Bi Kịch Giữa Hữu Hạn Và Vĩnh Hằng.


rất tình tứ, có thể là cặp đôi Tuấn và Na qua cách “ôm nhau rất lâu, bất động, những cánh tay càng lúc càng riết chặt, mũi họ hít càng lúc càng sâu vào lồng ngực mùi da thịt của nhau, một nỗi hứng khởi sâu sắc và mãnh liệt làm cả hai như bay lên, bay mãi” (Người bán linh hồn), là hành động sẵn sàng dâng hiến của Chăn Tha với người ân nhân “Chăn Tha bỗng nắm lấy tay tôi ủ vào giữa đôi tay nàng. Thật bất ngờ, nàng đặt nó vào giữa đôi gò vú tròn trĩnh của mình, kéo tấm xàrông ướt đẫm xuống ngang lưng: thân mình nàng đầy đặn hiện ra dưới trăng, dưới mớ tóc ướt đang nhỏ nước ròng ròng xuống vai” (Chăn Tha), là trạng thái của Hưng khi biết năng lực đàn ông của anh vẫn còn tồn tại “anh gắng hết sức nhẹ nhàng, nhưng rồi Vy vẫn đau. Hóa ra với nàng đó là lần đầu. Máu rỉ ra từ cơ thể nàng như huyết của con cừu trong lễ hiến tế…Nàng mệt lả, mồ hôi rịn ướt hai thái dương. Nàng rúc đầu vào nách anh ngủ, và anh thì nằm yên lặng suốt đêm, ôm đầu nàng sát vào ngực mình”(Eva dại dột), không nhiều những cảnh kiểu như thế trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai. Ngay cả khi miêu tả rất trực diện, Trần Thùy Mai vẫn tạo đường biên rõ ràng, sự cuồng si thể xác không phải là đích đến cuối cùng trong một cuộc tình.

Tình yêu thánh thiện với đời sống tinh thần lãng mạn, đẹp đẽ, ngay cả khi ôm khối tình xuống tuyền đài vẫn vẹn nguyên tấm lòng trong trắng. Trong Thuyền trên núi, Đồng - một thầy giáo miền biển lên miền núi dạy học đã đem đến cho vùng núi xa xôi một luồng gió mới, anh đã gieo vào tấm chân tình của H’Thuyền một biển trời khát khao và hy vọng. Hai năm sống trong đợi chờ, tuyệt vọng, cuối cùng H’Thuyền thắt cổ tự tử trên đỉnh núi cao nhất. Khi chết, mắt cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn, nơi ấy là khoảng không gian hoàn toàn mới lạ, có người cô thương mến mà không thể cất lời tình yêu. H’Thuyền như biết bao nhân vật trong các truyện ngắn khác luôn khao khát đi đến tận cùng của tình yêu. Tuyệt nhiên không thấy ở họ chút dục vọng bản năng nào.

Những người yêu nhau nhìn thấy sự hiện diện bằng xương, bằng thịt; chưa đủ, đó còn là sự hoà điệu về tâm hồn, tin rằng, dẫu có xa xôi cách trở, dẫu không thể gần nhau về khoảng cách, thì khi linh hồn đến được với linh hồn, khi thức nhọn giác quan, sẽ cảm nhận được sự tồn tại của nhau. Tình yêu giữa Naoko và Khang trong Chiếc phong linh là tình yêu trọn vẹn như thế. Trái tim Naoko ngừng đập thì linh hồn nàng vẫn trở về bên Khang để thực hiện lới hứa lúc còn sống. Khánh trong Ngôi đền sống yêu duy nhất một lần trong đời, nàng

tuyệt đối hóa người tình, tôn thờ tình yêu. Cường là thiên đường của nàng và nàng xây cất

23


thiên đường bằng tất cả những rung động nguyên sơ, không tỳ vết. Thiên đường và địa ngục, Khánh sẽ vịn vào Cường để lánh xa hố sâu địa ngục đầy sợ hãi. Tình yêu giúp Khánh bước ra khỏi vỏ bọc của mình. Một Khánh nữ tu, rất lặng lẽ và xa cách, Khánh sợ đàn ông với những dục vọng bản năng, cần ở nàng những động chạm tầm thường. Cường khác xa với đám đàn ông đó. Vì vậy, Khánh yêu Cường. Khánh bám chặt suy nghĩ ấy để tin và gửi gắm tình yêu trong sáng như pha lê để Cường giữ gìn. Nếu chỉ còn lại một mình, người yếu đuối như Khánh sẽ không đủ sức chống đỡ những lời bịa đặt, đàm tiếu, không thể lấy lại trạng thái cân bằng. Tình yêu sẽ giúp nàng lấy lại thăng bằng. Vậy mà Cường đã đẩy nàng xuống địa ngục bằng những lời nói trắng trợn: “Đích thực anh đã chơi đểu em, em gái ạ. Điều anh muốn là nhìn thấy em chết như một con gián. Điều anh muốn là xỏ dây vào mũi em mà dắt như dắt trâu. Bây giờ công việc của anh xong rồi, từ biệt em”. Có thể giết chết một con người bằng một mũi dao, một phát súng, nhưng lời nói cũng có sức mạnh tựa như vậy, nó có thể khiến một con người sống mà như chết. Cường đã đưa Khánh đến gần địa ngục sau những báng bổ ấy. Cường đã sổ toẹt vào tình yêu của nàng. Tình yêu là một cuộc chơi và Khánh chẳng khác con rối trong cuộc chơi ấy. Thiên đường bỗng chốc sụp đổ dưới chân nàng, không thể sống trở về vẹn nguyên như cũ, nàng đã tự nguyện giam mình trong thiên đường ấy nên khi cánh cửa thiên đường đã khép, hố sâu địa ngục sẽ chờ đón nàng. Hai lần Khánh chết, chết trong tinh thần và cái chết ấy kéo theo cái chết về thể xác như một hệ quả tất yếu. Tình yêu trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai thường ở trong trạng thái được ngưỡng vọng, tôn thờ.

Bên cạnh đó, tình yêu trong sáng và thánh thiện rất gần với kiểu tình yêu mang yếu tố cổ tích huyền thoại. Giấc mơ trên đỉnh ngựa trắng đan cài những giấc mơ và giác quan thứ sáu quá tinh nhạy của Ngọc phiêu lưu cùng câu chuyện nửa hư nửa thực của Tuấn Anh về mối tình đầy bi kịch của một thiếu phụ người Pháp tóc vàng trẻ đẹp tên là Lilly với một chàng phiên dịch trẻ tuổi đáng yêu. Thủ pháp đồng hiện không gian, thời gian quá khứ khiến câu chuyện tình xảy ra cách họ nửa thế kỷ không hề xa lạ mà trở nên sống động, hấp dẫn. Không ai được chứng kiến toàn bộ cuộc tình đau đớn ấy, Lilly gieo mình xuống dòng thác dữ, tự nguyện chết để người tình được sống, nàng chết đau chết đớn sau những viên đạn bắn đuổi của người chồng biết mình bị vợ phản bội. Với Lilly, sự ra đi của nàng còn nhẹ nhàng

hơn phải sống với một người chồng ghen tuông khủng khiếp, sở hữu nàng như một đồ vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

24


Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 4

Mối tình của nàng còn mãi với cỏ cây, hoa lá trên đỉnh ngựa trắng, linh hồn nàng vẫn lẩn quất đâu đấy với nơi mà nàng được sống như một con người, được yêu và hy sinh vì người mình yêu.

Nhân vật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, trong thế giới của tình yêu thánh thiện, người phụ nữ thường lắng nghe cảm xúc của chính mình, bởi lẽ, nếu không biết mình muốn gì, cần gì, làm gì thì cuộc sống sẽ mất phương hướng . Nhưng trong truyện ngắn của chị còn có sự hiện diện của cả những cảm xúc vô thức . Dù ở bất cứ cảnh huống nào , các

nhân vâṭ trong truyên

ngắn của Trần Thùy Mai sống là phải yêu môt

ai đó , phải gắn bó với

môt điều gì đó. Họ sẵn sàng sống với cảm xúc ấy vì họ luôn khao khát đi đến tận cùng tình

yêu. Những cuộc vượt thoát trong tâm tưởng nhưng không phải ai cũng dám bước qua ranh giới. Trong tình yêu, Trần Thùy Mai xác lập những đường biên, dù là trong đau khổ tột cùng nhân vật không bao giờ sống trong chút toan tính vụ lợi hay dục vọng bản năng. Quyên trong truyện ngắn Cánh cửa thứ chín, một người đàn bà đã có chồng và một con trai. Những tưởng hạnh phúc như thế cũng đã đến lúc đủ đầy, nhưng không, càng trong hoàn cảnh như thế, mới thấm thía cái cảm giác được sống trong một tình yêu thực sự càng cháy bỏng. Như một người tù khao khát tự do, như kẻ lữ hành trên sa mạc khao khát nhìn thấy dòng nước mát, Quyên ý thức rất rõ mình là một “ người tù hèn nhát”, ở ngoài kia, phía ngoài cái gia đình mà chị đang sở hữu là một thế giới hoàn toàn khác: ngoài kia có anh, anh tồn tại như một thế giới duy nhất trong chị. Duy chỉ anh là người có thể nói với chị rằng: “Anh nghe trong giọng nói tưởng như bình thường của em một điều gì đấy, giống như tiếng kêu cứu của một người tù. Từ giọng nói của anh, Quyên thấy “màu xanh và những đám mây…đó là cảm giác khi thấy đường chân trời. Trong tiếng anh cười, như có tiếng sóng biển, có ánh hoàng hôn cháy rực trên sóng và phản quang của một vùng đất xa rất xa, nơi tôi chưa từng thấy bao giờ (…) Tôi có thể thấy gì, ngoài khu vườn nhỏ bị che kín”. Người chủ của khu vườn ấy là một người chồng luôn thoả mãn sống trong một căn nhà hương hoả, một công việc ổn định, một người vợ hiền, một đứa con trai may mắn được đỡ đầu chắc chắn sẽ thành đạt. Một người chồng cả ngày đi làm về chỉ có thể hỏi vợ mình một câu duy nhất: ở nhà có việc gì không?. Không thể chịu đựng nhàm chán và lạnh lùng, hạnh phúc mà Quyên khao khát là một điều gì đó khác hẳn. Một sự giải thoát. Ước mơ được rực cháy suốt quãng đời còn lại chợt như một ám ảnh điên rồ thiêu đốt tâm trí Quyên. Quyên không thể tiếp tục sống


trong bốn bức tường lạnh lẽo. Quyên nghĩ: “ Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn, được yêu thương. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh”. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã rất lao lung như thế, họ trăn trở, dằn vặt trong suy nghĩ, có đôi lúc còn ngoại tình trong tâm tưởng nữa, nhưng họ là người biết nhận ra mình đang ở đâu trong thế giới này. Nhân vật đã dám đối diện với cảm xúc thật của mình dẫu sau này cả cuộc đời khóc thương cho một thế giới tình yêu mãi mãi bị lấp vùi.

Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, nhiều khi nhân vật chỉ có thể sống với một tình yêu trong tâm tưởng. Nó âm ỷ, bền bỉ và mãnh liệt. Trong tình yêu, dù đau đớn, mất mát, nhưng người phụ nữ được sống thực là mình.

2.1.1.3. Tình yêu không rào cản.

Tình yêu không biên giới, vượt qua định kiến về tuổi tác, thân phận, Trần Thùy Mai gọi đó là định kiến về trật tự, khi cả gan đảo lộn trật tự mà người đời cho là thuận, thì tất người trong cuộc sẽ phải lường hết những khó khăn, chuẩn bị đủ bản lĩnh mà đương đầu với búa rìu dư luận. Chị và anh trong Giông mùa xuân đến với nhau trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế. “Và họ đã hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc đầy thương tích, bởi dường như thế giới chung quanh không bao giờ để cho họ yên. Nhưng họ dần quen với những lời đàm tiếu, giống như dân du mục quen với cuộc sống lều trại. Người ta bảo đó là cuộc tình không có ngày mai”. Tình yêu ấy không tự nhiên mà sống, không đơn thuần tồn tại kiêu hãnh thách thức miệng lưỡi thế gian. Anh yêu chị trong cái sôi nổi mãnh liệt như lửa của tuổi trẻ, chị yêu anh bằng sự cân nhắc của một người đàn bà chín chắn. Anh không phải chỉ là tình yêu, anh là sự sống của chị, không có anh, chị sẽ không có những điệu múa, nghĩa là không còn gì hết: vẻ trẻ trung bên ngoài, sự nể nang của đồng nghiệp... Chị sẽ có anh không phải chỉ để thương yêu, mà là để sinh tồn. Trần Thùy Mai luôn đi sâu lý giải lý do người ta đến với nhau và cũng đưa ra lý do người ta xa nhau. Không bao giờ chị mập mờ giữa hai điều đó.

Họ bất chấp khoảng cách tuổi tác để đến với nhau, nhưng cũng chính khoảng cách này khiến một trong hai người thay đổi. Anh không là chàng trai của bẩy năm về trước. Cách nhìn nhận về cuộc đời, cách cư xử của anh giờ không còn hợp với chị, ước mơ rộng lớn hơn vượt khỏi không gian gia đình, khiến anh chán nản với thực tại. Hôn nhân như một


26


tấm áo, khi chiếc áo trở nên quá chật, người ta phải thay một chiếc áo mới. Người đàn bà chín chắn như chị hiểu đã đến lúc chị phải ra đi.

Cùng môtíp này, Trần Thùy Mai có truyện Chị Hai ơi! miêu tả tình yêu giữa chị Trúc và út Hiệp kém hơn chị 6 tuổi. Mối tình thầm lặng mà đẹp đến cao quý, run rẩy, nhưng hạnh phúc không mỉm cười với họ, khi mẹ Hiệp đã đuổi chị Trúc ra khỏi nhà vì bà cho đó là tình yêu không chân chính, con mình bị Trúc quyến rũ. Chị Trúc ngậm ngùi và xót xa, lặng lẽ, trái lại, út Hiệp rất kiên tâm, anh sẽ vượt qua tất cả, “rồi đây mình cũng sẽ cưới nhau”. Anh có thể vượt qua dư luận cũ kỹ, bởi vì anh có chân lý của riêng mình “tôi còn chưa vợ, Trúc không có chồng, vậy mà sao chúng tôi không được sống với nhau?”. Đó chính là thông điệp của Trần Thùy Mai muốn xoá tan đi những quan niệm khe khắt và bất công của người đời. Chính lý lẽ của trái tim mới là tất cả (Chị Hai ơi).

Đôi khi những món đồ bằng pha lê, rực rỡ và mong manh như bọt nước, lại có tuổi thọ lâu hơn những vật cứng hơn nó rất nhiều, bởi chúng luôn được gượng nhẹ, nâng niu. Tình yêu đối chọi lại sự an bày của tạo hóa đều phải được cư xử như thế. Trong Mưa đời sau, hôn nhân của cô con gái Thể Tú với người đàn ông tên Lãm không được ủng hộ. Người cha không tài nào chịu nổi ý nghĩ con rể hơn cả tuổi của mình. Trong mắt cha mẹ, có thể Thể Tú còn bồng bột non trẻ, nhưng yêu và biết giá trị người yêu mình khiến cô vững tin vào sự quyết định của mình, rằng: “Nhân loại rất đông nhưng chẳng có ai thay thế được ai”. Quan điểm ấy đã tác động đến mẹ cô, một người đàn bà sống cạnh chồng nhưng chưa bao giờ tới bờ hạnh phúc. Đặt trong mối tương quan như thế để thấy tuổi tác là ranh giới vô nghĩa lý. Người mẹ cảm nhận rõ ngọn lửa tình yêu bùng cháy mãnh liệt từ phía con gái, “bên cạnh người đàn ông trông cao lớn, mảnh mai với gương mặt ửng hồng rạng rỡ. Con gái tôi đang sống trong màu đẹp nhất của một đời, lúc mọi cảm xúc được khơi dậy với những khả năng kỳ lạ, khiến cơn mưa chợt có mùi thơm và màu trời buổi chiều cũng có độ sâu như tiếng nhạc”

Tình yêu không rào cản, vượt qua ranh giới người trần và người tu hành. Đây là nét tiếp cận rất độc đáo của Trần Thuỳ Mai. Lan trong Thương nhớ Hoàng lan sẵn sàng yêu và hy sinh bất chấp Đăng Minh là chú tiểu đã quy y cửa phật; tình cảm của Dung trong Hoa Phù Dung dưới núi đã khiến chú tiểu Phước Tuệ phải cảm động, nhận ra đâu là cuộc sống đích thực của mình.


Với tình yêu không có cái gọi là khoảng cách về địa lý, phong tục, tập quán, văn hóa, ngôn ngữ. Trong truyện ngắn Mưa ở Straburg, nhân vật Miên, một diễn viên đi lưu diễn ở nước ngoài đã cảm mến một người Pháp vì tất cả những việc anh làm chứng tỏ anh là người tốt bụng và dễ thương : “Lúc ở Pháp em thấy Claude thật chán, vậy mà thực ra anh ấy lại là người rất có tâm hồn”. Rõ ràng, nếu nhìn nhau bằng sự nhân ái, con tim sẽ cùng chung nhịp đập. Tình yêu của Kha và Naoko trong Chiếc phong linh, tình yêu online giữa Ngân và Stephan người Ailen trong Nến hoa hồng, của Như và Stephano người Ý trong Hoa sứ trắng, tình yêu của Chăn Tha, một cô gái Campuchia với một người lính Việt Nam trong Chăn Tha, tình yêu tôn thờ của Akikô và hoạ sĩ tên Vũ trong Thuốc ba màu, tình yêu không phân biệt thân thế sự nghiệp của Ando Chie dành cho Hoàng Thân Cường để trong Nơi có cây tùng xanh biếc, tình yêu vượt ra khỏi hoàn cảnh dù hai người đã yên bề gia thất, kết quả là sự ra đời của một bé gái sau này tìm gặp cha mình ở bữa tiệc sinh nhật lần thứ bẩy mươi của cha trong Trò chơi cấm.

“Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp” (Gió thiên đường), tràn ngập yêu thương trong truyện ngắn của mình, Trần Thùy Mai muốn thể hiện một ý nghĩa nhân sinh cao cả rằng tình yêu là lẽ sống ở đời. Các nhân vật của chị luôn khát khao được yêu, họ luôn trên con đường đi tìm ý nghĩa đích thực của tình yêu.

2.1.2 Những bi kịch tình yêu.

Có trăm ngàn lý do để người ta yêu nhau., thì cũng chừng ấy lý do khiến người ta rời bỏ nhau.Lại cũng có rất nhiều mảnh vỡ tình yêu được hàn gắn bằng cách này, cách khác. Nhưng có cuộc tình trở thành vết thương vĩnh viễn không lành. Trong truyện ngắn Trần Thùy Mai tình yêu thường thấm đẫm xót xa, không có một cuộc tình nào đạt đến độ viên mãn, hầu hết đều kết thúc không có hậu, đỉnh điểm là cái chết của nhân vật cả về thể xác lẫn tâm hồn.Vì trên thực tế có những giấc mộng không thể đứng vững trước cuộc đời. Nhưng không phải vì thế mà người ta thôi ước mơ, không phải vì thế mà những giấc mơ không đẹp.

Trần Thùy Mai luôn đặt nhân vật mình vào thế đối trọng, sự va chạm giữa các phạm trù không thể cân bằng hay hóa giải. Bi kịch trong tình yêu của họ thật sự nhức nhối.

2.1.2.1. Bi kịch giữa hữu hạn và vĩnh hằng.



28


Nhiều người cho rằng, sở dĩ có bi kịch này vì nhân vật của Trần Thùy Mai luôn thần thánh hóa tình yêu, coi tình yêu chỉ là để ngưỡng vọng, tôn thờ. Cho nên dù cố gắng đến đâu cũng không thể xóa nhòa ranh giới hữu hạn và vĩnh hằng. Vậy sự thật là như thế nào? Trước hết, có thể thấy trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, khi những mâu thuẫn nội tâm lên đến đỉnh điểm, nhân vật chạm tới đáy của cảm xúc, họ thường lựa chọn cho mình: hoặc ra đi, hoặc câm nín mãi mãi. Lối hành xử đã ngấm rất sâu vị mặn mòi của những suy nghĩ, trăn trở. Sự thật là cái hữu hạn của cuộc sống luôn tồn tại, họ là những con người bình thường đang sống trong cuộc sống có quá nhiều nguyên tắc, chuẩn mực, những đường biên không thể phá vỡ. Tự ý thức về mình quá rõ khiến bi kịch càng hiển lộ.

Vũ trong Thuốc ba màu ví mình như “một cái chai không, trống rỗng tận đáy, nằm chỏng chơ trên bàn cạnh cái cốc đổ nghiêng”. Đó cũng là biểu tượng cho cuộc sống đời thường chật chội và nhỏ bé. Khi tất cả sinh lực của một đời đã đi gần hết trong thế giới không bờ bến của những bức tranh. “Khi trong tôi chỉ còn những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để một mai sẽ thình lình khô cạn. Có thể một ngày kia Akikô nhận ra mình đi tìm những giọt thơm ngát ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế”. Vũ ý thức rất rõ “Hạnh phúc. Hạnh phúc không là tĩnh vật, không là người, không là phong cảnh, tôi không bao giờ vẽ nó ra được. Hôn nhân, đó là một hạnh phúc lớn mà Vũ không thể cưu mang”. Nhân vật Vũ ý thức về tuổi tác, về bệnh tật và cuộc đời anh đã gửi gắm tất cả trong nghệ thuật, anh không đủ tự tin mình có thể đem lại hạnh phúc cho Akiko. Nên Vũ đã dừng lại. Phần đời sau này của anh thật sự bi kịch, một mặt anh chối bỏ Akiko, mặt khác, anh luôn khắc khoải mong nàng quay trở lại dù chỉ một lần. Sự mâu thuẫn này là bi kịch không thể giải quyết được. Ở đây ta bắt gặp kiểu nhân vật tự ý thức của Trần Thùy Mai.

Khói trên sông Hương kể về “một cô gái và hai chàng trai giống như trong truyện cổ tích. Nhưng khác với truyện cổ, Trang chọn người em”[18,34]. Số phận của một người phụ nữ “không tin chắc chắn vào bất cứ điều gì, trừ những bài ca” đã bắt đầu từ sự lựa chọn nghiệt ngã ấy. Cuối cùng vì không muốn bị mẹ chồng đạp bóng một lần nữa, không muốn lìa xa những câu hát, Trang rời bỏ Hoành, từ chối Tùng. Trang bị ám ảnh dường như cô sinh ra không phải để hưởng hạnh phúc. Dù Trang biết tình yêu trong mình như là “có cái gì đấy

nóng bỏng dưới lòng sông” và đang “âm thầm cháy một mình”. Và cô đã chấp nhận tình yêu

29


như “khói trên sông Hương” để giữ lại bên mình những câu ca luôn là vĩnh cửu. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai không bao giờ chạm tới được hạnh phúc. Phần vì họ mặc cảm, không đủ tự tin để đi tìm hạnh phúc, phần vì họ đã yêu với tất cả cảm xúc của mình đến độ chấp nhận hy sinh cho người mình yêu.

Trong Thị trấn hoa quỳ vàng là một bi kịch tình yêu vô cùng đau đớn của những con người khao khát muốn thoát ra cái hữu hạn của cuộc sống để vươn đến một tình yêu vĩnh cửu. Họ đã khao khát như thế suốt mười năm. Thế nhưng “mặt trời cũng không vĩnh cửu” với sự thay đổi của thị trấn bên bờ biển thì tình yêu cũng xa dần. Bộ ba định mệnh “anh, em và Hướng dương” không còn nguyên vẹn, muốn vươn đến một cái gì bên ngoài cuộc sống nhưng lại bị “ám ảnh bởi lời của bà tiên dặn cô lọ lem không được vui chơi quá nửa đêm”. Thật bi kịch khi biết rằng “Cuộc đời hai người luôn luôn có hai thực tại: một thực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực rỡ, không bến bờ”. Sự đối chọi của hai thế giới trong một con người thật sự dai dẳng và nhức nhối. Trần Thùy Mai dường như đã chia những con người ấy ra làm hai nửa để thấy nửa nào cũng chống chếnh, cô đơn. Khát khao hạnh phúc quá lớn trong một thực tại chật chội và nhiều gian dối, con người sống mòn mỏi trong chờ mong. Ở Người điên vì hoa, Vân vốn là một cô giáo dạy văn, bỏ nghề để sống với tình yêu của mình. Vân yêu thương và chờ đợi đám cưới với Sơn, chờ đợi đến mệt mỏi trong một ảo tưởng về tình yêu trong khi “kế hoạch ly dị của Sơn kéo dài trong hai năm, ba năm rồi năm năm”, rồi Sơn “tiếp tục hẹn. Tháng sáu, rồi lại tháng mười, rồi lại tháng sáu sang năm, rồi lại tháng mười và tháng sáu…”. Vân trở thành nạn nhân của những ảo tưởng tốt đẹp về hạnh phúc và tình yêu mà chính mình khao khát. Không bao giờ Vân đến được với hạnh phúc ở tương lai. Trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, có thể người phụ nữ luôn sống trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải như vậy, hoặc sống trong hoài niệm về quá khứ. Với truyện ngắn Thập tự hoa, Trần Thuỳ Mai nói: “thập tự giá trước khi trở thành biểu tượng mang tính tôn giáo thì nó vốn là một công cụ dùng để xử giảo, để đóng đinh những kẻ có tội. Những người này thường phải tự mình vác trên lưng cây thập tự đến chỗ sẽ bị hành hình, tự chôn xuống. Người ta thường dùng hình ảnh cây thánh giá như là một biểu tượng nói về kiếp người. Kiếp người là nhọc nhằn, vất vả và kết thúc là cái chết. Nhưng thực ra trong cuộc sống con người ta cũng thu

nhặt được biết bao điều hạnh phúc. Bởi vậy, theo mình tình yêu rồi hạnh phúc như những

30

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí