Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 1


đại học quốc gia hà nội

trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


dương thị thanh hương


Phong cách

tiểu thuyết Ma Văn Kháng


luận án tiến sĩ văn học


đại học quốc gia hà nội

trường đại học khoa học xã hội và nhân văn


dương thị thanh hương


Phong cách

tiểu thuyết Ma Văn Kháng


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 62 22 34 01


luận án tiến sĩ văn học


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

PGS.TS Hà Văn Đức


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


Dương Thị Thanh Hương

MỤC LỤC




Trang

MỞ ĐẦU


1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

1.1.

Một số vấn đề về phong cách nghệ thuật

6

1.1.1.

Về khái niệm phong cách

6

1.1.2.

Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật ở nước ngoài

7

1.1.3.

Nghiên cứu phong cách và phong cách nghệ thuật nhà văn ở

Việt Nam

10

1.1.4.

Quan niệm của luận án về nội hàm khái niệm phong cách

14

1.2.

Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng

15

1.2.1.

Nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng

16

1.2.2.

Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng

24

Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT MA

VĂN KHÁ NG

28

2.1.

Quá trình hình thành phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng

28

2.1.1.

Con đường dẫn đến phong cách nghệ thuật nhà văn

28

2.1.2.

Những chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

30

2.2.

Quan niệm nghệ thuật

37

2.2.1.

Quan niệm về văn chương

37

2.2.2.

Quan niệm nghệ thuật về con người

45

Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

58

3.1.

Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

58

3.1.1.

Nhân vật anh hùng

59

3.1.2.

Nhân vật bi kịch

63

3.1.3.

Nhân vật tha hóa

77

3.2.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 1


3.2.1.

Nhân vật qua yếu tố tướng mạo

86

3.2.2.

Nhân vật qua yếu tố tính dục

95

3.2.3.

Nhân vật mang yếu tố tự truyện

100

Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

105

4.1.

Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng

105

4.1.1.

Ngôn ngữ tả, kể và trữ tình ngoại đề

105

4.1.2.

Ngôn ngữ phong phú đa dạng sáng tạo

114

4.1.3.

Ngôn ngữ nhân vật

120

4.2.

Giọng điệu

131

4.2.1.

Giọng hào sảng trữ tình

132

4.2.2.

Giọng hoài nghi

135

4.2.3.

Giọng triết lý

138

4.2.4.

Giọng giễu nhại

141

KẾT LUẬN


147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại , thuộc số những tiểu thuyết gia hàng đầu của văn xuôi đương đại Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ cầm bút , gần 80 năm cuộc đời, cho đến hôm nay, mang trong mình dấu ấn năm tháng nhọc nhằn nhưng nguồn cảm hứng, khát vọng sáng tạo nghệ thuật không hề vơi cạn, trái lại nội lực sáng tác trong ông vẫn luôn sung mãn.

Với Ma Văn Kháng, để đạt được những thành tựu nghệ thuật và xác lập được chỗ đứng của mình trong văn học là cả một quá trình lao động nghệ thuật đầy gian khổ. Trong cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương suy ngẫm về hành trình cuộc đời mình đã qua, về con đường mình đã lựa chọn, về điểm đầu tiên, miền đất vàng - Lào Cai - đã nâng đỡ tâm hồn mình, Ma Văn Kháng bộc bạch: "Tôi nhận ra, điều cuốn hút tôi mãnh liệt chính là số phận các dân tộc nhỏ bé ở đây và câu chuyện của họ phải được biểu hiện bằng một thể tài lớn: tiểu thuyết" [93, tr. 83]. Lựa chọn tiểu thuyết làm nền tảng và bệ phóng tâm hồn mình, cho thấy nhận thức, chí hướng và duyên nghiệp của Ma Văn Kháng với thể loại này. Tiểu thuyết đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xòe đã ra mắt và được bạn được đón nhận, trân trọng, yêu mến và chính tình cảm của bạn đọc là sợi dây nối kết bền chặt giúp Ma Văn Kháng thủy chung với một thể tài đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, tâm huyết, trí và lực. Từ ngày đầu tiên ấy đến nay, hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật đã trôi qua, gắn bó với bao thăng trầm biến động của đất nước, cùng với hàng trăm truyện ngắn, tiểu luận nghiên cứu phê bình, bài báo... Ma Văn Kháng đã dâng tặng cuộc đời 16 tiểu thuyết. Qua những sáng tác đó, người đọc có thể nhận thấy, Ma Văn Kháng có một nhân cách nghệ sĩ luôn hướng về cái đẹp, dấn thân và hữu trách với đời sống hôm nay của đất nước, của dân tộc.

Giá trị sáng tạo nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng được tôn vinh bằng rất nhiều giải thưởng, theo mốc thời gian, tiểu thuyết Mưa mùa hạ

Giải thưởng Văn học Công nhân; Mùa lá rụng trong vườn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985, cũng là một trong số bộ ba tác phẩm được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, đã được dựng thành phim truyền hình dài tập Mùa lá rụng; Gặp gỡ ở La Pan Tẩn giải thưởng Hội văn nghệ các dân tộc thiểu số năm 2001; Một mình một ngựa giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009. Gần đây nhất, ngày 19 tháng 5 năm 2012, nhà văn đã vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho chùm các tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn Truyện ngắn chọn lọc. Đây là sự tôn vinh tài năng, nhân cách, xứng đáng đối với người nghệ sĩ cả đời cống hiến cho sự phát triển của văn học dân tộc.

Vấn đề lí thuyết phong cách ngh ệ thuật và phong cách nghệ thuật nhà văn cho đến nay vẫn là đối tượng học thuật gây nhiều tranh cãi, chưa có sự thống nhất. Ở Việt Nam, tiếp nhận và nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết này

từ nước ngoài còn mang tính chất phiến diện, chủ yếu là những công trình từ Liên Xô cũ. Luận án của chúng tôi mong muốn giới thiệu những công trình nghiên cứu về lý thuyết này trong mối tương quan so sánh nhằm đa dạng hóa các cách tiếp cận và sâu xa hơn muốn góp một phần nhỏ bé vào hệ hình

nghiên cứu văn học theo hướng hiện đại. Trong luân

án này, sau khi phân tích

các quan niệm về phong cách nghệ thuật trên thế giới và ở Việt Nam, dưa trên

những nét tương đồng cơ bản trong quan niêm của ho ̣cùng với các khái niêm

đã đươc

thống nhất , chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan điểm về phong cách

nghê ̣thuâṭ để làm bô ̣công cu ̣khi tiến hành nghiên cứ u ph ong cách nghê ̣thuâṭ tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Theo chúng tôi, các nhà văn đều có ý thức khẳng định tiếng nói cá nhân của mình qua những thể loại mà họ lựa chọn. Đó là nỗ lực không ngừng nghỉ của anh ta trên đường sáng tạo nghệ thuật. Chính những nỗ lực đó đã làm nên diện mạo phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong số những gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp lớn, được các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm, bạn đọc ủng hộ nhiệt thành từ tiểu

thuyết đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất. Trên cơ sở tiếp cận Ma Văn Kháng từ vấn đề phong cách ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi xác định mục đích của đề tài chính là mang lại những khám phá mới, hoặc có cách lý giải phù hợp về những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Đây là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phong cá ch tiểu thuyết Ma Văn Kháng . Nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng,

chúng tôi có tham vọng làm sáng rõ và khẳng định vị trí của tác giả này trong tiến trình phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là những đóng góp cá nhân của nhà văn ở một thể tài chủ yếu của một nền văn học: tiểu thuyết.

2. Đối tượng, phạm vi, nhiêm

vu ̣nghiên cứ u

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận án là đề tài vận dụng lý thuyết về phong cách học vào khảo sát và nghiên cứu một tác giả văn học thông qua các tác phẩm ở một thể loại cho nên đối tượng nghiên cứu trước hết là quan niệm về phong cách nghệ thuật và phong cách nghê ̣thuâṭ nhà văn. Sau đó là sáng tác tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Hai đối tượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau vì chỉ có thể làm rõ phong cách nghệ thuật nhà văn khi có những tri thức về vấn đề nội hàm phong cách.

Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi xác định phạm vi về lí thuyết phong cách chỉ giới hạn ở một vài tác giả, công trình tiêu biểu và dành vị trí ở chương tổng quan cho nội dung này. Về tác giả Ma Văn Kháng, với số lượng 16 tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, tiểu luận đã được công bố trong những thời gian khác nhau, để làm rõ đặc điểm, dấu ấn phong cách ở nhiều thể loại là một việc làm khó khăn, do vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng, truyện ngắn và tiểu luận phê bình của nhà văn sẽ được nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác. Các tiểu thuyết trong giới hạn của đề tài gồm: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Mưa mùa hạ (1984), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Ngược dòng nước lũ (1999), Trăng non (2001), Gặp gỡ ở La Pan

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí