Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 2


quan điểm và cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp. Dưới đây tôi đưa ra một số bài viết của các nhà báo và độc giả là thành viên của những diễn đàn có uy tín.

Bài viết Y Ban – hành trình đến tận cùng thế tục trên Viettimes tác giả Hoàng Tố Mai nhận xét: “…tác phẩm của Y Ban tràn ngập những tình tiết cực kỳ ấn tượng thể hiện một vốn sống vô cùng phong phú và đặc biệt. Quan trọng hơn cả là thế giới quan độc đáo của tác giả, nó thật khác thường, tuyệt đối độc lập, có khuynh hướng triệt hạ tất cả những gì tỏ ra cải lương, rởm, nửa mùa. Gu thẩm mỹ của Y Ban cũng khác lạ. Có lẽ với tác giả này cái Đẹp không chỉ là cái mĩ miều, đôi khi nó là sự khơi gợi, ám ảnh khiến con người ta hưng phấn, lặng đi, sững sờ thậm chí là sốc nữa”. Bài viết đã hệ thống lại những sự kiện đặc biệt của truyện ngắnCẩm cù và đưa ra những chiêm nghiệm cùng tác giả Y Ban.

Có thể nói tập truyện I am đàn bà đã tạo nên một làn sóng tranh luận trên các diễn đàn. Trong đó có những lời khen và cả những phản hồi trái chiều. Bài viết Đọc sách I am đàn bà của Phạm Hồ Thu có đoạn: “Mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đớn đàn bà… Đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là người của phái đẹp”. [23] Trên diễn đàn văn học trẻ đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa sex của Y Ban. Ngọc Diệp cho rằng: “Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất nữ tính và đằng sau tất cả có lòng yêu thương con người, ao ước vươn tới những cảm xúc xứng đáng với con người”. [21] Độc giả Mỹ Linh lại viết: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục như Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi người, chỉ có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc lâu nay không quen nói ra”. [21] Riêng về truyện ngắn I am đàn bà, nhà văn


Dạ Ngân cho rằng: “Thị là một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trong thời đại. Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên chính mình, đã thoát khỏi chuyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hướng vào thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn”. Bên cạnh những lời khen, tác phẩm của Y Ban cũng nhận được những ý kiến trái chiều. Trên diễn đàn văn học trẻ anh Hoàng Thành Nam đã thể hiện sự phẫn nộ khi nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành cuốn I am đàn bà: “Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này…” [22]. Độc giả Nguyên Nguyên lại có nhận xét với giọng châm biếm: “Nếu gom hết những nhà thơ nhà văn Hoàng Diệu, Y Ban… đến một thế giới mà chỉ có họ với nhau, tôi nghĩ rằng họ sẽ nude trong thế giới của họ cả ngày lẫn đêm bởi còn gì ngoài sự trần trụi được phô ra một cách tỉ mỉ hết.” [20] Tuy nhiên ta thấy xu hướng nhìn nhận tác phẩn của Y Ban một cách khách quan, tìm thấy nhiều giá trị tốt đẹp vẫn chiếm ưu thế hơn. Những ý kiến trái chiều cũng có lí lẽ của họ nhưng nên chăng họ cần đặt nó trong hệ thống những sự kiện khác để thấy được toàn bộ giá trị của tác phẩm để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện theo khía cạnh dung tục tầm thường.

Bên cạnh những bài viết nói trên, các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng vấn của các phóng viên trên các báo cũng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Tiêu biểu là các bài:

Xuân Anh – vietimes.vietnamnet.vn: Buồn ơi! Y Ban chào mi; Nhà văn Y ban – văn chương vẫn cần trời cho.

Hòa Bình – tienphong.vn: Y Ban: Bốp chát & nữ tính

Tú Cầu – giadinh.net.vn: Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức.

Lê Hà – dep.com.net: Đối thoại Y Ban – Nguyễn Khắc Phục

Nguyễn Hằng – dantri.com: Nhà văn Y Ban bị sốc khi “I am đàn bà” bị thu hồi


Hoàng Hường – tuanvietnam.vietnamnet.vn: Nhà văn Y Ban: “Chúng ta đang quay cuồng trong bức xúc”

Hà Linh – vnexpress.net: Y Ban: “Cũng có lúc khóc rú lên một mình”

Cao Minh – sggp.org.vn: “Lát cắt” Y Ban

Hoài Phố - vietbao.vn: Y Ban: “Muốn bị đập một cái vào mặt”

Vân Quế - phapluattp.vn: Nhà văn Y Ban: “Chỉ cầu mong hai chữ bình

an”

Vũ Quỳnh – cand.com: Nhà văn Y Ban: “Kinh nghiệm của tôi: Hạ thấp

mình xuống”


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Luận văn khảo sát toàn bộ tám tập truyện ngắn của nhà văn Y Ban đã được xuất bản:

- Người đàn bà có ma lực (NXB Hà Nội – 1993)

- Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (NXB Hội nhà văn – 1995)

- Vùng sáng kí ức (NXB Hội nhà văn – 1996)

- Miếu hoang (NXB Thanh niên – 2000)

- Cẩm Cù (NXB Hà Nội – 2001)

- Cưới chợ và những chuyện ngắn mới (NXB Văn học – 2005)

- I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006)

- Hành trình tờ tiền giả (NXB Hội nhà văn – 2009)


Bảng thống kê số lượng truyện ngắn trong từng tập:


TT

Tập truyện

Số lượng truyện

ngắn

Số lượng truyện trùng lặp với tập

trước

01

Người đàn bà có ma lực

9

0

02

Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm

12

0

03

Vùng sáng kí ức

11

1 (Quê nội – đã in trong tập Người đàn bà sinh ra trong bóng

đêm)

04

Miếu hoang

18

0

05

Cẩm Cù

11

0

06

Cưới chợ và những chuyện ngắn mới

14

0

07

I am đàn bà

10

4 (Gà ấp bóng đã in ở tập Cưới chợ và những chuyện ngắn mới, Cái Tý, Sau chớp là dông bão, Người đàn bà đứng trước gương đã

in trong tập Miếu hoang)

08

Hành trình tờ tiền giả

14

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 2


4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN‌

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Y Ban

Bước đầu ghi nhận những thành tựu và đóng góp quan trọng của nhà văn Y Ban trong dòng văn xuôi đương đại Việt Nam


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1. Phương pháp thống kê:

Với số lượng tác phẩm khá lớn phương pháp này sẽ giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn của Y Ban .

5.2. Phương pháp so sánh:

So sánh truyện ngắn của Y Ban với sáng tác của các nhà văn khác để thấy được điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Y Ban.

5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này giúp chúng tôi vừa đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban vừa hệ thống, tổng hợp kết quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:

Chương 1. Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi thời kì đổi mới.

Chương 2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban. Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kì đổi mới

1.1. Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới:

Từ năm 1986 đến năm nay, xã hội ta có những biến chuyển sâu sắc trên mọi phương diện: sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang được đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc giao lưu, hội nhập đa phương với thế giới cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong xu thế mở cửa. Trong thời gian đầu, những hạn chế cơ bản sẽ không thể tránh khỏi đối với một quốc gia mới giành được độc lập, tự do như Việt Nam. Đổi mới vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với mỗi nhà văn. Trong bối cảnh xã hội được dân chủ hoá, đời sống văn học dần mang một sắc diện mới trong quan niệm và cách đánh giá. Sự đa dạng về nhu cầu và thị hiếu của người đọc được tôn trọng, thị trường văn học được hình thành theo đúng quy luật vừa rộng rãi vừa khắc nghiệt của cung - cầu. Lịch sử xã hội luôn tác động và chi phối đến văn học. Đó là một quy luật. Văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với một tiền đề xã hội - thẩm mỹ như thế, sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975 là tất yếu. Tuy vậy, chính nội lực của mỗi cá nhân, của các thế hệ nhà văn sẽ quyết định thành công của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Từ nửa sau thập kỉ 80 nhờ công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam văn học thực sự có bước chuyển đổi lớn. Từ năm 1986 văn học bước vào công cuộc “cởi trói” cho mình. Sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những chuyển biến lớn lao về tư duy văn học. Văn học thời kì này phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới và những cách nhìn hoàn toàn mới. Đề tài được mở rộng theo hướng tiếp cận với hiện thực đời sống. Quan điểm của nhà văn cũng mang những sắc thái thẩm mĩ mới. Cảm hứng sử thi được thay


thế bởi cảm hứng đời tư – thế sự. Xu hướng ngợi ca được thay bằng xu hướng phê phán hiện thực. Cách nhìn cuộc sống ở góc độ lạc quan, tốt đẹp được thay bằng cách nhìn trực diện những vấn đề của đời sống xã hội. Chính vì vậy văn học thời kì này đa dạng hơn về giọng điệu, phong phú hơn về thể loại và cũng gây nhiều tranh cãi hơn. Bước chuyển mình của văn học được thể hiện ở cả ba thể loại là: thơ, kịch, văn xuôi. Ở văn xuôi, thể loại truyện ngắn ghi lại dấu ấn rõ rệt nhất. Với lợi thế nhỏ gọn và cơ động truyện ngắn bắt nhịp một cách nhạy bén và linh hoạt với những biến chuyển của đời sống. Truyện ngắn đi sâu phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật. Sự vận động của thể loại này từ 1995 – 1999 được Bùi Việt Thắng nhấn mạnh đến sự phong phú về tác phẩm và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ cũng như các khuynh hướng tìm tòi thể hiện trong sáng tác truyện ngắn. (Một bước đi của truyện ngắn) [15] Về thi pháp, truyện ngắn trở nên phong phú về hình thức, phong cách và bút pháp. Có thể thấy phong cách cổ điển trong sáng tác của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải; phong cách trữ tình trong sáng tác của Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Hảo; phong cách hiện thực trong sáng tác của Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ. Hình thức của truyện ngắn cũng đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận… Về ngôn ngữ và phương thức trần thuật cũng có nhiều thủ pháp mới như: tăng cường đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện. Tất cả những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện ngắn.

Mười năm đầu đổi mới văn đàn đã chứng kiến sự được mùa của truyện ngắn. Trong đó có sự đóng góp của các cây bút nữ. Người ta nói nhiều đến một nền văn học “mang gương mặt nữ”. “Đã hình thành một tỉ lệ giữa phái yếu và đấng mày râu là 2/3 – một tỉ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay và văn chương nói chung mang gương mặt nữ.”


(theo Bùi Việt Thắng). Mười năm sau đó chúng ta có thể kiểm nghiệm sự sung sức và bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ những nhà văn nữ. Giai đoạn này có rất nhiều bài đánh giá, bình luận, phỏng vấn về các cây bút nữ: Văn xuôi phái đẹp – Bích Thu; Khi người ta trẻ I,II – Bùi Việt Thắng; Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ – Phương Lựu; Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ - Lê Thị Hương Thủy Thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam- Nguyễn Thị Như Trang, Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm –Hoàng Thị Hồng Hà, Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời – Huỳnh Như Phương… Đó là chưa kể những bài viết riêng về một tác giả. Điều đó chứng tỏ những cây bút nữ đang trong thời kì “khởi sắc”.

Bên cạnh thế hệ nhà văn đã trưởng thành trong chiến tranh như: Lê Minh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Lê Minh Khuê…, thế hệ nhà văn mới phát lộ tài năng. Đây là đội ngũ nhà văn đông đảo, trẻ tuổi, sung sức, tự tin và đầy nhiệt huyết. Có thể kể đến những gương mặt quen thuộc với bạn đọc như: Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy… Với nhiệt huyết và sáng tạo không ngừng họ xứng đáng là đội ngũ kế cận thế hệ đàn chị của mình. Họ đã thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng các ngôi vị quán quân trong các cuộc thi viết truyện ngắn, tiểu thuyết do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Giải nhất năm 1989 – 1990 thuộc về Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ Chuyện một người đàn bà; năm 1992 – 1994 là Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường Mùa đông ấm áp; năm 1995 – 1996 giải thuộc về Trần Thanh Hà với chùm truyện ngắn: Miền cỏ hoang, Bà Thỏm, Sông có dài; năm 1998 – 1999 là Đỗ Bích Thúy với chùm truyện: Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng và gần đây năm 2001 – 2002 Thùy Linh được giải nhất với tập truyện ngắn Gió mưa gửi lại. Năm 1996 – 1997 các nhà văn: Dương Nữ Khánh Thương, Viên Lan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024