Nghệ Thuật Vận Dụng Văn Học Dân Gian Vào Tác Phẩm


định danh một cách khác nhau: Ghe lườn là loại ghe có thân nhỏ, dài, dùng để chở khách. Ghe thương hồ là loại ghe lớn chở hàng của giới kinh doanh, buôn bán… Còn ghe bầu là loại ghe lớn, có bụng phình ra khá lớn, dùng để đi lại trên sông hoặc kênh rạch lớn… Ghe thương hồ là một gian hàng hay một cửa hiệu nhỏ. Chủ ghe thường là những người rời bỏ quê hương, tha phương kiếm sống cùng với chiếc ghe chứa đầy hàng hóa lênh đênh trên sông, kinh rạch bán cho ngưới dân trên bờ hay những gia đình sống trên ghe thuyền… Ngoài ra, ghe còn được sử dụng trong các công việc đánh bắt thủy sản: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, thả câu, xây nò, đóng đáy cọc… Từ ngữ chỉ phương tiện di chuyển, nhất là di chuyển trên sông xuất hiện dày đặc trong các sáng tác Sơn Nam, hầu như các sáng tác về Nam Bộ đều đề cập đến ghe xuồng. Điều này chứng minh sự phong phú về lớp từ chỉ phương tiện di chuyển ở Nam Bộ đồng thời cũng chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về nếp sinh hoạt của người phương Nam của nhà Nam Bộ học Sơn Nam.

4.3.3. Nghệ thuật sử dụng lớp từ khẩu ngữ

Khẩu ngữ bao giờ cũng mang sắc thái biểu cảm cao. Sử dụng khẩu ngữ trong sáng tác văn chương vừa thân thuộc, vừa bộc lộ tình cảm của người nói. Cách nói năng, xưng hô của người Nam Bộ như: ổng, bả, tui, tụi bây, thằng chả, mầy, bay, chế, các chả… thể hiện tính thoải mái trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người ở một vùng miền. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn chương đã cho rằng đặc điểm văn phong Nam Bộ là “Người miền Nam nói chung cả nhà văn nữa, viết như nói”, với hàm ý là chê văn miền Nam nghĩ sao viết vậy, thiếu trau chuốt, gọt giũa, ý tứ không chặt chẽ, câu cú không thành, dùng nhiều từ ngữ đời thường… Nhưng đến với những tác phẩm giai đoạn sau này của các nhà văn như Trang Thế Hy, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam… văn chương Nam Bộ có sự phát triển vượt bực và đã trở thành đặc sản tinh thần của vùng sông nước, đồng thời cũng làm phong phú nền văn học Việt Nam hiện đại. Sơn Nam luôn có ý thức sử dụng khẩu ngữ trong văn chương, văn “Viết như nói” đời thường Nam Bộ được ông đưa vào lời kể chuyện hay lời nói nhân vật một cách nhuần nhuyễn trong sáng tác như một biện pháp nghệ thuật của riêng ông: cực chẳng đã, dị hợm, hàng hà sa số, rủi bề gì, cái giống gì, thiệt là dị hợm, coi mà phát ớn, bỏ lại coi chơi… nhưng chúng không làm văn Sơn Nam thô thiển hay thiếu mượt mà. Có thể nói văn Sơn Nam là lời ăn tiếng nói nôm na “ngôn ngữ thường nhật của người Nam Bộ” gần gũi, làm tăng sắc thái biểu cảm vừa “dân dã” vừa “góc cạnh” như tính cách người miền Nam. Một đoạn văn mô tả người dân xứ Tà Lốc nô nức ra sông xem đoàn tàu của quan Toàn quyền Pháp “Một ông lão khôi hài:/ Thiệt là dị hợm, kinh xáng đào rồi


thì…. Còn bày đặt ăn khánh thành giống như nhà vua làm lễ hạ điền./ (…). Có người hô to:/ - Phía chợ vui quá hé! (…). Đừng hí hởn mà buông tay, té gãy giò nghe các cha” [15a; 108]. Một đoạn văn khác trong Truyện ngắn của truyện ngắn “- Phải thầy làm soạn giả cải lương thì sướng thân hơn, đằng kia ông đó cũng làm ký giả, ổng đâu cực như thầy, thầy ráng lên thử coi” [7a; 90].

+ Nhóm từ tình thái: Trong tác phẩm Sơn Nam, người ta tìm thấy rất nhiều từ tình thái, đặc trưng khẩu ngữ vùng sông nước: hè, hé, hén, hí, nghen, úy, úy da, à há, chà, cha chả, chết cha, dữ ác hông, trời đất, trời thần, quá xá, hết nói, riết, lận… Mỗi từ đều mang một ý nghĩa khác nhau, thí dụ như: Diễn đạt hình thức dặn dò, nhắc nhở “- Đủ rồi nghen ! Đừng nói dai” [12a; 41]; Biểu thị sự ngạc nhiên, sửng sốt “- Trời đất ơi! Nó giết anh Lê Hữu Vĩnh rồi” [14a; 184]; Trạng thái nghi vấn “Thằng đó… ăn không hè!” [12a; 154]; Trạng thái lo lắng “- Ai lẻn vào đây ăn trộm vậy kìa! Chết cha! Phen này… tội nặng lắm” [14a; 105]; Biểu thị sự đồng tình “À há! Anh này hiền quá!” [14a; 46]; Sự giật mình hoảng hốt “Để con đem cây đèn chong lại coi cho kỹ… Úy trời đất ơi!” [14a; 287]; Từ diễn tả sự ngạc nhiên “Ủa! sao mày chưa về ngủ cho khỏe?” [14a; 62].

+ Nhóm phụ từ: Ngoài nhóm từ tình thái, còn có một nhóm phụ từ. Đây là những từ đệm để biểu thị tình cảm của người nói, có các dạng sau: Biểu thị trạng thái: lần lần, lần mòn, hoài, riết, xá, đa“Họ rủ nhau đi rình (…) Riết rồi sanh chán” [15a; 94]; Biểu thị sự đột ngột “Thinh không, ổng hét lên” [15a; 219]; Sự đánh giá “Tây đầm ngán cậu ta quá xá” [12a; 60]; Sự đánh giá lại về một nhận định ở mức độ cao hơn “xe hơi đụng nó rồi, nó chạy qua hai con đường lận” [12a; 155]; Nhấn mạnh điều vừa khẳng định, có ý thân mật, thường được dùng ở cuối câu “Đó đa! Đó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá!” [16a; 263].

Việc sử dụng từ ngữ tình thái và phụ từ trong sáng tác của Sơn Nam rất đa dạng thể hiện đặc trưng cách phát âm của người Nam Bộ, tạo nên sự uyển chuyển trong câu văn, truyền cảm, tự nhiên ở giọng điệu… Nhà văn sử dụng có định hướng các từ ngữ tình thái và phụ từ trong sáng tác ngoài việc góp phần tạo nên tính hấp dẫn của văn chương còn tạo cho nên một dòng văn học “rặc Nam Bộ” độc đáo.

Ngôn ngữ kể chuyện của Sơn Nam như nhiều nhà nghiên cứu cho là “Văn nói Nam Bộ”. Nhà văn sử dụng nhiều câu văn ngắn, những từ ngữ địa phương Nam Bộ để kể chuyện. Những câu ngắn thường được sử dụng trong các cuộc đối thoại giữa các nhân vật bộc lộ tính cách thoải mái, thẳng thắn, bộc trực của người lao động miền Nam. Trong Ruộng lò bom, có những mẩu đối thoại rất thú vị, rành mạch, dứt khoát,


nhưng có lúc thì ngang tàng, thách thức, lúc thì trêu đùa thân mật, lúc thì hóm hỉnh, nghịch ngợm của đôi vợ chồng Lệ và Tư Cồ “Lệ nói gắt:/ (…). Giỏi thì anh ở xứ này một mình…/(…)/. Ruộng “Lò Bom”/ - Lò Bom là ruộng gì?/ Là ruộng Lò Bom, ông bà nói vậy tôi hay vậy…. Tiếng Việt Nam./ - Lò Bom là gì?/ - Ủa! Em nói cù cưa cù nhằng hoài vậy. Tôi cắt nghĩa rồi” [16a; 176]. Phát huy tính tích cực của yếu tố khẩu ngữ, nhà văn đã không ngại đưa vào tác phẩm những từ ngữ thiếu thanh nhã, những lời thô tục, tiếng chửi thề “rôm rốp”. Trong một số đoạn văn, người đọc thấy dụng ý rất rò ràng của nhà văn, một là, để nhấn mạnh đặc điểm, tính cách của nhân vật mà tác giả sáng tạo nên; hai là tạo cái duyên riêng, sự chân thực, sống động trong mỗi câu chuyện. Sơn Nam có một quan niệm rất thú vị về tiếng chửi thề “Đó là một tiếng kém văn nghệ, biểu lộ nỗi vui mừng, lo sợ, niềm hi vọng cũng như thất vọng (…) đó là hình thức đối kháng, phá bỏ những cấm kỵ, công thức luận lý” [14a; 25]. Theo ông, đây là một “bước ngoặt” cho cách “khai khẩu” của con người trong “thời đại nguyên tử”. Giáo Trích và và cô Tư Hạnh trao đổi với nhau trong Ăn to xài lớn “Đừng chạy Đ.m/ (…)./- Đ.m. Thằng Tám Theo (…) bị bắt ở chợ Rạch Giá hết rồi. (…)./- Đ.m. Thiệt chơi!/ (…) /. Kẻ nào làm giả bị phạt tù khổ sai chung thân. Đ.m. nó!” [14a; 37]. Tác giả để cho những lời lẽ không đẹp được thốt ra từ đôi môi của một cô gái khiến người đọc có cảm giác ngỡ ngàng, tuy nhiên nó làm giọng văn Sơn Nam tự nhiên, sống động hơn. Tác giả muốn nhấn mạnh tính cách ngang tàng, mạnh mẽ như đàn ông con trai của người phụ nữ thời khẩn hoang nhưng bắt đầu bị nhuốm những thói hư tật xấu của lối sống thực dụng. Thằng Nhi con chú thím Tư Đinh trong Mùa “len” trâu là một trường hợp khác, nó chửi thề không phải vì nó xấu, không đàng hoàng mà là quá trình để nó trưởng thành. Một đứa trẻ ngoan, chỉ sau một chuyến đi “len” trâu đã thay hình đổi dạng, trong những câu nói có pha lẫn tiếng chửi thề rất “sành điệu”, ảnh hưởng chất giang hồ của các tay anh hùng tứ chiếng “- Ba ơi ba! Má ơi má! Trâu mình nè (…) - Đ.m chết hết một con. (…). Nặng gần chết, Đ.m không lẽ bỏ luôn.” [16a; 44].

Sơn Nam viết văn như nói nhưng không vì thế mà văn ông không hay. Tuy vận dụng nhiều phương ngữ trong sáng tác, nhưng nhà văn không quá lạm dụng từ ngữ địa phương hoặc những từ cổ khó hiểu. Trong trường hợp buộc phải sử dụng trong một tình huống nào đấy, nhà văn bao giờ cũng có những giải thích đi kèm theo nó. Trong Con bà Tám, khi đề cập đến từ “bổ tróc”, ông đã có lời lý giải kèm theo “Chú em hiểu bổ tróc là gì không? Bổ tức là bộ, là bủa, bủa lưới. Tróc là bắt, nã tróc…” [12a; 30]; hoặc trong Tình nghĩa Giáo khoa thư có một địa danh lạ, tác giả cũng kèm theo lời giải thích bởi một từ địa phương khó hiểu “Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khmer nghĩa là trâu


chết” [16a; 261].

Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ dung dị, tự nhiên như hơi thở cuộc sống nhưng mà vẫn khéo léo, điêu luyện, mượt mà, gợi cảm, đảm bảo tính thẩm mỹ của văn học chính là điểm thành công của nhà văn vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, một điểm còn hạn chế mà Sơn Nam cũng như các nhà văn Nam Bộ còn mắc phải là đôi khi quá chú trọng vận dụng phương ngữ, dễ rơi vào tình trạng đơn điệu, thiếu độ sâu, nhất là thiếu độ tinh tế khi phân tích nội tâm của nhân vật. Tất cả những điều này góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của Sơn Nam.

4.3.4. Nghệ thuật vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm

Trong sáng tác văn học, việc vận dụng văn học dân gian vào tác phẩm bao giờ cũng có dụng ý của nhà nghệ sĩ. Điều này cũng khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Sơn Nam là nhà văn có khả năng vận dụng văn học dân gian vào sáng tác một cách nhuần nhuyễn và điêu luyện. Số lượng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tác phẩm Sơn Nam dày đặc và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nhà văn không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao chính thống mà tùy theo tình huống, ngữ cảnh áp dụng phù hợp theo tiếng nói chung của người dân Nam Bộ.

+ Thành ngữ là một tổ hợp có tính cố định về hình thức và là kho tàng kinh nghiệm triết lý đạo đức của một dân tộc. Ngoài đặc điểm về phong cách, có tính biểu cảm, thành ngữ còn có tính trừu tượng và tính khái quát cao. Nó phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng thay cho lời nhận định đánh giá của người phát ngôn. Qua khảo sát các sáng tác Sơn Nam, chúng tôi nhận thấy thành ngữ nhà văn sử dụng bao gồm hai dạng: thành ngữ nguyên mẫu và thành ngữ cải biên. Dù ở dạng nào, chúng cũng phát huy tác dụng tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn, ông thường chọn thành ngữ có tính khẩu ngữ cao thể hiện tính đa phong cách mà ít khi sử dụng thành ngữ trang trọng, gọt giũa.

* Thành ngữ chính thống

+ Những thành ngữ miêu tả quê hương Nam Bộ thời khẩn hoang: “Nhìn chung quanh, quả là “tứ bề hùng vĩ”…” [13a; 132]; “Hằng hà sa số cá lóc, cá trê, cố vùng vẫy” [15a; 379]; “xưa kia ít vườn tược, nước mặn đồng chua, con người chân cẳng đóng phèn” [21b; 13] => Những thành ngữ tứ bề hùng vĩ, hằng hà sa số, nước mặn đồng chua đã tái hiện thiên nhiên thời gian đầu khai hoang mở đất hoang vu, dữ dội nhưng cũng vô cùng phong phú những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất phương Nam.

+ Những thành ngữ diễn tả về hiện thực cuộc sống: “Tụi Tây coi bộ không còn


lâu! “Thần suy quỷ lộng, Hương quản là người giữ trật tự …” [13a; 123]; “ai nấy được bọn Pháp dung dưỡng, sống trốn xâu lậu thuế” [7a; 40]; “cưới người vợ quê mùa, không “môn đăng hộ đối” là sự may mắn” [7a; 174] => Thành ngữ thần suy quỷ lộng, trốn xâu lậu thuế miêu tả cuộc sống vô cùng khốn khó của người Nam Bộ dưới sự “bảo hộ” của thực dân Pháp. Thành ngữ môn đăng hộ đối được tác giả sử dụng trong trường hợp nhân vật Dũng trong Ngôi nhà mặt tiền lấy được người vợ tương xứng hơn so với người anh là Thiện, nhưng chính sự “môn đặng hộ đối” đó mà Dũng trở nên khốn khổ.

+ Những thành ngữ diễn tả cá tính con người: “Việc may rủi, không biết trả thù ai, kiểu giận cá chém thớt” [7a; 164]; “Luận điểm dối trá, giả nhân giả nghĩa (…) được chàng thanh niên tán đồng” [15a; 119]; “hay là cậu muốn hại ông theo kiểu được chim bẻ ná?” [8a; 283] => Thành ngữ “giận cá chém thớt”, ông Phán nghĩ Ký Thạnh do làm ăn thua lỗ trở nên gian xảo, lừa lọc muốn gây sự với tất cả mọi người. Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” tác giả muốn nói đến nhân vật Đơn Hùng Tín là người giả dối không thật lòng. Bá Vạn cho là cậu Cẩu “được chim bẻ ná”, tức là kẻ vô tình, bội phản, qua cầu rút ván.

Còn rất nhiều thành ngữ được sử dụng trong sáng tác của Sơn Nam như: Cây nhà lá vườn, Chim trời cá nước, Khỉ ho cò gáy, Nước mặn đồng chua, Khôn nhà dại chợ…

* Thành ngữ cải biên

Sơn Nam còn sử dụng những thành ngữ cải biên, thậm chí còn dùng chúng nhiều hơn là thành ngữ nguyên dạng trong sáng tác. Đây là nét đặc sắc và tài hoa của nhà văn miệt vườn. Ông đã biến những thành ngữ chính thống thành những thành ngữ của riêng ông nhưng vẫn không thay đổi ý nghĩa. Điều này làm cho văn Sơn Nam vừa có nét dân dã vừa có tính linh hoạt. Thành ngữ cải biên gồm hai dạng: thành ngữ cải biên về ngữ âm, cải biên về mặt từ ngữ.

Cải biên về âm: dạng sử dụng thành ngữ dưới hình thức biến thể ngữ âm:

Thí dụ: Nay đây mai đó -> rày đây mai đó “… ví nàng là cánh bèo rày đây mai đó thì không đúng cho lắm” [14a; 265]; Cò bay thẳng cánh -> cò bay thẳng kiếng “Các ông đại điền chủ (…) bảo vệ của cải tài sản cò bay thằng kiếng của họ” [12a; 309]; Trong sáng tác Sơn Nam còn nhiều những thành ngữ biến âm khác như tam cang ngũ thường (tam cương ngũ thường), tâm đầu ý hiệp (tâm đầu ý hợp), đầu gành cuối bãi (đầu ghềnh cuối bãi), tấn thoái lưỡng nan (tiến thoái lưỡng nan)…

Cải biên về từ: Dạng sử dụng thành ngữ dưới hình thức biến thể về từ:

+ Tách hai vế của thành ngữ, lấy một vế cần diễn đạt như: Đại phú do thiên, tiểu


phú do cần -> tiểu phú do cần “câu châm ngôn tiểu phú do cần là láo khoét…”.

+ Hoặc tác giả ghép vế của hai thành ngữ để tạo thành một thành ngữ khác cùng nghĩa: “cùng đinh hạ bộ” “khố rách áo ôm” -> cùng đinh khố rách “mày là thằng cùng đinh khố rách. Nhưng mai kia mốt nọ mày trở thành ông vua xóm Bàu Láng” [10a; 100].

+ Hoán đổi vị trí các thành tố trong một thành ngữ như: Cao chạy xa bay -> Cao bay xa chạy “bọn đàn ông đã cao bay xa chạy vì trốn xâu lậu thuế…” [24b; 374].

Còn nhiều những thành ngữ cải biên về từ khác như: hoa thơm cỏ lạ -> cỏ lạ hoa thơm; chân lấm tay bùn -> tay lấm chân bùn; giá sạch tiết trong -> giá trong tiết sạch; đều ghềnh cuối bãi -> đầu bãi cuối gành…

Ngoài ra, có lúc tác giả sử dụng hàng loạt thành ngữ cùng lúc như trong Con Bảy đưa đò những lời mỉa mai, chỉ trích, gièm pha đối với con Bảy khi nó từ chối tình cảm của cậu trai con ông hương ấp, người hơn nó nhiều mặt “Ừ trời cao có mắt, cao nhơn tắc hữa cao nhơn trị. Trèo cao té nặng. Ngó cao đau ót” [14a; 238]. Bốn thành ngữ đi liên tiếp nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau để nhấn mạnh ý nghĩa và tăng sắc thái biểu cảm đồng thời giúp độc giả thấy được sự đa dạng trong cách vận dụng thành ngữ của nhà văn. Sự sử dụng thành ngữ dày đặc và có dụng ý là một nét đặc sắc tạo nên phong cách Sơn Nam khó lẫn với bất cứ nhà văn nào trong nền văn học Việt Nam xưa và nay.

Bảng 1: Bảng Khảo sát hệ thống thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam so với nhà văn Tô Hoài

TÁC PHẨM

TÁC GIẢ

TỔNG SỐ

TRANG

SỐ LƯỢNG

THÀNH NGỮ

TỶ LỆ/

TRANG

HRCM13 – Tập 1

Sơn Nam

249

127

0,51

HRCM – Tập 2

Sơn Nam

253

114

0,45

HRCM – Tập 3

Sơn Nam

241

114

0,47

BCMT & HBC

Sơn Nam

318

151

0,48

Tổng cộng

1061

506

0.48

Quê người14

Tô Hoài

293

130

0,44

Mười năm

Tô Hoài

379

148

0,39

Quê nhà

Tô Hoài

290

111

0,38

Tổng cộng

962

389

0,40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 19


13 HRCM: Hương rừng Cà Mau; BCMT & HBC: Biển cỏ miền Tây & Hình bóng cũ

14 Theo thống kê của Mai Thị Nhung (2006) [xem 133]


Nhìn vào bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện hệ thống thành ngữ của Sơn Nam trội hơn nhà văn Tô Hoài – tác giả cùng thời được xem là có tần số sử dụng thành ngữ cao, linh hoạt và phong phú. Trong khi Tô Hoài cứ 2,5 trang văn bản xuất hiện một thành ngữ, thì cứ khoảng hai trang văn bản của Sơn Nam là xuất hiện một thành ngữ. Tuy nhiên tần số xuất hiện không phải là vấn đề mà ý nghĩa của thành ngữ với phong cách nhà văn mới là sự ổn định, giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng phù hợp với cảm hứng sáng tác và cảm quan hiện thực của nhà văn mà chúng tôi muốn khảo sát. Sự ổn định tần số xuất hiện của thành ngữ qua các giai đoạn sáng tác của Sơn Nam tương đối ổn định. Từ tập Hương rừng Cà Mau – 1962 chỉ có một số truyện ngắn về sau nhà xuất bản Trẻ sưu tập thêm một số truyện ngắn khác của Sơn Nam được sáng tác rải rác qua các giai đoạn cuộc đời in thành 3 tập cũng lấy tên Hương rừng Cà Mau gồm 64 truyện ngắn. Chúng tôi thấy tần số xuất hiện của thành ngữ ở Sơn Nam khá ổn định: Tỉ lệ trên trang viết của Hương rừng Cà Mau tập 1 là 0,51%, tập 2 là 0,45%, tập 3 là 0,47%. Sự ổn định này không phải là tùy tiện, cảm hứng nhất thời mà là một tín hiệu ổn định trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Giống như Tô Hoài, Sơn Nam sử dụng thành ngữ như là phương tiện thể hiện bức tranh muôn vẻ, muôn màu của cuộc sống nhưng khác với nhà văn này là cách tạo ngữ cảnh cho chuyện kể cũng như tham gia vào việc khắc họa tính cách nhân vật. Sơn Nam sử dụng thành ngữ chính thống cũng như cải biên như không cần suy nghĩ để vận dụng mà dường như có sẵn trong đầu thành ngữ phù hợp cho mỗi tình huống.

Sử dụng thành ngữ, Sơn Nam vận dụng linh hoạt và khéo léo. Từ những thành ngữ chính thống đến những thành ngữ cải biên của vùng đất Nam Bộ súc tích, dễ hiểu tạo nên sự gần gũi với người lao động bình dân. Chính hệ thống thành ngữ này góp phần chủ yếu làm nên phong cách nghệ thuật Sơn Nam.

+ Ca dao, dân ca: Đồng bằng sông Cửu Long là là cái nôi của ca dao, câu hát hoặc những câu hò đối đáp. Sơn Nam vừa là một nhà văn, nhà văn hóa vừa là nhà biên khảo của vùng đất Nam Bộ, ông đã sưu tập được rất nhiều tác phẩm văn học dân gian và nhà văn đã vận dụng rất thành công trong các sáng tác từ truyện ngắn, truyện dài đến truyện ký. Sơn Nam đưa những câu chuyện xưa tích cũ, ca dao, câu hò, lời hát… vào tác phẩm. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong văn chương của tác giả cũng như trong dòng chảy văn học Nam Bộ. Chúng có nội dung phù hợp với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Một số truyện Sơn Nam đã dùng những câu hát dân gian làm đề từ hoặc chúng được lồng vào những câu chuyện kể khiến cho văn chương Sơn Nam sinh động và độc đáo.


Sơn Nam đã dùng “đôi chân vàng” của mình đi khắp vùng châu thổ, nơi nào ông đến đều để lại những ký ức khó phai mờ, những kỷ niệm không thể nào quên, nhà văn quan niệm “Đi cũng là một cách đọc sách trực tiếp từ cuộc đời”. Những trang văn của Sơn Nam để lại giúp người đọc khám phá một quá khứ hào hùng của lịch sử thời khẩn hoang “khẩn chưa xong là phần đất ấy thuộc về chủ quyền của người khác” nhưng “Ra đi gặp vịt cũng lùa,/ Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu” [13a; 67]. Hoặc hình ảnh của những người đi khai hoang đang kêu gọi hồn của những lớp người đi trước về đền ơn đáp nghĩa hoặc để giải oan cho hồn bằng những lời ảo não thê lương “Hồn ở đâu đây (…)/ Xa cây, xa cội/ Xa cội, xa thành/ Hùm tha sấu bắt/ Bởi vì thắt ngặt/ Manh áo chén cơm…” [14a; 91]; Có khi nhà văn mô tả nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển ở Nam Bộ “Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng/ Tràm xanh củi lụt, anh hùng thiếu chi?” [13a; 67]; trong Cô Út về rừng, tác giả đề từ bằng một câu ca dao quen thuộc nói lên tấm lòng người cha mẹ bấm bụng gả con đi xa: “Má ơi đừng gả con xa/ Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu” [15a; 39]; hoặc “Mẹ mong gả thiếp về vườn/ Ăn bông bí rợ, dưa hường nấu canh” [15a; 42]. Đó cũng là ước mơ của cha mẹ mong gả con gái về đất vườn trù phú, giàu có để có thể sướng tấm thân, không ai muốn con về nơi phải chịu khổ sở, vất vả...

Nam Bộ là quê hương của sông rạch, trên những con sông mênh mông hay nhưng kênh rạch len lỏi qua những xóm nhà, đồng ruộng… thường có những tiếng hò cất lên vang vọng. Nhà văn Sơn Nam đã sưu tập được cả một kho tàng về những câu hò, câu hát đặc thù của miền Nam mà khó có ai qua được. Trong Xóm Bàu Láng, khi lênh đênh trên con xuồng cùng với thằng Mến, lão Khăn Đen cất tiếng hò giả là kẻ giăng câu đêm khuya để tránh tai mắt rình rập của lính mã tà “Đèn tọa đăng để trước bàn thờ/ Vặn lên nó tỏ,/ Vặn xuống nó lờ/ Xuống sông hỏi cá/ Lên bờ hỏi chim…” [10a; 319]. Người Nam Bộ từ lớn đến bé hầu như ai cũng biết dăm ba câu hò để đối đáp với nhau trong lúc một mình trên sông hay làm việc trên cánh đồng nên khi được động viên, khuyến khích, thằng Mến cũng cất lên hò đáp lại “Xuống sông hỏi cá/ Lên bờ hỏi chim/ Trách ai làm cho thố nọ xa tiềm/ Em xa người nghĩa mà làm điềm chiêm bao” [4a; 319]. Những câu hát dân gian thể hiện rò nhất trong những câu hò đối đáp trên sông giữa các chàng trai – cô gái. Trong Vọc nước giỡn trăng những câu đối đáp huê tình xuất phát từ câu hát bay bổng ngoài đồng ruộng, sau này được đưa vào nhà để ru em… tác giả đã sưu tập thành bài học cho người mới học hát huê tình: Khi một bên than thở vì thất tình “Chờ em cho mãn kiếp chờ/ Chờ cho rau muống vượt lên bờ trổ bông” thì sẽ có người trả lời “Rau muống trổ bông, lên bờ nó trổ./ Ai biểu anh chờ, anh

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí