Cũng về tập truyện này, bài: Nữ tính trong“ Trò chơi cấm” của Trần Thùy Maiđăng trên báo Sài Gòn giải phóng theo nhà văn Lý Lan - người đã từng in chung với Trần Thùy Mai tập truyện Cỏ hát thì chất nữ tính trong cách viết của Trần Thùy Mai rất rõ rệt, tiếc là Lý Lan đã không đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể của tính nữ trong Trò chơi cấm.
Tập truyện Quỷ trong Trăng của Trần Thùy Mai nhận được nhiều sự quan tâm. Bài Cuộc hành hương bên bờ xa vắng của tác giả Vọng Thảo đăng trên Tạp chí Sông Hương số 157 (3/2002) gọi ra điểm nhấn trong“Quỷ trong trăng” chính là tạo lập một thế giới mà ở đó, phận người vẫn còn những khắc khoải cô đơn.
Phân tích kiểu người phụ nữ nổi loạn là cách tiếp cận rất riêng của Nguyễn Thị Kim Huệ trong bài viết Quỷ trong trăng và thế giới nữ đậm cá tính Tây Phương. Tác giả cho rằng nét độc đáo trong cách xây dựng hình tượng biểu hiện ở chỗ “những người phụ nữ phương Đông dịu dàng. Ấy thế mà trái tim họ, lại còn mang dòng máu nóng phương Tây bất chấp và nổi loạn, dù đôi lúc nổi loạn trong bế tắc. Các nhân vật nữ bên nét thánh thiện, đều tiềm tàng một dòng máu “quỷ” mộng yêu, ngông cuồng vì yêu và chết vì yêu”.
Báo Thanh niên (2001) và Quảng Nam chủ nhật (2002) đăng bài của các tác giả: Ngô Thị Kim Cúc và Bảo Anh phân tích về phần người - phần quỷ trong Quỷ trong trăng.
Về tập truyện Mưa đời sau, trên báo Nhân dân số 305 Minh Phương có bài giới thiệu: Đọc sách: Mưa đời sau, khẳng định nhân vật trung tâm trong tập truyện này đều giàu lòng hướng thiện, “diễn biến tâm lý với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”.
Về tập truyện Mưa ở Strasbourg, bài viết có nhan đề Em ơi, phía ấy mưa rơi đăng trên trang báo điện tử http//www.tuanvietnam.vn đưa ra những nhận xét ngắn gọn, sắc sảo rằng Trần Thùy Mai “táo bạo trong việc thể hiện những khoảng trống tâm hồn của người phụ nữ ngày nay, ẩn chứa ở đó là những khao khát rất đời”. Theo bài viết trên thì bên cạnh việc tiếp tục khắc họa đậm nét số phận người phụ nữ thì ở tập truyện này xuất hiện nhiều hơn những mặt trái, ty tiện, đớn hèn.
Về tập truyện: Một mình ở Tokyo, Nxb Văn nghệ có lời giới thiệu: Trần Thùy Mai đã đổi món cho độc giả bằng các bối cảnh và các tuyến nhân vật độc đáo, khác lạ (nhưng
không xa lạ), người đọc như được chạm vào những vàng son xưa cũ rồi lại thấy mình đang ở đâu đó rất xa xôi giữa lòng hiện tại.
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 1
- Các Chặng Đường Sáng Tác Của Trần Thùy Mai:
- Bi Kịch Giữa Hữu Hạn Và Vĩnh Hằng.
- Cảm Hứng Lịch Sử Trong Truyện Ngắn Trần Thùy Mai.
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Cũng về tập truyện này, đọc “Một mình ở Tokyo - Tấm lòng vị tha nhân hậu là cội rễ của hạnh phúc” tác giả Xuân Viêm cho rằng cái mới lạ nhất ở tập truyện này chính là sự thay đổi thị giác, Một mình ở Tokyo vượt khỏi không gian tĩnh lặng “rất Huế” của Trần Thùy Mai.
Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ về truyện ngắn Trần Thùy Mai như: Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Nguyễn Thị Hồng Lê), Hình tượng tác giả và nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới (Trần Thị Lệ Thanh), Phong cách truyện ngắn Trần Thuỳ Mai (Trần Thị Hậu)…
Ở những mức độ khác nhau các ý kiến, nhận xét của người nghiên cứu đi trước là những gợi mở quý giá cho chúng tôi khi đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ truyên
ngắn đã đươc
xuất bản của Trần
Thùy Mai. Bên caṇ h đó là những ý kiến phát biểu , trả lời phỏng vấn của tác giả trên các
phương tiên
thông tin đaị chúng.
Ngoài ra để làm sáng rõ hơn những phân tích , nhân
điṇ h , trong luân
văn chúng tôi
cũng chú ý tới tác phẩm của một số cây bút nữ cùng thế hệ với Trần Thùy Mai.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tìm hiểu truyện ngắn của Trần Thùy Mai trên hai phương diện với những điểm nhấn quan trọng về nội dung (tình yêu, lịch sử, văn hoá Huế) và nghệ thuật (nhân vật, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu).
4. Phương phá p nghiên cứ u :
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thông kê, phân loại.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
5. Cấ u trú c luân
văn:
Luận văn của chúng tôi được triển khai thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung,
phần kết luân và tài liệu tham khảo.
Phần nội dung được triển khai trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới và hành trình sáng tác của Trần Thùy Mai.
CHƯƠNG 2: Đối tượng thẩm mỹ của truyện ngắn Trần Thùy Mai.
CHƯƠNG 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TRUYỆN NGẮN NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI
1.1. Bứ c tranh chung về truyên ngắ n nữ thời kỳ đổi mớ i :
1.1.1. Những vấn đề chung của văn hoc thời kỳ đổi mớ i:
Nhìn trên tổng thể tiến trình văn học Việt Nam trong thế kỷ XX và cho đến nay, có thể thấy ba thời kỳ lớn với xu hướng vận động khác nhau. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa. Trong 30 năm tiếp theo (từ năm 1945 đến năm 1975) có thể nói đại chúng hóa và cách mạng hóa là xu hướng vận động cơ bản của nền văn học cách mạng trong hoàn cảnh chiến tranh. Còn từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và trong đời sống tinh thần của con người, cũng đã trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học”[34].
Một đặc điểm riêng của văn học Việt Nam từ năm 1945 - 1975, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của ba mươi năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là ba mươi năm văn học chủ yếu phục vụ kháng chiến: kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 - 1954 và kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975.
Từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có nhiều thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng khó khăn là hậu quả chiến tranh để lại là quá nặng nề, để hồi phục và phát triển kinh tế đất nước cần phải có những kế sách lâu dài, những điều chỉnh hợp lý. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được trong 20 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình. Đại hội đã chỉ rõ: Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Chính đường
lối đổi mới này đã mang đến cho cách mạng nước ta nguồn sức mạnh mới để tiến lên theo
10
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó sự hình thành của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhiều mặt của đời sống xã hội đã thay đổi, trong đó có đời sống nghệ thuật. Sự đổi mới trong văn học đầu tiên phải nói tới là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật và ý thức cầm bút của nghệ sĩ. Tư tưởng đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng và tinh thần dân chủ của thời đại mới cho phép nhà văn có quyền tiếp cận và tái hiện đời sống trong tính đa dạng và sinh động của nó. Không còn chuyện phân biệt đề tài ưu tiên hay đề tài không ưu tiên, đề tài chính hay đề tài phụ. Công cuộc đổi mới sau năm 1986 với chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã mở ra định hướng rõ ràng không khuôn sáo, gò ép, người viết được tự do trong sáng tạo nghệ thuật.
Về đề tài, nổi trội nhất, có sức hấp dẫn nhất, không viết về những điều gì quá xa vời, to tát, các nhà văn hướng sự quan tâm tới cuộc sống đời thường với các mối quan hệ phức tạp. Góc độ đời tư quy chiếu trong đạo đức, gia đình, công việc, tình yêu, nỗi đau khổ.vv... luôn được thể hiện trên trang viết của các nhà văn.
Về nhân vật trung tâm, nhà văn có thể miêu tả cả những mặt trái của đời sống, những mặt khuất kín của con người vì “tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ đối với tôi” (Marx).
Chưa bao giờ mối liên hệ giữa tác giả - tác phẩm - người đọc lại trở nên gần gũi và nhuần nhụy đến thế. Nhà văn không phải là người răn dạy, giáo huấn về đạo đức mà thực hiện cuộc đối thoại với người đọc thông qua các văn bản nghệ thuật của mình. Đó phải là những văn bản nghệ thuật đa nghĩa, giàu sức gợi và giàu tính nhân văn. Điều đó chứng tỏ tư duy đối thoại đã thấm sâu vào đời sống văn học.
Về hình thứ c nghê ̣thuâṭ , nhiều thủ pháp nghệ thuật xuất hiên
, xuất phát từ tinh thần
dân chủ và ý thức cá tính hóa, nhà văn có cách ứng xử ngôn ngữ tự do hơn với tinh thần coi trọng sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: Chưa bao giờ văn học Việt Nam lại phong phú như thế về cách thức biểu hiện và giọng điệu nghệ thuật. Hiện nay chủ yếu có hai hướng đổi mới: đổi mới trên nền truyền thống và đổi mới theo kiểu hiện đại phương Tây.
11
Cũng cần nói thêm rằng, gần đây xuất hiện cụm từ: văn học trẻ để chỉ thế hệ người viết thuộc thế hệ 8x. Đây là một tập hợp những cây bút có sức trẻ, có ý thức tự tạo cho mình những khoảng riêng trong cách viết, vì vậy, hướng đến mọi đối tượng người đọc không phải là mục đích của họ. Bắt gặp việc sử dụng ngôn ngữ khá hiện đại, thậm chí là rất “cute” rất “teen” để trình bày những vấn đề họ quan tâm. Có nhiều ý kiến trái triều về sáng tác của thế hệ 8x, tuy nhiên, góc độ nào đấy chứng tỏ nền văn học của chúng ta vẫn đang vận động với những thể nghiệm mới, những nhân tố mới đang hình thành và phát triển. Cũng như vậy, trong dòng chảy của văn học đương đại cần phải quen với một khái niệm mới: văn học mạng. Hiện nay có hai hướng gần như ngược nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng tác trên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng. Công bằng mà nói, không ai có thể phủ nhận tính nhanh, nhậy của văn học mạng nhưng xét về chất lượng thì còn rất nhiều điều phải lên tiếng, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao thì rất khó.
Nói như vật để thấy, nền văn học đương đại của chúng ta luôn vận động và biến đổi không ngừng. Nhà văn hơn ai hết phải tự đổi mới mình thì mới bắt nhịp được với hơi thở vội vàng, gấp gáp của cuộc sống.
1.1.2. Đội ngũ các cây bút truyên
ngắn nữ thời kỳ đổi mớ i:
Cũng cần nói xa hơn một chút nếu như trên văn đàn Viêṭ Nam những năm đầu thế ky
XX chỉ có môt
số ít gương măṭ nữ xuất hiên
, hay nói một cách khác thì giới văn sĩ nữ vân
vắng bóng trên văn đàn . Giai đoan 1930- 1945, lĩnh vực thơ có đô i ba người (Anh Thơ ,
Môṇ g Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương) còn riêng lĩnh vực truyện ngắn gần như không có tên
tuổi nổi bật . Giai đoan
1945-1975, xuất hiên
một số tác giả nữ như : Lê Minh , Vũ Thị
Thường, Bích Thuận, Thanh Hương, Nguyên
Thị Ngọc Tú, Nguyên
Thi ̣Như Trang, Dương
Thị Xuân Quý , Lê Minh Khuê… Sau năm 1975 đặc biệt là thời kỳ đổi mới, trong lĩnh vực
truyên
ngắn có hiện tượng“âm thiṇ h dương suy ” (75% người viết truyên
ngắn l à nữ , theo
thống kê của tác giả Bùi Việt Thắng ) với những tên tuổi như: Phạm T hị Hoài , Y Ban, Võ
Thị Hảo , Võ Thị Xuân Hà , Nguyên
Thi ̣Ấ m , Dạ Ngân , Trần Thùy Mai , Nguyên
Thi ̣T hu
Huê,
Phan Thi V
àng Anh , Đỗ Bích Thúy , Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyên
Thi ̣Diêp
Mai , Đỗ
Hoàng Diệu , Nguyên
Ngoc
Tư , Đỗ Bích Thúy…[56,200]. Có ý kiến cho rằng: “Văn học
đương đại Việt Nam mang gương mặt nữ” quả không phải không có căn cứ. Nhà thơ Đức J. Bêsơ đã nói “nền văn học mới bao giờ cũng ra đời những con người mới”, mỗi giai đoạn văn học đều có những nhân vật văn học đặc trưng. Xét riêng các tác giả nữ thời kỳ đổi mới, họ đặc biệt quan tâm những vấn đề thuộc về giới mình. Không theo hướng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng như trước đây, trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, việc xem phụ nữ như một khách thể thẩm mỹ độc lập, như một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải như đã trở thành một “trào lưu”. Trong bài “Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam (Tạp chí Văn hoá Dân gian số 1/2006) tác giả Trần Ngọc Dung nhấn mạnh nét mới trong sáng tác về người phụ nữ đó là “ sự bí ẩn trong thế giới nội tâm của người phụ nữ là một đề tài luôn hấp dẫn…”.
Với những trải nghiệm trong nghề viết, trong cuộc đời, những cây bút nữ thường đưa ra những kinh nghiệm, triết lý về cuộc đời, về gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tình yêu và cả những khổ đau, bất hạnh. Bên cạnh những tác giả truyện ngắn gây “sốc” với những đề tài nóng bỏng, cách viết mới và lạ, tạo những ý kiến khen chê trái ngược, còn có một bộ phận tác giả nữ ít tạo ra những sóng gió trong dư luận. Trong vườn hoa văn học nở rộ với rất nhiều loài hoa mang hương sắc ấy, nổi bật lên những cây bút để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Trần Thùy Mai với những tập truyện ngắn đặc sắc của mình cũng là một gương mặt tiêu biểu trong số đó.
1.2. Trần Thuỳ Mai con người và văn chương:
1.2.1. Tiểu sử Trần Thùy Mai:
Để thành danh, tạo dựng sự nghiệp thì những đô thị lớn thường là miền đất hứa cho nhiều cây bút. Trong lần trả lời phỏng vấn trên một tờ báo với câu hỏi: “Chị viết văn khá lâu, cũng chăm chút độc giả đến từng chi tiết nhưng sống ở Huế, chị thấy mình thiệt thòi những gì so với đồng nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?”. Nhà văn Trần Thuỳ Mai bằng cơ duyên của một người cầm bút gần 40 năm đã trả lời rằng: “Có cái mất và cái
13
được, điều này thì ngay cả những người ở hai thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng thế. Dù được hay mất thì mình luôn mong muốn được sống và viết ở đây, vì cả cuộc đời và trang viết của mình đã gắn chặt với vùng đất này nên khó mà đi xa được”.
“Vùng đất này” mà chị nói tới ấy là Huế. Trần Thùy Mai vẫn luôn coi mình là một người gốc Huế, không chỉ bởi cha mẹ chị là người Huế, mà Huế còn là mảnh đất chị lớn lên, lập gia đình ở đó và gắn bó suốt cả cuộc đời.
Trong những năm 50 vì lý do công tác nên cha mẹ chị chuyển vào Hôị An . Năm 1954, cô bé Trần Thùy Mai cất tiếng khóc chào đời và không lâu sau, năm chị tròn một tuổi lại theo gia đình quay trở laị Huế.
Chị tâm sự: “tôi sinh ra ở Hội An…Dù đã rời xa Hội An khi còn quá nhỏ nhưng tôi
luôn gởi về đấy nhiều mộng tưởng huyễn hoặc lung linh, đẹp như cổ tích. Còn Huế là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tác phẩm của tôi, bởi đó là nơi tôi sống hầu hết cuộc đời mình.
,“Tôi được đến nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam để ghi chép dân ca, ca dao. Tôi rất cảm cái chất u uẩn, thầm kín của hò mái nhì Huế, yêu cái chất mãnh liệt, nồng nàn hò khoan Quảng Nam. Một bên thì mơ màng sương khói: “Lên non ngậm ngải tìm hương / Em đây ở với người thương tới cùng. Còn một bên thì dữ dội: “Tay em cầm con dao sắc/ Trao qua cái rổ, cắt cái cổ con kê/ Hai ta lên miếu mà thề/ Cạn sông lở núi đừng hề bỏ nhau ”, dường như dù ít dù nhiều, những câu ca dao, dân ca thấm đẫm hơi thở cuộc sống đã nuôi dưỡng con người văn trong Trần Thùy Mai để rồi sau này có một người văn Trần Thùy Mai dịu dàng, tinh tế nhưng cũng có một người văn Trần Thùy Mai mãnh liệt và quyết đoán.
Với Trần Thuỳ Mai thì: “Một thành phố nói hoài không hết, viết hoài không hết chuyện, đó là Huế. Người ta thường bảo Huế là xứ đi để mà nhớ, không phải xứ ở để mà thương... Đúng vậy, trong những chặng thăng trầm của Huế, nhiều bạn bè của tôi đã ra đi, phần tôi cũng đã có lúc nghĩ đến một chuyến đi xa nhưng rồi vẫn ở lại. Đấy là duyên phận của tôi với mảnh đất này”. Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi chị đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng (1975). Tình yêu của chị dành cho văn chương tiếp tục được nuôi dưỡng khi chị quyết định thi vào
trường Đaị hoc
sư pham
Huế năm 1972. Trong 4 năm là sinh viên, Trần Thùy Mai tiếp tục
sáng tác. Năm 1975, Trần Thùy Mai có truyện ngắn đầu tiên đăng báo Văn nghệ.