Về Tùy Bút Việt Nam Từ 1930 Đến 1975

14


không mấy ai đứng được với cái thể văn mà tự nó đã toát ra tùy hứng, tùy tiện ấy. Viết một hai bài thì cũng thấy hay hay, nhưng sống cả đời thì không dám (…). Nó làm người ta mất mặt như chơi. Nó rất kén tác giả” [129].

Ngoài đặc điểm về chủ thể sáng tạo, những bình diện nội dung và nghệ thuật khác của tùy bút(đề tài, cảm hứng, nhân vật, kết cấu, dung lượng, giọng điệu, ngôn ngữ) hầu như ít được các nhà nghiên cứu đề cập tới.

Có thể kết luận: dù là một thể loại văn xuôi ghi được nhiều thành tựu xuất sắc ở thời kỳ hiện đại của nền văn chương dân tộc, nhưng trải qua hơn một thế kỷ phát triển, tùy bút vẫn chưa có được sự nghiên cứu thật đầy đủ và thấu đáo. Thực tế cho thấy, sẽ trở nên cứng nhắc và khiên cưỡng nếu cố tình quy tùy bút vào một trong hai loại: tự sự hoặc trữ tình. Tự sự không chỉ là phương tiện và trữ tình chưa hẳn là mục đích duy nhất của các sáng tác tùy bút. Cái tôi của nhà văn xuất hiện trong tùy bút không chỉ để giãi bày cảm xúc mà còn để kể chuyện, tâm tình, đối thoại, suy tư,…Vậy thì tùy bút thuộc loại hình văn học nào, đâu là những đặc trưng thể loại và để phân loại tùy bút phải căn cứ vào những tiêu chí nào ? Thiết nghĩ, đó là những vấn đề thực sự mang ý nghĩa khoa học, cần được quan tâm nghiên cứu triệt để hơn.

3.2. Về tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975


Do chưa có những công trình nghiên cứu quy mô, hệ thống, nên các nhận định về tiến trình của tùy bút ở Việt Nam thường xuất hiện lẻ tẻ, rải rác trong các bài báo, tạp chí và những công trình nghiên cứu văn học sử nói chung. Mặt khác, một khi quan niệm cho rằng tùy bút là một tiểu loại của đã và đang được nhiều người thừa nhận thì tìm ra những ý kiến, kết luận riêng về nó là điều không dễ dàng. Vì thế, những phát biểu, đánh giá về nói chung đôi khi cũng góp phần tăng cường tính hệ thống cho việc nghiên cứu quá trình phát triển của tùy bút.

3.2.1. Tùy bút là một thể loại văn xuôi phái sinh từ . Thể loại phát triển rất mạnh trong văn học trung đại Việt Nam. Cho nên, những tác phẩm mang hơi hướng, dáng dấp tùy bút đã thấy xuất hiện từ trước thế kỷ XX. Nhưng tùy bút, với cách hiểu là một thể loại văn xuôi hẳn hoi như hiện nay, thì chưa có.

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


Theo Nguyễn Văn Hạnh, khái niệm tùy bút xuất hiện trong văn học trung đại nhằm định danh cho một cách viết, một kiểu bút pháp tự do phóng túng, nhất là trong việc lựa chọn đề tài: “Khái niệm “tùy bút” được nêu lên trực tiếp trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768 - 1839). Sở dĩ gọi là tùy bút vì những vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm rất đa dạng, không theo một trình tự nào, từ chuyện thân thế, gia đình đến chuyện xã hội, thời cuộc, lịch sử,…” [54; 218].

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 3

Trong bài viết Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút, Vương Trí

Nhàn cũng đã chỉ rò:


“Do những nguyên cớ khác nhau và trước tiên, do những hạn chế ngặt nghèo đối với tự do của người nghệ sĩ, nền văn xuôi trung cổ Việt Namchưa thể biết tới thể tùy bút, như ngày nay con người hiện đại quan niệm. Thuở vua Lê chúa Trịnh, tức là những năm tháng hỗn loạn của chế độ phong kiến, cũng đã có một quyển sách mang tên Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ra đời, nhưng chữ tùy bút ở đây không phải là để chỉ thể loại của tác phẩm mà là có liên quan tới cách viết, cũng là cái phóng túng trong công việc cầm bút” [129].

Ở chặng đầu của công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam (1900 - 1930), mặc dù tùy bút chưa tách hẳn ra khỏi thể loại nhưng chất trữ tình đã dần đậm đà hơn và bản ngã của người viết cũng bộc lộ rò nét hơn. Đây được xem là thời kỳ chuyển dạ, là giai đoạn cuối của quá trình sinh thành một thể loại văn học:

“Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình (các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về khảo cứu, biên khảo, ghi chép phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác). Về thể loại, nếu tiểu thuyết là mô phỏng phương Tây thì thành tựu chủ yếu của ký giai đoạn 1900 - 1930 là cố gắng đẩy đến cùng khả năng cách tân thể loại truyền thống để xác lập một thể văn kết hợp mô tả, ghi chép sự thực với ký thác tâm sự. Tuy thành tựu ký giai đoạn này chưa thật sự nổi bật song định hướng này là một tiền đề để cho ký có những bước nhảy vọt ở giai đoạn tiếp theo, giai đoạn ghi một dấu ấn đậm nét của thể ký trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX” (Lê Dục Tú) [34; 377].

16


3.2.2. Từ 1930 đến 1945, diện mạo và thành tựu độc đáo của thể loại tùy bút mới thực sự được khẳng định. Trong Luận án Tiến sĩ về Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, ở phần điểm qua tiến trình tùy bút Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Hà có nhận định: “Cho đến cuối thập niên thứ ba của thế kỷ XX, những tác phẩm tùy bút thực sự mang hơi thở lẫn dáng dấp hiện đại bắt đầu xuất hiện với những Nguyễn Tuân, Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường), Xuân Diệu (Trường ca)” [45; 17].

Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Lê Dục Tú đặc biệt ghi nhận đóng góp của thể loại vào giai đoạn văn học 1930 - 1945, với tùy bút là một trong hai “dạng” chủ yếu: “Đây là một giai đoạn phát triển rực rỡ và quan trọng của ký. Chỉ trong vòng chưa đầy 15 năm, ký đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Ký giai đoạn này được thể hiện chủ yếu dưới hai dạng: phóng sự và tùy bút” [34; 377].

Ở phần Lời nói đầu quyển Du ký Việt Nam, các tác giả cũng khẳng định sự hiện diện của thể loại tùy bút, góp phần làm nên sự khởi sắc của văn xuôi hiện đại từ đầu thế kỷ XX: “Đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam chuyển mình theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây, thì cùng với thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch,… các tác phẩm tùy bút, du ký… cũng rất phát triển” [153; 5].

Trong Văn học - thế giới mở, khi khảo sát quá trình tương tác giữa các thể loại văn học từ 1932 đến 1945, Nguyễn Thành Thi đã xác định vị trí xứng đáng của tùy bút trong hệ thống thể loại văn xuôi thời kỳ hiện đại: “Bức tranh thể loại của nền văn học ở chặng cuối hành trình hiện đại hóa (1932 - 1945) có thể nói là nhộn nhịp, rộn ràng. Trong loại trữ tình đã có thơ trữ tình, tùy bút và văn xuôi trữ tình” [179; 22].

Trong Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Văn học với đề tài Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nguyễn Thị Bích Thủy đã tập trung tìm hiểu những đặc điểm và thành tựu của tùy bút Việt Nam thời kỳ đầu. Qua việc khảo sát các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tác giả của Khóa luận có nhiều cố gắng trong việc khái quát đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tùy bút giai đoạn 1930 - 1945; từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của nó đối với tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Mặc dù chỉ ở cấp độ Khóa luận tốt nghiệp đại học,

17


nhưng trong bối cảnh nghiên cứu thể loại tùy bút còn chưa thật đầy đủ như hiện nay, công trình này đã mang ý nghĩa thiết thực, là tài liệu tham khảo cần thiết khi tìm hiểu về tùy bút Việt Nam.

Ở bài viết Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút, qua việc phân tích cặn kẽ những tiền đề từ thực tiễn văn học và tâm lý xã hội, Vương Trí Nhàn đã cho thấy sự ra đời của thể loại tùy bút nói chung và sáng tác của Nguyễn Tuân nói riêng vào thập niên 30 của thế kỷ XX là một hiện tượng tất yếu, mang tính lịch sử:

“Có điều bản thân cái gọi là thể ký cũng là một không gian rộng rãi, sau những thể tài nghiêng về sự ghi chép khách quan như du ký, phóng sự nói trên, cũng ngày càng nổi lên cái nhu cầu của cả người viết lẫn người đọc đối với thể tài mà ở đó, cái phần chủ quan của người viết hằn rò, khiến cho sự phản ánh khách quan quanh co hơn, qua sự khúc xạ rắc rối hơn, song lại mang tới niềm vui kỳ lạ cho bạn đọc. Tùy bút của Nguyễn Tuân ra đời trong hoàn cảnh đó (…). Vậy là tùy bút của Nguyễn Tuân có những liên hệ lịch sử của nó với sự phát triển của tư duy văn xuôi đương thời” [129].

Trước khi khảo sát những ảnh hưởng từ triết học phương Tây đối với tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ở bài viết Có gì chung giữa Nguyễn Tuân và Andre Gide ?, Hoàng Nhân ghi nhận: “Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là nhà văn viết tùy bút đặc sắc, xen lẫn các yếu tố hiện thực và lãng mạn. Nhiều tác phẩm thể hiện cái tôi ngang tàng, khinh bạc của tác giả, chán ghét cuộc đời tầm thường xấu xa, phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ” [119; 197].

Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã xem Nguyễn Tuân là “nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng, cả về lối văn lẫn về tư tưởng”, là người có “lối hành văn đặc biệt (…) và những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn” [140; 415]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan, những sáng tác của Nguyễn Tuân ở giai đoạn 1930 - 1945 “dầu không phải là tùy bút cũng ngả về tùy bút chẳng ít thì nhiều” [140; 438].

18


Trương Chính khẳng định Nguyễn Tuân là “một nhà văn chủ quan nhất trong các nhà văn của ta” và những sáng tác ở giai đoạn trước 1945 của nhà văn này dù viết ở các thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, nhưng “tất cả đều là những thiên tùy bút trá hình”. Với sự xuất hiện độc đáo như thế, Nguyễn Tuân nghiễm nhiên có được một vị trí xứng đáng trên văn đàn đương thời: “Ngay lúc những nhà văn trong Tự lực văn đoàn được đa số độc giả trong tầng lớp tiểu tư sản thành thị yêu chuộng nhất, tưởng như không còn dành chỗ cho ai nữa, thì Nguyễn Tuân, riêng rẽ, cũng đã tự xây dựng cho mình một vị trí chắc chắn trong văn học” [118; 53].

Thạch Lam cũng được ghi nhận là nhà văn có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thể loại tùy bút ở giai đoạn 1930 - 1945, với tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường. Trong bài viết có tiêu đề Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn “Hà Nội băm sáu phố phường”, Nguyễn Thành Thi đã khẳng định:

“Trong di sản văn học của Thạch Lam, trên cái nền chung của văn xuôi nghệ thuật bấy giờ, Hà Nội băm sáu phố phường có một địa vị khá quan trọng. Cùng với các tập truyện ngắn đặc sắc, thiên tùy bút này đã góp phần khẳng định vững chắc tên tuổi của Thạch Lam, đồng thời cũng phản ánh những bước đi ngoạn mục ban đầu của tùy bút Việt Nam hiện đại, đặc biệt là tùy bút viết về văn vật Thăng Long” [177].

Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4 - 1993, Lê Dục Tú chỉ ra nét riêng của ngòi bút Thạch Lam trong cách quan sát và cảm nhận cuộc sống: “Ở giai đoạn văn học 1930 - 1945, trong khi các nhà văn hiện thực quan tâm chủ yếu đến tình trạng xã hội của con người (…) thì Thạch Lam lại quan tâm chủ yếu đến thế giới tinh thần - thế giới nội tâm con người” [7; 117]. Chỉ với mỗi tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường, nhưng Thạch Lam đã được tôn vinh là “một trong số những nhà Hà Nội học đi đầu” (Nguyễn Vinh Phúc) [7; 87], là người “chép sử Hà Nội bằng cái nhìn và nhịp cảm, cặp mắt và trái tim của người nghệ sĩ, của nhà thơ nặng tình với đất văn vật nghìn năm” [7; 83], góp phần bồi đắp bề dày văn hóa thủ đô:

“Có thể nói, Hà Nội đã sản sinh ra Thạch Lam. Nhưng nhờ có Thạch Lam người ta mới biết yêu thêm Hà Nội (…). Hà Nội băm sáu phố phường

19


của Thạch Lam cùng với tranh phố của Bùi Xuân Phái đã làm cho Hà Nội có những nét độc đáo, chỉ Hà Nội mới có, và cũng chỉ hai nghệ sĩ bậc thầy ấy mới khai quật được chút ít trầm tích trong địa tầng văn hóa Thăng Long” (Hoàng Quốc Hải) [7; 83].

Trong Luận án tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam (2001), Nguyễn Thành Thi cho rằng Hà Nội băm sáu phố phường đã mở ra “một góc tiếp cận vẻ đẹp của kinh thành cổ kính”. Từ dẫn chứng, phân tích cụ thể, Nguyễn Thành Thi đã chỉ ra những cảm nhận tinh tế và những suy ngẫm có chiều sâu tư tưởng của Thạch Lam trước sự biến dời “hơi lạ lùng và đột ngột” của cảnh quan băm sáu phố phường Hà Nội. Về phương diện nghệ thuật, Nguyễn Thành Thi đặt Hà Nội băm sáu phố phường trong tương quan với toàn bộ sáng tác văn xuôi của Thạch Lam, từ đó đi đến khẳng định: “Giá trị nghệ thuật trong tùy bút của Thạch Lam chính là sự hòa phối giữa chất thơ và chất truyện” [178].

Giai đoạn này, Xuân Diệu góp mặt vào địa hạt văn xuôi bằng hai tập “tùy bút tâm tình” được đánh giá cao là Phấn thông vàng Trường ca. Vũ Ngọc Phan xem Phấn thông vàng là “những bài thơ trường thiên không vần, không điệu, nó là những bài thơ tự do để phô diễn hết cả cảm tưởng của tác giả về những người những vật tuy chỉ có cuộc đời rất nhỏ nhưng gợi hứng cho thi nhân lại nhiều... Phấn thông vàng không phải hạng sách yêu dấu của tất cả mọi người, nó thuộc loại sách của người ưa suy nghĩ, muốn sống một đời tinh thần đầy đủ” [8; 676].

Lưu Khánh Thơ hết mực đề cao bút pháp trữ tình, cảm hứng lãng mạn và vẻ đẹp ngôn từ trong văn xuôi trước 1945 của Xuân Diệu:

“Đặc điểm nổi bật trong văn xuôi của Xuân Diệu thời kỳ này là tính trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt giũa kỹ càng. Câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào biền ngẫu song lại luôn luôn tạo được âm hưởng riêng. Chất thơ thấm đẫm trên từng trang văn xuôi của Xuân Diệu (…). Trong văn xuôi trước Cách mạng, Xuân Diệu sớm hình thành một giọng điệu riêng, tinh tế, tự nhiên, mượt mà, pha chút buồn duyên dáng” [184; 13].

20


Tuy còn có ý kiến khác nhau trong việc xác định thể loại cho tập văn xuôi trữ tình, giàu chất triết lý có tựa đề Vàng sao của Chế Lan Viên, nhưng các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện của tác phẩm. Ở bài viết Giọng văn xuôi tiểu luận Chế Lan Viên, Lại Nguyên Ân cho rằng mảng sáng tác văn xuôi đóng vai trò quan trọng để làm nên “chân dung” Chế Lan Viên trong đời sống văn học:

“Điều đó kể ra chẳng có gì hệ trọng, bởi vì một người làm chuyên nghề văn mà viết nhiều thể loại, cũng là sự thường. Với những ai muốn phác họa một chân dung, điều đó còn giúp cho sự mô tả được đa dạng hơn, nghĩa là ít ra còn có một Chế-Lan-Viên-văn-xuôi bên cạnh một Chế-Lan-Viên-thơ. Có thể thấy như thế này chăng: Chế Lan Viên của thơ - đó là chân dung nhìn nghiêng; Chế Lan Viên của văn xuôi - ấy mới là chân dung nhìn thẳng” [13; 171].

Trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam, Bích Thu xem Vàng sao là tập “bút ký tư tưởng”, ở đó, thế giới tinh thần phong phú của cái tôi đa sầu đa cảm cùng một bút pháp thể hiện tài tình được bộc lộ rò: “Chế Lan Viên dường như luôn suy cảm về vũ trụ, thời gian, về linh hồn, tín ngưỡng, về sự sống, cái chết, thi ca và nghệ thuật. Vàng sao mang đậm những tư tưởng siêu hình của một cái tôi thoát tục, hư vô, được viết bằng thứ ngôn ngữ tượng trưng, nhiều hình tượng và ẩn dụ” [8; 919, 920].

Ở bài viết Giải mã “Vàng sao” - ngọn nguồn của tư tưởng triết lý Chế Lan Viên, Hoài Anh cũng chú ý đến giá trị tư tưởng và chất triết lý trong văn xuôi Chế Lan Viên:

“Đọc kỹ tập Vàng sao (1942), chúng ta thấy Chế Lan Viên không phải là nhà thơ Tôn giáo mà là một nhà thơ muốn kết hợp Niềm tin với Ý thức, trong đó bắt nguồn từ nhận thức khoa học (…) nhưng luôn dùng ý thức khoa học soi sáng nên đã rút tỉa được tinh hoa của các tôn giáo như nhụy thơm của các loại kỳ hoa để làm nên mật ngọt tư tưởng của mình” [6; 445].

Như vậy, ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên, thành tựu của thể loại tùy bút

đã được ghi nhận với sáng tác của hai ngòi bút chủ lực là Nguyễn Tuân và Thạch

21


Lam. Ngoài ra, còn phải kể đến đóng góp của những tác giả không chuyên về văn xuôi như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,… Qua các sáng tác tiêu biểu, tùy bút đã được công nhận là một thể loại văn xuôi mới, góp phần khẳng định cái tôi cá nhân trong đời sống tinh thần con người Việt Nam và làm nên sự phong phú, đa dạng về tác gia, tác phẩm cho nền văn học thời kỳ hiện đại.

3.2.3. Từ 1945 đến 1975, trong bối cảnh chiến tranh vệ quốc khốc liệt, thể loại trở thành một phương tiện gọn nhẹ, cơ động để văn chương có thể phản ánh kịp thời những biến động của công cuộc chiến đấu và dựng xây của cả dân tộc. Các tiểu loại thiên về tự sự như bút ký, ký sự, phóng sự phát triển mạnh. Là một thể loại linh hoạt, đa năng, tùy bút cũng nhanh chóng thích nghi với yêu cầu mới của hoàn cảnh lịch sử. Cái tôi trữ tình trong tùy bút đã mang dáng dấp sử thi và mạch cảm xúc trở nên đậm đà màu sắc lãng mạn. Tuy nhiên, theo cách nhìn khá phổ biến của các nhà nghiên cứu, đóng góp của tùy bút thời kỳ này không tách ra mà vẫn được ghi nhận chung trong thành tựu của thể loại .

Trong Văn học Việt Nam hiện đại, vấn đề - tác giả, Mã Giang Lân có nhận định: “Nền văn học của chúng ta phát triển ngày càng phong phú, toàn diện, văn xuôi những năm 1954 - 1964 cũng đạt được thành tựu ở cả ba thể loại chính là ký, truyện ngắn và tiểu thuyết” (85; 74).

Ở bài viết Diện mạo văn học Việt Nam 1954 - 1975, Lã Nguyên xác định rò hơn vị thế của tùy bút trong sự phong phú, đa dạng về thể loại của nền văn học Cách mạng: “Có thể nói, nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 không thiếu một thể loại văn học nào: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài; các loại ký: ký sự, bút ký, tùy bút, nhật ký, truyện ký; các thể thơ: thơ trữ tình, thơ trào phúng, truyện thơ, trường ca” [27; 208].

Có thể tìm thấy ở ý kiến sau đây những nhận định khái quát về tiến trình của

nói chung và của tùy bút nói riêng trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX:


“Với đặc trưng riêng của mình, ký là một trong những thể loại năng động nhất của loại hình văn xuôi nghệ thuật. Trong suốt cả thế kỷ XX, nhìn từ phương diện thể loại, ký đã có sự vận động và đổi mới. Từ chỗ chỉ tỏ ra ưu thế ở phóng sự và tùy bút, ký đã có sự đổi thay về nội dung và hình thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022