Phân Biệt Tùy Bút Với Bút Ký Và Thơ Văn Xuôi

46


mang tính hệ thống: trong khi khảo sát một tác phẩm cụ thể thì xuất hiện nhu cầu định danh để phân biệt. Ví dụ: Phạm Thế Ngũ gọi Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam là “một thứ biên khảo song có nhiều tính chất nghệ thuật” [7; 74]; Nguyên Ngọc xem Sông Đà của Nguyễn Tuân “như là một thứ tùy bút tiểu thuyết” [121; 272]; Nguyễn Đăng Mạnh xem Phấn thông vàng của Xuân Diệu là “một tập tùy bút tâm tình” [184; 98].

Việc phân loại các tác phẩm tùy bút là bước đầu tiên nhằm tiến tới nhận thức quy luật thể loại, để việc nghiên cứu tùy bút đảm bảo tính hệ thống và tính khách quan khoa học. Về điểm này, Trần Đình Sử đã chỉ rò: “Sự phân loại thể loại, cũng như phân loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, nhân vật, phân loại kết cấu, phân loại lời văn, dầu quan trọng đến đâu cũng chỉ là vấn đề (…) có tính ước lệ, nhằm hệ thống hóa các sự vật bề bộn” [156; 156].

Cần nói thêm rằng, rất khó tìm được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu trong việc phân loại văn học, ở mọi cấp độ. Vì mỗi người có một quan điểm riêng và trước cùng một đối tượng có thể tồn tại nhiều hướng tiếp cận khác nhau, nên việc xác lập tính hệ thống cho các thể loại thường không giống nhau. Phân loại tùy bút cũng như những nỗ lực để xác định, hệ thống hóa các đối tượng khác trong nghiên cứu văn học, suy đến cùng, chỉ mang ý nghĩa tương đối. Thực tiễn sáng tác là cái có trước và sinh động hơn nhiều. Thao tác phân loại ở đây chỉ mới là cố gắng bước đầu, là nấc thang thứ nhất trong quá trình nhận thức. Để nhận thức trọn vẹn một đối tượng đang vận động và phát triển, chúng tôi thiết nghĩ mọi góc độ tiếp cận

- thỏa đáng hoặc chưa thỏa đáng - đều mang ý nghĩa nhất định.


1.4.2. Căn cứ vào đặc trưng về loại hình (thuộc loại hình tự sự - trữ tình), có thể tiếp cận để phân loại tùy bút từ hai phương diện chính: tự sự và trữ tình. (Tất nhiên, không thể không tính đến những dạng tùy bút đạt đến sự hài hòa, cân đối giữa hai phương diện). Ngoài ra, dung lượng cũng là một căn cứ về hình thức có ý nghĩa góp phần phân định các dạng của thể loại tùy bút.

Xét ở phương diện tự sự, tùy bút gần với . Điều cần lưu ý là tự sự trong tùy bút không giống với tự sự ở các thể loại khác. Nếu trong các thể loại thuộc loại hình tự sự, người trần thuật kể lại sự kiện và khắc họa tính cách, số phận con người như là những biểu hiện của thế giới khách quan, thì ở tùy bút, hiện thực cũng được

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


tái hiện lại nhưng thông qua cảm xúc, tâm trạng, suy tư chủ quan của tác giả. Đành rằng tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh cái phần tồn tại vật chất với các biến cố và hành động của con người mà còn chứa đựng tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ, nhưng nét khác biệt cơ bản ở đây là, trong tùy bút, những biểu hiện nội tâm của tác giả là trạng thái tự biểu cảm. Có thể nói một cách ngắn gọn: đó là sự khác biệt giữa tự sự khách quan tự sự chủ quan.

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 7

Trong tác phẩm tự sự có thể xuất hiện cả ba phương thức trần thuật (theo ngôi thứ ba của người kể giấu mình, theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể, theo ngôi thứ ba giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể là của nhân vật). Còn ở tùy bút, người trần thuật và chủ thể trữ tình thường hóa thân vào nhau - là chính cái tôi của tác giả, do vậy ở đây phương thức trần thuật trực tiếp theo ngôi thứ nhất phổ biến hơn cả.

Nếu khảo sát từ phương diện tự sự, có thể phân loại tùy bút dựa trên sự khác biệt về đề tài. Căn cứ vào tiêu chí này, nhóm tùy bút tự sự gồm các dạng cụ thể như: tùy bút văn hóa, tùy bút phong cảnh thiên nhiên, tùy bút chiến tranh, tùy bút lịch sử, tùy bút chính trị,...

Các dạng tùy bút này, cùng với đặc điểm về đề tài, còn mang những nét riêng về không gian, thời gian nghệ thuật, về giọng điệu trần thuật, về mối quan hệ giữa tả và kể. Chẳng hạn trong khi tùy bút chiến tranh thích hợp với giọng anh hùng ca, thì tùy bút văn hóa lại thiên về giọng tâm tình, sẻ chia; trong khi ở tùy bút phong cảnh bút pháp tả thực được chú trọng thì với tùy bút lịch sử, kể là giọng điệu chính. Chúng tôi chọn sự khác nhau về đề tài làm căn cứ phân loại cho nhóm tùy bút tự sự vì đây là tiêu chí nổi trội, có khả năng bao quát đối tượng trong tính đa dạng và phong phú của nó.

Xét ở phương diện trữ tình, tùy bút gần với thơ trữ tình. Trong Từ điển văn học bộ mới, Nguyễn Xuân Nam đã khẳng định:“Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình” [61; 1888]. Gần như nghĩa là không hoàn toàn giống nhau. Tùy bút cũng xem việc biểu hiện tinh tế thế giới tinh thần của con người là cách thức chủ yếu để suy ngẫm về hiện thực. Ở đây, mạch cảm xúc ấy không tồn tại ở dạng lộ thiên mà thường ẩn đằng sau chuỗi sự việc, hiện tượng. Nói cách khác, yếu tố trữ tình trong tùy bút được bộc lộ một cách gián tiếp.

48


Ngược lại, trong thơ trữ tình, những cảm xúc, ý nghĩ và tâm trạng con người được

giãi bày trực tiếp, làm thành nội dung chủ yếu.


Nếu tiếp cận tùy bút từ phương diện trữ tình thì có thể lấy cảm hứng làm tiêu chí cơ bản để phân loại. Cảm hứng sáng tác là một yếu tố thuộc bình diện nội dung, nó thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Theo E. G. Rudneva, “sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với các tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn” [146; 141]. Tính chất và mức độ trữ tình ở mỗi tác phẩm tùy bút không giống nhau, bởi nó biểu lộ sắc thái tình cảm riêng của tác giả: mãnh liệt, say đắm hoặc trầm tư, sâu lắng; lạc quan tin tưởng hay e dè, hoài nghi.

Dựa trên tiêu chí cảm hứng sáng tác, có thể phân nhóm tùy bút trữ tình thành các dạng như sau: tùy bút lãng mạn, tùy bút anh hùng, tùy bút thế sự, tùy bút bi kịch, tùy bút châm biếm,… Trong những dạng tùy bút thuộc nhóm này, sự khác nhau về cảm hứng thường gắn với nội dung tư tưởng: tùy bút lãng mạn và anh hùng hướng tới những giá trị dân tộc - lịch sử; tùy bút thế sự giàu chất nhân văn; tùy bút châm biếm có ý nghĩa phê phán; tùy bút bi kịch thiên về nuối tiếc các giá trị văn hóa - xã hội.

Tất nhiên, cảm hứng sáng tác không phải là căn cứ duy nhất để phân loại nhóm tùy bút trữ tình; còn phải tính đến các yếu tố khác như nhân vật trữ tình, ngôi trữ tình, phương thức trữ tình. Mỗi yếu tố có thể mở ra một hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt trong cảm hứng sáng tác giữa các dạng thuộc nhóm tùy bút trữ tình là rò nét hơn cả, vì vậy lấy cảm hứng làm tiêu chí để phân định là có thể chấp nhận được.

1.4.3. Dung lượng của tùy bút thật linh hoạt, uyển chuyển. Thường thì tùy bút có dung lượng vừa phải, nhưng cũng có những tác phẩm ngắn hoặc dài hơi, tùy theo tính chất của dòng mạch cảm xúc và quy mô của đối tượng được phản ánh. Sự khác biệt về dung lượng là một tiêu chí hình thức, dựa vào đó có thể phân loại tùy bút thành các kiểu: đoản thiên tùy bút, trung thiên tùy bút, trường thiên tùy bút.

Tạp bút, tạp văn là một dạng biến thể, mang đầy đủ đặc điểm của đoản thiên tùy bút, vừa đủ để diễn tả gọn ghẽ một trạng huống và bộc lộ một cách đơn tuyến

49


những suy tư, xúc cảm của chủ thể trữ tình (chứ không đa tuyến, đa diện như trong những tùy bút dài hơi). Xuất phát từ những điều trông thấy hoặc những khoảnh khắc tâm trạng, hồi ức, dự cảm, nhà văn mở rộng liên tưởng, phán đoán, suy tư, chiêm nghiệm để khám phá những chiều kích, tầng bậc sâu thẳm trong thế giới tinh thần con người. Về phương diện này, tạp bút, tạp văn gần với thơ trữ tình Nó cũng cần có cái tứ để khơi nguồn, để làm thăng hoa tư tưởng, cảm xúc. Chữ “tạp” ở đây cần được hiểu là đa dạng, muôn màu muôn vẻ, chứ không phải phức tạp hay hỗn tạp. Với một mối quan hoài thường trực (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Minh Châu) trước hiện thực và thân phận con người, người nghệ sĩ luôn có nhu cầu phát biểu quan điểm, giãi bày xúc cảm của cá nhân để can dự vào đời sống một cách kịp thời. Có thể nói trong lĩnh vực văn xuôi, đây là hình thức sáng tác tự do, linh hoạt và không đòi hỏi nhiều công phu về kết cấu, hệ thống nhân vật, tình huống, chi tiết như ở các thể loại khác. Nó ghi nhận và thể hiện một nét tư tưởng, một trạng thái cảm xúc - cái khoảnh khắc bất chợt lóe sáng trong trí tuệ và tâm hồn người nghệ sĩ. Những tác phẩm tùy bút dài hơi như Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân, Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, Phút thoát trần của Lư Khê, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc của Bình Nguyên Lộc, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, thực chất được ghép lại từ nhiều đoản thiên, có mối liên hệ nội tại chặt chẽ với nhau.

Như đã nói ở phần trước, thao tác phân loại bao giờ cũng mang tính ước lệ, vì không một hệ thống lý thuyết nào có thể bao quát triệt để thực tiễn sáng tác sinh động. Cho nên, ranh giới giữa các dạng tùy bút đôi khi thật mong manh, không ổn định và luôn có hiện tượng pha trộn, nhòe lẫn. Mọi nỗ lực phân chia rạch ròi đều có khả năng dẫn tới bất cập, khiên cưỡng. Trong cùng một tác phẩm, có thể tìm thấy sự đan xen, biến hóa giữa các dạng thức khác nhau, bởi tự do, linh hoạt vốn là thuộc tính quan trọng của thể loại tùy bút.

Để xác định thỏa đáng dạng của một tác phẩm tùy bút cụ thể, người nghiên cứu cần vận dụng một cách mềm dẻo và tổng hợp tất cả các tiêu chí. Ví dụ: Tạp bút của Nguyễn Ngọc Tư thuộc dạng đoản thiên tùy bút, thể hiện những suy tư, trăn trở về hiện thực cuộc sống thời hòa bình và cảm hứng bi kịch, cảm hứng trữ tình chiếm phần chủ đạo; Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

50


thuộc dạng trung thiên tùy bút, về đề tài phong cảnh thiên nhiên và dạt dào cảm hứng lãng mạn; Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân là trường thiên tùy bút với cảm hứng bi kịch là chủ yếu.

1.5. Phân biệt tùy bút với bút ký thơ văn xuôi


1.5.1. Bút ký là một thể loại khá gần gũi với tùy bút. Đôi lúc rất khó phân định ranh giới giữa hai thể loại này, nhất là khi cần xem xét ở những tác phẩm cụ thể. Cùng trong quyển sách Thạch Lam - về tác gia và tác phẩm, những người biên soạn cũng chưa có được sự nhất trí với nhau. Trong khi Nguyễn Thành Thi với bài viết Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn “Hà Nội băm sáu phố phường” khẳng định Hà Nội băm sáu phố phường là “một tập tùy bút” đặc sắc và Thạch Lam, cùng với Nguyễn Tuân, “đã có công đặt những viên đá tảng cho lâu đài tùy bút Việt Nam thời hiện đại”, thì ở phần điểm qua Tác phẩm của Thạch Lam cuối sách, tác phẩm này lại được ghi rành rành là bút ký ! Hoặc như tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 hiện hành có đến ba cách định danh thể loại khác nhau: tùy bút, bút ký tùy bút pha bút ký.

Như đã biết, sự nhòe lẫn, giao thoa giữa các thể loại là hiện tượng tự nhiên, bình thường, bởi những quy tắc chật hẹp của loại thể văn học không câu thúc được sức sáng tạo ở những nghệ sĩ tài năng. Chung gốc gác từ , nên trong bút ký tùy bút luôn có sự hiện diện của yếu tố tự sự. Nhưng vai trò của yếu tố này ở mỗi thể loại có điểm khác nhau. Tự sự trong bút ký bao giờ cũng hướng đến mục đích biểu đạt tư tưởng của tác giả:

“Bút ký ghi lại những con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó (...). Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khả năng biểu đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm phát hiện những khía cạnh nổi bật, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc trong các mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa cá nhân và môi trường” (Bích Thu) [34; 429].

Trong khi đó, tự sự ở tùy bút thường có ý nghĩa như phương tiện để giãi bày thế giới tâm hồn, cảm xúc. Nghĩa là, mặc dù đôi khi cũng có màu sắc trữ tình

51


nhưng bút ký thiên về nhận thức, còn cái mạch chính trong tùy bút bao giờ cũng là cảm xúc, suy nghĩ. Về điểm này, Nguyễn Xuân Nam đã rất có lý khi khẳng định: “Bút ký là thể trung gian giữa ký sự và tùy bút (...). Bút ký cũng không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực, có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng nhưng ít phóng túng triền miên, mà tập trung thể hiện một tư tưởng chủ đạo nhất định. Có thể nói, làm nổi bật giá trị nhận thức là ý nghĩa hàng đầu của thể loại” [61; 173].

Nguyễn Văn Hạnh trong Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ cũng chỉ rò những điểm tương đồng và dị biệt giữa bút ký với tùy bút:

“Bút ký và tùy bút rất gần nhau, nhưng nếu trong tùy bút (...) phần trình bày suy nghĩ, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của người viết chiếm một tỉ trọng lớn, và do đó tính chất trữ tình thường khá đậm nét, thì trong bút ký việc ghi chép trung thực sự việc được coi trọng hơn (...) Xét về mức độ kết hợp tự sự và trữ tình, về tính chặt chẽ hay phóng khoáng trong tư duy và kết cấu, thì bút ký có thể xem như đứng giữa ký sự và tùy bút” [53; 100,101].

Bút ký Bức thư Cà Mau của nhà văn Anh Đức gồm hai bức thư bồi hồi cảm xúc, kể chuyện chiến đấu kiên cường của quân dân miền Nam và gửi lòng mình về với miền Bắc thân yêu. Giá trị nổi bật của tác phẩm là ở sức khái quát nghệ thuật để mang đến nhận thức sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng miền Nam, về những tính cách anh hùng trong một hoàn cảnh hết sức điển hình. Trong khi đó, tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân cũng miêu tả, tái hiện lại chiến công vang dội ở miền Bắc trong cuộc đối đầu với không lực Hoa Kỳ, nhưng ấn tượng mà tác phẩm ghi lại sâu đậm hơn trong tâm trí người đọc là niềm tự hào vô hạn, là tâm trạng hả hê trước hào khí của quân dân ta và thái độ khinh bỉ, miệt thị đối với kẻ thù xâm lược.

Một phương diện khác ghi nhận nét tương đồng và dị biệt giữa bút ký với tùy bút là vấn đề hư cấu. Cả hai đều dung hợp được hư cấu, ở một mức độ nhất định. Hư cấu trong tác phẩm “không có nghĩa là thêm vào thực tại một cái gì đó tự nó không có (...). Nhiều người đã quên đi quá trình ngược lại của hư cấu là loại bỏ ra khỏi thực tại những gì bị xem là thừa thãi (...). Một tác phẩm ký chỉ được sinh thành sau một quá trình hư cấu, trong đó ý thức sáng tạo hoạt động kín đáo nhưng

52


quyết liệt” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) [185; 170]. Nếu hư cấu trong bút ký có thể xuất hiện ở mọi cấp độ, từ đề tài, nhân vật, chi tiết đến tình huống, tư tưởng thì ở tùy bút, hư cấu được sử dụng trong khi người nghệ sĩ cố gắng khắc họa những khoảnh khắc tâm trạng hoặc mãnh liệt, rò nét hoặc chỉ bàng bạc, thoảng qua. Nghĩa là, nếu hư cấu trong bút ký nhằm ảo hóa, lạ hóa đối tượng khách quan thì ở tùy bút, nó giúp hình tượng hóa, hiện thực hóa thế giới tâm hồn chủ quan của con người. Trong tùy bút Một ngày một đêm cuối năm, Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa năng lực liên tưởng, tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh nên thơ, kịp ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc chóng vánh mà thật khó quên của kẻ tha hương giữa đêm trừ tịch ở xứ người:

“Tôi nhìn thấy một thiếu phụ Trung Hoa mặt đỏ bừng, tay nâng cao một củ thủy tiên. Nàng đang ngây ngất vì cái huyên náo của dòng thác người chơi hội trừ tịch (…). Thỉnh thoảng, liếc sang ngang dòng người đi ngược bên phía tay phải, tôi đón nhận được bao nhiêu nụ cười của những giai nhân không quen biết (…). Tôi có cảm tưởng đang đi một chuyến tầu tốc hành gặp một chuyến tàu tốc hành khác lướt ngược qua, trên đó có một người đẹp. Kẻ lữ hành xinh đẹp kia, chỉ lướt qua mắt tôi, chỉ đủ giây lát giơ cánh tay đeo vòng ngọc vẫy một chiếc mùi xoa màu nhạt… với một nụ cười chân thật đãi người tình chủng qua đường. Rồi mất. Rồi hết. Ấy trong cuộc sống người ta thường đi qua cuộc đời nhau và trong cái nhanh chóng của tình cờ gặp gỡ, người ta đã sẵn có nhiều thiện cảm với nhau (…). Giống đa tình hay vướng phải thứ tình cảm không có hậu”.

1.5.2. Lời văn tùy bút rất giàu chất thơ, nhưng vẫn có nhiều nét khác với thơ văn xuôi. Về phương diện hình thức, thơ văn xuôi tùy bút gần giống nhau ở chỗ cấu trúc ngữ pháp có tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu. Nhưng nét khác biệt trong sự vận động của mạch tư tưởng, cảm xúc ở đây là: một bên đi theo nhịp luân vũ (đường tròn), một bên đi theo bước dạo chơi (đường thẳng). Hình ảnh và ngôn ngữ trong thơ bao giờ cũng đòi hỏi một mức độ cách điệu, lý tưởng vì đã khúc xạ, thăng hoa hoàn toàn qua lăng kính chủ quan của thi nhân. Còn trong tùy bút, chất liệu để làm nền cho cảm xúc cần có độ tươi nguyên của hiện thực. Tùy bút đa phần sử dụng lớp nghĩa tường minh của ngôn từ, trong khi thơ văn xuôi lại phát huy tối đa những nét

53


nghĩa hàm ẩn. Do đó, hình tượng nghệ thuật trong thơ văn xuôi có khả năng biến

hóa kỳ ảo, lãng mạn hơn.


Mặt khác, cũng như tùy bút, thơ văn xuôi đậm đà màu sắc trữ tình: “Thơ văn xuôi là một thể thơ thuộc phương thức biểu hiện trữ tình, dựa trên sự bộc lộ xúc cảm trực tiếp qua hình ảnh và tâm trạng (...). Do đó thơ văn xuôi phải phong phú hơn về cảm xúc trữ tình so với văn xuôi trong tự sự, miêu tả hoặc đối thoại” [127; 325]. Nhưng nếu ở thơ văn xuôi, các yếu tố tư tưởng, tình cảm, cảm xúc thường hòa tan bàng bạc vào tứ thơ, hình tượng thơ thì trong tùy bút, chúng được bộc lộ tương đối trọn vẹn qua từ ngữ, hình ảnh cụ thể, sinh động:

- “Không giống mặt trăng của trời tròn vạnh những đêm rằm cao vút, khác nào trái bóng bạc bình thản bay tung lưới những cụm mây trắng muốt bồng bềnh

mặt trăng của tôi biết nói cười, biết e lệ và đôi khi nũng nịu. Khi trăng buồn “mưa” cũng lâm li, mưa tràn ngập trái tim nóng bỏng

mặt trăng của trời cách mặt đất không đầy hai giây ánh sáng, còn mặt trăng của tôi cách tôi trăm cây số đường dài. Vậy mà như người thực mơ lú lẫn, tôi chẳng biết mặt trăng nào gần mặt trăng nào xa

bởi mặt trăng của trời thì đường lên đó bằng tàu siêu tốc, chốc lát thôi sẽ gặp chị Hằng. Còn mặt trăng của tôi, vất vả trăm phần, phải dậy sớm thức khuya theo đôi cánh thời gian chậm chạp…

Với mặt trăng của mình, tôi không có kính thiên văn từ xa dò ngắm như người ta dùng Lukhacốp năm xưa bốc đá đem về. Viên đá xe trăng mang về đặt giữa lòng tay dẫu vui sướng triệu lần cũng không sánh nổi nụ hôn tôi đặt lên môi em tràn đầy hạnh phúc. Thế nên, dẫu suốt đời cơ cực, tôi vẫn đau đáu tìm về mặt trăng của mình như khám phá một hành tinh”.

(Mặt trăng của trời, mặt trăng của tôi - thơ văn xuôi của Lê Chí)


- “Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy ? (...). Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ ? Xanh như lá chuối non ? Xanh như lá chuối già ? Xanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022