Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong Giai Đoạn 2004-2008.


*Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

*Hội đồng Quản trị

Do Đại hội cổ đông bầu ra để quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng quản trị là cổ đông của Công ty, cơ cấu Hội đồng quản trị hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm.

*Ban Kiểm soát

Do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành, Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.

*Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc của công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.

+ Tổng Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về việc điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Báo cáo cho Hội đồng quản trị về mọi tình hình hoạt động của Công ty.

- Chịu trách nhiệm về việc thuê mướn và sử dụng lao động, ký hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.


- Chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty.

- Ban hành hệ thống quản lý Công ty

- Thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn cho Công ty…

+ Phó Tổng Giám đốc điều hành

- Thay mặt chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc điều hành các mặt hoạt động của Công ty.

- Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo hoạt động các phòng: Hành chính, Nhân sự, IT, Kinh doanh và Bakery.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Báo cáo Tổng Giám đốc việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của các phòng ban trực thuộc.

- Phê duyệt các đề xuất có liên quan tới các phòng ban kể trên.

- Định hướng công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực toàn Công ty.

* Giám đốc sản xuất

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực sản xuất của Công ty.

- Trực tiếp điều hành các phòng: Kỹ thuật cơ khí, các phân xưởng sản xuất.

* Giám đốc Kinh doanh

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

- Trực tiếp điều hành các phòng ban: Sales, Marketing, Bakery

* Giám đốc khối phục vụ bổ trợ

- Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của các phòng ban: Phòng nhân sự, phòng IT, phòng tài chính kế toán.

*Trưởng bộ phận/ cán bộ chủ quản các đơn vị

Chịu trách nhiệm điều hành và phân công công việc tại đơn vị nhằm hoàn thành mục tiêu được giao.


2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2004-2008.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành thực phẩm và chế biến thực phẩm ngày càng được chú trọng và phát triển. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường cũng như việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt chi phí sản xuất để đạt hiệu quả cao trong kinh tế.

Trong những năm qua, do Công ty luôn quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường tốt nên doanh thu của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc năm sau luôn cao hơn năm trước. Sự phát triển của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được phản ánh trong bảng 2.1- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 – 2008 dưới đây.


Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 – 2008


Đvt: triệu đồng


Chỉ tiêu


Năm 2004


Năm 2005


Năm 2006


Năm 2007


Năm 2008

Chênh lệch giữa các năm

2005/2004

2006/2005

2007/2006

2008/2007

Độ lớn

%

Độ lớn

%

Độ lớn

%

Độ lớn

%


1. Doanh thu thuần


275009


354789


419429


561516


689338


79780


29.01


64640


18.22


142087


33.88


127822


22.76


2.Các khoản chi phí


247942


315119


363810


465499


687820


67177


27.09


48691


15.45


101689


27.95


222321


47.76


3. Lợi nhuận trước thuế


27067


39670


55619


96017


1518


12603


46.56


15949


40.20


40398


72.63


-94499


-98.42


4. Lợi nhuận sau thuế


19488.24


28562.4


40045.68


69132.24


1092.96


9074.16


46.56


11483.28


40.20


29086.56


72.63


-68039.3


-98.42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh đô miền bắc - 6


( Nguồn trích: Trích báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 )


43


doanh thu (tr.đ)

* Về doanh thu


800000

700000

600000

500000

400000

300000

200000

100000

0

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Biểu đồ 2.1:Doanh thu của Công ty giai đoạn 2004-2008 (số liệu lấy từ bảng 2.1)

Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy doanh thu của Công ty trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008 luôn có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu năm 2004 là 275009 triệu đồng nhưng sang năm 2005 doanh thu là 354789 triệu đồng tăng 79780 triệu đồng ( tương đương tăng 29,01% ) so với năm 2004, năm 2006 doanh thu là 419429 triệu đồng tăng 64640 triệu đồng (tương đương tăng 18,22 % ) so với năm 2005, năm 2007 doanh thu là 561516 tăng 142087 triệu đồng (tương đương tăng 33,38 % ) so với năm 2006, năm 2008 doanh thu là 689338 triệu đồng tăng 127822 triệu đồng ( tương đương tăng 22,76 % ) so với năm 2007. Nhìn tổng thể, doanh thu của Công ty luôn có xu hướng tăng là dấu hiệu tốt. Công ty cần phải phát huy và duy trì tốc độ tăng doanh thu như vậy, tuy nhiên bên cạnh việc tăng về doanh thu ta cần xem xét về mặt chi phí, lợi nhuận trước thuế của Công ty.


chi phí (tr.đ)

* Về chi phí


800000

700000

600000

500000

400000

300000

200000

100000

0

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Biểu đồ 2.2: Chi phí của Công ty giai đoạn 2004 -2008 (số liệu lấy từ bảng 2.1 )

Nhìn vào bảng 2.1 và biểu dồ 2.2 ta thấy chi phí của Công ty trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008 luôn có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, chi phí năm 2004 là 247 942 triệu đồng nhưng sang năm 2005 chi phí là 315119 triệu đồng tăng 67177 triệu đồng ( tương đương tăng 27,09 % ) so với năm 2004, năm 2006 chi phí là 363 810 triệu đồng tăng 48691 triệu đồng (tương đương 15,45 % ) so với năm 2005, năm 2007 chi phí là 465 499 triệu đồng tăng 101 689 triệu đồng (tương đương tăng 27,95 % ) so với năm 2006, năm 2008 chi phí là 687 820 triệu đồng tăng 222 321 triệu đồng ( tương đương tăng 47,76 % ) so với năm 2007. Nhìn tổng thể chi phí của Công ty luôn có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chi phí của Công ty luôn nhỏ hơn tốc độ tăng về doanh thu ( trừ năm 2008 tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu ) nên việc tăng chi phí có thể chấp nhận được.


lợi nhuận trước thuế (tr.đ)

* Về lợi nhuận trước thuế


120000

100000

80000

60000

40000

20000

0

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Công ty giai đoạn 2004-2008 ( số liệu lấy từ bảng 2.1 )

Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.3 ta thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty trong giai đoạn từ năm 2004 – 2008 luôn có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước ( trừ năm 2008). Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2004 là 27067 triệu đồng nhưng sang năm 2005 lợi nhuận trước thuế là 39670 triệu đồng tăng 12603 triệu đồng ( tương đương tăng 46,56 % ) so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 55619 triệu đồng tăng 15949 triệu đồng (tương đương tăng 40,20 % ) so với năm 2005, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 69017 triệu đồng tăng 40398 triệu đồng (tương đương tăng 72,63 % ) so với năm 2006, năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 1518 triệu đồng giảm 9449 triệu đồng (tương đương giảm 98,42 %)


so với năm 2007, sự giảm lợi nhuận này do tỉ lệ tăng của chi phí nhanh hơn tỉ lệ tăng của doanh thu (tỉ lệ tăng của doanh thu năm 2008 là 22,76 %, trong khi đó tỉ lệ tăng của chi phí năm 2008 là 47,76 %). Nhìn tổng thể lợi nhuận trước thuế của Công ty luôn có xu hướng tăng là dấu hiệu tốt. Công ty cần phải phát huy và duy trì tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế .‌


2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

2.2.1. Thực trạng vốn, nguồn vốn của Công ty

Phân tích cơ cấu vốn, nguồn vốn của Công ty sẽ giúp cho việc đánh giá tính hợp lý trong việc quản lý sử dụng vốn. Đây là cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và tìm kiếm các nguồn tài trợ thích hợp. Cơ cấu vốn, nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 2.2 - Kết cấu vốn và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2004 – 2008 dưới đây.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí