Ra trường chi ̣đươc̣ Nhà xuất bản Thuận Hóa.
giữ laị làm giảng viên . Năm 1987, chị chuyển sang công tác tại
Năm 2009, Trần Thùy Mai nghỉ hưu và tiếp tuc
công viêc
viết lách của mình . Chị
miêu tả cuộc sống hiện tại của mình như thế này: “Một mình trong ngôi nhà yên tĩnh, tôi viết về xứ Huế xưa và nay, nắm bắt những dáng nét cổ xưa và hiện đại của một vùng đất, để tặng cho người đọc những phút giây chia sẻ cảm xúc và ngẫm nghĩ chung về cuộc sống. Đó là quà tặng dành cho những người sống quanh tôi, chắt lọc từ những tinh hoa của một vùng đất mà tôi đã chọn ở để mà thương”.
Trần Thuỳ Mai là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
1.2.2. Quan niêm
về hiên
thưc
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 1
- Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai - 2
- Bi Kịch Giữa Hữu Hạn Và Vĩnh Hằng.
- Cảm Hứng Lịch Sử Trong Truyện Ngắn Trần Thùy Mai.
- Màu Sắc Văn Hóa Huế Trong Truyện Ngắn Trần Thùy Mai.
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
, về con người và nghề văn của Trần Thùy Mai:
Trần Thùy Mai là người cởi mở, dễ gần, chị sẵn sàng chia sẻ về công việc sáng tác với những người yêu văn thơ. Một thái độ làm việc nghiêm túc, thống nhất trong lời nói và hành động, có những tôn chỉ sáng tác rõ ràng, hiểu được điều đó sẽ giúp soi tỏ ý nghĩa tư tưởng, những tâm sự ẩn sâu trong các trang viết của chị.
Bất cứ nhà văn nào khi dấn thân vào sáng tác cũng phải biết tạng của mình, lãnh địa mình thông thuộc hay nói một cách khác là xác định được sở trường, không thể viết văn theo kiểu đốt đuốc đi đêm.
“Tôi như một mảnh nam châm hút về mình những đau khổ”, hiên
thưc
phản ánh mà
Trần Thùy Mai quan tâm đầu tiên là “tập trung thể hiện những đau khổ của con người ”. Qua câu nói này của chị chợt liên tưởng đến hình ảnh chú chim nhỏ trong trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụii mận gai, tự nguyện và kiêu hãnh lao mình vào bụi mận gai, cắm chiếc gai dài nhất, nhọn nhất vào ngực mình để ca lên bài ca bất tử về khổ đau trên trần thế, bài ca khiến chúa trên thiên đàng cũng phải mỉm cười. Dù bài ca ấy có phải trả giá bằng máu, thậm chí là cả cái chết. Chị quan niệm tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời. Đau khổ có đầy trong cõi sống này. Viết, cảm nhận nỗi buồn của người bên cạnh, về gian khó của đời mình để tạo ra mối đồng cảm chung là đường hướng theo đuổi của chị.
Dường như là thế, trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai phảng phất cuộc đời đa đoan của chị, câu chuyện của những người bạn hay những câu chuyện tình cờ chị đã tình cờ
15
nghe được từ những người sống quanh mình. “Văn chương cho tôi thêm ban
bè , nhất là
những ban gaí , họ đến và kể cho tôi nghe những tâm tình của họ”.
Trần Thùy Mai đã dùng một hình ảnh cụ thể để diễn tả khả năng biểu đạt chân thực của văn chương: “Jack London viết về thế giới vàng vì bản thân ông ấy từng là người đi tìm vàng.” Cho nên “viết về những điều mình từng trải nghiệm” với “lấy chuyện mình ra để viết” vẫn có chút khác nhau về ý nghĩa. Nhưng cả hai cách nói đó cùng nhấn mạnh một ý: người viết không thể dựng nên nhân vật mà không lên thác xuống ghềnh cùng nó.
Có một nhà văn nói đại ý thế này: “Viết văn phải đứng trên đôi bờ cảm xúc, một là yêu mãnh liệt, hai là căm ghét tột cùng, không thể lỡ cỡ trong tình cảm mà mong viết văn”. Trần Thùy Mai đã chọn cho mình bến đậu đầu tiên, phần vì tạng người của chị chỉ có thể yêu nhiều hơn ghét: “Tôi nghĩ rằng các hành động của con người chung quy đều thuộc một trong hai nhóm: thương yêu nhau hoặc đấu đá lẫn nhau. Tôi chọn viết về nhóm thứ nhất”.
Mười tập truyện ngắn, quá nửa số truyện trong đó là viết về tình yêu. Chị cho rằng “khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc là điều mà ai cũng quan tâm, mà trong đó, tình yêu là
môt
daṇ g thể hiên
gần gũi và dễ cảm nhân
nhất . Viết về cái gì thì bắt đầu cũn g là từ thương
yêu, kết thúc cũng là từ thương yêu”.
Sống để yêu, yêu để viết, đây cũng là mục đích dấn thân vào nghiệp văn của Trần
Thùy Mai “viết văn với tôi là môt cach́ thương yêu với chính mình và những người xung
quanh. Nghề văn đố i với tôi là khung cử a hep
dân
đến thiên đường . Nếu không đủ tình yêu
thì đừng dấn thân . Cứ sống h ết lòng và viết hết lòng , bởi nghê ̣thuâṭ cũng giống như tình
yêu, người ta chỉ có thể nhân
đươc
ngay trong lúc cho đi . Cuôc
hành trình của văn chương
là cuộc hành trình không ngừng nghỉ…khi mở lòng ra , mình sẽ luôn được đón nhận”.
Chính vì tình yêu, trách nhiệm và ý thức về sứ mệnh của người cầm bút mà Trần
Thùy Mai coi “văn chương là môt
công viêc
nghiêm túc vất vả , thâm
chí cưc
nhoc
, nhưng
đây không phải là công việc khiến tôi mệt mỏi , vì đó là niềm yêu thích của tô i. Hạnh phúc của người phụ nữ viết văn giống như niềm vui của cái cây được mọc lên trong đất và khí trời để sống. Niềm hạnh phúc ấy giúp tôi sống và vượt qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời”. Trần Thùy Mai đến với văn chương như một sự bấu víu cho nỗi cô đơn của mình, như thế, văn chương là cứu cánh, là tiên dược điều trị bệnh trong tâm, là định mệnh
không thể khác.
16
Nói về việc làm mới mình trong văn chương, Trần Thùy Mai cho rằng: “Tôi cùng thế hệ với Lý Lan, Minh Ngọc, thế hệ cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Nhìn lại, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Có thể có những sáng tạo, nhưng vẫn không thể không bị ảnh hưởng bởi những lối mòn. Cho đến bây giờ ngay chính tôi, khi viết vẫn dễ bị cóng tay vì nghĩ tới những người độc giả với lối đọc cũ. Không chấp nhận sự thay đổi, hạn chế cái mới, chỉ thừa nhận một lối đi chính là nguy cơ mà mọi người viết hiện nay vẫn phải đương đầu”.
Trần Thuỳ Mai với tôn chỉ trong đời sống và nghệ thuật là ở sự chân than. Ở chị nhận thấy nỗ lực, nghiêm túc trong sáng tạo, bởi “ Nghệ thuật cũng như tình yêu, phải khó khăn, không chấp nhận sự dễ dãi”(Khói trên sông hương).
1.2.3. Các chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai:
Trần Thùy Mai đã tâm sự về những ngày đầu chị sáng tác: “bắt đầu cầm bút sau ngày hòa bình lập lại, tôi viết về Huế sau chiến tranh như một niềm hy vọng vươn lên và tái sinh. Tập truyện ngắn đầu tay “Bài thơ về biển khơi” viết tại trại viết Vũng Tàu năm 1982 là tập truyện mà tôi gửi gắm rất nhiều mơ ước của mình về một cuộc sống tốt đẹp và lương thiện giữa một thời kỳ đời sống rất khó khăn. Từ ấy đến nay tôi đã có thêm tám tập truyện nữa. Tám tập truyện tôi đã âm thầm viết trong những ngày tháng buồn bã nhất cũng như vui sướng nhất trong đời mình. Trong những tập này có tập Quỷ trong trăng được viết trong thời kỳ tôi viết với nhiều đam mê nhất”. Cuối năm 2002, tập truyện ngắn Quỷ trong trăng của chị được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Một năm sau, tập truyện ngắn Thập tự hoa được giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc các Hội liên hiệp Văn học và Nghệ thuật. Cùng năm đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “Trần Thùy Mai lập Hattrick” vì trong cùng một năm Trần Thùy Mai có ba truyện ngắn được ký hợp đồng chuyển thể thành phim truyện nhựa. Thập tự hoa là truyện ngắn nói về tình yêu của một người đàn bà đơn thân, một mình nuôi đứa con gái nhỏ. Gió thiên đường có nhân vật là những người trẻ trong một lớp khiêu vũ, những người trẻ lớn lên sau chiến tranh, với cách nói, cách nghĩ, cách yêu đương không còn giống thế hệ trước, nhưng vẫn mang đậm nét nội tâm của con người xứ Huế. Gió thiên đường đã được dịch giả Kato Sarkaie dịch ra tiếng Nhật đăng ở tạp chí Shincho là tạp chí Văn nghệ
lớn nhất ở Nhật Bản. Với sự dàn dựng của đạo diễn Lâm Lê Dũng truyện đã được chuyển thành phim truyện nhựa chiếu ra mắt trong lễ hội hoa Đà Lạt năm 2006. Đến năm 2008, với đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng được dựng thành một bộ phim mang đậm sắc thái văn hóa Huế. Phim đã được nhiều liên hoan phim trên thế giới chú ý và mời tham dự: Liên hoan phim Dubai, Munich, Zurich, Đài Loan, Bangkok , Lyon và được chiếu tại hơn hai mươi trường Đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.
Vậy là, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai khá có duyên với điện ảnh, nó làm đầy đặn thêm hành trình sáng tác của chị trên con đường đến với công chúng. Khái quát lại có thể
thấy chặng đường sáng tác của Trần Thùy Mai như sau: Tâp
truyên
ngắn đầu tay của Trần
Thùy Mai xuất bản tại Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1983 có tên: Bài thơ về biển khơi. Năm
1984, Trần Thùy Mai in chung cùng nhà văn Lý Lan tâp
truyên
ngắn Cỏ hát. Năm 1994, chị
cho ra mắt tâp
truyên
ngắn : Thị trấn hoa quỳ vàng (Nhà Xuất bản Tác phẩm mới ). Năm
1998: Trò chơi cấm (Nhà xuất bản Trẻ); Quỷ trong trăng (Nhà xuất bản Trẻ, 2001); Thâp Tư
Hoa (Nhà xuất bản Thuận Hóa , 2003; Mưa đờ i sau (Nhà xuất bản văn nghệ 2005); Mưa ơ
Starbourg (Nhà Xuất bản phu ̣nữ, 2007); Môt mình ở Tokyo (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2008)
và tập Onkel yêu dấu ra mắt vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 2010. Đó là chưa kể các tập truyện như: Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa, Huế; Lửa hoàng cung, Nxb Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, Chuyện tình trong cung Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế tập hợp những truyện ngắn được coi là xuất sắc từ các tập truyện của Trần Thùy Mai.
Với sức viết bền bỉ, đề tài hấp dẫn, văn phong lôi cuốn, luôn có sự tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật thể hiện, Trần Thùy Mai đã góp phần không nhỏ vào dòng chảy sôi động của văn học Việt Nam đương đại.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI
Nằm trong nội dung của tác phẩm văn học, đề tài là lĩnh vực cuộc sống được nhà văn nhận thức và thể hiện trong văn bản. Lựa chọn đề tài rộng hay hay hẹp, lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chủ ý và sở trường của người viết. Có khi cùng viết về một đề tài, nhưng cách tiếp cận và thể hiện lại không ai giống ai. Đây chính là điểm mấu chốt nhất để tạo nên phong cách đa dạng trong văn chương. Khảo sát truyện ngắn Trần Thùy Mai chúng tôi nhận thấy việc xác định đối tượng phản ánh rất rõ ràng, ý thức đi sâu tận cùng vấn đề khiến các trang viết của chị vừa có cái chung vừa lại có cái riêng, khá độc đáo. Ở chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu những nội dung phản ánh được coi là nổi trội và là thế mạnh của truyện ngắn Trần Thùy Mai.
2.1.Tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai:
“Đề tài tình yêu trong văn học đã, đang và sẽ đựơc các nhà văn khai thác, thể hiện ở nhiều góc độ. Tình yêu và mục đích cao đẹp của tình yêu muôn đời vẫn là đề tài luôn mới mẻ, không có câu trả lời kết thúc và lặp lại cho từng con người và cho từng mối tình trên cõi nhân gian bé tý này. Và vì vậy, sự tìm kiếm trong nghệ thuật thể hiện các cung bậc tình yêu vẫn còn đặt ra cho nhà văn những thử thách và thể nghiệm mới”[13]. Chỉ xét riêng các nhà văn nữ thời kỳ đổi mới đều thấy họ coi tình yêu là mảng đề tài số một, “ tình yêu đúng là một thế giới mà không ai có thể hiểu đến tận cùng ý nghĩa của nó”. Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, thế giới tình yêu với nhiều trạng huống và cảm xúc đã được trình bày rất tinh tế, sâu sắc và đa dạng. Tuy là đề tài không mới nhưng lại là đề tài nổi bật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai
2.1.1 Những cung bậc tình yêu.
2.1.1.1. Tình yêu gắn với định mệnh.
Trong quan niệm của người phương Đông, định mệnh là cái trời định sẵn, có những yêu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, nghĩa là dù có dùng lý trí can thiệp thì cũng không thể chống đối, trốn chạy hay vượt thoát. Sức nặng của “định mệnh” hiển hiện ngay nơi chốn tưởng như đã thoát khỏi vòng quay của duyên số, ấy là cửa phật. Đây có thể coi là nét phá cách ấn tượng, không ai có lối tiếp cận tình yêu mạnh dạn và trực diện như chị. Trong Thương nhớ Hoàng Lan, chú tiểu Đăng Minh trước khi thoát tục, dù cố cầm lòng, tự nguyện khổ hạnh giam mình vài tháng đào giếng trên núi xa, vẫn không tài nào bỏ ra khỏi tâm trí hình ảnh Lan có “ đôi mắt trong trẻo với cái miệng cười hồn nhiên như trẻ thơ”, là chú tiểu Phước Tuệ trong Hoa phù dung dưới núi không thể đi chọn kiếp tu hành vì đã gặp Dung, “hai bàn tay Dung nhỏ bé, mềm và lạnh, đầy mồ hôi, ấm dần lên trong tay tôi. Giờ phút ấy tôi biết định mệnh của mình. Cả hai chúng tôi đều rất đau, nên sẽ phải dựa vào nhau mãi mãi”. Trên con đường định mệnh dẫn đến cõi tu hành, họ gặp phải định mệnh trong tình yêu, có người đã tránh được nó (như Đăng Minh) có người không thể thoát tục, phải quay trở về theo tiếng gọi của tình yêu (như Phước Tuệ). Lối tiếp cận độc đáo này tạo nên phong cách nổi bật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai.
Các nhân vật trong truyện của chị, không thể sống mà không yêu. Tình yêu là định mệnh không thể thay đổi được.Trong Thị trấn hoa quỳ vàng người đàn ông bảo Ng. “ Anh tin là có định mệnh trong cuộc gặp gỡ tay ba này: anh, em và (quán) Hướng Dương”. Định mệnh của tình yêu ru họ yên lòng trong 10 năm, sống với cảm giác chờ mong đến ngày ấy, tháng ấy được hội ngộ. Trong Thuốc ba màu, Akiko, một thiếu nữ Nhật ngoài 20 tuổi, đi bất cứ đâu cũng nhớ Sài Gòn khôn tả “linh cảm là ở Sài Gòn em đã gặp định mệnh của mình, ấy vậy mà lúc đó em cứ cố tình lẩn tránh”. Vũ, người họa sĩ cô tôn thờ chính là định mệnh. Theo sự sắp đặt, an bài của tạo hóa, con người dù có gắng sức cũng không thể cưỡng lại. Tình yêu, hư - thực, thực - hư, tồn tại trong đời như một giấc mơ, nửa được thực hiện, nửa trôi vào cõi vô định. Tình yêu, nhiều lúc trở thành thói quen, cuốn con người vào vòng tuần hoàn, ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, đến được với nhau, cũng có thể ngày ấy, năm ấy, tháng ấy, xa nhau. Năng lượng mặt trời còn cháy được bao nhiêu năm? câu hỏi được đặt ra trong truyện ngắn Thiên thạch không hỏi chỉ để hỏi, năng lượng mặt trời tựa như năng lượng tình yêu, mặt trời còn tồn tại, sự sống còn duy trì, thế giới còn tình yêu. Với lối kể chuyện lồng
20
trong chuyện, kết cấu cắt lớp của điện ảnh, chuyện tình yêu từ cổ chí kim được tái hiện rất sinh động tựa như câu chuyện nghìn lẻ một đêm mà nàng Sêhênarat kể cho đức vua, chuyện tiếp chuyện nối dài những thiên tình sử về tình yêu của nhân loại. Từ xưa, lâu lắm, thời chưa thể gọi theo tháng, theo năm, ngày tình yêu ra đời với câu chuyện của Anu và Eta, họ cần có nhau đến thế nào, hàng ngàn năm tình yêu bị lễ giáo phong kiến hà khắc phong tỏa qua bi kịch của Tang Nương, tình yêu với bao bề bộn trong thời hiện đại qua câu chuyện của Nori. Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà” (tên một tuyện ngắn của Y Ban) đi tìm một nửa để nửa còn lại thấy mình ý nghĩa, để hai nửa được ghép lại thành một hoàn chỉnh như quy luật của tạo hoá. Tình yêu không là một miếng bánh, thích thì san cho người này, thương thì chia cho kẻ kia một ít. Tình yêu chỉ có thể là hai nửa hợp nhất, Anu và Eta chạy trốn, tách xa khỏi thứ tình yêu thị tộc chung chạ. Hình ảnh bao con người đã vượt sông, bởi bên kia sông là khu vườn tình ái, có thể xây cất trên đó ngôi nhà tình yêu, vì ước vọng chân chính đó mà bao người đã không tiếc thân mình, cố vượt sông. Hành trình tình yêu được tiếp nối từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đời này sang đời khác.
Câu chuyện của nàng công chúa cùng chàng dũng sĩ trên lưng ngựa trắng phóng như bay về phía mặt trời trong Lửa hoàng cung, chàng đã giải thoát cho nàng khỏi thế giới của chốn thâm cung âm khí và cô đơn để đến một thế giới hoàn toàn khác, nơi chỉ có sự ấm áp của tình yêu… những câu chuyện tình cảm động nối tiếp nhau ra đời. Thông qua đó, Trần Thùy Mai muốn khẳng định: không ai sống được mà không yêu. Tình yêu là quy luật muôn đời trong cõi nhân gian.
Định mệnh khiến hai trái tim yêu gặp nhau; cũng vì định mệnh, họ xa nhau. Có thể so sánh tình yêu của Ng. và người đàn ông trong Thị trấn hoa quỳ vàng tồn tại hư hư thực thực như cái thị trấn ấy, có đó, rồi mất đó, thay đổi để rồi không nhận ra. “ Lời sấm tiên đoán rằng cái thị trấn nhỏ đáng thương này được thành lập trên một doi cát phù du đang bị xói lở dần dần và chỉ trong một thời gian ngắn sẽ hoàn toàn sụp đổ”, nàng đắm chìm trong những hồi tưởng dịu ngọt và chợt cảm thấy cũng như cái lữ quán ấy, cuộc đời hai người luôn có hai thực tại, một thực tại mỗi ngày, tầm thường, bất lực, cay đắng và thực tại trong khát vọng, huy hoàng, rực rỡ, không bờ bến. Chẳng ai thắc mắc thực hư sự tồn tại hay biến mất của
một cái quán, chỉ biết rằng Ng. đã đến, người đàn ông ấy cũng đã đến, cả hai vẫn như trước và tất nhiên tình yêu của họ vẫn như thế, nhưng đã có thứ níu bước chân họ lại, có một cái gì đó đã chảy trôi đi không thể níu giữ được nữa, như quán kia đã đến lúc phải thay đổi. Người đàn ông mà Ng. ví như một luồng gió ngang ngược không chịu dừng lại trong bất kỳ thung lũng nào nên Ng. đã quyết tâm cầm giữ anh bằng sự vô hạn của cả vòm trời. Nhưng không thể trìu kéo những gì không thuộc về mình. Đó là bản chất của tình yêu. Đã đến lúc phải ra đi, Ng. mường tượng nàng thanh thản mỉm cười và nép mình trong vòng tay người yêu dấu trong khi cả hai cùng với ghềnh đá trôi theo hành trình xa hút, xa hơn mọi nơi có ánh sáng mặt trời. Bởi chính mặt trời cũng không vĩnh cửu… như thế, tình yêu có bất tử hay không? Như quy luật của tạo hoá, có cái sinh ra, có cái mất đi, có thể ra khỏi sự xoay vần của tạo hoá hay không? câu trả lời là không.
2.1.1.2. Tình yêu trong sáng, thánh thiện.
Trước khi đi vào chi tiết về tình yêu trong sáng, thánh thiện trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, chúng tôi muồn đề cập đến một khái niệm mà nhiều người ít tìm thấy trong văn của chị: đó là “sex”. Theo phân tích của nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Hòa thì: “sự có mặt một cách bất thường của “sex” trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét “sex” từ các quy chiếu văn hoá. Thiết nghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ… người ta mới có thể phô bày “sex” vượt ra khỏi sự chi phối của văn hoá. Một tác phẩm có yếu tố “sex” sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm”[20]. Chúng tôi cho rằng đây là ý kiến rất đáng suy ngẫm, với các nhà văn, việc sử dụng yếu tố sex phải có ý nghĩa, nó phải nằm trong trong mạch truyện chứ không phải là một thứ gia vị, cắt bỏ đi thì món ăn vẫn ngon. Theo chúng tôi, nhà văn Trần Thùy Mai là người đã rất khéo với kiểu gia giảm gia vị này, không bao giờ lỡ tay trong truyện ngắn của mình.
Đã có lần chị nói đầy ý tứ về sex trong tình yêu: “Sex là món quà lớn của tình yêu, nó không thể lớn hơn chính tình yêu” (Chiếc phao cứu sinh). Trần Thùy Mai không chạy theo model, không gây sốc, không có những cảnh nóng trong truyện khiến người đọc phải
đỏ mặt. Không phủ nhận có lúc Trần Thùy Mai miêu tả những phút giây đôi lứa yêu nhau
22