Cảm Hứng Lịch Sử Trong Truyện Ngắn Trần Thùy Mai.


bông hoa mọc lên trên thập giá của đời người. Mỗi đời người đều có một cây thập tự phải mang, cái cứu cánh chuộc sự nhọc nhằn hữu hạn của kiếp người chính là tình yêu”. Trong rất nhiều truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, người phụ nữ mang cây thập tự ấy trọn đời. Có người tự nguyện giam mình trong căn phòng quá khứ rồi vứt đi chiếc chìa khoá mở cửa. Chẳng ai còn tìm được lối vào căn phòng ấy nữa. Người đàn bà trong Thập tự hoa đã đóng đinh mình vào quá khứ và đoạ đầy mình trong thập giá tình yêu, bó hoa khô - minh chứng cho tình yêu đầu tiên và cũng là duy nhất ở tuổi hai sáu của chị đáng bị vứt bỏ nhưng với chị lại là vật thiêng liêng chị sẽ mang nó xuống mồ. Đời người hữu hạn trong khi hạnh phúc cứ trôi đi về nơi nào xa lắm. Chị chỉ còn có thể ngược dòng quá khứ chứ không tiếp tục đưa con thuyền tình của mình về bến bờ tương lai. Còn ở tương lai, liệu có gì sáng sủa hơn chăng? điều gì sẽ chờ đợi những khát khao yêu đương tột cùng? Một người đàn bà đa sầu, đa cảm trong truyện ngắn Quỷ trong Trăng, luôn mang trong lòng “cái gì đó nặng kinh khủng, nhiều khi muốn vùng lên rứt ra mà không được. Sao lúc nào em cũng như đang đợi. Thế nhưng em cũng không biết mình đợi điều gì”, “Giá như có điều gì để chờ”. Không phải Nguyệt không ý thức được những gì mình đang có, cũng không hàm hồ để đẩy những thứ ấy đi xa mình. Chỉ có điều, hiện tại chật chội, nhàm chán và mệt mỏi, trong khi sự khát khao về một thực tại khác lại quá đỗi lớn lao. Nguyệt đã ra đi vì không chịu nổi cảm giác ấy, sức nặng của một vùng đời hoang vắng luôn chờ bão tới ”.

Sự đối chọi giữa cái hữu hạn và vĩnh hằng đã làm nảy sinh nhiều tình huống thể hiện sự bất an của con người. Đi xa hơn câu chuyện về một người đàn bà ngoại tình, Về phủ chiều cuối năm là một cảnh báo ý nghĩa với những ai đang chông chênh hay manh nha chán chường cuộc sống gia đình quen thuộc, xung đột giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, giữa hiện thực và khát vọng xuất hiện. Ngày hôm qua giống ngày hôm nay, bữa cơm quen thuộc, tiếng ngáy quen thuộc, những yêu đương vợ chồng cũng chẳng mới mẻ gì hơn. Và thật dễ dàng xao lòng, gục ngã khi bất ngờ một ngày kia, người phụ nữ trung niên vẫn mặn mòi, đằm thắm bỗng gặp ánh mắt nồng nàn, những lời lẽ ngọt ngào của một người đàn ông khác, không phải chồng mình. Cái kết thấm thía mở ra một góc nhìn khác. Hóa ra chẳng phải Liên nhẹ dạ. Một, hai và hình như là số đông phụ nữ đã không dưới một lần gặp gỡ người đàn ông “ mày râu nhẵn nhụi” có tên gọi Đôn - Joăng. Không sớm thì muộn, sẽ tới một ngày, họ

ngộ ra rằng: những lời lẽ ngọt ngào, có cánh chợt đến rồi cũng chợt đi. Điều giản dị mà đôi

31


khi ta ngỡ là nhàm chán của cuộc sống lứa đôi mới chính là thứ mà ta cần giữ gìn. Hãy biết làm tươi mới tình yêu bình dị mà ta đang sở hữu trong tay.

Không phải sự hữu hạn nào cũng là vô nghĩa, không phải sự vĩnh hằng nào cũng đều đáng ngưỡng vọng. Trần Thuỳ Mai đã rất kín kẽ và sâu sắc khi kết hợp cả ba chiều thời gian quá khứ, hiện tại và tương lại, trong đó nhân vật bộc lộ hết chiều kích tâm trạng. Nhưng rõ ràng trong mọi động thái của nhân vật đều chứng tỏ tình yêu là sức mạnh để nâng con người ta bay lên nhưng rồi hiện thực nhỏ hẹp đã không cho phép họ được sải rộng đôi cánh của mình.

2.1.2.2. Bi kịch giữa cao thượng và thấp hèn.

Cái đẹp, cái cao cả, cái cao thượng có những điểm gần gũi nhau. Nhiều người nói, cái cao cả rất cần cho đời sống. Nó làm cho cuộc sống không bị tầm thường và nhỏ bé đi. Trần Thùy Mai thường đặt nhân vật trong sự đối nghịch này để thấy họ không hề ảo tưởng trước cuộc đời, nhìn thấy rõ những giới hạn, khắt khe của hiện thực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Truyện ngắn Lên Phố để lại đau đáu niềm thương và xa xót cho một điều gì đó chảy trôi, dường như vượt qua vòng kiểm xoát của cả lý trí và con tim. Tình cảm giữa nhân vật Tý và Dũng đẹp tựa câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Không phải là thứ tình cảm được dệt bằng sợi tơ của những mơ mộng hão huyền, càng không phải vì vụ lợi. Hai người đã từng bấu víu vào nhau, bên nhau họ trưởng thành, tự tin và vững vàng hơn, thậm chí, thăng trầm thử thách càng khiến Tý và Dũng sống có trách nhiệm hơn. Họ đã có những phút giây bên nhau đẹp tuyệt tưởng không gì có thể chia cắt. Tình cảm quý giá ấy xây đắp từ viên gạch được tính bằng thời gian nhuốm vị mặn mòi của hai từ: “nhân nghĩa”, thứ mà cả quãng đời tuổi trẻ họ giữ gìn, nâng niu. Đêm giáng sinh là đêm của cảm xúc thăng hoa, là đêm vẹn nguyên của những con người vùi mình trong phố nhưng cái xô bồ của phố chưa đủ mạnh để làm đổi thay bất cứ điều gì. Nhưng rồi chuyện tình đẹp tựa cổ tích ấy đã kết thúc không có hậu bởi vì một trong hai người đã “tham vàng bỏ ngãi”, trên đời vẫn có thứ mạnh hơn tình cảm xuất phát từ trái tim, đủ cuốn trôi hai con người xa về hai phía. Nếu đối xử thậm tệ để rũ bỏ nhau, nếu có thể làm bất cứ điều gì xoa dịu sự tổn thương thì có lẽ dễ chịu hơn chăng? Điều đặc biệt ở đây, nhân vật đã không làm thế. Họ đến với nhau tự nhiên và rời xa nhau cũng tựa như quy luật vậy. Điều khắc khoải nhất, bàng hoàng nhất là con người bị trôi tuột đi trong biển đời rộng lớn, thay đổi lúc nào không biết. Dũng, một người đàn ông mạnh mẽ


Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 5

nhường ấy, người không bao giờ buột miệng nói chơi rằng: Đã là nhân nghĩa thì không buôn bán cho được, đã phải ôm mặt khóc rưng rức khi chịu đầu hàng trước số phận. Dũng đến với một người con gái đủ đầy vật chất hơn Tý. Tý đã để Dũng ra đi không một lời oán hận. Vị tha và cao thượng như Tý không nhiều trong cuộc sống này. Cuộc đời cũng tựa giấc mơ vậy, có thể cầm tay ai đó đi một giấc mơ trọn vẹn, nhưng cũng thật phù du. Giấc mơ Dũng trở lại bên mình của nhân vật Tý mãi mãi bị bỏ dở vì người hoàn thiện giấc mơ ấy không thể hoàn nguyên như cũ. Đánh đổi mình như thế trong cuộc đời này liệu có đáng không?

Na trong Người bán linh hồn sẵn sàng bán thân xác để để cứu rỗi một linh hồn, một tài năng, còn người đàn ông lại bán linh hồn cho quỷ để đổi lấy danh vọng, tiền tài. Chưa bao giờ cặp phạm trù cao thượng - thấp hèn lại va chạm mạnh mẽ đến như vậy. Tất nhiên ban đầu, sự giả dối, xấu xa tầm thường được bao bọc bởi vẻ ngoài hoàn toàn khác, chưa có dịp nào để kéo bức màn đang che đậy ấy. Những con người cao thượng chưa một phút giây nào cân, đong, đo, đếm sự hy sinh của mình. Được sống và yêu hết mình, đó là hạnh phúc, Na “xem người yêu như một thần tượng, khi đã sống chung, nàng là người yêu, người phục vụ, người bảo vệ chàng, ngủ cùng giường với chàng ban đêm, nấu ăn cho chàng ban ngày, làm người mẫu thường xuyên cho chàng vẽ, bởi chàng chẳng có tiền thuê mẫu mà không muốn vẽ ai ngoài nàng”; Na lăn xả vào bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì để kiếm tìm cho Tuấn dù chỉ một cơ hội phát lộ tài năng, kể cả Na biến mình thành một con mồi cho kẻ khác xúc phạm và ra giá. Tuấn không thể hiểu hết những việc mà Na đã làm vì anh. Tuấn đi con đường tắt để đổi đời. “Tuấn đã bán linh hồn mình cho một người đàn bà tuyệt đẹp…bà ta đến bằng xe hơi. Anh chưa bao giờ nhìn thấy ai đẹp và lịch lãm như bà ấy”. Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cực đắt để minh chứng cho sự tha hóa của Tuấn, trước tiếng hét chết điếng của Na “Tuấn không ngừng tay đập những tảng mầu lên khung vải. Đó là bức chân dung của nàng, giờ đây Tuấn đang vội vã trét những đường nét mới lên. Vẫn màu nền đó, nhưng thay vì mái tóc xõa rối là mái tóc búi cao quý phái và bộ ngực đồ sộ mỡ màng của nữ chủ nhân gallery Kình Dương… một bức chân dung chắp nối dị dạng, vô hồn, trông giống như một thứ côn trùng đang biến thái dở dang. Vậy là Na đã bị thay thế bằng một người đàn bà khác, trong mắt Tuấn lúc này, chủ gallery Kình Dương là bà hoàng ban phát một cuộc sống đủ đầy như anh hằng ao ước. Tuấn ngày xưa hết mình vì nghệ thuật đã chết, Na thắp


33


nén hương trước bức chân dung Tuấn như một hành động vĩnh biệt cuối cùng. Tiếc thay cho Tuấn, một người đàn ông nông cạn đã vĩnh viễn đánh mất người duy nhất yêu anh thực sự.

Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, không ít người phụ nữ hy sinh hết mình cho người họ yêu thương. Họ không cần đến bất cứ môt sự tôn vinh nào, cho nên khi nói những nhân vật cao thượng chỉ xuất hiện khi cái thấp hèn cũng hiện hữu. Đó có thể là sự thấp hèn của kẻ nuôi ong tay áo như Thắm, kẻ ích kỷ và trơ trẽn như Phương đã khiến Hạnh rơi vào bi kịch (Trăng nơi đáy giếng). Qua đây có thể thấy, những nhân vật của Trần Thuỳ Mai hầu hết đều bất hạnh, cô đơn. Họ sống và chết cho tình yêu, chấp nhận hi sinh và gánh chịu số phận bi kịch. Cay đắng nhất là họ luôn vấp phải những cá nhân coi trọng những giá trị khác ngoài tình yêu.

2.1.2.3. Bi kịch giữa cõi đời và cõi đạo.

Đây là một bi kịch rất đặc biệt trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Viết về bi kịch này không dễ, bởi lẽ, rất dễ rơi vào giáo điều hay lên gân. Trước nhất, Trần Thuỳ Mai khẳng định, đã là con người, ai cũng có đầy đủ trong mình những cảm giác, cảm xúc đời nhất. Ai cũng có quyền yêu và được yêu. Đó là lẽ tự nhiên không thể né tránh. Vì vậy, với những người tu hành phải vật lộn với bi kịch cõi đời - cõi đạo khó khăn gấp trăm nghìn lần người thường.

Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng không thể tìm thấy hạnh phúc trong cõi đời đã tìm đến cõi đạo để nuôi dưỡng hạnh phúc trong hư vô. Đau đớn thay, người chỉ có thể hiểu cô, thương cô lại là người thuộc về cõi tâm linh. Chồng Hạnh ư? Đó là ông Hoàng Bảy - trấn thủ Thừa Thiên; con Hạnh ư? Hạnh có một đứa con của riêng cô không ai có thể tranh cướp được, cô giấu nó ở cõi vô hình. Cô không sống cuộc đời thực “ngay giữa nhà một bàn thờ đồ sộ mà cô trang hoàng như một cung điện rực rỡ vàng son”, rồi ngày rằm, mồng một “cô chất hương hoa đầy thánh thiện của cô, rồi ra nhà bà đồng Thơi lễ bái” và đi chầu điện Hòn Chén - chầu đức mẫu cho phải đạo dâu con. Hạnh tận tâm lo lắng cho chồng con chốn vô hình như ngày xưa một thời cô đã chăm bẵm ông Phương. Niềm tin ở cõi đời thực trong Hạnh đã chết.

Một người vợ bất hạnh, một người mẹ bất hạnh, Niết - Vãi Thông trong Lửa của khoảnh khắc cả cuộc đời không thể vượt thoát vũng lầy quá khứ. Quá khứ tựa như một thứ

gông vô hình xiềng xích tâm hồn người đàn bà bất hạnh ấy. Một người đàn bà đã dám

34


đương đầu với mọi trừng phạt, với cả cái chết để đánh đổi có một đứa con. Người đàn bà sẵn sàng quỳ sụp dưới chân đức ông chồng không trừng phạt nàng bằng mọi lời rủa sả mà đày đoạ vợ mình bằng lòng bao dung của kẻ ghen tuông khủng khiếp. Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai là thế, chưa bao giờ họ tồn tại trong cuộc đời mà không bấu víu vào một điều gì, họ có thể cam chịu tất cả, nhưng họ phải có điểm tựa của mình. Niết của quá khứ tựa mình vào hy vọng, dấn thân đến với Dõng. Niết hy vọng về một đứa con, đứa con ấy sẽ làm dịu mát nỗi đau của người đàn bà mang tội lỗi phản bội chồng. Đau đớn thay, hy vọng cuối cùng đã sụp đổ. Thằng Cọt - đứa con của Niết sản phẩm của cuộc tình chớp nhoáng với Dõng sống như để ám ảnh người còn sống. Nỗi ám ảnh bởi sự tồn tại trên cõi đời mấy chục năm trời của một đứa con như “một vật kỳ dị, lạc lõng”, “nom nó hệt một con gấu, với những nếp nhăn hằn sâu trên trán, với đôi tay vểnh và cái mũi thỉnh thoảng khịt khịt đánh hơi”, nó làm sống lại một thời Niết sống theo bản năng làm vợ, “công việc trong nhà với những động tác đơn giản và lập đi lập lại biến cuộc sống của Niết thành một vòng tròn những bổn phận và những thói quen. Kể cả lúc thầy Thông (chồng Niết) thỉnh thoảng trở về, cái vòng tròn ấy cũng không hề bị phá tung, bởi Niết luôn sống trong cõi đời với tư thế một người chấp nhận, trước cả nỗi buồn và niềm vui, chia xa và hội ngộ”. Nếu trước kia Niết sống theo bản năng làm vợ thì nay khi đã thành Vãi Thông, Niết sống theo bản năng làm mẹ. Thứ bản năng giết chết cảm xúc trước cuộc đời. Lại nói về điểm tựa, về nơi bấu víu, khi không thể sống mà nhìn về phía trước, Niết chỉ có thể gặm nhấm quá khứ hiện hữu ngay trước mặt qua hình ảnh đứa con. Cho nên thật dễ hiểu khi Niết - Vãi Thông “chôn thằng Cọt, chôn cả nỗi ám ảnh suốt cuộc đời” cũng đồng nghĩa “không có nỗi ám ảnh của quá khứ thì cả cuộc đời của bà cũng chẳng còn gì để sống”. Vãi Thông không bao giờ được an tịnh dù đã tìm đến cửa Phật. Sống đến tận cùng nỗi đau, quen với nỗi đau, khi nỗi đau ấy biến mất, con người cũng không còn lý do để tồn tại. Viết được như thế, âu không nhiều người làm được.

Cõi đời và cõi đạo, khiến con người ở vào tình thế ấy buộc phải chọn một trong hai. Nhân vật của Trần Thùy Mai vật lộn trong bao đau đớn để chọn đường. Và khi hai người đi về hai ngả, ắt một người sẽ đau. Cõi đạo tận diệt tham sân si, người chọn nó có thể được yên lòng, nhưng người ở lại, một mình trên cõi đời cũng sống mà hồn lìa khỏi xác từ lâu. Nhân vật Lan trong Thương nhớ hoàng lan là một ví dụ, nàng sống mà như chết, sống để Đăng


Minh an lòng mà tu hành, còn từ khi quyết định lấy chồng Việt Kiều, cũng có nghĩa là Lan đã chết phần hồn. Những nhân vật tìm đến niềm an ủi của tâm linh mong cầu sự an lành, hi vọng vào một viễn cảnh siêu thoát nơi cửa phật, nhưng cõi đời trì níu, bi kịch cõi đời, cõi đạo xảy ra tạo nên sự nhức nhối khôn nguôi và nỗi ám ảnh day dứt.

Nói như tác giả Bùi Việt Thắng: “Trần Thùy Mai, theo chúng tôi, là cây bút nữ tính nhất hôm nay trong làng truyện ngắn. Truyện của chị lúc nào cũng nhiều nước mắt; Nhưng đó không phải là những giọt nước mắt làm ta ủy mị, bế tắc, trái lại làm cho ta trong sáng hơn và thấm thía hơn về lẽ đời, tình người”. Đi hết những bi kịch trong truyện ngắn Trần Thùy Mai mới thấu “khổ đau cũng đầy thi vị, chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp”, chỉ trong chữ tình, con người mới tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại trên đời.

2.2. Cảm hứng lịch sử trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.

Những tiền đề mới trong thời kỳ mới đã tạo ra sự biến đổi rõ rệt trong nền văn xuôi nước ta. Bước đầu xuất hiện đường hướng đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện, trong sự nỗ lực tìm tòi của lực lượng sáng tác đông đảo khi viết về đề tài lịch sử. Nhận thấy, lịch sử trong sáng tác văn học không chỉ là cái xác cứng đờ trong chính sử hay sách giáo khoa lịch sử. Là một trong không nhiều nhà văn nữ theo đuổi đề tài này, nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng nhà văn huy động tối đa trí tưởng tượng, sự hư cấu để “hưởng thụ lịch sử”. Những nhân vật, sự kiện và tư liệu lịch sử sẽ phục tùng ý đồ tư tưởng của người sáng tạo. Cái khó của đề tài lịch sử trong văn học như Karl Marx đã nói, không phải để “triệu về những bóng ma của quá khứ” mà phải chỉ ra ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay. Không chỉ nhà văn mà người tiếp nhận sẽ được quyền làm công việc “phán xét cả lịch sử, chưng cất lại lịch sử, cãi ngầm với sử học về nhân sinh, thế sự để giúp nhận thức thêm, nhận thức lại lịch sử”.

Trần Thùy Mai đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho đề tài lịch sử theo góc độ nhìn nhận của chị.

2.2.1. Cái nhìn dân chủ hóa về lịch sử.

Trần Thùy Mai không khai thác hiện thực lịch sử với tất cả sự bề bộn của nó, mà là người biết tinh lọc, từ những chi tiết ấy, chị hư cấu theo tinh thần của hiện thực, phát triển theo tư duy của con người hiện đại. Rõ ràng, để theo đuổi đề tài lịch sử, đề tài vẫn được coi là kén người


36


viết này, đòi hỏi nhà văn phải có một phông nền kiến thức hiểu biết lịch sử. Để những câu chuyện lịch sử ấy không sơ cứng, phải rất có nghề trong cách tiếp cận, phải chọn cho được lối đi riêng, nếu không chính sức nặng lịch sử sẽ đè chết trang viết. Trần Thùy Mai không làm công việc của một người chép sử, tường thuật hay ghi lại những biến cố lớn lao trong lịch sử. Các trang viết về lịch sử của chị đều rất đời, chất đời ấy khiến cho những câu chuyện kể không khô cứng, không bị áp đặt hay lên gân. Nó tựa như những câu chuyện dã sử để Trần Thùy Mai gửi gắm tâm sự về cuộc đời, về con người. Trần Thùy Mai tâm sự: “Bên cạnh khai thác những nét mới của Huế ngày nay, tôi cũng dành rất nhiều hứng thú cho việc tái dựng hình ảnh Huế xưa, với những truyện ngắn viết về lịch sử Huế. Chuyện Hoàng đế Gia Long với nàng cung phi vốn là hoàng hậu triều Tây Sơn, truyện loạn chày vôi thời vua Tự Đức với số phận bi thương của nàng Thể Cúc, truyện công chúa Ngọc Du với người chồng tự thiêu chết ở thành Quy Nhơn... Là những chuyện có thực trong buổi đầu triều Nguyễn. Tôi muốn dùng trí tưởng tượng và suy lý lịch sử để làm sống dậy những số phận, bởi dường như trong những câu chuyện của quá khứ luôn hàm chứa những bài học muôn đời”.

Trần Thùy Mai quan tâm đến lịch sử các vương triều ở Huế, đặc biệt là triều Nguyễn; phần vì đây là giai đoạn lịch sử phong kiến gần cuộc sống hiện đại nhất. Trần Thùy Mai được sống trong một không gian cổ kính của cố đô xưa, dấu tích một thời còn in hằn trên từng con đường, ngõ phố. Không làm công việc của người chép sử bằng văn chương, Trần Thùy Mai có cách tiếp cận rất riêng, chị dựa vào chính sử, các sử gia thường ghi rất sơ lược về nhân vật, thậm chí có những phần bị giấu nhẹm, nhưng qua những dòng chữ còn lại đó ta có thể thấy những số phận, những tình cảnh rất con người. Chị “muốn phục dựng lại những chỗ bị lướt nhoà đó bằng cách bổ sung những giai thoại trong dân gian”. Nếu như ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, dù Quang Trung, Gia Long, Đề Thám, hay Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Tú Xương… Tất cả đều hiện lên rất đỗi bình thường trong số phận của những cá nhân, đặc biệt quan niệm về con người bi kịch, con người cô đơn gắn với nhân vật lịch sử xuất hiện đậm nét trong bộ ba truyện ngắn giả lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Hồ Quý Li của Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo… Nhân vật lịch sử được dựng dậy, được thổi vào một linh hồn, với tư cách người cụ thể, sống động với

tất cả những yêu ghét, khát vọng và bi kịch…. Các nhà văn đã “đi xa hơn lịch sử để xâm

37


nhập vào lĩnh vực con người”, đi tìm những “tiểu tự sự” bên cạnh những “đại tự sự” quen thuộc[27].

Trần Thùy Mai không tái hiện lịch sử với những biến cố được coi là bước ngoặt lịch sử; không kể nhiều về tên tuổi những người anh hùng được ghi lại trong sử sách, không kể về sự hưng thịnh hay bại vong của một vương triều cụ thể. Trần Thùy Mai lách ngòi bút của mình đến tận cùng, chị quan tâm đến những con người nhỏ bé, mà tên của họ, cuộc đời của họ, nếu có điều kiện lần theo những vết dấu để lại trong chính sử thì cũng còn rơi rớt lại rất ít mà thôi. Những Thể Cúc, Nàng công chúa té giếng, Nơi có những cây tùng xanh biếc, Thần nữ đi chân không, Tống Nương (hay còn tên gọi khác: Án lục về dâm nữ họ Tống) vv…Tất thảy những con người ấy đều tồn tại trong lịch sử nhưng Trần Thùy Mai quan tâm đến họ chủ yếu ở góc độ đời tư.

Khi đọc truyện ngắn đề tài lịch sử, có cảm giác, Trần Thùy Mai đang mở đầu cho một mạch nguồn của những câu chuyện hiện đại sau này. Người xưa thế, người nay cũng thế, là con người nên họ có tất cả những gì Người nhất. Nhà văn viết về lịch sử để bày tỏ một thái độ, quan điểm, cách nhìn đối với quá khứ, đồng thời sử dụng nó như một phương tiện để gửi gắm ý nghĩa về cuộc sống hiện tại. Nhà văn tìm thấy mối liên hệ giữa lịch sử và hiện tại. Đời sống cá nhân, bi kịch thân phận muôn đời của con người trong quá khứ vẫn đang còn tiếp diễn trong thời hiện tại. Nhân vật sống dậy với những cảm xúc tươi nguyên, mang dáng dấp của con người đương đại. Hầu hết các nhân vật chính trong truyện ngắn của chị đều là những người phụ nữ bé nhỏ nhưng rất đặc biệt, có thể họ có những sức bật vượt khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến (Lửa hoàng cung), họ xuất hiện trong những thời điểm cực kỳ quan trọng với đấng nam nhi đang ôm chí lớn (Thần nữ đi chân không), họ hy sinh hết thảy cho người đàn ông dù người đó đã là ông Hoàng thất thế (Nơi có cây tùng xanh biếc).

Đọc truyện ngắn đề tài lịch sử, hiểu hơn về lề thói sinh hoạt trong chốn thâm cung, người phụ nữ sống ở nơi đó có những tâm trạng rất đặc biệt. Quỳnh Thơ (Lửa hoàng cung) là con thứ ba của Hoàng Quý Phi, lớn lên trong cung Trùng Hoa cùng với hai chị là Quỳnh Bôi, Quỳnh Tiên. Hoàng Quý Phi bị vua lãnh đạm từ lâu, ít khi được gặp vua trong nội tẩm. Các nàng công chúa trong cung suốt năm chỉ mơ đến những ngày lễ Tết; ngoài những ngày

vui nhộn nhịp ấy, cuộc sống lại tĩnh mịch, ngày nào cũng như ngày nào: các phu nhân đến

38

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí