Vấn Đề Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật - Công Nghệ Trong Sản Xuất


3.2.3. Vấn đề về lao động trong các trang trại

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động trong mỗi trang trại. Đối với chủ trang trại (lao động quản lý trang trại), thực tế cho thấy thành phần của chủ trang trại chủ yếu là nông dân. Tuy có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu kiến thức tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường.

Chủ trang trại chưa lường hết những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý và tổ chức sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường như:

Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và điều hành.

Quy mô sản xuất quá tầm, thiếu vốn, thiếu đầu tư kỹ thuật trong khâu cây, con, giống, phân bón và phòng trừ dịch hại.

Thiếu thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Thiếu chủ động trong liên kết, hợp tác.

Chủ trang trại chưa xác định phương hướng sản xuất và phương thức tiến hành sản xuất phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của đối tượng sản xuất và chưa gắn với thị trường.

Về lao động sản xuất, bao gồm: Lao động gia đình và lao động làm thuê. Đối với số lao động này, phần lớn là lao động phổ thông, số ít có kinh nghiệm thực tiễn nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật chuyên môn.

3.2.4. Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất

Chủ trang trại biết ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra, tăng hiệu quả kinh doanh và tạo sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều chủ trang trại còn rất hạn chế. Đa phần các giống cây trồng vật nuôi được các chủ trang trại sử


dụng vẫn chưa tạo ra năng suất vượt trội, chất lượng ổn định, giá cả các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, các dịch vụ hậu cần trong các trang trại nuôi trồng thủy sản..., các trang trại vẫn mua ngoài với giá cao, kém chất lượng, làm tăng giá thành sản phẩm.

3.2.5. Vấn đề quy hoạch

Sự hình thành và phát triển của một số loại hình trang trại tự phát, thiếu sự quy hoạch, kế hoạch đồng bộ về kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đã gây ảnh hưởng ô nhiễm môi sinh, môi trường và quy hoạch chung, nhiều trang trại còn lúng túng về phương hướng sản xuất. Do đó cần phải tăng cường sự quản lý và quy hoạch đối với các loại hình trang trại này trong thời gian tới.

3.2.6. Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch

Công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng chưa được các chủ trang trại quan tâm đầu tư thỏa đáng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Thực tế chỉ có một ít trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có làm công việc chế biến, nhưng quy mô nhỏ bé, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản nông sản phẩm thì thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản nông sản và hải sản làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm

Tóm lại: Tuy còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng cũng có thể khẳng định rằng: kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên hiện nay đang trên đà phát triển theo xu hướng trang trại hộ gia đình và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu để các hộ nông dân Quảng Yên tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

3.3. Phân tích SWOT tìm vấn đề cơ bản phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên

Qua các ý kiến các phòng ban chuyên môn, nhà quản lý các cấp tỉnh, thị xã và các phường,xã; thông tin điều tra trực tiếp từ các chủ trang trại, tác


giả xây dựng bảng phân tích SWOT để tìm ra vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên như sau:


Bảng 3.19. Ma trận SWOT về kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên năm 2019


Điểm mạnh (Strength):

Điểm yếu (Weakness):

- Vốn vay của các tổ chức tín dụng là chủ yếu

- Chưa gây hậu quả về môi trường;

- Số lượng trang trại phát triển chậm;

- Tình hình dịch bệnh trong NTTS diễn ra nhiều, gây thiệt hại cho các chủ trang trại.

- Sản phẩm đặc thù, đảm bảo an toàn thực

phẩm;

- Thiếu quy hoạch đồng bộ để phát triển

kinh tế trang trại

- Cho giá trị sản lượng tương đối cao.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

- Quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, công

nghệ ở mức độ thấp;

- Thu nhập bình quân/trang trại đảm bảo theo

tiêu chí trang trại.

- Lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu

Sản phẩm hầu như tiêu thụ sản phẩm tại địa phương

- Nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh như: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ sản phẩm thương hiệu (OCOP) tỉnh

Quảng Ninh, hỗ trợ về kỹ thuật…

Cơ hội (Opportunity):

Thách thức (Threat):

- Kinh tế cửa khẩu và du lịch tạo điều kiện cho các trang trại mở rộng thị trường tiêu thụ, ứng dụng được các tiến bộ KH-KT vào trong sản xuất cũng như thuận lợi trong việc mua các nguyên liệu, yếu tố đầu vào nhằm phát triển KTTT.

- Tích tụ đất đai khó khăn;

- Kinh tế cửa khẩu và du lịch tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng con giống, vật nuôi, về giá cả và thị trường tiêu thụ cũng như vấn đề môi trường bị đe dọa.

- Địa vị pháp lý và đăng ký kinh doanh của

chủ trang trại còn hạn chế;

- Thông qua thực hiện các chương trình, dự án có cơ hội tiếp cận được với các chính sách

hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh. VD:

- Khả năng tiếp nhận, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh

doanh;


- Chất lượng nông sản phẩm hàng hoá và vệ

sinh an toàn thực phẩm.

+ Chính sách hỗ trợ lãi suất: Quyết định 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 và Quyết định 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của

UBND tỉnh

-Hệ thống phân phối, liên kết tiêu thụ sản phẩm

-Phòng trừ dịch bệnh nguy hiểm gắn với

bảo vệ môi trường sống

+ Chính sách hỗ trợ về phát triển hàng hóa nông nghiệp: Quyết định 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh.

-Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư tập trung và đồng bộ ở các vùng quy hoạch;

- Tham gia các khoá đào tạo nâng cao kiến

thức quản lý, kỹ thuật, tay nghề;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13


Tóm lại: Các trang trại trên địa thị xã Quảng Yên tại thời điểm nghiên cứu về quy mô còn nhỏ và chưa có quy hoạch đồng bộ nhằm phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn yếu, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Mặt khác trình độ quản lý, trình độ lao động hầu hết là phổ thông, sản phẩm hàng hoá trong các trang trại chủ yếu là chưa qua chế biến và thiếu sức cạnh tranh. Thu nhập bình quân một lao động trong các trang trại còn thấp. Do đó, để kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên thực sự phát triển góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thị xã, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, cần thiết phải có sự hỗ trợ và quản lý của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ cụ thể. Mặt khác, bản thân các chủ trang trại cần nâng cao kiến thức về trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật đồng thời cần nghiên cứu tìm tòi, ứng dụng các tiến bộ KH - KT tiên tiến vào trong sản xuất nhằm phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro do thiên nhiên và dịch bệnh gây ra góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của thị xã Quảng Yên.

3.4. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại TX Quảng Yên

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong Nghị quyết TW.VI (lần 1) khóa VIII, Nghị quyết 03/CP của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn, được hình thành và phát triển chủ yếu trên nền tảng kinh tế hộ gia đình. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại sự phát triển tất yếu của kinh tế hộ.

Thứ hai: Phát triển kinh tế trang trại phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, của địa phương


theo định hướng thâm canh, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm hàng hóa, phải gắn liền sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hóa cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Thứ ba: Khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho trang trại và người lao động.

Thứ tư: Phát triển các loại hình trang trại theo đúng quy hoạch, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm: Thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại, có những chính sách và giải pháp đồng bộ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng của chủ trang trại và đảm bảo quyền lợi của người lao động làm thuê, hạn chế phân hóa giàu nghèo.

3.4.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.4.2.1. Căn cứ để định hướng

Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế trang trại;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Quảng Yên lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015 – 2020

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này.

3.4.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại TX Quảng Yên

1. Phương hướng chủ yếu phát triển Kinh tế trang trại của thị xã là cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, rừng và biển nhằm phát


triển sản xuất nông-lâm-ngư đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và phục vụ du lịch. Khai thác tốt vùng biển bằng cách đưa các giống nuôi hải sản chất lượng cao, không gây ô nhiễm nguồn nước biển.

2. Phát triển phải phù hợp với điều kiện từng địa phương và phải phát huy được thế mạnh của vùng. Quảng Yên có phần vùng biển rộng gần 1620 km2, có địa hình đa dạng phức tạp chủ yếu là diện tích biển, trình độ văn hoá cũng như tập tục canh tác của mỗi địa phương đều khác nhau, nên muốn phát triển một cách phù hợp và bền vững thì nhất quyết phải chú ý đến điều kiện từng địa phương và thế mạnh của từng vùng; Ví dụ như địa bàn Thị trấn Quảng Yên dân cư đông đúc, diện tích mặt biển lớn rất thích hợp phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra Thị trấn Quảng Yên còn là điểm đến của nhiều khách du lịch trên mọi miền đất nước đây thăm quan, du lịch, đây cũng chính là cơ hội để giới thiệu và trưng bày sản phẩm hải sản cũng như các sản phẩm khác đến với mọi miền đất nước cũng như quốc tế.

3. Phát triển kinh tế trang trại phải tiến tới sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến. Đây cũng là thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế trang trại của thị xã Quảng Yên.

4. Tổ chức hình thức kết hợp phát triển nông nghiệp với du lịch: Xây dựng cơ sở vật chất như nhà nghỉ cao cấp, xây dựng các mô hình trang trại, mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống Việt để tổ chức du lịch nông nghiệp, thu hút khách tới và ở lại cùng sống tham quan, tham gia sản xuất nông nghiệp.

5. Quy hoạch tốt vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thủy hải sản trong các trang trại.

6. Tiếp tục phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc tạo vốn cho các chủ trang trại.


7. Tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đào tạo chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý cho các chủ trang trại.

8. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất.

3.4.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên

3.4.3.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển và mở rộng mô hình kinh tế trang trại, kinh tế biển nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã, phường đa dạng hoá ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; Khai thác tốt vùng biển bằng cách nuôi hải sản chất lượng cao, không gây ô nhiễm nguồn nước biển; lấy trang trại chăn nuôi trồng thủy sản làm đột phá về hiệu quả kinh tế. Tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ mới để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

3.4.3.2. Mục tiêu cụ thể

UBND thị xã Quảng Yên đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ nay đến 2025 trong đó có đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế trang trại tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng đầu tư theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cần những biện pháp, các chính sách để hỗ trợ thúc đẩy tạo nên sự phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của nhân dân thị xã Quảng Yên. Dựa trên các quan điểm và định hướng trên đồng thời với kết quả nghiên cứu trong phần đánh giá thực trạng, chúng tôi dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên đến năm 2025 như sau:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí