- Xem xét thái độ là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc, có ý thức của chủ thể, liên quan đến hệ giá trị của cá nhân và luôn hướng tới một đối tượng nhất định,
- Thái độ là thuộc tính cốt lõi của nhân cách, có tính ổn định, bền vững, có mối liên hệ mật thiết đối với các sự vật hiện tượng mà cá nhân đặt mối quan hệ,
- Thái độ là một yếu tố định hướng hành vi xã hội của con người,
- Thái độ được biểu hiện ở ba thành phần: Xúc cảm, tình cảm và hành vi.
Chúng tôi thống nhất với quan điểm cho rằng, nghiên cứu thái độ phải xem xét trong mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội và phải dựa trên các thành phần cơ bản của thái độ bao gồm: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Thái độ mang tính chủ thể và luôn hướng tới một đối tượng hoặc một loạt các đối tượng cụ thể, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.
Trên cơ sở phân tích khái niệm thái độ của các tác giả nêu trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào quan điểm của M.Smith (1942) nghiên cứu thái độ gồm có ba thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi để xem xét thái độ và nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý cho sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với đối tượng nào đó và đưa ra khái niệm thái độ một cách đầy đủ, phù hợp với luận án như sau:
Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với đối tượng nào đó, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống và điều kiện cụ thể.
2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá thái độ
Mặc dù cho đến nay, các nhà tâm lý học chưa hoàn toàn thống nhất với định nghĩa về thái độ, nhưng đa số các nhà nghiên cứu lại đồng ý với các tiêu chí để xác định thái độ như sau:
* Sự sẵn sàng phản ứng tâm - sinh lý
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Thái Độ Hợp Tác Của Cha Mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Thái Độ Hợp Tác Của Cha Mẹ Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp
- Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Năng Lực Hợp Tác Của Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp
- Đặc Điểm Khách Thể Nghiên Cứu Là Cha/mẹ Học Sinh
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Ở mỗi cá nhân, khi sắp có những hành động thì sẽ xuất hiện sự sẵn sàng tâm lý nhằm định hướng hành động của cá nhân diễn ra theo một phương thức nhất định và nhất quán với đối tượng. Sự sẵn sàng tâm lý là cơ sở tạo nên tính tích cực lựa chọn các phản ứng về nhận thức, xúc cảm và hành vi của chủ thể, giúp
cho chủ thể phát triển thái độ theo hướng tích cực đối với vấn đề đã tìm thấy giá trị, lợi ích làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc một thái độ tiêu cực đối với vấn đề mà cá nhân nhận thấy là không mang lại lợi ích. (Allport, 1935; Newcom, 1935; Smith, 1942).
Sự sẵn sàng phản ứng càng cao của chủ thể càng thể hiện sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc giá trị, lợi ích của đối tượng, đáp ứng được nhu cầu của chủ thể từ đó sẽ nảy sinh xúc cảm, tạo động lực thúc đẩy cá nhân có những hành động cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng
*Tính lựa chọn của thái độ
Một đặc trưng khác của thái độ được các nhà nghiên cứu thống nhất cao là tính định hướng của thái độ. Thái độ luôn hướng tới một đối tượng nhất định. Đối tượng có thể là tất cả những sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần của chúng ta....Tuy nhiên không phải bất kỳ sự vật hiện tượng nào chủ thể cũng thể hiện thái độ. Chủ thể chỉ có thái độ đối với những đối tượng có tồn tại trong thế giới tâm lý của mình. (Allport, 1935; Smith, 1942; Knud S. Larsen & Lê Văn Hảo, 2010). Tính lựa chọn hay tính định hướng của thái độ liên quan mật thiết với nhu cầu, giá trị của cá nhân. Sự lựa chọn của cá nhân được ưu tiên đối với các đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu cá nhân, có giá trị đối với cá nhân, giúp cá nhân thoả mãn những lợi ích và tránh tổn thất. Điều đó thể hiện xu hướng, định hướng của cá nhân trong việc lựa chọn nhận thức, xúc cảm, và hành vi đối với giá trị của đối tượng của thái độ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
* Tính ổn định, bền vững của thái độ
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý đã chứng minh rằng, các thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi có mối liên hệ khá vững chắc với nhau tạo nên tính ổn định, bền vững của thái độ. Tuy nhiên, thái độ là thuộc tính tâm lý không phải là bất biến, thái độ có thể thay đổi, đổi mới khi cá nhân có sự thay đổi vị trí, vai trò của mình trong xã hội hoặc có những tác động phù hợp (Smith, 1942; Sikhirev, 1973; Ph. Lomov, 2000). Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu thái độ về mặt năng động. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi xây dựng thang đo, khảo sát
thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp trường THCS trong hoạt động giáo dục
*Tính chủ thể của thái độ
Thái độ bao giờ cũng gắn với một cá nhân cụ thể (Lagiurski, 1924), với vị trí, vai trò của họ trong các quan hệ xã hội và luôn luôn hướng tới một đối tượng nhất định. Điều đó có nghĩa thái độ bao giờ cũng mang tính chủ thể, bộc lộ xu hướng, tính tích cực lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng của thái độ. Cùng một sự vật hiện tượng tác động nhưng ở mỗi chủ thể tỏ thái độ khác nhau đối với hiện thực, điều đó thể hiện hệ giá trị cơ bản ở mỗi con người. Một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng; từ rất sớm con người đã học được cách nhận biết xem thái độ nào mang lại lợi ích cho bản thân và thái độ nào có thể dẫn đến sự trừng phạt. Chính vì thế, đôi khi chúng ta lựa chọn cách thể hiện thái độ nào đó bởi vì đó là điều mà xã hội mong muốn hoặc được cho là đúng đắn (Katz, 1960).
2.2.1.3. Các mặt biểu hiện của thái độ
Trên cơ sở xem xét các công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lý cùng với định nghĩa thái độ như trên mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét thái độ dựa trên ba thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
*Biểu hiện nhận thức trong thái độ.
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, có chức năng phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, làm sáng tỏ sự vật hiện tượng giúp cho hoạt động của con người trở nên nhất quán hơn. Nhận thức tham gia vào các hoạt động tâm lý của con người và có chức năng và mức độ phản ánh khác nhau về đối tượng.
Khi tham gia vào thái độ, nhận thức làm cho sự vật hiện tượng trở nên sáng tỏ hơn, giúp cá nhân nhận ra được bản chất sự vật hiện tượng đó là gì, giá trị, lợi ích của nó có đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của chủ thể hay không, từ đó hình thành ý thức, niềm tin về đối tượng và giá trị của đối tượng, hình thành ở cá nhân
sự sẵn sàng lựa chọn trong nhận thức, xúc cảm và hành động đối với các đối tượng khác nhau.
Chính vì vậy, nhận thức là nền tảng, cơ sở tạo nên tính sẵn sàng lựa chọn xúc cảm và hành vi trong thái độ của cá nhân, làm cho xúc cảm, hành vi của chủ thể về đối tượng của thái độ trở nên sáng tỏ hơn. Ngược lại, tính sẵn sàng tâm lý của chủ thể tạo nên tính lựa chọn của nhận thức trong thái độ, làm cho nhận thức trở nên đúng đắn, sâu sắc hơn. Con người có thể đạt đến các mức độ nhận thức khác nhau về giá trị, lợi ích của đối tượng, có thể là nhận thức đầy đủ, sâu sắc hay phiếm diện, nông cạn; đúng đắn hay lệch lạc điều đó phụ thuộc vào tính chủ thể, sự lựa chọn trong nhận thức của chủ thể về giá trị của đối tượng đó có đáp ứng được nhu cầu của chủ thể hay không. Điều đó cho thấy, nhận thức vừa là nguồn gốc thể hiện thái độ, vừa là yếu tố cấu thành, yếu tố tác động, ảnh hưởng làm cho thái độ trở nên rõ ràng hơn.
*Biểu hiện xúc cảm trong thái độ.
Xúc cảm là một trong ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người, thể hiện sự rung động của cá nhân đối với giá trị của đối tượng, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu, động cơ của chủ thể. Trong cấu trúc của thái độ, xúc cảm là thành phần cốt lõi, đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng phản ứng đối với đối tượng của thái độ (P.N Sikhirev, 1973;Eagly &Chaiken, 1998; Fazio, 2000). Xúc cảm mạnh mẽ, tích cực sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng tâm lý mạnh mẽ hơn, xúc cảm ổn định tạo nên tính ổn định trong thái độ. Ngược lại, nếu xúc cảm yếu, tiêu cực rất có thể kìm hãm sự sẵn sàng tâm lý, sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành vi trong thái độ của các nhân.
Xúc cảm của cá nhân hết sức phong phú, đa dạng thể hiện ở sự hài lòng, quan tâm, hứng thú, sợ hãi, yêu hay ghét, vui hay buồn, bình tĩnh hay giận dữ, khó chịu, thích hay không thích (Eagly &Chaiken, 1998; Fazio, 2000)...của cá nhân đối với giá trị của đối tượng. Trong quan hệ với các mặt biểu hiện của thái độ, xúc cảm thể hiện các mức độ khác nhau. Về cường độ: mạnh, ổn định, vừa phải hay
yếu; Tính chất: tích cực, trung tính hay tiêu cực; Trạng thái: xúc động, tâm trạng hay say mê...
Tuy nhiên, xúc cảm trong thái độ luôn mang sắc thái chủ thể, điều đó được thể hiện ở việc bộc lộ xúc cảm, lựa chọn xúc cảm đối với giá trị của đối tượng. Dựa vào xúc cảm mà đôi khi cá nhân có thể gán cho đối tượng những thuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức sai lệch về giá trị của đối tượng (yêu nên tốt, ghét nên xấu), phản ánh rõ ràng ảnh hưởng của xúc cảm với nhận thức.
*Biểu hiện hành vi trong thái độ
Hành vi là một cấp độ biểu hiện ra bên ngoài của thái độ, là hệ thống các thao tác biểu hiện mức độ sẵn sàng lựa chọn của nhận thức, trạng thái xúc cảm trong thái độ và nhờ cường độ, mức độ tần số của các thao tác hành vi tác động vào đối tượng làm cho nhận thức được bộc lộ, xúc cảm được sáng tỏ, thông qua đó mà chúng ta có thể nhận biết được thái độ của cá nhân rõ ràng hơn. Ngược lại, khi thực hiện các thao tác hành vi, nếu chúng ta càng ý thức rõ ràng thường xuyên về thái độ của mình bao nhiêu thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi của mình càng lớn bấy nhiêu. Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu vào tâm trí sẽ nhắc nhở chúng ta thực hiện hành vi theo hướng đã xác định. Vì vậy, hành vi và thái độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay đổi thái độ, là chỉ báo quan trọng để đánh giá thái độ (Allport, 1935; Smith, 1942; Ajzen, 1977; Fishbein, 1982). Tuy nhiên, trong một số trường hợp hành vi và thái độ lại không thống nhất, mâu thuẫn với nhau (La Piere, 1934; Wichker, 1969)
Tóm lại: Ba thành phần biểu hiện của thái độ có quan hệ mật thiết với nhau, sự thống nhất giữa các thành phần đó tạo nên một thái độ xác định của chủ thể. Đứng trước một đối tượng nào đó, để có thái độ với đối tượng, con người phải tuân theo quy luật: trước hết, con người phải có nhận thức (hiểu biết) bản chất, giá trị, lợi ích của đối tượng; nhận thức đó sẽ là cơ sở nảy sinh, định hướng, điều chỉnh, điều khiển xúc cảm đối với giá trị của đối tượng; từ đó tạo động lực thúc
đẩy cá nhân có những hành động, hành vi cụ thể. Tuy nhiên, tùy theo tình huống mà một thành phần nào đó chiếm vị trí chủ đạo, chi phối thái độ của cá nhân (Smith, 1942; Akert, 1998). Cho nên, chúng ta có thể nói rằng: từ tính thống nhất của nhận thức, xúc cảm và hành vi chúng ta có thể thấy được một thái độ xác định. Đây cũng chính là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu vấn đề này.
2.2.2. Thái độ hợp tác
2.2.2.1. Khái niệm thái độ hợp tác
Từ định nghĩa chung về thái độ và căn cứ vào cách lý giải khái niệm hợp tác của các tác giả đã nêu ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm thái độ hợp tác như sau: Thái độ hợp tác là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong các hoạt động, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của các chủ thể trong những tình huống và điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích chung
2.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá thái độ hợp tác
* Sự sẵn sàng phản ứng tâm - sinh lý của thái độ hợp tác
Khi các cá nhân có thể hợp tác chặt chẽ, đồng bộ được với nhau sẽ xuất hiện TĐHT như sự sẵn sàng tâm lý nhằm định hướng hành động hợp tác của các chủ thể diễn ra theo một phương thức nhất định như đã thống nhất.
Sự sẵn sàng tâm lý là cơ sở tạo nên tính tích cực lựa chọn các phản ứng về nhận thức, xúc cảm và hành vi của chủ thể đối với sự hợp tác, giúp cho chủ thể phát triển thái độ theo hướng tích cực đối với sự hợp tác trong các hoạt động. Tuy nhiên, sự sẵn sàng phản ứng đó không phải bột phát mà mang tính chủ định, có ý thức, có chọn lọc của chủ thể đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động nào đó có đáp ứng được nhu cầu của chủ thể hay không.
Mức độ sẵn sàng phản ứng trong TĐHT giữa các chủ thể khác nhau thông qua các mức độ biểu hiện của nhận thức, xúc cảm và hành vi. Sự sẵn sàng phản ứng càng cao của chủ thể càng thể hiện sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc giá trị, lợi ích của sự hợp tác, đáp ứng được nhu cầu của chủ thể từ đó sẽ nảy sinh xúc cảm, tạo động lực thúc đẩy cá nhân có những hành động một cách chủ động, tích cực trên cơ sở có sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng về giá trị, quyền lợi và trách
nhiệm của mỗi bên nhằm đạt được mục đích chung. Chính vì vậy, khi đánh giá mức độ sẵn sàng phản ứng của TĐHT chúng ta xem xét thông qua các mức độ biểu hiện của nhận thức, xúc cảm và hành vi.
*Tính lựa chọn của thái độ hợp tác
TĐHT luôn hướng tới một đối tượng nhất định. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự lĩnh vực, hay hoạt động nào chủ thể cũng có TĐHT. Chủ thể chỉ có TĐHT đối với những lĩnh vực, hoạt động mà chủ thể nhận thức được giá trị, lợi ích của sự hợp tác đáp ứng nhu cầu của bản thân. Điều đó thể hiện xu hướng, định hướng của cá nhân trong việc lựa chọn nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi đối với giá trị của sự hợp tácnhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
* Tính ổn định, bền vững của thái độ hợp tác
TĐHT được hình thành trên nền tảng mối quan hệ, sự hiểu biết, nhu cầu, mong muốn của các chủ thể được phối hợp cùng nhau để thực hiện, chia sẻ một công việc hay một hoạt động nào đó, và cấu thành bởi ba thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi có mối liên hệ khá vững chắc với nhau tạo nên tính ổn định, bền vững của TĐHT. Tính ổn định, bền vững trong TĐHT tạo nên sự sẵn sàng lựa chọn ổn định bền vững trong hoạt động hợp tác của các chủ thể. Tuy nhiên, TĐHT có thể thay đổi, đổi mới khi cá nhân có sự thay đổi vị trí, vai trò của mình trong xã hội hoặc có những tác động phù hợp.
* Tính chủ thể của thái độ hợp tác.
TĐHT mang tính chủ thể, bộc lộ xu hướng, tính tích cực lựa chọn thái độ của các chủ thể đối với sự hợp tác. Trên thực tế, sự hợp tác có thể diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, tuy nhiên không phải lĩnh vực nào cá nhân cũng có TĐHT hoặc là cùng một sự hợp tác trong lĩnh vực nào đó nhưng ở mỗi cá nhân lại có biểu hiện TĐHT khác nhau.
2.2.2.3. Các mặt biểu hiện của thái độ hợp tác
*Biểu hiện nhận thức trong thái độ hợp tác
Nhận thức trong TĐHT giúp cá nhân hiểu được bản chất của sự hợp tác là gì?, giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động, hay lĩnh vực nào đó có đáp ứng được nhu cầu của chủ thể hay không?. Chính vì vậy, nhận thức là nền tảng, cơ sở tạo nên tính sẵn sàng lựa chọn xúc cảm và hành vi trong TĐHT của cá nhân, từ đó
bộc lộ xúc cảm, hành vi của chủ thể đối với sự hợp tác. Ngược lại, tính sẵn sàng tâm lý của chủ thể tạo nên tính lựa chọn của nhận thức trong TĐHT, làm cho nhận thức trở nên đúng đắn, sâu sắc hơn.
Cá nhân có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau về giá trị, lợi ích của sự hợp tác điều đó phụ thuộc vào giá trị, lợi ích của sự hợp tác có đáp ứng được nhu cầu của chủ thể hay không. Chủ thể nhận thức càng đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng, giá trị, lợi ích của sự hợp tác mang lại từ đó sẽ nảy sinh xúc cảm thôi thúc cá nhân có những hành động cụ thể.
*Biểu hiện xúc cảm trong thái độ hợp tác
Xúc cảm trong TĐHT thể hiện sự rung động của cá nhân đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác, đáp ứng nhu cầu, động cơ của chủ thể. Xúc cảm trong TĐHT là thành phần cốt lõi, đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng phản ứng đối với sự hợp tác. Xúc cảm mạnh mẽ, tích cực sẽ thúc đẩy sự sẵn sàng tâm lý mạnh mẽ hơn, xúc cảm ổn định tạo nên tính ổn định trong TĐHT. Ngược lại, nếu xúc cảm yếu, tiêu cực rất có thể kìm hãm sự sẵn sàng tâm lý, sẽ làm lệch hướng nhận thức và hành vi trong TĐHT của các nhân. Vì vậy, xúc cảm trong TĐHT có quan hệ chặt chẽ với nhận thức và hành vi.
Tuy nhiên, xúc cảm trong TĐHT luôn mang sắc thái của chủ thể, điều đó được thể hiện ở việc bộc lộ, lựa chọn xúc cảm đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác. Để có thể tiến hành hợp tác cùng nhau trong một lĩnh vực nào đó các chủ thể thường có những biểu hiện xúc cảm dương tính như: yêu quý, tôn trọng, tin tưởng, hài lòng, cảm thông, chia sẻ cùng nhau....
*Biểu hiện hành vi trong thái độ hợp tác
Hành vi là một cấp độ biểu hiện ra bên ngoài của TĐHT, là hệ thống các thao tác biểu hiện mức độ sẵn sàng lựa chọn của nhận thức, trạng thái xúc cảm và nhờ cường độ, mức độ tần số của các thao tác hành vi tác động vào đối tượng làm cho nhận thức được bộc lộ, xúc cảm được sáng tỏ, thông qua đó mà chúng ta có thể nhận biết được TĐHT của chủ rõ ràng hơn. Ngược lại, khi thực hiện các thao tác hành vi, nếu chúng ta càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về giá trị, lợi ích của sự hợp tác và có xúc cảm tích cực bao nhiêu thì sự tương ứng giữa TĐHT và hành vi của mình càng lớn bấy nhiêu.