹ, thanh tao mà còn hiểu biết thêm, còn ngộ ra biết bao nét văn hóa quý báu của con người và tạo vật đất kinh kỳ.
Mặt khác, dù có màu sắc trữ tình đậm đà nhưng tùy bút vẫn chưa hội đủ điều kiện để được công nhận là một thể loại văn xuôi hoàn toàn thuộc loại trữ tình. Bởi theo V.E.Khalizep, trong tác phẩm trữ tình “không có sự tái hiện mở rộng và chi tiết về các sự kiện, hành vi và quan hệ qua lại của con người (...). Như vậy là trong trữ tình, người ta trực tiếp thể hiện yếu tố chủ quan của đời sống con người” [146; 198].
35
Trong Mỹ học (tập 3), Héghen cũng từng khẳng định tính chất trực tiếp của tự biểu cảm là thuộc tính quan trọng nhất của trữ tình: “Anh ta (nhà thơ trữ tình) có thể tìm kiếm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm nội dung ở bên trong bản thân mình, tập trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục vọng nội tại của trái tim và tinh thần mình. Ở đây bản thân con người trong đời sống nội tâm chủ quan của nó trở thành tác phẩm nghệ thuật” [146; 327).
Trong khi đó, biểu cảm ở tùy bút thường ít nhiều có màu sắc gián tiếp, qua việc miêu tả sinh động những bức tranh đời sống (gần giống với tình huống tức cảnh sinh tình trong thơ).
1.2.2. Vậy thì thể loại tùy bút nằm ở đâu trong hệ thống phân loại văn học truyền thống ? Có lẽ đặt nó ở vị trí trung gian giữa loại tự sự và loại trữ tình là phù hợp hơn cả. Bởi trên thực tế, các loại hình văn học không bao giờ tồn tại tách biệt, với những ranh giới không thể vượt qua. Trong khi sáng tác, nhà văn vừa tôn trọng những chuẩn mực mang tính quy ước của thể loại vừa có nhu cầu vượt ra khỏi những giới hạn để sáng tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Các thể loại trung gian (intermediary), không thể quy hẳn về một phía nào, vì thế, luôn xuất hiện như hiện tượng tất yếu; đó là trường hợp của thơ văn xuôi, kịch thơ, tùy bút, bút ký, v.v... Mọi giải pháp phân loại đều mang tính tương đối vì không một hệ thống lý thuyết nào có thể bao quát được trọn vẹn sự tồn tại đa dạng và luôn tươi mới của loại thể văn học. (Arixtôt chia làm ba loại: tự sự, trữ tình và kịch; ở Việt Nam xuất hiện nhiều cách chia khác nhau: chia ba - truyện, thơ và kịch; chia bốn - tự sự, trữ tình, kịch và ký; chia năm - tự sự, trữ tình, kịch, ký và chính luận).
Về điểm này, Trần Đình Sử đã có ý kiến rất xác đáng:
“Các cách phân loại nói trên tuy có các ưu điểm khác nhau nhưng đều mang tính tương đối. Bởi vì, trên thực tế, thể loại văn học rất đa dạng, không một lối nào bao quát được trọn vẹn và sít sao. Trước hết là các thể loại trung gian, kết hợp loại này và loại kia, không thể quy hẳn về một loại nào (...). Mặt khác, nhiều thể loại ký quy vào tự sự cũng không thật thích hợp, vì cốt truyện ít phát triển, mà chất trữ tình lại cao” [155; 172].
36
Trong Văn học - thế giới mở, Nguyễn Thành Thi cho rằng những thể loại mang tính chất trung gian, “hỗn dung” như tùy bút là kết quả từ quá trình tương tác giữa các thể loại: “Khái niệm tương tác thể loại - có thể hiểu bao quát hơn - là hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kỳ, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau,… để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới” [179; 14]. Theo định hướng nghiên cứu này, hoàn toàn có thể xem tùy bút là thể loại được tạo ra từ quá trình tương tác tổng hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi và giữa ký với truyện ngắn.
Trong tùy bút cũng có kể chuyện, thuật sự. Nhưng cái mạch chính, ưu trội lên, luôn là trữ tình. Các sự việc, hiện tượng xuất hiện có vẻ bừa bộn, không theo một trật tự lôgíc hình thức nào cả. Nhờ dòng cảm xúc, ấn tượng và trường liên tưởng chủ quan của người nghệ sĩ nối kết mọi thứ lại, để rồi từ đó mà toát lên những suy nghiệm sâu sắc về đời sống. Nói như Hoàng Ngọc Hiến, đó là “một sự mạch lạc cao cấp”. Không có cốt truyện, không có tình tiết éo le gay cấn, nên sức hấp dẫn của những trang tùy bút nằm ở cách thức tác giả bộc lộ thế giới tinh thần chủ quan với những rung động tinh tế cùng những liên tưởng bất ngờ, tài hoa, uyên bác. Nhân vật trong tùy bút cũng thường được khắc họa ở thế lưỡng phân: không có đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, số phận như trong tác phẩm tự sự; cũng không thuần túy trực tiếp bộc lộ tâm trạng như một nhân vật trữ tình. Ở đây, nhân vật không là đối tượng nhận thức mà chỉ tồn tại như một yếu tố hòa lẫn trong mạch sự kiện, tình huống để khơi gợi liên tưởng, cảm xúc.
Vì những lý do vừa nêu, chúng tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của V.E. Khalizep trong Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N.Pôxpêlôp chủ biên) khi ông xếp những tác phẩm trung gian như tùy bút vào loại hình tự sự - trữ tình:
“Nhiều khi các tác phẩm tự sự về cơ bản bao gồm những đoạn mang tính chất trữ tình: những suy nghĩ mang tính cảm xúc của tác giả xâm nhập vào câu chuyện về các biến cố (...). Văn học đã biết không ít tác phẩm mà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình được kết hợp ở mức ngang quyền như nhau. Người ta gọi chúng là những tác phẩm tự sự - trữ tình” [146; 348].
37
Ở các thể loại như thế, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình không tồn tại theo kiểu luân phiên, xen kẽ mà xuyên thấm, hài hòa với nhau trong một chỉnh thể độc đáo. Sự hơn kém hoặc cân bằng giữa hai yếu tố này chỉ có ý nghĩa tương đối, định tính, nhưng lại là một trong những căn cứ quan trọng giúp việc nhận diện và phân loại tùy bút được thuyết phục hơn.
Tính chất trung gian, lai ghép của tùy bút cũng được René Wellek và Austin Warren khẳng định trong Lý luận văn học: “Chúng ta phải thừa nhận những hình thức trung gian như tùy bút, tiểu sử và văn chương đậm chất hùng biện” [230; 25]8.
Đến đây, thiết nghĩ chúng ta đã có đủ cơ sở để khẳng định rằng tùy bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại tự sự - trữ tình. Sáng tác văn chương, từ trong bản chất, là một hình thức giao tiếp thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có thuộc tính tự nhiên. Mà trong thế giới tự nhiên đa dạng thì những hiện tượng lai ghép, lưỡng tính luôn tồn tại như một thực tế không thể phủ nhận. Vấn đề có thể sẽ phức tạp hơn khi vận dụng quan điểm này để xem xét những tác phẩm cụ thể. (Ví dụ: làm sao để phân biệt tùy bút với bút ký - một thể loại ký cũng thường mang không ít màu sắc trữ tình). Nhưng không thể vì muốn có được sự tường minh về lý thuyết mà lại gò ép thực tiễn sinh động vào những khuôn mẫu không thực sự phù hợp. Cơ sở lý luận vốn có về loại thể văn chương cần được quan niệm linh hoạt, như một hệ thống mở, thì mới dung hợp hết những hình thức tồn tại trung gian hoặc mới được sáng tạo ra. Tùy bút đã tồn tại trong nền văn học với tư cách một thể loại riêng biệt. Cho nên, hoàn toàn có thể tìm thấy những đặc điểm mang tính nòng cốt để phân biệt nó với các loại hình văn xuôi nghệ thuật khác.
1.3. Đặc điểm của thể loại tùy bút
Thể loại là khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm có tính chất loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung tư tưởng, cảm xúc thì có một kiểu hình thức thể loại nhất định. Nó tồn tại trong những yếu tố lặp đi lặp lại, ổn định, bền vững của cấu trúc tác phẩm. Theo các nhà nghiên cứu (L.V. Chenhets trong Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N.Pôxpêlôp chủ biên, Trần Đình Sử trong Lý luận văn học,…), ngoài căn cứ vào yếu tố loại (tự sự, trữ tình, kịch), công việc khảo sát đặc điểm của một thể loại văn học còn có thể dựa trên những bình diện sau đây: nội dung thể tài (lịch sử dân tộc, văn hóa - phong tục, thế sự, đời tư); cảm hứng, tình