Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Y Ban


người đàn bà xấu xí, Người đàn bà và những giấc mơ, Thượng đế bảo rằng: Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Con gái mang cuộc đời của mẹ, Cái Tý, Ước mơ của chị Tĩn, Người đàn bà đứng trước gương, Bạn bà Phúc, Người đàn bà Việt bên bờ sông Đa-nuýp, Tôi yêu nàng đấy, thị ơi, Nàng Thơ, I am Đàn bà, Chị Quy, Mẹ không thể xin lỗi con. Cách đặt tên ấy đã trở thành motif quen thuộc trong các sáng tác của chị. Xuân Cang trong bài viết Y Ban và những thân phận đàn bà đã phân tích và lí giải những đặc điểm trong sáng tác của Y Ban khi xây dựng các nhân vật nữ. Ông cho rằng Y Ban là người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. Với khao khát hạnh phúc và sự bình yên trong tâm hồn đến cháy bỏng các tác phẩm của chị đã tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả.


Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban

Nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình. Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định”. Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội…) - song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm.

Khảo sát hệ thống nhận vật của Y Ban, cách tiếp cận của chúng tôi là đi vào những kiểu dạng nhân vật nổi bật, những thủ pháp nghệ thuật đặc thù, tìm hiểu những đặc trưng của nhân vật, qua đó hiểu thêm về quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, về cuộc sống. Con người trong văn học trước 1975 là con người sử thi đại diện cho lí tưởng cao cả. Tương ứng với nó là kiểu nhân vật đơn nhất, dễ phân biệt chính diện – phản diện. Con người trong văn học sau 1975 xét trên cấp độ tổng thể là con người cá nhân, khi được nhà văn cụ thể hóa trong tác phẩm nó sẽ trở thành một thế giới nhân vật đa dạng: nhân vật kì ảo, nhân vật dị hình, nhân vật tính cách, nhân vật khát vọng, nhân vật tha hóa, nhân vật thức tỉnh… Ta có thể gặp trong sáng tác của Y Ban hầu hết các loại nhân vật kể trên. Nhưng căn cứ vào tính lặp lại của các mô hình nhân vật, chúng tôi khu biệt thành những kiểu nhân vật sau đây:

2.1 Nhân vật tự nhận thức:

Nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn mình


là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Kiểu nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay sám hối. Nhân vật tự nhận thức đã góp phần phát hiện một bình diện mới về nhân cách con người. Kiểu nhân vật này “tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình với những biến động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của bổn phận làm người” [16]. Để tạo được những biến đổi trong nhận thức của nhân vật Y Ban đã đặt chúng vào những tình huống, những biến cố để nhân vật không còn suy nghĩ theo lối mòn nữa mà bắt đầu chiêm nghiệm, phân tích lại bản thân để nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí cuộc đời. Người con gái trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ khao khát được yêu, được làm mẹ nhưng mơ ước ấy đã bị phá bỏ bởi những quan niệm luân lí của thế hệ cũ. Sau cái đêm đầy đau đớn nhục nhã ở bệnh viện cô đã ý thức rõ hơn về quyền cá nhân của mình: “Con mong muốn tình yêu. Con đã có đầy đủ một tình yêu đầu tiên ấy rồi. Hoặc là bằng, hoặc là hơn. Mẹ và lý trí không cho con buông thả. Giá như ngày ấy mặc dù tội lỗi, mẹ cứ cho chúng con lấy nhau thì con đã trở thành người phụ nữ bình thường chứ không phải mang cảnh góa bụa trong cô thiếu nữ kén chồng thế này.” Mất đi đứa con và mất luôn cả tình yêu là cú sốc quá lớn đối với một cô gái tuổi đời còn trẻ. Cô là người của thế hệ khác với thế hệ của mẹ cô – thế hệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thế hệ của cô sống bằng lựa chọn của cá nhân nên cô mạnh dạn chất vấn thế hệ trước: “Cái giống lạc loài, con và hài nhi của con là cái giống lạc loài. Con và các con của con là thế nào hả mẹ? Con là đứa con lạc loài. Các em con không lạc loài. Ngày ấy khi mẹ mắng con như thế, anh ấy vẫn bên con như cha vẫn bên mẹ kia mà. Vậy khác nhau như thế nào? Cái gì làm thước. Tình yêu hay hôn nhân? Con sẽ không lạc loài nếu như không bao gi?pờ xảy ra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


chuyện này. Hài nhi của con sẽ không lạc loài, nếu như con và anh ấy đã cưới nhau. Phải thế không mẹ? Có khác nhau nhiều không hả mẹ? Tình yêu và hôn nhân?... Vậy về vật chất, cái đêm sinh ra giống lạc loài có giống cái đêm sinh ra giống không lạc loài không hả mẹ? Mẹ, con yêu mẹ. Con tin mẹ. Nhưng con cũng yêu sách vở và tin sách vở. Vậy mà con không hiểu được rằng, tình yêu thì được hết lời ca ngợi như thế. Mà tình yêu lại hay sinh ra những giống lạc loài! Và những đứa con lạc loài thì hay bị ruồng bỏ.” Những lời chất vấn này không phải để trách móc hay phủ nhận những khuôn phép cũ mà để thể hiện mong muốn thế hệ trước hãy nới lỏng những quan niệm nhân văn trong cách nhìn nhận mối quan hệ giữa con người với con người, để loại bỏ những khuôn thước cứng nhắc. Dù suy nghĩ trong tình yêu của thế hệ trẻ không phải lúc nào cũng đúng nhưng dám bộc lộ nó là một thái độ dũng cảm của người phụ nữ hiện đại. Đó là biểu hiện sâu sắc nhận của việc ý thức được cái tôi cá nhân của con người.

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 4

”Trong Sợi dây nối những cánh diều cái chết của người bán su hào – người tình cũ năm xưa đã thức tỉnh người đàn bà thành đạt. Nàng nhận ra sự tàn nhẫn và vô tình của mình, nhận ra sự chới với của một tâm hồn khi tự nó cắt đi dây neo với quá khứ: “Sợi dây neo nàng với quá khứ tuổi thơ êm đềm huyền thoại nàng dứt đứt rồi. Giữa hạnh phúc vợ chồng con cái danh giá và sự thành đạt, nàng chỉ như một cánh diều không dây mà thôi”. Sau những phút giây lên thiên đường, cô gái trong Thiên đường và địa ngục tỉnh giấc bởi lời “thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống”, bởi ánh bình minh soi rọi một chái nhà chật hẹp. Cô cay đắng nhận ra cái thiên đường ấy chỉ là một hiện thực úi sùi đầy chua xót, nhận ra mình đã quá cả tin và nhẹ dạ để đến nỗi lạc lối xuống địa ngục rồi mới hay. Sự hối hận của người đàn bà trong Phút dành cho tình yêu trước một ngày tòa gọi ra giải quyết ly hôn khiến người đọc cảm động vì đó là thời điểm một đêm trước lúc chị phải lìa xa cuộc đời – một đêm


ngắn ngủi để hai vợ chồng vừa xin lỗi, vừa yêu thương, vừa nhận ra cuộc đời cần có nhau biết mấy và cũng vừa là để chia ly vĩnh viễn. Nằm trên giường bệnh rồi người phụ nữ trong Cuộc tình Silicon mới có nhiều thời gian để nhận thấy những khát vọng thẳm sâu trong con người mình, để thức tỉnh một cuộc đời trôi nổi với những mối tình phù du: “Ngẫm lại cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông. Nhưng mình đã không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả. Lúc nào cũng nóng bỏng, vội vàng trong guồng quay vô định”.

Sau khi tạo ra những biến cố xảy ra với nhân vật Y Ban thường dành những khoảng lặng để nhân vật đối diện với chính mình. Đó là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt với những giằng xé nội tâm để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Có thể thấy trong Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường Y Ban để cho cô gái nhận ra người đàn ông mà mình ngưỡng mộ là một kẻ chơi bời phóng đãng sau cuộc ân ái của họ hai mươi bốn giờ. Cô chờ đợi một lời hỏi thăm dịu dàng, một lời ngọt ngào yêu thương nhưng đáp lại là sự thờ ơ của gã phong tình. Chính ý nghĩ quay cuồng khổ sở đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường của cô và để cô nhận ra mình vẫn còn may mắn vì “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi”. Cả quãng thời gian còn lại của Người đàn bà có ma lực sẽ là quãng thời gian rất dài để người đàn bà lật dở những trang nhật kí và tìm về với quá khứ một thời phù phiếm. Trong hiện tại cô đơn trống trải, người đàn bà than thở: “Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy?” Người đàn bà ấy quá cầu toàn, đi suốt cuộc đời không tìm thấy tổ ấm hay một nơi trú ngụ bình yên cho mình. Nhân vô thập toàn, đã yêu đôi khi phải chấp nhận nếu không sẽ không có được hạnh phúc. Người đàn bà trong truyện tin vào ma lực của mình nên


đòi hỏi cao ở những người đàn ông đến với mình. Vì thế mà nàng thất bại. Và trên hết Y Ban để người đàn bà thức tỉnh một điều: những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia và lòng bao dung. Vì vậy nó không phải là nơi để kiếm tìm sự hoàn hảo. Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm có cuộc đời đầy nhục nhã với những dằn vặt suy tư của người đàn bà phải đem thân xác để nuôi mình và nuôi con. Có những lúc người đàn bà chợt giật mình thức tỉnh. Cô giận mình và thấy xấu hổ, nhục nhã với chính mình “thằng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài dài”. Chính những khoảnh khắc ấy đã khiến người đàn bà có ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của mình. Cuộc đời của cô gái điếm trong truyện của Y Ban không khiến bạn đọc khinh thị mà ngược lại làm cho ta thương và cảm thông. Đọc truyện của Y Ban ta liên tưởng đến Tối ba mươi của Thạch Lam với hai cô gái Huệ và Liên. Trong “căn phòng bẩn thỉu. Dưới ánh ngọn đèn mờ, lổng chổng các đồ đạc quen thuộc: cái giường Hồng Kông cũ, đồng han và gỉ xạm, cái bàn gỗ ẩm ướt ở góc tường, hai cái ghế long chân” chỉ còn hai cô gái với nỗi niềm tha hương và những dòng lệ chua xót tủi hổ cho tấm thân lạc loài của mình. “Chỉ có hai chị em nàng xa cửa, xa nhà. Nhưng nàng còn nhà đâu nữa mà về? Mẹ chết rồi, cha đi lấy vợ khác không biết ở đâu. Đã bảy, tám năm nay, nàng không về đến làng. Những người quen thuộc còn ai không? Huệ nghĩ đến lại thương hại cho Liên, em họ nàng. Liên còn cha mẹ, nhưng Liên không dám về. Hai người sống cái đời trụy lạc ở Hà Nội từ lúc bỏ nhà ra đi. Hôm nay, ngày cuối năm sum họp hai người ở căn buồng này, trong một cảnh ăn Tết lạnh lẽo.”

Người đàn bà đứng trước gương lại kể về một phụ nữ đã bỏ gia đình và những đứa con thân yêu để theo đuổi niềm đam mê văn chương của mình. Cuối cùng nàng cũng nhận ra văn chương hay những người đàn ông khác đều


không thay thế được những đứa con trong lòng nàng. Sau một cuộc tình nữa bị thất bại người đàn bà có nhiều khoảnh khắc để tự soi ngắm mình trước gương, để đau đớn nhận ra mình không phải là một người đàn bà đẹp, nhận ra sự trống trải của hiện tại. Nàng đã ảo vọng vào sự danh giá để mất đi những gì quý giá nhất của cuộc đời. “Trong ý nghĩ toang tuếch đến cực độ, nàng cố bắt óc phải suy nghĩ đến một điều gì đó. Phải rồi, nàng có hai đứa con gái. Chúng đẹp lắm!... Nàng thương con nát ruột, nỗi thương con gấp đôi mọi lần vì các con nàng là con gái”. Lúc ấy nàng chỉ cần có con, nó sẽ ngồi trên lòng nàng để vén môi nàng làm con thỏ sứt môi. Nàng đã hiểu và đã thức tỉnh rằng nàng cần chúng và chúng “cần một người mẹ làm con thỏ sứt môi hơn là một người mẹ danh giá nhiều”. Trái tim của người phụ nữ trong Sau chớp là dông bão bị rung động bởi một người đàn ông không phải chồng mình. Nàng đã trải qua một cơn xáo trộn tình cảm với nhiều trăn trở, tội lỗi. Đã có những lúc bằng giấc mơ, bằng tưởng tượng nàng thường xuyên chìm đắm trong những phút giây của “sự dịu ngọt” với người đàn ông kia nhưng sau đó nàng luôn ở trong tình trạng dằn vặt vì không biết rằng như thế có phải là mình đã ngoại tình không. Đó là điều nàng không hề muốn. Nàng lục vấn bản thân, phân tích cảm xúc của chính mình và nhận ra đó là “sự dịu ngọt chết người”, là một ánh chớp tình cảm sẽ đem đến nhiều dông bão cho gia đình nàng. Y Ban đã để cho nhân vật của mình đi trên ranh giới của sự lựa chọn. Quyết định làm bạn là một quyết định đúng và kịp thời giúp nàng vượt qua sóng gió.

Trong những tình huống nhân vật tự nhận thức, Y Ban để cho nhân vật của mình tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng những cảm xúc, để tự thức tỉnh và điều tiết hành động của chính mình sao cho có sực cân bằng giữa lương tâm và trách nhiệm. Tuy nhiên cũng như trong cuộc sống thực không phải sự thức tỉnh nào cũng kịp thời như trường hợp của người phụ nữ trong Sau chớp là dông bão. Đa số nhân vật nữ thức tỉnh một điều gì đó cũng có ít


cơ hội để làm lại như trong Gà ấp bóng, Đôi găng tay da màu nâu, Sợi dây nối những cánh diều, Thượng đế bảo rằng mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà... Sự xót xa tiếc nuối sau những khoảng lặng để thức tỉnh là cảm giác khó tránh khỏi của hầu hết các nhân vật. Chính những câu hỏi đặt ra với những trăn trở chiêm nghiệm từ chính cuộc đời nhân vật cũng là những câu hỏi gián tiếp để người đọc tự soi sáng bản thân mình. Điều này đã tạo nên tính nhân văn trong sáng tác của Y Ban.

Để nhân vật “thức tỉnh” nhà văn đã chú ý nhiều đến việc xây dựng tình huống, miêu tả nội tâm nhân vật. Khắc họa nhân vật trong trạng thái đột biến của nhận thức, Y Ban đã mở rộng biên độ khám phá con người ở chiều sâu cảm thức. Mỗi con người có một số phận riêng, một tính cách riêng, một cuộc đời riêng và chịu tác động khác nhau của các yếu tố trong cuộc sống, nhưng tự ý thức luôn là điều cần thiết cho tất cả mọi người để tránh sai lầm và để cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.2 Nhân vật cô đơn:

Sau năm 1975 với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn về con người nhu cầu tự ý thức trước sự đổi thay của đời sống, các nhà văn đã quan tâm đến nhu cầu tự ý thức, đến sự thức tỉnh của cá nhân, đến trạng thái tâm lí cô đơn của con người. “Cô đơn trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều cây bút văn xuôi, bởi bản chất của tâm trạng cô đơn là khao khát cái đẹp, cái thiên lương của con người. Cô đơn là vấn đề của mỗi bản thể, cá nhân nhưng nó không hẳn là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Có thể nói từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại thành vấn đề của cộng đồng, của xã hội, một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay. Trong không khí dân chủ hóa của nền văn học, các nhà văn đã có dịp đi sâu khám phá các phương diện và sắc thái khác nhau về trạng thái cô đơn của con người.” [16] Vì vậy không ít nhà văn đi vào khám phá những sắc diện khác nhau của trạng thái này trong con

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024