Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 2


II - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may‌

1 - Quá trình phát triển của ngành dệt may

1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may

Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã biết bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu như sợi lanh, sợi len, sợi bông, lụa (tơ tằm)... Đây cũng là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong ngành dệt may trong suốt một thời gian dài cho dù các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật. Điều này đã khiến cho sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm quý, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quý tộc, thượng lưu, còn đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô. Tới giữa thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh với sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá chạy bằng hơi nước đã đưa ngành dệt ra khỏi sản xuất thủ công trở thành một ngành công nghiệp thực sự. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã nghiên cứu sáng chế ra nhiều loại nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may như: sợi nhân tạo, sợi tổng hợp. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong may mặc, biến thời trang trở thành một hiện tượng quần chúng ở nhiều quốc gia. Ngành dệt may cũng từ đó phát triển ngày càng nhanh cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại. Hiện nay, ngành dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp dệt may phát triển sẽ là động lực để các ngành công nghiệp khác phát triển theo.


1.2 - Thương mại dệt may trên thế giới

Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống. Hàng dệt may dần dần đã trở thành một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế và là một


trong những yếu tố quan trọng cần thiết để tăng tính cạnh tranh và đảm bảo giao thương sản phẩm trên thị trường. Vào 1/1/ 2005 khi Hiệp định dệt may ATC (Agreement on Textiles and Clothing) hết hiệu lực, các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU đã dỡ bỏ những hạn ngạch còn lại đối với hàng dệt may nhập từ các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho các nước có đầy đủ năng lực cạnh tranh để chiếm thêm thị phần mà trước đó đã là của các nước khác trong lĩnh vực may mặc. Các nước có tiềm năng sản xuất, xuất khẩu với trình độ công nghệ cao lại được Chính phủ quan tâm đầy đủ thì sẽ tận dụng được cơ hội này để phát triển. Và Trung Quốc hay Ấn Độ , những nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ, đang có cơ hội trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, vượt trội mọi quốc gia khác. Trong điều kiện đó, người tiêu dùng tại các nước có nền kinh tế phát triển sẽ hoàn toàn được lợi khi trên thị trường có nhiều sản phẩm với đa dạng chủng loại và giá thì rẻ hơn nhiều.

Hiện nay có rất nhiều quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đi khắp nơi trên thế giới và phần lớn trong số đó phụ thuộc vào dệt may xét trên cả phương diện giải quyết việc làm và nguồn thu ngoại tệ. Châu Á đang là khu vực dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may mà chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam..., kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm từ 20% đến 70% tổng xuất khẩu của những nước này và thu hút hàng triệu lao động. Thị trường nhập khẩu chính của các nước sản xuất hàng may mặc là EU, Hoa Kỳ (Ấn Độ là 94%, Bangladesh là 95%, Trung Quốc là 50%, Việt Nam là 68%). Có thể nói, hạn ngạch dệt may chấm dứt, không chỉ các nước chưa phải là thành viên WTO gặp nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh mới mà ngay cả các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên WTO có chi phí sản xuất cao và những nước từng được hưởng quy chế đặc biệt khi tiếp cận thị trường các nước giàu cũng sẽ bị thiệt hại bởi khó có thể cạnh tranh được với hàng dệt may Trung Quốc cũng như Ấn Độ.


Bảng 1:


Nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường Nhập khẩu chính năm 2006


Nước xuất khẩu

Hoa Kỳ

EU (25)

Nhật Bản

Canada

Thế giới (tỷ USD)

106,4

183,6

30,0

11,2

Tốc độ tăng trưởng (%)

Thế giới

4

6

6

9

Trung Quốc

15

10

8

22

n §é

8

13

12

6

Pakistan

12

12

-7

9

Bangladesh

22

34

4

19

Campuchia

25

19

-

21

Indonesia

25

19

4

18

Philippines

9

26

-

5

ViÖt Nam

18

51

6

33

Th¸i Lan

1

11

-2

0

Srilanka

2

24

12

-

Đông á

-14

33

-5

-12

Các nước châu Phi cận

Sahara

-10

9

-

-

Ai Cập

32

14

-

-

Maroc

69

3

-

-

Tuynidi

-

0

29

-

NAFTA

-7

-

-

-

Mehico

-10

13

6

7

Canada

-7

6

-7

-

Hoa Kỳ

-

11

-3

-1

EU (25)

-3

1

-2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 2


(Đông Á bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Hàn Quốc)

Nguồn: Tạp chí Thương Mại, số 28/2007

Tình hình thị trường dệt may thế giới trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 tương đối ổn định, không có biến động lớn. Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều từ việc áp đặt hạn ngạch của Hoa Kỳ và EU trong khi một số nước đang phát triển tại châu Á như Bangladesh, Campuchia, Việt Nam tiếp tục gia tăng tốc độ xuất khẩu cao. Tỷ lệ hàng dệt may sản xuất bởi các nhà sản xuất Hoa Kỳ và EU giảm. Nhập khẩu hàng dệt may của những thị trường Nhập khẩu lớn (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada) đạt 331,2 tỷ USD trong năm 2006, tăng 5.5% so với năm 2005, cao hơn chút ít so với tốc độ tăng trưởng của năm trước, bất chấp sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may thấp nhất trong số 4 thị trường trên, chỉ đạt ở mức 4%. Tại thị trường Hoa Kỳ, thị phần của các nhà xuất khẩu là các nước phát triển, các nước công nghiệp hoá ở khu vực Đông Á, các nước Trung Mỹ và các nước khu vực Địa Trung Hải tiếp tục giảm. Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ khu vực NAFTA và CH Đôminica và từ khu vực châu Phi cận Sahara giảm tương ứng 7% và 10%. Nhập khẩu từ các nền kinh tế mới công nghiệp hoá ở Đông Á giảm 14%, và nhập khẩu từ EU giảm 3%. Tuy nhiên, mức suy giảm nhập khẩu từ các nước này lại được bù đắp bằng mức tăng nhập khẩu từ một số nước Châu Á (Ấn Độ tăng 8%, Bangladesh - 22%, Pakistan - 12%, Việt Nam - 18%...). Do những thoả thuận về kiểm soát nhập khẩu mà Hoa Kỳ và EU đã áp dụng với hàng dệt may Trung Quốc từ cuối năm 2005 làm cho tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, Canada và EU từ Trung Quốc chỉ tăng khoảng 15% vào năm 2006, trong khi năm 2005 đã tăng tới 41%.

Trong cơ cấu thị trường Nhập khẩu của EU cũng có sự chuyển dịch tương tự. Thị phần của các nước xuất khẩu truyền thống như Maroc,


Tuynidi...giảm, trong khi thị phần của các nước sản xuất rẻ ở châu Á đều tăng trưởng khá mạnh. Ngoại trừ Trung Quốc vẵn là nước Xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU, xuất khẩu hàng dệt may của các nước châu Á khác cũng tăng (Bangladesh tăng 34%, Việt Nam thậm chí còn tăng 51% về giá trị)

Nhật Bản cũng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bằng với EU đạt 6%. Ấn Độ (12%), Trung Quốc (8%), Srilanca (12%), Maroc (29%) là những nước xuất khẩu một lượng lớn hàng dệt may vào Nhật Bản. Trong số các nước này, Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn cả do gần gũi về mặt địa lý với Nhật Bản và không phải chịu các hạn chế định lượng. Hơn 3/4 hàng dệt may của Nhật Bản có xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu tính riêng hàng may mặc, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 80% thị phần của Nhật Bản.

Trong số các thị trường nhập khẩu dệt may chính trong năm 2006, Canada là nước có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất với mức tăng nhập khẩu gần 9% và Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dệt may vào Canada cao nhất, đạt 33%. Tại thị trường này, mặc dù không bị tái áp dụng hạn ngạch nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chỉ tăng 22%.

Nhìn chung, nhu cầu hàng dệt may trên thế giới ngày càng tăng nhanh. Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2006 của 2 thị trường này không cao (Hoa Kỳ đạt 106,4 tỷ USD, EU đạt 183,6 tỷ USD). Mặc dù, phải tới tháng 11/2006 khi đã là thành viên của WTO mới được dỡ bỏ các hạn ngạch nhưng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường này trong năm 2006 đã tăng mạnh đạt mức cao, đặc biệt là tại thị trường EU ở mức 51%. Trong khi đó, do ảnh hưởng bởi chế độ áp đặt hạn ngạch của Hoa Kỳ và EU nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc, đối thủ chính của Việt Nam trong lĩnh vưc dệt may hiện nay tại hai thị trường này giảm mạnh. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc tới các nước và vùng lãnh thổ không áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may của nước


này đều đạt mức kỷ lục. Có thể nói Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để cạnh tranh với người hàng xóm khổng lồ là Trung Quốc

1.3 - Một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường lớn và năng động nhất thế giới với nhu cầu tiêu dùng khổng lồ. Với dân số hơn 298 triệu người (2005) đây là thị trường khổng lồ của các nước xuất khẩu hàng may mặc. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 70 tỷ USD hàng dệt may (trong đó khoảng 56,4 tỷ USD là hàng may sẵn). Những nước xuất khẩu hàng dệt may với khối lượng lớn sang Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Việt Nam. Năm 2006, 1 năm sau khi Hiệp định hàng dệt may (ATC) hết hiệu lực, cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ hầu như không thay đổi nhiều. Giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ của các nhà xuất khẩu chính vẫn tăng.

Bảng 2: Cơ cấu thị trường Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ



Nước xuất khẩu

Nhập khẩu hàng dệt may của

Hoa Ky (triệu USD)


Tỷ trọng (%)

2005

2006

Thế giới

89.205

93.278

100

Trung Quốc

22.405

27.068

29,0

n §é

4.616

5.031

5,4

Pakistan

2.904

3.250

3,5

Bangladesh

2.457

2.997

3,2

Campuchia

1.726

2.150

2,3

Indonesia

3.081

3.901

4,2

Philippin

1.920

2.085

2,2

ViÖt Nam

2.880

3.396

3,6

Th¸i Lan

2.124

2.124

2.3



Đông á (4)*

7.145

6.055

6,5

Các nước châu Phi cận

Sahara, trong đó:

1.486

1.316

1.4

Ai Cập

614

806

0,9

Maroc

60

102

0,1

Tuynidi

53

48

0,05

NAFTA, trong đó:

9.169

8.466

9,1

Mehico

7.246

6.376

6,8

Canada

2.844

2.587

2,8

EU (25)

8.635

8.242

8,8

(Đông Á bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Hàn Quốc)

Nguồn: U.S. Department of Commerce, Office of Textiles and Apparel

Mặc dù bị áp dụng chế độ hạn chế và kiểm soát nhập khẩu của Hoa Kỳ những Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ đạt

27.068 triệu USD chiếm 29% tổng giá trị nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trong khi đó, các nước xuất khẩu lớn khác như Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh có giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ cũng tăng nhưng chỉ đạt lần lượt là 5,4%; 3,5%; 3,2%. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2006 tuy có tăng nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chỉ chiếm vị trí thứ 8 trong số các nước xuất khẩu nhiều dệt may nhất sang Hoa Kỳ.

Khi không còn bị bó buộc bởi hạn ngạch thì lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các nước thành viên WTO sẽ tăng cao nhờ đó các công ty nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ sẽ được tự do lựa chọn nguồn cung cấp nào rẻ nhất, còn người tiêu dùng Mỹ sẽ dễ dàng tìm được những sản phẩm dệt may phù hợp nhất về giá cả, chất lượng và kiểu dáng. Theo Bản phúc trình của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ, chế độ hạn ngạch đã đặt thêm gánh nặng khoảng 20% vào giá thành của các sản phẩm may mặc, tức là mỗi


năm người tiêu dùng Mỹ phải trả khoảng 14 tỷ USD khi mua những loại sản phẩm này.

Hiện tại, giá sản phẩm dệt may tại thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm do nhiều nhà sản xuất tại nước này đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm chi phí cũng như do tỷ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp gia tăng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Mỹ vốn đã quen sử dụng các sản phẩm có tên tuổi. Nhiều sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũng như của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng (rất nhiều sản phẩm trong số đó được gia công tại Việt Nam) luôn là sự lựa chọn của dân cư Mỹ. Như vậy có thể nói thương hiệu là một vấn đề quan trọng của các quốc gia trong đó có Việt Nam khi muốn nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ bên cạnh những tiêu chuẩn về xuất xứ hay chất lượng và giá cả...


Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với gần 4 triệu km2 và 456 triệu dân có thu nhập cao, chiếm gần 37% thương mại thế giới là một khối kinh tế hùng mạnh có lịch sử phát triển rất lâu đời. EU một thị trường lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của các quốc gia, nhưng cũng là một thị trường “sang trọng” và “khó tính”. Đây là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu dệt may vào EU hàng năm lên tới trên 60 tỷ USD chủ yếu là từ các nước: Đức (24%), Anh (21%), Pháp (14%). Những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất vào EU hầu hết là các nước đang phát triển đến từ châu Á: Trung Quốc (21%), Thổ Nhĩ Kỳ (17%), Ấn Độ (9%), Bangladesh (6%), Tuynidi (6%) và Maroc (6%). Hàng hoá muốn có vị trí tại thị trường EU phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về y tế, an toàn về môi trường. EU có quy định phải làm rõ các đặc trưng của sản phẩm hoặc các công đoạn liên quan đến sản phẩm, phương pháp sản xuất, và cũng có thể có cả các yêu cầu về tên riêng, biểu tượng, bao bì, nhãn

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí