không từ chối tham gia, các thao tác có ý lưỡng lự, đôi khi còn mang tính đối phó qua loa cho xong việc.
Mức độ 1: Đây là mức độ TĐHT của CMHS thể hiện rất tiêu cực, mức độ sẵn sàng phản ứng chọn lọc rất thấp, không ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Nhận thức được biểu hiện sự “Hiểu rất ít, hiểu không rõ ràng, lệch lạc” thậm chí hạ thấp giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm đối với sự hợp tác; nội dung, hình thức, các phương tiện sử dụng trong việc trao đổi hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Điều này dẫn đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp rất tiêu cực.
Xúc cảm của Cha/mẹ tỏ ra “Rất khó chịu”“Rất thờ ơ” đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác; vai trò, trách nhiệm của sự hợp tác; nội dung công việc; hình thức, các phương tiện sử dụng trong việc trao đổi hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh. Đây là yếu tố gây cản trở lớn trong quá trình hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp.
Hành vi “Thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc” trong quá trình hợp tác giáo dục học sinh, thậm chí có những hành vi chống đối.
Khi đánh giá, xếp loại cho từng chỉ số và phân loại chung, chúng tôi chú ý đến các nguyên tắc:
+ Loại nào có tần số xuất hiện cùng lúc thì loại đó sẽ được chọn khi xếp loại tổng hợp. Ví dụ: 1,1,1 - Xếp mức độ 1
+ Loại nào có tần số xuất hiện ưu tiên thì loại đó sẽ được chọn khi xếp loại tổng hợp. Ví dụ: 1,2,2 - Xếp mức độ 2
+ Chúng tôi cũng chú ý đến tính bù trừ khi xếp loại. Ví dục: 1,2,3 - Xếp mức
độ 2.
+ Nếu có sự xuất hiện chênh lệch nhiều (2 bậc) thì kết quả xếp loại ở mức độ
trung gian. Ví dụ: 1,1,3 - Xếp mức độ 2
Khi xếp loại chỉ số nào đó, chúng tôi kết hợp với kết quả thu được qua quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu sản phẩn để điều chỉnh cho phù hợp. Đây cũng chính là sự phân chia mà chúng tôi sử dụng trong việc nghiên cứu thực tiễn sau này.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích và tập hợp các thông tin lý luận có liên quan đến đề tài ở các góc độ triết học, sinh lý học, xã hội học, tâm lý học xã hội...thông qua đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục.
3.3.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, lý luận giáo dục để xây dựng khung cơ sở lý luận, thiết kế công cụ nghiên cứu, xử lí và giải thích các số liệu.
Phương pháp này được tiến hành bằng hình thức tổ chức xêmina, thảo luận khoa học, trao đổi trực tiếp với chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học.
3.3.3. Phương pháp quan sát
Trên cơ sở kết quả điều tra và xử lý ban đầu chúng tôi lựa chọn những CMHS và GVCN lớp để quan sát trong một quá trình khoảng 3 - 4 tháng.
* Mục đích quan sát
+ Kiểm tra lại kết quả trả lời của cha/mẹ ở phiếu điều tra xem có phù hợp với thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục hay không?
+ Thu thập thêm các thông tin thực tiễn bổ sung cho các tư liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác.
*Khách thể quan sát
Nhóm những người trực tiếp tham gia làm thực nghiệm tác động, gồm 50 cha/mẹ học sinh
* Nội dung quan sát
+ Chúng tôi tiến hành quan sát những biểu hiện TĐHT của CMHS và GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.
+ Đối tượng quan sát của chúng tôi là biểu hiện nhận thức, xúc cảm, hành vi, cách ứng xử của CMHS với GVCN lớp, cách thức thể hiện vai trò, trách nhiệm, các
nội dung và phương thức hợp tác cùng nhau của CMHS và GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục tại nhà trường, gia đình. Đó là những biểu hiện của CMHS và GVCN lớp có TĐHT tích cực hay không?.
* Cách thức tổ chức quan sát
+ Khi quan sát không làm ảnh hưởng đến tâm lý khách thể nghiên cứu,
+ Bước đầu làm quen với nhà trường, GVCN lớp, CMHS được quan sát để tạo mối quan hệ thân tình, cởi mở với cha/mẹ và GVCN,
+ Đến thăm gia đình, nhà trường vào các ngày nghỉ và sau giờ làm việc,
+ Tham dự các buổi họp CMHS, các cuộc trao đổi giữa cha/mẹ và GVCN lớp v.v…
+ Trong quá trình quan sát chúng tôi tiến hành ghi chép đầy đủ các thông tin, nhận xét, đánh giá những kết quả thu được, so sánh với những phương pháp nghiên cứu khác.
3.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để tiến hành điều tra thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã xây dựng bộ phiếu hỏi về các nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Phụ lục 1.2)
Quá trình hình thành bảng hỏi được tiến hành theo hai bước:
* Soạn thảo bảng hỏi và điều tra thăm dò để hoàn thiện bộ câu hỏi.
+ Soạn bảng hỏi
Bảng hỏi dành cho cha/mẹ học sinh: Cấu trúc nội dung của bảng hỏi gồm 5 câu về TĐHT của CMHS đối với các lĩnh vực:
1. TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh.
2. TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường.
4. TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp
*Bố cục của bảng hỏi như sau:
- Nội dung 1: TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh. Gồm câu hỏi 1,2,3 được bố trí theo thứ tự và các mặt biểu hiện của thái độ: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
+ Biểu hiện nhận thức, câu hỏi 1 (gồm 6 item): 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Biểu hiện xúc cảm, câu hỏi 2 (gồm 6 item): 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Biểu hiện hành vi, câu hỏi 3 (gồm 6 item): 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Nội dung 2: TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Gồm câu hỏi 1,2,3 được bố trí theo thứ tự và các mặt biểu hiện của thái độ: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
+ Biểu hiện nhận thức, câu hỏi 1 (gồm 6 item): 7, 8, 9, 10, 11, 12.
+ Biểu hiện xúc cảm, câu hỏi 2 (gồm 6 item): 7, 8, 9, 10, 11, 12.
+ Biểu hiện hành vi, câu hỏi 3 (gồm 6 item): 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Nội dung 3: TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục. Gồm câu hỏi 1,2,3 được bố trí theo thứ tự và các mặt biểu hiện của thái độ: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
+ Biểu hiện nhận thức, câu hỏi 1 (gồm 6 item): 13, 14, 15, 16, 17, 18.
+ Biểu hiện xúc cảm, câu hỏi 2 (gồm 6 item): 13, 14, 15, 16, 17, 18.
+ Biểu hiện hành vi, câu hỏi 3 (gồm 6 item): 13, 14, 15, 16, 17, 18.
Nội dung 4: TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. Gồm câu hỏi 1,2,3, thứ tự như sau:
+ Biểu hiện nhận thức, câu hỏi 1 (gồm 6 item): 19, 20, 21, 22, 23, 24.
+ Biểu hiện xúc cảm, câu hỏi 2 (gồm 6 item): 19, 20, 21, 22, 23, 24.
+ Biểu hiện hành vi, câu hỏi 3 (gồm 6 item): 19, 20, 21, 22, 23, 24.
Nội dung 5: Hiệu quả của sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp trường THCS trong hoạt động giáo dục: Câu hỏi 4 (gồm 4 item): 1, 2, 3, 4.
Nội dung 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS. Câu hỏi 5 (gồm 8 item): 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Phần sau cùng của mỗi bảng hỏi là các thông tin tìm hiểu về bản thân khách thể nghiên cứu.
+ Lượng hoá các thông tin thu được từ các câu hỏi.
Để lượng hoá các thông tin thu được từ các câu hỏi trong bảng hỏi, chúng tôi
thiết kế mỗi câu hỏi đều có 5 phương án trả lời với các mức từ thấp đến cao và được quy ra điểm số. Cụ thể, trong mỗi hỏi:
Câu hỏi 1: Biểu hiện nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp
- Trả lời theo phương án 1: Hiểu biết rất ít, hiểu không rõ ràng, lệch lạc: 1 điểm
- Trả lời theo phương án 2: Hiểu còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa đúng đắn: 2 điểm
- Trả lời theo phương án 3: Hiểu chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc: 3 điểm
- Trả lời theo phương án 4: Hiểu tương đối đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc: 4 điểm
- Trả lời theo phương án 5: Hiểu đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc: 5 điểm
Câu hỏi 2: Biểu hiện xúc cảm trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp
- Trả lời theo phương án 1: Rất khó chịu, rất thờ ơ: 1 điểm
- Trả lời theo phương án 2: Khó chịu, thờ ơ: 2 điểm
- Trả lời theo phương án 3: Bình thường: 3 điểm
- Trả lời theo phương án 4: Hài lòng, quan tâm: 4 điểm
- Trả lời theo phương án 5: Rất hài lòng, rất quan tâm: 5 điểm
Câu hỏi 3: Biểu hiện hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp
- Trả lời theo phương án 1: Thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc: 1 điểm
- Trả lời theo phương án 2: Thực hiện một cách thụ động, làm theo: 2 điểm
- Trả lời theo phương án 3: Thực hiện một cách tự giác, đáp ứng yêu cầu, làm theo: 3 điểm
- Trả lời theo phương án 4: Thực hiện một cách chủ động, tích cực: 4 điểm
- Trả lời theo phương án 5: Thực hiện một cách rất chủ động, rất tích cực: 5 điểm
Câu hỏi 4: Hiệu quả của sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp trường
THCS
- Trả lời theo phương án: Rất thấp: 1 điểm
- Trả lời theo phương án: Thấp: 2 điểm
- Trả lời theo phương án: Bình thường: 3 điểm
- Trả lời theo phương án: Tốt: 4 điểm
- Trả lời theo phương án: Rất tốt: 5 điểm
Câu hỏi 5: Những yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS
- Trả lời theo phương án: Rất yếu: 1 điểm
- Trả lời theo phương án: Yếu: 2 điểm
- Trả lời theo phương án: Ảnh hưởng vừa: 3 điểm
- Trả lời theo phương án: Mạnh: 4 điểm
- Trả lời theo phương án: Rất mạnh: 5 điểm
Như vậy, theo cách tính điểm như trên, để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi quy định mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS, gồm 5 mức: Mức 5: 5 điểm; Mức 4: 4 điểm; Mức 3: 3 điểm; Mức 2: 2 điểm; Mức 1: 1 điểm. Dựa vào quy định này, chúng tôi tính điểm trung bình TĐHT của CMHS với GVCN lớp của toàn mẫu nghiên cứu nói chung, xét theo tham số: Học lực của con, nghề nghiệp của cha/mẹ, khối lớp học sinh nói riêng. Chúng tôi quy ước thang đánh giá chung:
Để xác định thang đo, chúng tôi dựa vào điểm trung bình và độ lệch chuẩn (Standard Deviation) để xác định các mức độ:
Mức 1, TĐHT rất tiêu cực: 1.0 - 2.09 điểm
Mức 2,TĐHT tiêu cực: 2.1 - 2.74 điểm
Mức 3, TĐHT trung bình: 2.75 - 3.05 điểm
Mức 4, TĐHT tích cực: 3.06 - 3.7 điểm
Mức 5, TĐHT rất tích cực: 3.71 - 5.0 điểm
+ Điều tra thăm dò
Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (gồm 5 câu như trên) thăm dò trên mẫu khách thể là 48 CMHS. Mục đích của việc điều tra thăm dò nhằm xác định độ tin cậy và độ giá trị của phiếu trưng cầu ý kiến để chỉnh sửa những câu hỏi chưa đạt yêu cầu. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS For Windows phiên bản 16.0
* Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Theo mô hình lý thuyết, có nhiều cách để đánh giá độ tin cậy của một bộ công cụ nghiên cứu.
Để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này đề tài dùng phương pháp đánh giá mức độ tương quan giữa các Item trong cùng miền đo (Internal Consistency methods); sử dụng mô hình tương quan Cronbcha’s Alpha. Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng Item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tương quan của từng Item với đỉnh của các Item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng kiểu thang đo được coi là thấp nếu hệ số Alpha < 0,40. Độ tin cậy của cả thang đo được coi là thấp nếu hệ số Alpha < 0,60. Kết quả phân tích độ tin cậy của bảng hỏi đo biểu hiện TĐHT trên mẫu cha/mẹ học sinh cho thấy các kiểu thang đo của phép đo này có hệ số tin cậy Alpha từ 0,781 đến 0,918 - đạt mức khá.
Bảng 3.3. Độ tin cậy của bảng hỏi về các nội dung được nghiên cứu trên mẫu cha mẹ học sinh
Hệ số tin cậy Alpha | |
Mẫu khách thể n = 586 | |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh. | 0.918 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. | 0.796 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường. | 0.873 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. | 0.851 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp. | 0.918 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Năng Lực Hợp Tác Của Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp
- Đặc Điểm Khách Thể Nghiên Cứu Là Cha/mẹ Học Sinh
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Hoạt Động
- Thực Trạng Thái Độ Hợp Tác Của Cha Mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở.
- Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Xét Theo Khối Lớp Học Sinh
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Bảng 3.4. Độ tin cậy của bảng hỏi về các nội dung được nghiên cứu trên mẫu giáo viên chủ nhiệm
Hệ số tin cậy Alpha | |
Mẫu khách thể n = 40 | |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh. | 0.851 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. | 0.878 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường. | 0.781 |
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. | 0.831 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp. | 0.851 |
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho thấy hệ số KMO = 0.719 >
0.5 phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm Barletts là 13503.9 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, (bác bỏ giả thuyết Ho các biến quan sát không có tương ứng với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về mô hình phân tích nhân tố không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các thang đo của bảng hỏi, các mệnh đề đều có nội dung phù hợp, cần chỉnh sửa khoảng 10% số câu hỏi trong bảng hỏi. Trong quá trình điều chỉnh, các câu hỏi và số item trong bảng hỏi không thay đổi so với ban đầu, việc chỉnh sửa chủ yếu bằng cách điều chỉnh cách diễn đạt các item trong mỗi câu hỏi sao cho tường minh hơn để thuận lợi cho việc trả lời của khách thể mà vẫn đảm bảo độ tin cậy. Chẳng hạn, ở nội dung 1: Câu hỏi