Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 2

6


nó trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975. Việc xác định đặc trưng thể loại sẽ

mang ý nghĩa định hướng cho phần khảo sát những đóng góp ở thực tế sáng tác.


2.2.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu của Luận án bao gồm những tác gia, tác phẩm tùy búttiêu biểu trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975. Chúng tôi chọn khoảng thời gian này để khảo sát thành tựu và đặc điểm của tùy bút vì những lý do sau đây:

- Tùy bút là một thể loại phái sinh từ . Ở Việt Nam, mặc dù các tác phẩm mang yếu tố tùy bút xuất hiện khá sớm trong văn học trung đại, nhưng mãi đến 1930, vẫn chưa thể nói rằng tùy bút đã định hình rò nét thành một thể loại văn xuôi, có thành tựu đáng ghi nhận. Chỉ từ sau 1930, cùng với sự khởi sắc của nhiều thể loại hiện đại (như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,…), tùy bút mới thực sự đánh dấu sự góp mặt của nó bằng những tên tuổi lớn và nhiều tác phẩm hay (Nguyễn Tuân với Một chuyến đi, Chiếc lư đồng mắt cua, Tùy bút I, Tùy bút II, Tóc chị Hoài; Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường; Xuân Diệu với Phấn thông vàng, Trường ca; Chế Lan Viên với Vàng sao; Lư Khê với Phút thoát trần). Do đó, chọn năm 1930 làm mốc khởi đầu một giai đoạn phát triển của tùy bút Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.

- Trải qua thử thách của thực tế sáng tác trong gần nửa thế kỷ, đến năm 1975, có thể nói diện mạo cơ bản của thể loại tùy bút đã định hình. Đội ngũ sáng tác tùy bút tuy không đông đảo như ở các thể loại khác nhưng gồm những tác giả nổi tiếng, mang phong cách nghệ thuật độc đáo. Số lượng tác phẩm tùy bút tuy không nhiều nhưng có những sáng tác rất đặc sắc, bao quát được những mảng đề tài nổi bật, với nhiều cảm hứng đa dạng (từ văn hóa, phong tục đến lịch sử, cái tôi riêng tư và cái ta cộng đồng, cả sử thi hoành tráng lẫn thế sự, đời thường). Cho nên, đặt vấn đề khảo sát tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 chính là nhằm mục đích khẳng định một giá trị văn học đã ổn định và tương đối trọn vẹn ý nghĩa.

Tất nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và để so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề, chúng tôi không thể không điểm qua những sáng tác mang ngày càng rò nét yếu tố tùy bút ở các giai đoạn trước năm 1930 cũng như thành tựu của thể loại này từ sau 1975. Cần nói thêm, việc cân nhắc để phân định thể loại cho những tác phẩm cụ thể, không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án này. Căn cứ vào hệ thống tiêu

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


chí phân loại đã nêu ra, một phạm vi tư liệu tương hợp với mục đích nghiên cứu của Luận án mặc nhiên được xác định.

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 2

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


3.1. Về thể loại tùy bút


Trong một khoảng thời gian khá dài, do phải tồn tại ở thế nép mình vào thể loại , nên tùy bút chưa có được sự nghiên cứu thật triệt để. Hầu hết các công trình lý luận - phê bình, các công trình văn học sử đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm và thành tựu của thể loại - một mảng văn xuôi quan trọng ở mọi thời kỳ phát triển của văn học viết. Tùy bút thường chỉ được nhắc qua như một tiểu loại giàu chất trữ tình, và tất nhiên, phải chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của . Có nhà nghiên cứu thực sự chú ý đến yếu tố trữ tình trong tùy bút, không xem nó như thành phần phụ thêm mà có ý nghĩa quyết định tới những đặc điểm để phân định thể loại. Cũng có người quan tâm đến những biểu hiện có tính chất trung gian, để khảo sát tùy bút như một cách viết linh hoạt hoặc một thể loại nằm ở vị trí giáp ranh, lai ghép giữa tự sự với trữ tình.

Có thể nhận ra hai kiểu quan niệm vừa tương đồng vừa có chỗ chưa nhất trí

với nhau xung quanh vấn đề loại hình của tùy bút:


* Tùy bút một tiểu loại văn xuôi giàu chất trữ tình, thuộc thể loại .


* Tùy bút một thể loại văn xuôi phái sinh từ , thuộc loại trữ tình.


Cả hai quan điểm trên đều thừa nhận sự tồn tại thường trực của yếu tố trữ

tình trong tùy bút, nhưng về vai trò của yếu tố tự sự thì còn có ý kiến khác nhau.


3.1.1. Xếp tùy bút vào hệ thống tiểu loại của , các nhà nghiên cứu muốn khẳng định vai trò của tự sự như là yếu tố thứ nhất, có ý nghĩa làm nền trong những tác phẩm thuộc thể loại này. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên), tùy bút được xác định là “một thể thuộc loại hình ký, rất gần với bút ký, ký sự. Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự việc cụ thể có thực, tác giả chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại” [49; 260].

8


Trong Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh cũng xếp

tùy bút vào hệ thống các thể :


“Các thể ký có mặt cả trong văn học cổ điển và văn học hiện đại là ký sự, bút ký, tùy bút, nhật ký (…). Trong văn học hiện đại, thể tùy bút được dùng để chỉ những tác phẩm viết một cách phóng khoáng, tự do, theo dòng suy nghĩ, liên tưởng của người viết. Tùy bút cũng là ký, là ghi chép, nhưng không chỉ ghi chép sự việc, mà ghi chép suy nghĩ, cảm xúc của người viết khi tiếp xúc với thực tế” [53; 100].

Trong Văn học…gần & xa, Hoàng Ngọc Hiến còn đưa ra một thuật ngữ mới

- ký tùy bút - để xác định rò mối quan hệ mang tính phụ thuộc giữa tùy bút với :


“Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc tiểu loại (…), nói đến những tiểu loại ký quen thuộc phải kể đến: hồi ký (“Những năm tháng không thể nào quên” của Vò Nguyên Giáp), nhật ký (“Ở rừng” của Nam Cao), ký sự (“Ký sự miền đất lửa” của Vũ Kỳ Lân - Nguyễn Sinh), phóng sự (“Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô” của Vũ Trọng Phụng), ký chính luận (“Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc), ký tùybút (“Đường chúng ta đi” của Nguyễn Trung Thành)” [60; 122, 123].

Không ít nhà nghiên cứu tỏ ra quan tâm đến tính chất “tự biểu cảm” trong

tùy bút, nhưng vẫn khẳng định nó có gốc gác từ :


“Một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể ký, gần với bút ký (...). Nhà văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia (...) để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về cuộc đời và con người (...). Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình. Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký” [61; 1888].

Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên), dù thừa nhận “Ký bao gồm nhiều thể chủ yếu dưới dạng văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký,

9


nhật ký, phóng sự, tùy bút,…”, nhưng Lê Dục Tú đã chú ý nhiều hơn đến tính chất

chủ quan, phóng túng của cái tôi trữ tình ở các sáng tác tùy bút:


“Theo định nghĩa thì tùy bút là một thể văn có lối viết tương đối phóng khoáng, tự do. Nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đẩy có thể viết từ việc này sang việc khác, từ vấn đề này sang vấn đề khác. Ở thể loại này nhà văn có điều kiện bộc lộ những cảm xúc chủ quan của mình về đối tượng được phản ánh, vì thế cái tôi bản ngã có điều kiện bộc lộ hết mình” [34; 401].

Ở đây, các nhà nghiên cứu đã lưu tâm trước hết đến sự hiện diện của yếu tố khách quan trong tùy bút, coi đó như cái phần chất liệu không thể thiếu từ cuộc sống, để qua đó cái tôi chủ quan của người viết mới có cơ hội bộc lộ. Quan niệm này khá phổ biến và không ít người đã mặc nhiên thừa nhận tùy bút là một dạng, một tiểu loại giàu chất trữ tình của thể loại .

Nhưng nếu khảo sát kỹ thực tế sáng tác, sẽ nhận ra trong tùy bút việc kể chuyện, thuật sự đâu phải là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ; do đó, làm sao có thể căn cứ vào một yếu tố không mang tính bản chất để phân định thể loại ? Đặt giữa hệ thống các tiểu loại của (cùng với bút ký, ký sự, nhật ký, phóng sự,…), tùy bút tỏ rò sự thất thế trong việc phản ánh và suy tư về hiện thực với tính thời sự nóng hổi. Yếu tố tự sự, ở các mức độ và tính chất khác nhau, phần nhiều mang ý nghĩa phương tiện để chuyển tải. Trữ tình mới là mục đích chính yếu, là cứu cánh nghệ thuật trong tùy bút.

Khác hẳn với quan niệm nêu trên, có nhà nghiên cứu xếp dứt khoát tùy bút vào loại trữ tình: “Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất. Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc,…” (Nguyễn Xuân Nam) [155; 188].

Theo Nguyễn Xuân Nam, trữ tình là yếu tố cơ bản, là cái mạch chính để làm nên diện mạo riêng cho tùy bút. Yếu tố khách quan dù hiện diện ở cấp độ nào cũng không thể tự thân có nghĩa, mà chỉ là nguyên cớ để khơi gợi lên cái hiện thực thứ hai - hiện thực tâm hồn người nghệ sĩ (gần giống vai trò của cảnh, để tức cảnh sinh tình trong thơ trữ tình). Do vậy, trong tác phẩm tùy bút, nhu cầu bộc lộ cảm xúc, giãi bày suy tư của cái tôi cá nhân, chủ quan, được đặc biệt đề cao:

10


“Tùy bút là một thể loại văn xuôi phóng khoáng. Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật, nhưng thực chất là thả mình theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người, kể việc. Cái hay của tùy bút là qua sự bộc lộ những cảm xúc, nhận xét, suy tưởng của tác giả, làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể giàu có về tâm tình, sắc sảo về trí tuệ” [155; 188].

Trong Tam diện tùy bút, trước khi khảo sát ba đỉnh cao tùy bút (Nguyễn Tuân, Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Lai Thúy) - theo cách hiểu tùy bút như một kiểu bút pháp và căn cứ trên những nét đặc trưng về phương thức, mục đích sáng tác - Trần Thanh Hà cũng cho rằng xếp tùy bút vào loại trữ tình là hợp lý hơn cả:

“Xét từ gốc gác và bản chất, ký không nhằm thông tin thẩm mỹ mà thông tin sự thật (…). Thế nhưng tùy bút không nhằm thông tin sự kiện mà thông tin tâm trạng. Trong tùy bút, sự thật bên ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ mà chủ yếu là chủ thể bộc lộ nội tâm. Vậy xét ở góc độ trần thuật người thật việc thật thì tùy bút đã đứng tách biệt với các loại khác cùng nhóm. Điều này làm cho tùy bút đậm chất trữ tình và chỉ có thể xếp nó vào loại trữ tình, trong khi phóng sự, ký sự, truyện ký… lại được xếp vào loại tự sự” [46; 11].

Kiểu quan niệm này tuy có vẻ khắc phục được những hạn chế của việc xếp tùy bút vào hệ thống các tiểu loại của thể loại - “một biến thể của loại tự sự” (Gulaiep) [155; 263], nhưng lại rất khó tránh khỏi một cực đoan khác.

3.1.2. Do chưa được xác định rò ràng đặc trưng thể loại từ cơ sở lý thuyết, nên công việc khảo sát, bình giá những tác phẩm tùy bút cụ thể đã gặp không ít trở ngại. Có khi sự chệch choạc bộc lộ ngay từ khâu phân định thể loại. Thường, người ta quen gọi Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam là tùy bút, nhưng cũng có lúc nó được xem là bút ký (Đinh Quang Tốn) [7; 81], hoặc “một thứ biên khảo song có nhiều tính chất nghệ thuật” (Phạm Thế Ngũ) [7; 65]. Xung quanh việc xác định thể loại cho tác phẩm Phấn thông vàng của Xuân Diệu cũng có nhiều ý kiến khác nhau: trong khi tác giả gọi tác phẩm của mình là “truyện ý tưởng” [184; 98], Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định đây là “một tập tùy bút tâm tình” [184; 98] thì Lưu Khánh Thơ lại xem là “tập truyện ngắn” [184; 29]. Tác phẩm Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử cũng rơi vào trường hợp tương tự: có người gọi một cách dè dặt là “tập văn xuôi” (Nguyễn Toàn Thắng), nhưng có người lại định danh nó một cách

11


phức tạp, nhập nhằng hơn: “những bài tùy bút được viết theo thể văn xuôi thi vị hóa (tương tự như thơ văn xuôi)” (Lê Huy Oanh) [33; 359].

Các nhà nghiên cứu cũng khá vất vả trong việc xác định ranh giới giữa tùy bút với các tiểu loại khác của (nhất là bút ký):

“Bút ký và tùy bút rất gần nhau, nhưng nếu trong tùy bút, nhất là trong tùy bút của Nguyễn Tuân, phần trình bày suy nghĩ, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của người viết chiếm một tỉ trọng lớn, và do đó tính chất trữ tình thường khá đậm nét, thì trong bút ký việc ghi chép trung thực sự việc được coi trọng hơn (…). Xét về mức độ kết hợp tự sự với trữ tình, về tính chặt chẽ hay phóng khoáng trong tư duy và kết cấu, thì bút ký có thể xem như đứng giữa ký sự và tùy bút” (Nguyễn Văn Hạnh) [54; 100].

Từ góc nhìn của người sáng tác, Chế Lan Viên đề xuất một cách hiểu có vẻ thú vị, nhưng chẳng những không sáng rò lý thuyết về thể loại chút nào mà còn làm phức tạp thêm vấn đề: “Có người phân biệt rằng tùy bút thiên về nội tâm hơn, còn bút ký thì thiên về tả sự việc bên ngoài. Cũng được. Nhưng bạn nhìn xem. Nhiều tùy bút của Nguyễn Tuân năm nay ở Sông Đà cũng ngồn ngộn sự việc như bút ký vậy. Âu là ta thống nhất bút ký và tùy bút lại thành một danh từ… tùy bút ký” [217; 111].

Trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao, (đều do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ấn hành năm 2007), phần khái niệm về thể loại và định hướng tiếp cận các tác phẩm tùy bút (Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường) chưa được trình bày thật sáng rò, nhất quán. Đơn cử một số điểm chưa hợp lý cụ thể như sau:

a. “Bài ký thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính

là cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm” [160; 182].


b. “Ai đã đặt tên cho dòng sông ? thực chất thuộc thể tùy bút (…). Qua bàiAi đã đặt tên cho dòng sông ? ta thấy nổi bật lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế” [161; 167].

12


c. “Tùy bút thuộc thể ký (…). Tùy theo cái tôi của tác giả mà tùy bút có loại thiên về triết lí, có loại thiên về thông tin khoa học (về văn hóa, văn học, lịch sử hay phong tục), có loại thiên về mô tả phong cảnh, v.v… Cũng có loạithuần túy trữ tình” [160; 163].

Trong quyển Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập một (Nguyễn Văn Đường chủ biên), các tác giả cũng tỏ ra lúng túng, nhầm lẫn khi định nghĩa về tùy bút: “Tùy bút: một loại bút ký ghi chép người thật việc thật, không có cốt truyện, đặc biệt in đậm cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất trữ tình” [39; 419].

Rò ràng, những cách cắt nghĩa như trên đã làm cho vấn đề trở nên bùng nhùng khó hiểu và dễ nhầm lẫn. Làm sao xác định được tính hệ thống, cấp độ của từng thể loại và mối tương quan giữa tùy bút với nếu dựa trên những nhận định mâu thuẫn nhau như thế ? Nếu “bài ký thực chất thuộc thể tùy bút”, “tùy bút thuộc thể ký” và “tùy bút: một loại bút ký”, thì ai biết thể loại nào thuộc thể loại nào ? Và nếu tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? “thực chất thuộc thể tùy bút” thì sao không gọi đúng như thế mà lại xếp nó vào thể loại ? Việc phân loại tùy bút cũng chưa nhất quán về tiêu chí: khi thì căn cứ vào đề tài (loại thiên về thông tin khoa học, loại thiên về mô tả phong cảnh), khi lại căn cứ vào cảm hứng sáng tác (loại thiên về triết lý, loại thuần túy trữ tình).

3.1.3. Về đặc điểm nghệ thuật nổi bật, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận tùy bút là một thể loại văn xuôi nghệ thuật hết sức tự do, phóng túng và giàu chất trữ tình; ở đó, cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ luôn được bộc lộ rò nét.

Theo Trần Thanh Hà, tùy bút là “thánh địa của cái tôi”. Nó khác với thơ văn xuôi không chỉ ở vần, nhịp, điệu thức, mà còn ở sự hòa quyện nhuần nhị giữa tự sự với trữ tình:

“Cái hay của tùy bút là say mà tỉnh. Người viết vừa bộc lộ cảm hứng, tâm trạng vừa làm chủ được vấn đề và biết dắt người đọc đến đâu (…). Có thể so sánh lối viết tùy bút như hình ảnh người nghệ sĩ xiếc đi trên dây cần một thế cân bằng giữa hai bờ vực. Có được sự cân bằng ấy mới tạo ra được vẻ đẹp trí tuệ và cả vẻ đẹp tâm hồn” [46; 19].

13


Đề từ cho tác phẩm Miên man tùy bút của mình, Lý Lan cũng nhấn mạnh đến tính chất tự do, phóng túng trong mạch cảm xúc và suy tưởng ở người viết:

“Cái này không phải tự truyện. Cái này là những câu chuyện và suy nghĩ tôi viết ra trong những tình huống nào đó qua những thời gian khác nhau (…). Tôi sẽ gọi nó là tùy bút, để cho những câu chuyện và ý nghĩ nối nhau, không hẳn theo trình tự thời gian, mà theo liên tưởng của cảm xúc và ngẫu nhiên của ngón tay gò trên bàn phím chữ” [80; 5].

Nhưng tùy bút không phải là thể loại dễ viết, ai cũng viết được. Càng không dễ trở thành một tác gia chuyên sáng tác tùy bút. Cho nên, “Trong văn học Việt Nam từ trước cách mạng tháng Tám đến nay, số lượng nhà văn “đứng” được ở thể tùy bút không nhiều” (Lê Dục Tú) [34; 401]. Ở bài viết Cái tôi trong tùy bút, Nguyễn La có nhận xét:

“Đặc điểm trước hết của thể loại tùy bút là sự xuất hiện của cái tôi nhà văn. Tùy bút là viết theo cảm hứng, nghĩ gì viết nấy, viết theo dòng cảm hứng của chính mình - ở ngôi thứ nhất, cái tôi càng hằn rò bao nhiêu, đậm nét bao nhiêu càng dễ đi vào lòng người bấy nhiêu. Do vậy không phải ai cũng viết được tùy bút, phải là người có tài năng, có độ từng trải, có uy tín văn học thì mới có thể viết được bài tùy bút hay” [77].

Trong bài Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Vương Trí Nhàn có dẫn ra một định

nghĩa về tùy bút trong Từ điển văn học của Liên Xô để minh họa cho thực tế ấy:


“Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rò cái giọng điệu độc đáo của riêng mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời là những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn - những người đó mới đi vào tùy bút” [129].

Từ định hướng lý luận như thế, ông dành sự quan tâm nhiều hơn tới những

yêu cầu khắt khe của tùy bút đối với nhà văn:


“Cái khó đầu tiên, mà nhiều người viết văn xuôi thường nhận xét khi nói

về tùy bút, là ở tính chất quá tự do của nó. Quả thật trong lịch sử văn học,

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí