Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐÀO THU TRANG


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


HÀ NỘI 2012

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐÀO THU TRANG


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức


2

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

PHẦN MỞ ĐẦU… 4

1. Lí do chọn đề tài… 4

2. Lịch sử vấn đề 5

2.1. Các bài viết về truyện ngắn Y Ban trên các báo và tạp chí 5

2.2. Các bài viết, trao đổi về truyện ngắn của Y Ban trên các diễn đàn và báo mạng… 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu… 10

4. Đóng góp của luận văn 12

5. Phương pháp nghiên cứu 12

6. Cấu trúc luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG… 13

Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kì đổi mới 13

1.1.Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới: 13

1.2.Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới… 20

Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban 25

2.1. Nhân vật tự nhận thức 25

2.2. Nhân vật cô đơn 31

2.3.Nhân vật bi kịch 38

2.4.Nhân vật kì ảo 45

Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban 50

3.1. Điểm nhìn trần thuật 50

3.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong 57

3.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài 59

3.2. Người kể chuyện 62

3.2.1. Nhân vật kể chuyện… 64

3.2.2. Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện… 65

3.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu 66

3.3.1. Tình huống truyện 66

3.3.1.1. Tình huống tâm trạng… 67

3.3.1.2. Tình huống tự nhận thức 68

3.3.1.3. Tình huống mang tính kịch 70

3.3.2. Kết cấu tâm lí 71

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 75

3.3.1. Ngôn ngữ 75

3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian 76

3.3.1.2. Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ 78

3.3.2. Giọng điệu 79

3.3.2.1. Giọng trữ tình, đằm thắm 80

3.3.2.2. Giọng chiêm nghiệm triết lí 83

3.3.2.3. Giọng hài hước, châm biếm 85

PHẦN KẾT LUẬN… 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Văn học Việt Nam sau năm 1975 được gọi là “văn học của thời kì đổi mới”. Để tạo nên những “đổi mới” của văn học thời kì này không thể không nhắc đến những đóng góp của đông đảo các nhà văn nữ. Họ là những cây bút trẻ rất giàu nội lực sáng tạo. Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của cuộc sống. Đội ngũ nhà văn nữ khá đa dạng, mỗi người có một giọng điệu riêng. Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan… Y Ban là nhà văn đã tạo nên những dấu ấn riêng trong dòng chảy văn học đương đại nói chung và truyện ngắn nói riêng.

1.2. Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 01 tháng 07 năm 1961tại Ninh Bình. Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Nam Định. Nhưng theo Y Ban nghề văn đã chọn chị, cô giáo Ban bỏ nghề y đi viết văn và trở thành Y Ban (tức Ban trường y). Hiện nay chị là phó ban biên tập Báo Giáo dục và Thời đại. Y Ban được bạn đọc biết đến bởi nhiều tác phẩm của chị đã đạt giải cao. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ Truyện một người đàn bà. Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993 với tập truyện ngắn Người đàn bà có ma lực. Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn


Việt Nam với tập truyện ngắn Miếu hoang (2000). Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên và nhi đồng do Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức với truyện ngắn Ngôi nhà thân thiện. Các tác phẩm này đã gây được tiếng vang và giúpY Ban tự tin hơn trên hành trình sáng tác của mình.

1.3. Sau những thành công ấy Y Ban vẫn miệt mài sáng tác. “Gia tài” của chị có tám tập truyện ngắn, một tập truyện vừa, hai tiểu thuyết và một tập truyện mini. Nhiều tác phẩm của Y Ban khi mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của cả độc giả và giới phê bình văn học thậm chí tạo nên một làn sóng dư luận văn học trong nước và nước ngoài. Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài viết trên các báo, tạp chí và những cuộc trao đổi trên các diễn đàn và báo mạng về các sáng tác của Y Ban.

1.4. Tuy nhiên, sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình mới chỉ dừng lại ở những bài viết trên các báo và tạp chí. Cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về sáng tác của chị nhưng lại kết hợp nghiên cứu với các nhà văn nữ khác hoặc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi của chị. Với số lượng tác phẩm đáng kể và các giải thưởng cao với thể loại truyện ngắn, đã đến lúc phải có những khảo cứu riêng về toàn bộ truyện ngắn của Y Ban một cách hệ thống và đầy đủ.

Đó là những lí do khiến tôi chọn đề tài : “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban”.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1. Các bài viết về truyện ngắn Y Ban trên các báo và tạp chí

Y Ban được bạn đọc và giới phê bình chú ý khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989- 1990). Trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương nhà nghiên cứu phê


bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”, ông cho rằng: “Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện tâm tình – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết của tình đời, tình người” [14]. Trong bài Khi người ta trẻ trên báo Văn nghệ số 43 năm 1993 Bùi Việt Thắng viết: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật nên truyện của chị đậm chất chiêm nghiệm, triết lí”.Trên báo Văn nghệ số 25 năm 2003 có đăng bài Y Ban và những thân phận đàn bà của Xuân Cang. Tác giả đã phân tích và lí giải về cách xây dựng nhân vật nữ của Y Ban. Ông đưa ra nhận xét: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”.

Trong bài Đọc truyện ngắn Y Ban tác giả Lê Thị Hương Thủy đã có những nhận xét cơ bản về đặc điểm của những tác phẩm thuộc “thể loại nhỏ” của Y Ban như: “sự trở đi trở lại của những nhân vật nữ”, “xu hướng khai thác những xung đột bên trong”, “những không gian sáng” trong tác phẩm… Chị đưa ra một nhận định chung: “Đọc truyện ngắn Y Ban người đọc như bị ám ảnh không dứt về những thân phận, những cuộc đời qua từng câu chuyện kể. Những câu chuyện có lúc tưởng như không đầu không cuối nhưng lại có sức neo giữ trong tâm trí người đọc. Tựa vào cảm giác, tâm trạng… ngòi bút Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con người để rồi lại đem đến cho người đọc những cảm nhận, những nỗi niềm trước từng cảnh ngộ”. [18]

Tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do Đại học Hồng Đức tổ chức, giảng viên Vũ Thị Oanh đã đưa ra nhận định: “Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn mà thường chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để


lại những ám ảnh có lúc xa xót như những nhát cứa, có lúc bồi hồi dịu ngọt. Đã gặp một lần – những người có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên”.

Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 năm 2010 nhà nghiên cứu Phong Lê viết: “Từ sau 1995 sẽ là sự xuất hiện và khẳng định vị trí của một thế hệ mới, nhìn chung là từ lứa tuổi 5X đến 7X trở đi như Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đức Tiến, Trần Thị Trường, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh... cho đến Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Triều Hải, Văn Cầm Hải, Vũ Đình Giang, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế Hoàng Linh... Có lẽ sự đông đúc của đội ngũ thì chưa có giai đoạn nào trước đây sánh bằng bây giờ. Và do quá đông đúc trong một thời kỳ đất nước mở rộng giao lưu và hội nhập, trong kỷ nguyên của Cách mạng thông tin và Toàn cầu hóa nên những tìm kiếm cho cái riêng của họ là rất đa dạng.” [7]

Có thể thấy những bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí chưa thực sự phong phú về số lượng và khảo sát chưa sâu. Các tác giả chỉ dừng lại tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hoặc hệ thống hóa tác phẩm. Nhưng trên các báo mạng và các diễn đàn văn nghệ ta sẽ thấy một không khí sôi nổi, thẳng thắn, tự do khi trao đổi về những tập truyện ngắn của Y Ban.

2.2. Các bài viết, trao đổi về truyện ngắn của Y Ban trên các diễn đàn và báo mạng

Trong bài phỏng vấn do Hoàng Thu Phố thực hiện khi cuốn Hành trình của tờ tiền giả ra mắt Y Ban bày tỏ việc chị “đánh giá cao độc giả hơn các nhà phê bình văn học” là “điều hiển nhiên”.Vì chị cho rằng: “Bạn đọc là người thông minh nhất” và chị “hoàn toàn tôn trọng ý kiến của độc giả”. Các bài viết về tác phẩm của Y Ban trên mạng internet rất phong phú thể hiện

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí