Đặc Điểm Khách Thể Nghiên Cứu Là Cha/mẹ Học Sinh

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CHA MẸ HỌC SINH VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.1. Nghiên cứu lí luận

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến TĐ nói chung, TĐHT, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS nói riêng.

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, xác định những khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án như: Hợp tác, Thái độ, TĐHT, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS.

- Xác định mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp được biểu hiện: Nhận thức; xúc cảm và hành vi.

3.1.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS thông qua một số nội dung cơ bản: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. Đây là những lĩnh vực khá phổ biến trong quá trình hợp tác giữa CMHS với GVCN và nhà trường. Có những hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cha mẹ và học sinh, như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Có những hoạt động quan hệ gián tiếp, như: Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. Đo đó, rất có thể dẫn đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp có mức độ biểu hiện khác nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS.

- Thử nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh THCS.

3.1.2. Chọn mẫu khách thể nghiên cứu

* Mẫu điều tra thăm dò

Để xây dựng giả thuyết khoa học và xác định các phương pháp nghiên cứu, chính xác hóa công cụ nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra thăm dò 48 CMHS (lớp 8), trường THCS Lý Tự Trọng, trường THCS Hoằng Châu, trong đó: có 20 nam và 28 nữ.

Về nghề nghiệp của cha/mẹ học sinh:

- 15 Cha/mẹ học sinh là nông dân thuần túy và lao động tự do,

- 5 Cha/mẹ học sinh là giáo viên

- 12 Cha/mẹ học sinh buôn bán,

- 8 Cha/mẹ học sinh là công nhân,

- 8 Cha/mẹ học sinh còn lại không cùng nghề với nhau.

* Mẫu điều tra đại trà

Mẫu đại trà là số CMHS và GVCN lớp ở trường THCS được nghiên cứu nhằm phát hiện thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.

Số lượng CMHS được nghiên cứu điều tra thực trạng là 586 CMHS có con học từ lớp 6 đến lớp 9 và 40 GVCN từ lớp 6 đến lớp 9 tại các: Trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa; Trường THCS Hoằng Châu, Hoằng Hóa; Trường THCS Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Trường THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Phân bố khách thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là cha/mẹ học sinh


Nghề nghiệp

Cha/mẹ

Khối lớp

Cha/mẹ

SL

%

SL

%

CB viên chức

216

36.86

Lớp 6

110

18.77

Công nhân

150

25.60

Lớp 7

183

31.22

KD, LĐ tự do

110

18.77

Lớp 8

183

31.22

Nông nghiệp

110

18.77

Lớp 9

110

18.77

Tổng

586

100

Tổng

586

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 10

Bảng 3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là GVCN lớp


Các tiêu chí

SL

Tỉ lệ %


Trường

THCS Lý Tự Trọng

11

31,43

THCS Hoằng Châu

9

25,72

THCS Cổ Nhuế

8

22,85

THCS Chu Văn An

7

20,00


GVCN Lớp

6

8

22,85

7

8

22,85

8

10

28.57

9

9

25,72

Giới tính

Nam

16

45,72

Nữ

19

54,28


* Mẫu phỏng vấn

Mẫu khách thể phỏng vấn sâu là 10 CMHS và 4 GVCN lớp. Những CMHS và GVCN lớp này được lựa chọn trong số khách thể nghiên cứu đại trà. Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn sâu 4 cán bộ quản lý và 06 học sinh trường THCS Lý Tự Trọng, trường THCS Hoằng Châu

* Mẫu quan sát

Mẫu quan sát là 4 cha/mẹ học sinh và 4 GVCN lớp (từ mẫu điều tra đại trà)

* Mẫu thực nghiệm tác động

Mẫu thực nghiệm tác động gồm 50 cha/mẹ được lấy từ số mẫu điều tra đại trà thuộc trường THCS Lý Tự Trọng, trường THCS Hoằng Châu có TĐHT mức độ 1, mức độ 2. (Danh sách mẫu thực nghiệm xem Phụ lục 5)

Như vậy, tổng số mẫu khách thể được khảo sát trong nghiên cứu thực trạng là 684, trong đó:

+ Mẫu điều tra thăm dò: 48 CMHS

+ Mẫu điều tra chính thức: 586 CMHS và 40 GVCN, 04 cán bộ quản lý, 6 học sinh.

+ Mẫu thực nghiệm tác động: 50 CMHS

Tuy nhiên, như phần phạm vi khách thể nghiên cứu chúng tôi đã lý giải, đối với GVCN, Cán bộ quản lý và học sinh chúng tôi chỉ tiến hành hành phỏng vấn sâu, quan sát thu thập những thông tin định tính nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng một cách khách quan, tường minh hơn.

3.1.3. Địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu ở 4 trường THCS: Trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Thanh Hóa; Trường THCS Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa; Trường THCS Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Trường THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Trường THCS Lý Tự Trọng thuộc phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa. Đây là khu vực đông dân cư, người dân sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau như: Cán bộ viên chức, kinh doanh, buôn bán, lao động tự do… người sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nhìn chung đời sống kinh tế của người dân ở đây tương đối khá và ổn định. Học sinh của trường THCS Lý Tự Trọng chủ yếu là con em cán bộ viên chức, cha mẹ có sự quan tâm đến việc học tập của con cái, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con cái học tập tốt.

- Trường THCS Hoằng Châu thuộc địa bàn xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đồng bằng nông thôn, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, cán bộ công chức, viên chức chỉ chiếm khoảng 5%. Đa số học sinh xuất phát từ gia đình nông dân nghèo, đời sống còn

nhiều khó khăn nên nhiều gia đình bố mẹ phải đi làm ăn xa, ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến việc học của con.

- Trường THCS Cổ Nhuế đóng trên địa bàn phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Cư dân phường Cổ Nhuế sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, buôn bán, công chức nhà nước, một số gia đình không có việc làm ổn định nên đã phải đi làm thuê, số khác sinh sống bằng nghề may truyền thống. Tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, thiếu nhiều hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nên đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.

- Trường THCS Chu Văn An thuộc địa bàn phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Thành lập năm 1907 với tên “Trường Trung học Bảo Hộ”, năm 1955 trường đổi tên là trường THCS Chu Văn An. Đây là khu vực có mật độ dân cư đông, người dân chủ yếu sống bằng nghề Cán bộ công chức, viên chức, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ - du lịch, lao động tự do…., số người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp và nghề truyền thống chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, đời sống của người dân tương đối khá giả và ổn định.

3.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng khung lý luận về hợp tác, TĐ, TĐHT, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục. Bước này chủ yếu thông qua đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để xây dựng khung lý luận, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

Bước 2: Xây dựng và lựa chọn bộ công cụ nghiên cứu.

+ Xây dựng bộ phiếu câu hỏi điều tra (Phụ lục 1.2)

+ Xây dựng bộ mẫu phỏng vấn CMHS, GVCN lớp, học sinh, Hiệu trưởng trường THCS (Phụ lục 2.1, Phụ lục 2.2).

+ Xây dựng mẫu biên bản quan sát (Phụ lục 2.4, Phụ lục 2.5).

+ Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (Phụ lục 1.1).

+ Bước 3: Thử nghiệm và chính xác hóa bộ công cụ nghiên cứu trên các mẫu nghiệm thể là 48 CMHS lớp 8 thuộc trường THCS Lý Tự Trọng, trường

THCS Hoằng Châu, học kỳ 2 năm học 2014 - 2015, qua đó sửa chữa, hoàn thiện và chính xác bộ công cụ nghiên cứu.

+ Bước 4: Thu thập số liệu.

Chúng tôi tiến hành điều tra đại trà trên 586 CMHS lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 và 40 GVCN của những học sinh này. Cùng với việc điều tra bằng phiếu hỏi (chỉ dành cho CMHS), chúng tôi tổ chức quan sát và phỏng vấn sâu một số CMHS, GVCN lớp, cán bộ quản lý và học sinh.

+ Bước 5: Đề xuất biện pháp tác động.

Trên cơ sở phân tích lý luận và các số liệu thu được, chúng tôi đề xuất biện pháp tác động tâm lý nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

+ Bước 6: Tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành vào năm học 2015- 2016 với CMHS lớp 7, lớp 8 nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp.

+ Bước 7: Xử lý các số liệu thu được và viết luận án

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS For Windows 16.0 và một số phương tiện hỗ trợ khác để xử lý, phân tích, đánh giá các số liệu thu được, trên cơ sở đó để tiến hành viết luận án.

3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ biểu hiện thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

3.2.1. Tiêu chí đánh giá

Như đã phân tích trong chương 2, có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để xác định các tiêu chí đánh giá các mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS. Trong đề tài này, chúng tôi căn cứ vào mức độ biểu hiện của các tiếu chí: Sự sẵn sàng phản ứng tâm - sinh lý; tính lựa chọn, tính ổn định, bền vững; tính chủ thể trong TĐHT của cha/mẹ học sinh dựa trên điểm trung bình (ĐTB) của 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động giáo dục và phát triển nhà trường

3.2.2. Thang đánh giá mức độ biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục học sinh, chúng tôi sử dụng thang 5 bậc (5 mức độ) để định mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS

Mức độ 5: CMHS có “TĐHT rất tích cực”, thể hiện sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc rất cao, rất ổn định và bền vững của CMHS đối với sự hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh, được biểu hiện ở cả 3 thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT:

Nhận thức thể hiện một cách “Đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc” bản chất của sự hợp tác; giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của CMHS; nội dung, các phương tiện sử dụng để trao đổi hợp tác trong hoạt động giáo dục học sinh. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp CMHS nâng cao TĐHT với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Xúc cảm thể hiện sự “Rất hài lòng”“Rất quan tâm” đến giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục, đáp ứng nhu cầu rất cao của CMHS; vai trò, trách nhiệm, nội dung, các phương tiện sử dụng để trao đổi hợp tác.

Hành vi của cha/mẹ “Thực hiện một cách rất chủ động, rất tích cực” trong quá trình hợp tác giáo dục, với mức độ, cường độ, tần số của các thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần gắn với nhu cầu, thói quen của CMHS.

Mức độ 4: TĐHT của CMHS ở mức độ tích cực, thể hiện sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc cao, ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi:

CMHS nhận thức “Tương đối đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc” bản chất của sự hợp tác; giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của CMHS trong sự hợp tác giáo dục học sinh; nội dung, các phương tiện sử dụng để trao đổi hợp tác. Tuy nhiên mức độ này biểu hiện nhận thức chưa toàn diện bằng mức độ 5.

Xúc cảm biểu hiện sự “Hài lòng”“Quan tâm” của CMHS đến giá trị, lợi ích của sự hợp tác trong hoạt động giáo dục, đáp ứng nhu cầu cao của CMHS; vai trò, trách nhiệm của sự hợp tác; nội dung công việc; hình thức, các phương tiện sử dụng để trao đổi hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh.

Hành vi của CMHS thực hiện một cách “Chủ động, tích cực” thể hiện nhu cầu, thói quen của CM trong quá trình hợp tác giáo dục học sinh.

Mức độ 3: Ở mức độ này “TĐHT của CMHS ở mức trung bình”, thể hiện sự sẵn phản ứng có chọn lọc trung bình, tương đối ổn định và bền vững, thể hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi:

CMHS nhận thức “Chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc” bản chất của sự hợp tác; giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của CMHS trong sự hợp tác giáo dục học sinh; nội dung, các phương tiện sử dụng để trao đổi hợp tác. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến TĐHT của CMSH với GVCN lớp

Xúc cảm của CMHS ở mức“Bình thường” đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác; vai trò, trách nhiệm, nội dung, hình thức, các phương tiện sử dụng trong việc trao đổi hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh. Mức độ này, xúc cảm của CMHS ở mức trung tính như: không lo lắng nhưng cũng không hoàn toàn yên tâm, không quan tâm nhưng cũng không thờ ơ, không hài lòng nhưng cũng không thể hiện ra. Đây là yếu tố ít nhiều gây cản trở trong quá trình hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp.

Hành vi “Thực hiện tự giác, đáp ứng yêu cầu, làm theo” trong quá trình hợp tác giáo dục học sinh. Mức độ này, tần số các thao tác lặp đi lặp lại ít, đôi khi còn thụ động, phụ thuộc.

Mức độ 2: CMHS có TĐHT tiêu cực, thể hiện mức độ sẵn sàng phản ứng có chọn lọc thấp, ít ổn định và bền vững, biểu hiện ở cả 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm và hành vi:

Nhận thức “Chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa đúng đắn” bản chất của sự hợp tác; giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của CMHS trong sự hợp tác giáo dục học sinh; nội dung, các phương tiện sử dụng trao đổi hợp tác.

Xúc cảm thể hiện sự “Khó chịu”“Thờ ơ” đối với giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm đối với sự hợp tác; nội dung, hình thức, các phương tiện sử dụng trao đổi hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Hành vi “Thực hiện một cách thụ động, làm theo” trong quá trình hợp tác giáo dục học sinh. Điều đó được thể hiện sự không sẵn sàng thực hiện, nhưng

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí