Khái Quát Về Hoạt Động Thanh Tra, Giám Sát Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Các Tổ Chức Tín Dụng


Trong quá trình nghiên cứu, NCS tiếp cận thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro theo các khía cạnh: sự cần thiết, điều kiện, nội dung, phương pháp, quy trình, công cụ thực hiện và chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Các Luật NHNN 2010, Luật các TCTD, Luật Thanh tra 2010; Nghị định, Quyết định của Chính phủ và các Thông tư của NHNN,…

- Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát của NHNN từ năm 2009-2018.

- Các nghiên cứu về thanh tra, giám sát nói chung và thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro nói riêng được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

- Các đề tài nghiên cứu khoa học, Luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

- Các giáo trình chính thống được giảng dạy trong các cơ sở đại học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

- Các tài liệu chính thống của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS); Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng thế giới (WB), Công ty kiểm toán Ernst & Young…

- Các tài liệu của các cơ quan giám sát/NHTW của một số quốc gia như: Malaysia, Hàn Quốc, Mỹ.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 4

5.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Dùng bảng hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp gồm 04 nội dung:

+ Các điều kiện cơ bản để thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

+ Thực trạng thực thi công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

+ Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại các TCTD.

+ Công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN Việt Nam đối với các TCTD.

- Đối tượng khảo sát: gồm 02 đối tượng:

+ Các cán bộ đang làm việc tại các đơn vị có chức năng thanh tra, giám sát trực thuộc CQTTGSNH bao gồm: Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD trong nước, Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài, Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.Hà Nội, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM và tại NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố.

+ Các cán bộ lãnh đạo làm việc tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc các bộ phận có chức năng kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, ban


kiểm soát/kiểm toán nội bộ; thành viên Ban điều hành, thành viên Hội đồng quản trị).

- Mục tiêu:

Nhằm thu thập thông tin có cơ sở khoa học về thực trạng triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam (cả trên giác độ của cơ quan quản lý – NHNN và đối tượng chịu sự quản lý – các TCTD). Từ đó, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế khi triển khai phương pháp này tại Việt Nam; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường triển khai công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN Việt Nam đối với các TCTD.

5.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Trong quá trình nghiên cứu, thông tin số liệu trong các báo cáo về công tác thanh tra, giám sát của NHNN, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2018, được NCS chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu tổng hợp, phân tổ thành các bảng thống kê. Đặc biệt các số liệu/dữ liệu từ kết quả khảo sát điều tra được phân theo từng tiêu chí ứng với các nội dung khảo sát và tổng hợp dưới dạng biểu đồ dễ quan sát, phân tích.

5.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập thông tin, số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ảnh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Nhằm khái quát hóa các vấn đề mang tính lý luận về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHTW đối với các TCTD để hình thành khung nghiên cứu; Giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn.

- Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng, mức độ biến động/mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí khảo sát.

Trong phạm vi và quy mô một cuộc điều tra, các câu hỏi được thiết kế đơn giản, tác giả sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích sau:

+ Thống kê số phiếu cho mỗi phương án trả lời trong mỗi câu hỏi khảo sát.

+ Tính toán và so sánh tỷ lệ phần trăm (%): Tỷ lệ phần trăm (%) giữa số phiếu lựa chọn phương án trả lời cụ thể trên tổng số phiếu trả lời cho câu hỏi tương ứng; so sánh tỷ lệ phần trăm (%) để phân tích, đánh giá nội dung liên quan.

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích – tổng hợp và so sánh kết hợp với phương pháp nghiên cứu chung để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

(Các nội dung về Phạm vi, thời điểm, đối tượng và phương pháp khảo sát; Mô tả mẫu khảo sát và mẫu phiếu khảo sát; Tổ chức khảo sát; và Kết quả khảo sát được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 – Phương pháp khảo sát).


6. Những đóng góp mới của Luận án

6.1. Về lý luận

Khái quát hóa được các vấn đề cơ bản liên quan đến thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro mà các nghiên cứu trước đó chưa có hoặc chưa được đề cập một cách toàn diện, bao gồm:

- Nội dung, phương pháp, quy trình, công cụ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHTW đối với các TCTD.

- Các điều kiện căn bản để triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHTW đối với các TCTD.

- Kinh nghiệm của các quốc gia triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro xuất phát từ nền tảng dữ liệu của hệ thống CAMELS.

6.2. Về thực tiễn

- Phân tích được thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN Việt Nam đối với các TCTD từ khi triển khai hoạt động này đến 31/12/2018. Từ đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất hoàn thiện hoạt động này.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại NHNN (như: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng; Tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin về thanh tra, giám sát các TCTD; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ hỗ trợ thanh tra, giám sát ngân hàng; Các giải pháp khắc phục những hạn chế trong thực tiễn khi triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro) và xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện các giải pháp đã đề ra cho 2 giai đoạn: từ nay đến năm 2020 và từ năm 2021 đến năm 2025.

- Kiến nghị với các TCTD, Chính phủ và các cơ quan hữu quan để hỗ trợ hoàn thiện các điều kiện triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng.

Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

Chương 3. Giải pháp tăng cường áp phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA,

GIÁM SÁT TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG


1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1.1. Khái niệm thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng

1.1.1.1. Thanh tra các tổ chức tín dụng

Theo tiếng Latinh, thanh tra có nghĩa là nhìn vào bên trong, được hiểu là việc đứng từ bên ngoài để kiểm tra hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Theo từ điển Cambridge, thanh tra là hành động xem xét, kiểm tra chính thức một cơ quan, tổ chức để xem tổ chức này có tuân thủ pháp luật một cách đầy đủ hay không. Theo Michael & Tony (World Bank, 2009), thanh tra là một hoạt động kiểm tra chính thức trong đó có việc thanh tra tại chỗ là một phần quan trọng của quá trình giám sát.

Thanh tra ngân hàng là hoạt động kiểm tra chính thức một ngân hàng để xem ngân hàng này có đáp ứng đúng các quy định pháp luật và tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực (Từ điển Oxford, 2000).

Đa số các cơ quan giám sát ngân hàng, tài chính trên thế giới cũng có cách hiểu tương tự về thanh tra ngân hàng - theo đó thanh tra ngân hàng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất cử các nhân viên là thanh tra viên hoặc giám sát viên đến làm việc tại tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo thông lệ quốc tế có 02 phương pháp thanh tra: (i) Thanh tra trên cơ sở tuân thủ (compliance-based/rules-based inspection) và (ii) Thanh tra trên cơ sở rủi ro (risk-based inspection). Trong đó, thanh tra trên cơ sở tuân thủ là phương pháp thanh tra truyền thống nhằm kiểm tra, phát hiện và đánh giá mức độ tuân thủ về pháp lý, các quy định và các chính sách của đối tượng được thanh tra (Barbados-FSC). Các cấp độ mà đối tượng được thanh tra phải đảm bảo tuân thủ bao gồm: luật, các quy định dưới luật, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Ở Việt Nam, theo từ điển Tiếng Việt, thanh tra là việc kiểm soát, xem xét tại chỗ do cơ quan nhà nước tiến hành, nhằm phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định.

Thanh tra ngân hàng theo Luật Thanh tra năm 2010, là một hoạt động thanh tra chuyên ngành và theo Luật NHNN năm 2010 là “hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”.


1.1.1.2. Giám sát các tổ chức tín dụng

Giám sát ngân hàng là hoạt động nhằm mục đích đảm bảo một ngân hàng hoặc định chế tài chính (cấp độ vi mô) tuân thủ đúng và thống nhất các quy định, chuẩn mực tối thiểu, đảm bảo quản lý đầy đủ rủi ro. Giám sát ngân hàng cũng bao gồm việc đánh giá hệ thống các ngân hàng và định chế tài chính (cấp độ vĩ mô) ở mức độ tổng thể để phát hiện những rủi ro ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Các thanh tra, giám sát viên có thể ban hành các quyết định mang tính ràng buộc và áp dụng các hình phạt cho các định chế tài chính không tuân thủ quy định (European Union Committee, 2009).

Giám sát vi mô hiểu theo nghĩa rộng là việc giám sát từng ngân hàng/định chế riêng lẻ. Theo tác giả, giám sát theo nghĩa hẹp được hiểu là việc giám sát hành vi của các định chế tài chính, đặc biệt là việc quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro, các biện pháp trừng phạt và quản lý khủng hoảng. Giám sát an toàn vĩ mô hay còn gọi là kiểm soát rủi ro hệ thống là việc giám sát toàn bộ hệ thống các ngân hàng/định chế tài chính nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro hệ thống - nhấn mạnh chức năng theo dõi khủng hoảng tài chính phát sinh từ các rủi ro hệ thống (Rosa, 2014).

Tương tự như thanh tra, có 02 phương pháp giám sát: (i) Giám sát trên cơ sở tuân thủ (compliance-based/rules-based supervision) và (ii) Giám sát trên cơ sở rủi ro (risk-based supervision).

Ở Việt Nam, giám sát ngân hàng là “hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Luật NHNN Việt Nam, 2010).

Giám sát ngân hàng là hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc NHNN quy định. Theo đó, giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng. Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo


sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống (Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, 2014).

Như vậy, theo thông lệ quốc tế, nội hàm của giám sát ngân hàng theo nghĩa rộng bao quát hơn nội hàm của thanh tra ngân hàng, bản thân việc giám sát ngân hàng đã bao gồm cả việc thanh tra tại chỗ. Ở Việt Nam, nội hàm “giám sát ngân hàng” thường được hiểu giới hạn trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin qua hệ thống báo cáo.

1.1.2. Khái niệm thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng

1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro

Theo định nghĩa truyền thống, rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Ngày nay, khái niệm về rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn, không chỉ có rủi ro tài chính mà còn những rủi ro liên quan đến mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược (Nguyễn Thị Thu Hương, 2014).

Theo Cline (2015), rủi ro là khả năng mất mát những giá trị một cách không kiểm soát được (không nằm trong kế hoạch và không thể dự đoán trước). Rủi ro cũng đồng nghĩa với sự không chắc chắn. Theo Horcher (2005), rủi ro tài chính là bất kỳ loại rủi ro nào liên quan đến tài chính, giao dịch tài chính bao gồm cả những khoản vay của doanh nghiệp có khả năng vỡ nợ.

Theo Chartered Institute of Management Accountants (2005), rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến hoạt động tài chính của một đối tượng bao gồm: (i) Rủi ro tín dụng: khả năng tổn thất có thể xảy ra khi một bên thất bại trong việc thực hiện cam kết trong một hợp đồng giao dịch; (ii) rủi ro tiền tệ: rủi ro khi giá trị của một công cụ tài chính bị biến động do những thay đổi của tỷ giá; (iii) rủi ro lãi suất: rủi ro do sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một đối tượng; (iii) rủi ro thanh khoản: là rủi ro khi một đối tượng gặp khó khăn trong bán tài sản hoặc bổ sung vốn để đáp ứng một cam kết liên quan đến các công cụ tài chính – còn được gọi là rủi ro tài trợ vốn.

Theo Ủy ban Basel (1998), rủi ro tín dụng được định nghĩa đơn giản nhất là khả năng mà một người vay ngân hàng hoặc một đối tác sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận.

Ủy ban cũng đưa ra 02 định nghĩa về rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Theo đó, rủi ro thị trường được định nghĩa là rủi ro tổn thất phát sinh từ biến động giá cả thị trường. Rủi ro hoạt động được định nghĩa là rủi ro của tổn thất phát sinh từ các sai phạm trong quy trình nội bộ, con người, hệ thống hoặc các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng.


Theo Sổ tay giám sát ngân hàng (2017), rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất làm giảm vốn tự có, thu nhập dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của TCTD. Theo đó, có các loại rủi ro sau:

(i) Rủi ro tín dụng: là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với TCTD;

(ii) Rủi ro thị trường: là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm:

- Rủi ro lãi suất: là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của TCTD;

- Rủi ro ngoại hối: là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi TCTD có trạng thái ngoại tệ;

- Rủi ro giá cổ phiếu: là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của TCTD;

- Rủi ro giá hàng hóa: là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hoá trên thị trường đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của TCTD.

(iii) Rủi ro thanh khoản là rủi ro do:

- TCTD không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc

- TCTD có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.

(iv) Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với TCTD (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược;

(v) Rủi ro danh tiếng: là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của TCTD;

(vi) Rủi ro chiến lược là rủi ro do TCTD có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của TCTD;

(vii) Các loại rủi ro khác phát sinh trong quá trình hoạt động của TCTD.

1.1.2.2. Khái niệm thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro


Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là việc xác định các hoạt động có rủi ro cao tới sự an toàn, lành mạnh của các ngân hàng và việc sử dụng các nguồn lực giám sát tương ứng để đánh giá các rủi ro này được các ngân hàng quản lý như thế nào (Ủy ban Basel, 2006). Định nghĩa này cũng tương đồng với đánh giá của Bessis (2002) khi cho rằng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro nhấn mạnh vào việc đánh giá hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng một cách đầy đủ, để xác định, đo lường và giám sát, kiểm soát rủi ro một cách kịp thời.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra, giám sát mang tính dự báo tương lai, và căn cứ vào hồ sơ rủi ro của TCTD để: (i) Đánh giá những rủi ro cố hữu (định lượng) và quản lý rủi ro (định tính) của TCTD; (ii) Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, nguồn lực thanh tra được phân bổ vào những lĩnh vực rủi ro cao và/hoặc những TCTD có rủi ro cao; (iii) Ngược lại với phương pháp thanh tra mang tính xem xét các sự kiện đã xảy ra (FSS, 2007).

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là việc xem xét, đánh giá cách một TCTD xác định và kiểm soát rủi ro. Phương pháp này đòi hỏi cơ quan giám sát đánh giá hệ thống và đánh giá từng rủi ro riêng lẻ của mỗi TCTD phù hợp với quy trình đánh giá chung và có những can thiệp kịp thời. Điều này giúp cơ quan giám sát phân bổ nguồn lực giám sát vào những TCTD có rủi ro lớn nhất và vào những lĩnh vực có rủi ro cao nhất tại từng TCTD đó (Michael Hafeman and Tony Randle, WB, 2009).

Như vậy, qua nghiên cứu những khái niệm phổ biến trên thế giới, có thể khái quát thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là việc cơ quan thanh tra, giám sát đánh giá hồ sơ rủi ro của từng TCTD bao gồm việc xác định mức độ tuân thủ quy định của pháp luật, các loại rủi ro, mức độ, xu hướng của rủi ro, tác động của rủi ro đến thu nhập, vốn thanh khoản và rủi ro tổng thể, cách thức mà TCTD giám sát, quản lý rủi ro và khả năng tài chính (vốn) để chống đỡ rủi ro, đồng thời đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị đối với TCTD (nếu có).

1.1.3. Sự cần thiết thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng

1.1.3.1. Đối với hoạt động quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương/Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một phương pháp được sử dụng không chỉ với lĩnh vực ngân hàng mà ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như kiểm toán trên cơ sở rủi ro, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các công ty chứng khoán, bảo hiểm... Trong khuôn khổ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với lĩnh vực ngân hàng, lợi ích lớn nhất mà NHTW/CQTTGSNH nhận được là việc các nguồn lực quản lý và giám sát được sử dụng một cách hiệu quả và hiệu lực hơn vì nó tính đến từng hồ sơ rủi ro của mỗi TCTD. Hồ sơ rủi ro của

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí