Hiệu Quả Của Thanh Tra, Giám Sát Trên Cơ Sở Rủi Ro


2.1.3. Hiệu quả của thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro

Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với NHTW cũng được đề cập tại khá nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như nghiên cứu của Beck và cộng sự (2003) chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả giám sát trong đó nhấn mạnh việc CQTTGSNH tiếp cận việc thanh tra, giám sát theo hướng nào ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả giám sát của cơ quan đó. CQTTGSNH có thể đặt ra các quy định, tiêu chuẩn yêu cầu các TCTD phải đáp ứng để giảm thiểu rủi ro hoặc tiến hành các cuộc đánh giá từ xa một cách định kỳ về các báo cáo tài chính cũng như các thông tin khác.

Ủy ban Basel (2003) cũng cho rằng việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro giúp CQTTGSNH có được một quy trình đánh giá mức độ an toàn, lành mạnh của từng TCTD hướng tới mục tiêu đảm bảo cho từng TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh. Việc đánh giá này dựa trên hồ sơ rủi ro của từng TCTD, điều kiện tài chính; quy trình quản lý rủi ro và mức độ tuân thủ các quy định pháp luật.

Santos (2006) nhận định phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro giúp CQTTGSNH phân bổ nguồn lực hiệu quả khi xác định được những lĩnh vực có rủi ro lớn, những TCTD có rủi ro cao để tập trung nguồn lực thanh tra thay vì thanh tra dàn trải theo phương pháp truyền thống.

2.1.4. Yêu cầu và cách tiếp cận đối với việc áp dụng thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro

Ủy ban Basel (2006) nhận định việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đòi hỏi NHTW phải định hướng lại tổ chức và đặt việc quản lý hiệu quả rủi ro là trung tâm của mọi hoạt động và đặc biệt là đòi hỏi một hệ thống quản trị thông tin đủ mạnh. Bên cạnh đó, việc xác định các tiêu chuẩn quản trị hợp tác, các chính sách rõ ràng phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng là những yếu tố quan trọng cần được lưu tâm trong quá trình triển khai.

Alev Ozkan (2014) chỉ ra vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan quản lý các TCTD Canada, cách tiếp cận rủi ro, các loại rủi ro tiềm ẩn, các bộ phận giám sát rủi ro… Tác giả cũng chỉ ra quan điểm khác nhau của từng quốc gia trong việc tiếp cận vấn đề này (Úc, Canada, Hong Kong, Niu Di-lân, Anh, Mỹ…). Quan điểm của Mỹ được nhiều quốc gia áp dụng trong đó có Việt Nam, đó là tập trung đánh giá trực tiếp quá trình quản lý rủi ro, tập trung vào từng bước của quy trình quản lý rủi ro. Canada lại quan tâm đến vấn đề quản trị ngân hàng, chia ngân hàng thành ba tuyến phòng thủ, tập trung năng lực của các phòng tuyến, để tận dụng được các kết quả kiểm tra, kiểm soát ở các phòng tuyến.


2.1.5. Về các công cụ định lượng phục vụ thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng trên cơ sở rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Mặc dù không có tài liệu tổng hợp đánh giá chung về các mô hình, công cụ định lượng phục vụ thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro; nhưng những tài liệu riêng lẻ về từng mô hình, công cụ được sử dụng là khá phong phú. Chẳng hạn như các nghiên cứu của Blaschke & cộng sự (2001) về Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng; T.S.Lee & cộng sự (2002) về chấm điểm tín dụng; Nghiên cứu của Financial & Private Sector Development Vice Presidency of the World Bank (2010) về mô hình dự báo tài chính;… Theo đó, hai phương pháp phân tích chủ yếu được các quốc gia sử dụng để thực hiện giám sát từ xa đối với hệ thống TCTD là phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích thống kê (kinh tế lượng). Đối với các mô hình kinh tế lượng, hiện có 02 nhóm chính là nhóm các mô hình thống kê và nhóm các mô hình dựa trên cấu trúc. Theo đó, trọng tâm mô hình thống kê là xác định xác xuất vỡ nợ (PD) nhằm xác định các biến giải thích (chỉ số phản ánh) đủ tin cậy có khả năng dự báo nguy cơ đổ vỡ của một ngân hàng. Ngược lại, mô hình cấu trúc tập trung vào việc xây dựng các phương pháp đo lường rủi ro để lượng hoá rủi ro trong một phép đo đồng nhất, để từ đó có thể đánh giá/lượng hoá rủi ro tổng thể và rủi ro riêng lẻ (như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,…) của một TCTD.

Các nghiên cứu này là nguồn kinh nghiệm tham khảo quý giá cho Luận án để đưa ra các bài học và giải pháp cho việc áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD của Việt Nam.

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - thực trạng và giải pháp - 3

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước

2.2.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng

Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD được đề cập trong khá nhiều các công trình nghiên cứu trong nước.Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào một nội dung cụ thể như phương pháp giám sát, công tác quản lý cán bộ, các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế cho hoạt động giám sát ngân hàng... Chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện yêu cầu cần phải đổi mới cũng như xác định được định hướng trọng tâm cần thực hiện để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam đối với các TCTD.

Các nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Tiệu (1995), Nguyễn Đăng Hồng (1995), Lê Như Cơ (1995), Trịnh Bá Tửu (1998), Ngô Bá Lại (2000) và Nguyễn Đình Tự (2001) đều mới đề cập đến nội dung cần thay đổi mô hình cơ cấu tổ chức CQTTGSNH, chưa


đề cập đến việc thay đổi phương thức, hoạt động thanh tra, giám sát. Mặt khác, các nghiên cứu này đều khá cũ và những định hướng, giải pháp đưa ra, hầu hết đều được NHNN sử dụng và áp dụng cho giai đoạn cải tổ CQTTGSNH trước năm 2008.

Một số nghiên cứu khác, không đề cập trực tiếp đến nội dung về mô hình, cơ cấu tổ chức CQTTGSNH mà tập trung vào một lĩnh vực hoặc một mảng hoạt động nhất định của cơ quan này như nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tôn (1995) tập trung vào hoạt động giám sát từ xa và xếp loại các TCTD theo CAMEL; Trương Ngọc Anh (1995) đánh giá về hoạt động thanh tra tại chỗ của các định chế tài chính ở Việt Nam và Nguyễn Công Dương (2000) tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và đào tạo cán bộ thanh tra Ngân hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hồng (2010) tuy không trực tiếp đề cập đến việc đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD nhưng thông qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (bên cạnh nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống các TCTD). Theo đó, để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, ngoài việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở công nghệ, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động, tiêu chí giám sát cũng như việc hoàn thiện phương pháp giám sát từ xa và phương pháp thanh tra tại chỗ.

Để thực hiện được mục tiêu này, theo tác giả cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể: Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng.


2.2.2. Sự cần thiết, điều kiện dịch chuyển từ thanh tra, giám sát truyền thống sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng

Ở Việt Nam, giai đoạn trước khi ban hành Luật NHNN năm 2010, chưa có một nghiên cứu cụ thể đánh giá sự cần thiết của việc chuyển đổi từ phương pháp thanh tra, giám sát truyền thống sang áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với hệ thống các TCTD; hoặc các nghiên cứu đều chưa trực tiếp đề cập đến nội dung thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hồng (2010) thông qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng (bên cạnh nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống các TCTD). Theo đó, để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, ngoài việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế và hạ tầng cơ sở công nghệ, chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy mạnh hợp tác về thanh tra, giám sát ngân hàng, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới hoạt động, tiêu chí giám sát cũng như việc hoàn thiện phương pháp giám sát từ xa và phương pháp thanh tra tại chỗ.

Để thực hiện được mục tiêu này, theo tác giả cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra, giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể: Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; xây dựng sổ tay thanh tra, giám sát ngân hàng.

Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) bước đầu đề cập và nêu được vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở pháp lý của phương pháp thanh tra, giám sát của CQTTGSNH, tạo cơ sở cho cơ quan này thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các TCTD Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra, giám sát trong điều kiện hội nhập.


Tuy nhiên, sau thời gian này, cũng không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp đề cập đến nội dung về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2011) mặc dù đánh giá khá toàn diện về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu mới chỉ bao gồm các đánh giá từ năm 2009 trở về trước. Toàn bộ bức tranh về hệ thống các TCTD và hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam từ sau 2009 (sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng toàn cầu) chưa được phân tích, đánh giá; đồng thời, tác giả cũng không đề cập đến sự cần thiết phải chuyển sang phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

2.2.3. Về khái niệm, hiệu quả, yêu cầu và cách tiếp cận đối với việc thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2014) là nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách trực tiếp và tổng quát về công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam, những tồn tại hạn chế trong mô hình CQTTGSNH hiện tại trong việc triển khai công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam; từ đó, đưa ra những định hướng về công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Mặc dù vậy, hạn chế của nghiên cứu là mới dừng lại ở việc áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cũng được đề cập đến trong khá nhiều các nghiên cứu, như: Luận văn của Nguyễn Thị Thu Hằng (2010, Đại học Luật) “Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” đã nêu được vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở pháp lý của phương pháp thanh tra, giám sát của CQTTGSNH, tạo cơ sở cho cơ quan này thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các TCTD Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng trong điều kiện hội nhập.

Tài liệu do CQTTGSNH biên soạn “Sổ tay giám sát ngân hàng” (ban hành kèm theo Quyết định số 2145/QĐ-NHNN ngày 13/10/2017 của Thống đốc NHNN), đưa ra được những vấn đề như: phân tích cụ thể về giám sát rủi ro; phân tích, đánh giá các loại rủi ro của TCTD; các công cụ hỗ trợ giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô… Đây được coi là cẩm nang để các thanh tra viên dựa vào đó để thực hiện quy trình giám sát ngân hàng. Mặc dù cũng giới thiệu phương pháp thanh tra,


giám sát trên cơ sở rủi ro, chỉ ra yêu cầu kết hợp các chỉ tiêu định lượng và yếu tố định tính để mang đến hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra, giám sát; tuy nhiên, tài liệu cũng chủ yếu tập trung vào các quy trình giám sát an toàn vi mô và vĩ mô cũng như phương pháp giám sát tuân thủ truyền thống.

Khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính trong đó có vai trò không nhỏ của CQTTGSNH cũng bước đầu được đề cập đến trong một số nghiên cứu như nghiên cứu của Phạm Tiên Phong (2014) “Xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính Việt Nam” (DTNH.07/2014) trong đó đề xuất khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính Việt Nam bao gồm các mục tiêu và công cụ thực hiện, khuôn khổ pháp lý, quy trình và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan (với vai trò chủ chốt của NHTW, CQTTGSNH) và các Bộ, ngành liên quan trong quá trình thực hiện.

2.2.4. Về các công cụ định lượng phục vụ thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro

Nghiên cứu của Dương Quốc Anh (2011) về “Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú sốc trên thị trường tài chính (Stress Test)” hệ thống hóa những khái niệm cơ bản, hiểu biết chung về Kiểm tra sức chịu đựng và ứng dụng của nó trong quản lý và kiểm soát rủi ro, những kỹ thuật và cách tiếp cận phổ biến, quy trình thực hiện, sự tham gia của Cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tài chính khi triển khai… Từ những nghiên cứu về các điều kiện để thực hiện Stress Test, và so sánh với bối cảnh hiện tại của NHNN và hệ thống ngân hàng, nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể để NHNN có thể vận dụng công cụ Stress Test để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Nghiên cứu cũng mở ra một hướng đi trong đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam thông qua khuyến nghị việc NHNN nên kết hợp thực hiện Stress Test với các hoạt động thanh tra tại chỗ và sử dụng các công cụ giám sát khác để đem lại những kết quả có ý nghĩa. Tác giả cũng cho rằng, Stress Test nên được sử dụng như một công cụ hỗ trợ NHNN trong việc lập kế hoạch và có các giải pháp đối với các cuộc khủng hoảng là kết quả của các kịch bản (nếu như xảy ra) và đề xuất kết quả của Stress Test nên là một phần trong các báo cáo định kỳ cho Ban lãnh đạo NHNN và trong các báo cáo định kỳ về thanh tra, giám sát.

Tương tự, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Đăng Phi (2014) về “Ứng dụng phương pháp Gauss-Seidel trong xây dựng mô hình giám sát an toàn hoạt động ngân hàng tại CQTTGSNH (DTNH.09/2014); nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2015) về “Xây dựng và ứng dụng mô hình cấu trúc trong hoạt động thanh tra, giám


sát các TCTD” (DTNH.04/2015) cũng đề cập đến việc phải đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, trong đó đưa ra những đánh giá tổng quan về cách thức ứng dụng phương pháp Gauss-Seidel trong xây dựng mô hình giám sát an toàn hoạt động ngân hàng; các phương pháp xây dựng mô hình cấu trúc áp dụng tại các NHTW, tổ chức và cá nhân trên thế giới từ đó đề xuất ứng dụng thử nghiệm mô hình dự báo trong công tác thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa tại CQTTGSNH… Tuy nhiên, hạn chế của những nghiên cứu này là chưa đưa ra được những định hướng cụ thể và khái quát trong việc đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát của Việt Nam và các ứng dụng mô hình sử dụng trong hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

2.3. Khoảng trống tri thức và câu hỏi nghiên cứu

2.3.1. Khoảng trống tri thức

Vấn đề đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát theo hướng áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro mặc dù không phải mới mẻ, nhưng là vấn đề đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt sau những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn nhiều khoảng trống. Cụ thể, các nghiên cứu nước ngoài về các điều kiện và yêu cầu đặt ra cho các cơ quan giám sát trong việc áp dụng và thực thi phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro mặc dù cũng khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên các nghiên cứu này thường là những nghiên cứu điển hình (kinh nghiệm của từng quốc gia trong việc áp dụng phương pháp này), chưa có nghiên cứu cụ thể nào đối với trường hợp của các nước đang phát triển, có cùng trình độ phát triển với Việt Nam.

Đối với các nghiên cứu trong nước, hiện cũng có rất ít các nghiên cứu về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng quan về sự cần thiết phải thực hiện đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD, chuyển từ thanh tra, giám sát tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo đó, các khoảng trống đặt ra cho nghiên cứu bao gồm:

(i) Chưa phân tích và hệ thống hóa được sự cần thiết phải triển khai thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại NHNN Việt Nam; bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng áp dụng của từng nước;

(ii) Chưa làm rõ và hệ thống hóa một cách đầy đủ những nguyên nhân, hạn chế của việc áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN Việt Nam đối với các TCTD trên các phương diện: Khuôn khổ pháp lý; Mô hình, tổ chức bộ máy; Trình độ, năng lực cán bộ; Nguồn cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin; Hoạt động quản trị rủi ro của bản thân các TCTD;


(iii) Chưa hệ thống hóa được những công cụ định lượng đã, đang nghiên cứu, ứng dụng trong công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro hiện nay;

(iv) Chưa hệ thống hóa và đưa ra được những đề xuất giải pháp cả về góc độ quản lý (vai trò của NHNN) và góc độ thực tiễn hoạt động (vai trò của các TCTD) nhằm đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

Do đó, Luận án “Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các TCTD – thực trạng và giải pháp” nếu được thực hiện có thể lấp một phần khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này.

2.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Sự cần thiết phải chuyển đổi phương pháp thanh tra, giám sát truyền thống sang việc thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD; những ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này?

- Để thực thi có hiệu quả phương pháp thanh tra, giám sát các TCTD trên cơ sở rủi ro tại Việt Nam thì cần phải xây dựng/hoàn thiện những điều kiện gì (về cơ cấu tổ chức bộ máy, về khuôn khổ pháp lý, nguồn lực con người, hệ thống công nghệ thông tin,…)? Và các giải pháp gì trong quá trình triển khai phương pháp này?

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh tra, giám sát các TCTD trên cơ sở rủi ro.

- Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD, rút ra bài học cho Việt Nam.

- Nghiên cứu về thực trạng áp dụng thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD tại Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế trong quá trình triển khai.

- Đề xuất giải pháp để áp dụng và xây dựng lộ trình triển khai phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với hệ thống các TCTD của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các TCTD.

- Về thời gian: từ năm 2009 đến 31/12/2018.

5. Phương pháp nghiên cứu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022