Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 3


Anh, Đào Phong Lan cũng đạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do báo Văn nghệ trẻ tổ chức. Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ II do Nhà xuất bản trẻ, Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh Báo Tuổi trẻ tổ chức. Hồ Thị Ngọc Hoài – một tác giả không chuyên – đã đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn lần thứ 13 năm 2006 -2007 do Báo Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Thung Lam.

Không chỉ dừng ở những giải thưởng đó, các nhà văn nữ vẫn tiếp tục sáng tác với đam mê của mình. Họ tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm sau những lần được xướng danh tại các lễ trao giải. Họ làm việc với thái độ nghiêm túc và đầy nhiệt huyết. Truyện ngắn chính là thể loại sở trường, phù hợp với sức “rướn” của các nhà văn nữ. Nhiều tác phẩm đã khiến dư luận chú ý và tạo ấn tượng trong đời sống văn học: Bi kịch nhỏ - Lê Minh Khuê, Giấc ngủ nơi trần thế - Nguyễn Thị Ấm, Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão – Y Ban, Minu xinh đẹp – Nguyễn Thị Thu Huệ, Hạnh – Nguyễn Thị Minh Dậu… Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn sở trường, họ cũng có những thành công nhất định ở thể loại tiểu thuyết: Giàn thiêu – Võ Thị Hảo, Ngụ cư – Thùy Dương, Tường thành – Võ Thị Xuân Hà, Xuân từ chiều – Y Ban và truyện vừa như: Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ, Tiệm may Sài Gòn – Phạm Thị Hoài, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Thần cây đa và tôi - Y Ban…

Có thể giải thích sự “lên ngôi” của các nhà văn nữ bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là do cơ chế đổi mới của đất nước từ năm 1986. Sự đổi mới của đời sống xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà văn nói chung và các nhà văn nữ nói riêng. Họ có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội và đời sống tinh thần của con người. Theo Bùi Việt Thắng “làm nên đặc trưng riêng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say


được tham dự, được hòa nhập vào nỗi niềm đau khổ và hi vọng của con người”. Và đặc biệt là họ khai thác vào những vùng đất cấm kị mà văn học trước đây phải né tránh. Sự giao lưu và hội nhập văn hóa đã giúp họ tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin thúc đẩy họ tìm tòi, khám phá. Nguyên nhân thứ hai là do thiên hướng nghệ thuật của giới tính. Các nhà văn nữ đã dần thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của quan điểm Nho giáo tồn tại hàng nghìn năm trong đời sống để hướng đến khung trời tự do riêng của mình. Và thật đáng ngạc nhiên, dường như những cây bút nữ bắt kịp với cuộc sống thời đổi mới và hội nhập nhanh hơn nam giới. Đặc biệt, bằng lợi thế về giới mình, các nhà văn nữ đã mạnh dạn viết về những vấn đề nhạy cảm của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn bí ẩn của người phụ nữ. Theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn “Hình như do sự nhạy cảm của riêng mình, phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [3] Lợi thế của họ là sự đa cảm, tài quan sát tinh tế và năng lực ngôn ngữ. Họ viết nhiều và thành công ở thể loại truyện ngắn có lẽ bởi “cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: sự lóe sáng, sự bất thường, tính thời khắc và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng”. [10]

Những sáng tác của các nhà văn nữ mang âm hưởng của cuộc sống thời đại. Họ chuyển tải mọi vấn đề của cuộc sống đa chiều kích vào tác phẩm một cách tự nhiên. Chúng ta có thể thấy sự tha hóa nhân cách con người, ma lực của đồng tiền trong Đường về trần - Võ Thị Hảo, Đồng đô la vĩ đại – Lê Minh Khuê, Hành trình của tờ tiền giả, Cưới chợ, Tôi đánh đề - Y Ban; những vận lộn để mưu sinh trong Nhà trọ - Nguyễn Thị Châu Giang, Ước mơ của chị bán hàng rong, Mùa đến rồi đấy, Chuyện ở rừng – Y Ban, Vũ điệu


địa ngục – Võ Thị Hảo; lối sống lai căng, thực dụng trong Công tử vườn –Lý Lan, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Bản lí lịch tự thuật – Y Ban… Nhưng có lẽ với bản năng của phụ nữ các nhà văn thường đi sâu vào đề tài tình yêu, “đem toàn bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu và triển khai ra cũng thành tình yêu” (theo Phương Lựu). Vì vậy đề tài tình yêu chiếm vị trí khá lớn trong sáng tác của họ: Chiếc lá xanh hạnh phúc, Những kẻ ra đi – Nguyễn Thị Ấm, Cát đợi, Tình yêu ơi ở đâu – Nguyễn Thị Thu Huệ, Gà ấp bóng, Và anh, một phần ba của cuộc đời em, Thiên đường và địa ngục – Y Ban, Si tình – Phan Thị Vàng Anh… “Truyện ngắn nào cũng chan chứa hoài niệm và mơ ước về một tình yêu, một hạnh phúc đích thực, khó nắm giữ, mong manh dễ bị thời gian khỏa lấp”. [13] Các sáng tác của những cây bút nữ cũng hướng về kí ức. Họ viết về kỉ niệm thời thơ ấu Đi câu, Đi chợ sớm – Y Ban, Bến đợi – Đỗ Bích Thúy; nỗi nhớ người thân Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra – Y Ban; kí ức về quê hương Vùng sáng kí ức – Y Ban… Nhưng thẳm sâu và da diết nhất vẫn là kí ức về tình yêu: Và anh, một phần ba của cuộc đời em, Gà ấp bóng, Cưới chợ – Y Ban, Xin hãy tin em – Nguyễn Thị Thu Huệ… Tình yêu mang đến những khoảnh khắc đẹp đẽ rồi ra đi để lại những vết thương suốt cuộc đời không lành nổi. Tất cả đều được cất dấu vào nơi bí mật nhất trong tâm hồn họ để cân bằng cuộc sống của họ.

Trong thế giới nhân vật phong phú của văn xuôi các cây bút nữ là những người phụ nữ với những thân phận và tính cách cá biệt nhưng lại có chung những miền khát vọng, ước mơ. Họ là những người phụ nữ quyết liệt đầy bản lĩnh dám yêu và dám lên tiếng đòi sự bình đẳng trong tình yêu (Vũ điệu địa ngục – Võ Thị Hảo, Cát đợi – Nguyễn Thị Thu Huệ), là những phụ nữ sống trong cô đơn và tiếc nuối quá khứ (Người đàn bà có ma lực – Y Ban), là những người thất thường, hòa trộn cả thật thà và giả dối (Tôi yêu nàng đấy thị ơi – Y Ban, Những đêm thắp sáng – Y Ban)… và còn nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


người đàn bà khác với đủ mọi tầng lớp, đủ mọi tính cách. Đa số họ là những người đàn bà bất hạnh, phải gánh chịu nhiều nỗi đau của số phận. Chính vì vậy họ luôn khát khao một tình yêu đích thực, một hanh phúc giản đơn, họ “là những người lữ hành đi tìm tình yêu, một tình yêu theo đúng nghĩa của nó nhưng khi tưởng đến đích thì họ như bước lạc vào khoảng trống vô vọng”

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 3

[17] (Người sót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo, Mười ngày – Phan Thị Vàng Anh, Thiếu phụ và những đôi cò, Ôn lột tử - Y Ban). Mỗi tác giả có một cách viết riêng song ẩn dưới những trang viết của họ là niềm yêu thương, sự trân trọng, sự cảm thông với số phận của những người phụ nữ. Các chị đã thể hiện được lợi thế của giới tính khi xây dựng một thế giới nhân vật nữ có nội tâm phong phú và phức tạp và đào sâu khai thác những bí ẩn trong tâm hồn người phụ nữ.

Các nhà văn nữ có lối viết phá cách và giọng điệu đa dạng. Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát và từng trải trong Phù thủy, Hậu thiên đường nhưng cũng không kém phần dịu dàng trong Biển ấm. Võ Thị Hảo ngọt ngào trong Hồn trinh nữ, Tình yêu mây trắng.Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát, từng trải trong Phù thủy, Hậu thiên đường nhưng lại đằm thắm, dịu dàng trong Biển ấm, Y Ban táo bạo và khắc khoải trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Ước mơ của chị bán hàng rong, Thiên đường và địa ngục, Làng Cò, Cưới chợ. Phan Thị Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ và hóm hỉnh trong Khi người ta trẻ, Si tình. Lý Lan hồn hậu và sắc sảo trong Công tử vườn. Nguyễn Ngọc Tư sâu lắng và mượt mà trong giọng điệu Nam bộ với Cải ơi, Cánh đồng bất tận làm thức tỉnh bao trái tim người đọc.

Bên cạnh những mặt mạnh, văn xuôi nữ giới cũng còn những hạn chế như: “chưa tìm được sự cân đối hài hòa” giữa lí trí và trí tuệ (theo Phương Lựu), quan tâm đến “chuyện” nhiều hơn “văn” (theo Bùi Việt Thắng) và nguy cơ lặp lại mình khá rõ. Những hạn chế trong bất kì trào lưu văn học


nào cũng là điều khó tránh khỏi và văn xuôi nữ giới thời kì đổi mới cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng họ đã thực sự “khởi sắc” trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Đó là một hiện tượng tốt đẹp, đánh dấu sự phát triển của nền văn học. Tuy nhiên với những thành công của họ chúng ta tin tưởng rằng họ sẽ đi xa hơn và sẽ là lực lượng kế cận có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học nước nhà.


1.2. Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới Y Ban được bạn đọc chú ý từ khi truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ

đạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1990. Chị tiếp tục sáng tác và nhận được giải thưởng cho tập truyện Người đàn bà có ma lực (1993). Năm 2006 truyện I am đàn bà của chị được trao giải nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn của Báo Văn nghệ nhưng sau đó giải thưởng bất ngờ bị rút lại vì lí do phạm quy. (Nhà văn Nguyễn Trí Huân hội đồng chung khảo giải thích: “… bạn đọc đã phát hiện tác phẩm này đã vi phạm thể lệ cuộc thi… Thể lệ cuộc thi có ghi rõ: Trong thời gian cuộc thi, tác phẩm dự thi không được gửi in sách, báo hay tạp chí nào khác. Trong phiên họp bổ sung của ban chung khảo cuộc thi, I am đàn bà không còn nằm trong danh sách các giải thưởng vì tác giả đã tập hợp in thành sách.”) Tuy giải thưởng đã bị rút lại nhưng tác phẩm đã được cả hội đồng giám khảo có trình độ và uy tín đánh giá cao.

Ngoài những truyện được giải thì nhiều tác phẩm của chị được bạn đọc đón nhận nhiệt thành. Chị liên tục ra những tập truyện ngắn mới: Vùng sáng kí ức (NXB Hội nhà văn – 1996), Miếu hoang (NXB Thanh niên – 2000), Cẩm Cù (NXB Hà Nội – 2001), Cưới chợ và những chuyện ngắn mới (NXB Văn học – 2005), I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) và gần đây nhất là tập: Hành trình tờ tiền giả (NXB Hội nhà văn – 2009). Trong số những tập truyện


này tập I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) đã thực sự làm chị “khổ sở” với việc bị rút giải thưởng, bị thu hồi và cả những lời đồn thất thiệt. Đến nay dư luận đã tạm lắng xuống và theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu thì lời khen vẫn nhiều hơn tiếng chê bởi Y Ban đã viết về thứ sex có văn hóa và chiều sâu nhân bản. Viết về sex chị quan niệm đây là phương tiện giải trí và văn hóa. Viết sex không dễ bởi nó tục hay không tục là do câu chữ “nếu tác giả khéo léo, thay thế những khái niệm về các bộ phận, các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương hơn, phủ lên chi tiết tục những ý nghĩa rất Người, đưa trí tưởng tượng của độc giả đến các vấn đề nhân văn thì người đọc sẽ không lăn tăn đến chuyện đề tài nữa.” (Lưu Hà - Y Ban với “I am đàn bà”. www.vnexpress.net)

Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kì đổi mới, so với Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân, Lý Lan thì Y Ban có lối viết riêng và tạo ra được phong cách cho mình. Là người đàn bà từng trải, chị sống sâu sắc, mạnh bạo và dám thách thức. Chị là một nhà văn giàu nội lực với vốn sống phong phú. Với sức sáng tạo dồi dào chị liên tục cho ra đời những tác phẩm thu hút được nhiều độc giả. Trong bài viết Một giọng trầm trong văn chương nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định về sáng tác của Y Ban: “Trong những gương mặt nữ viết văn gần đây, người đọc vẫn giành cho Y Ban những cảm tình đặc biệt”. Ông nhấn mạnh về lối viết của chị: “Y Ban có một lối viết của riêng mình, chị có ý khai thác thể hiện những tâm trạng điển hình của nhân vật trong những trạng huống tiêu biểu” [14]. Y Ban luôn có ý thức bộc lộ một cách thẳng thắn những quan điểm sáng tác của mình. Để có được một tác phẩm hay chị tâm niệm: “Tôi gieo chữ như cầm một nắm thóc trên tay rồi tung ra. Quan điểm sáng tác của tôi là trăm bó đuốc bắt được một con ếch chứ không mơ con gà đẻ trứng vàng”[24]. Chính vì vậy chị rất mạnh mẽ khi bảo vệ những đứa con tinh thần của mình: “Nhiều người


phê văn tôi vụn vặt, yêu đương với dưa cà mắm muối chẳng có ý tưởng cao siêu gì, tôi nghĩ ý tưởng cao siêu bằng giời mà không ai muốn đọc thì trắng tay. Tôi viết văn cho độc giả, không viết văn cho nhà phê bình, tôi không thích loại văn chương cầu kì hình thức”[24]. Chị tự nhận mình đánh giá cao độc giả hơn nhà phê bình vì “Không phải chỉ tôi mà nhiều nhà văn hiện nay đều như vậy. Ai? Hãy chỉ cho tôi ai là những nhà phê bình văn học chân chính hiện nay?”[25] Quả đúng như vậy, có độc giả dễ tính, có độc giả khó tính nên khi họ tiếp cận một tác phẩm văn học thì tác phẩm đó sẽ được đánh giá trên nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Và có lẽ bạn đọc cũng là những người công minh nhất trong việc đánh giá các tác phẩm văn học. Đó là lí do mà văn của chị rất dễ đọc, dễ nhớ và không kén độc giả. Đọc các tác phẩm của chị người ta thấy gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần thấm thía, sâu sắc.

Thế mạnh của Y Ban là viết về nỗi đau, thân phận đàn bà và kí ức. Trong mảng đề tài nào chị cũng coi trọng tính nhân bản bởi “Cách hành văn, các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt, nhưng đọng lại là sự nhân ái. Tôi viết về cái xấu, cái ác là để người ta căm ghét nó và muốn sống đẹp hơn, viết về sự đổ vỡ là để gợi lại niềm tin yêu cuộc sống”[24]. Cảm hứng sự thật về đời sống có liên quan đến nhân cách con người. Nói đến cái ác, cái xấu suy cho cùng để hướng đến sự khẳng định phẩm chất, nhân cách con người. Bằng trách nhiệm và lương tâm của mình, Y Ban không thể làm ngơ với những nỗi đau của đồng loại, với thực trạng xã hội. Y Ban chắt chiu tìm kiếm để đưa lên trang viết của mình cả những mảng sáng và những góc khuất của cuộc sống để soi rọi những giá trị nhân bản. Chị luôn tôn trọng cuộc sống riêng tư của con người cùng những rung động cảm tính, bản năng của họ. Hầu hết những người phụ nữ trong truyện ngắn của chị đều bất hạnh. Họ không khổ vì vật chất thì cũng khổ về tinh thần. Họ khổ trong tình yêu, trong gia đình, khổ vì


đàn ông và cũng vì sự cầu toàn của bản thân họ. Họ chống chếnh, chơi vơi bởi sự lựa chọn giữa trách nhiệm, bổn phận và khao khát bản năng. Cuối cùng họ thường chìm ngập trong những đau đớn, mất mát và thiệt thòi. Viết về nỗi đau, về bi kịch bằng sự cảm thông sâu sắc, Y Ban đã làm rung động trái tim người đọc và tìm được sự đồng cảm của độc giả cùng giới từ những trang viết theo sát diễn biến tâm lí của nhân vật.

Trong những sáng tác của mình, Y Ban đề cao yếu tố hư cấu. Chị quan niệm “cái hay của nhà văn chính là ở sự hư cấu”. Chị dùng ngôi kể thứ ba với những tác phẩm cần cái nhìn tỉnh táo, khách quan. Còn những truyện nghiêng về tâm lí thì chị chọn ngôi kể thứ nhất để đặt mình vào vị trí của nhân vật và khai thác nội tâm nhận vật triệt để và sâu sắc. Chính vì vậy nhân vật của chị được đánh giá là rất thực và có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống thường ngày.

Chị thử sức với nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa (Thần cây đa và tôi, Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ), tiểu thuyết (Xuân Từ Chiều, Đàn bà xấu thì không có quà). Y Ban là nhà văn đa giọng điệu: dịu dàng mà bén ngọt khi nói về tình yêu đẹp của người con gái, đồng cảm hay xót xa khi sẻ chia với những người đàn bà bất hạnh, riết róng và gay gắt bạo liệt khi bảo vệ người phụ nữ. Chị luôn đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ bởi chị cho rằng: “Người phụ nữ Việt Nam hôm nay vẫn bị giắng xé giữa cái tam tòng tứ đức và cái quyền con người, quyền của người phụ nữ hiện đại. Vì vậy mà trong hoàn cảnh này nhân vật của tôi vin vào tam tòng tứ đức, trong hoàn cảnh khác lại vin vào cái quyền con người hiện đại, và tôi nghiêng về bên người phụ nữ phải sống như cái quyền họ được sống” [19]. Với chị chân dung người phụ nữ phần nào được khắc họa ở tên truyện: Người đàn bà có ma lực, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Ước mơ của cô bán hàng rong, Thiếu phụ và những đôi cò, Đứa con và người đàn bà tàn tật, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Biển và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024