Năng Lực Hợp Tác Của Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp

ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nhân cách trẻ, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Ngược lại nếu trong gia đình có bầu không khí gia đình nặng nề, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh.

2.3.1.4. Điều kiện kinh tế gia đình

Điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Dù là gia đình truyền thống hay gia đình hạt nhân thì phần lớn CM có con lứa tuổi học sinh THCS đang ở độ tuổi trung niên, đều là nguồn nhân lực chủ chốt, quyết định vấn đề kinh tế trong gia đình. Nếu gia đình có nền tảng kinh tế vững chắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CMHS có nhiều thời gian, trí tuệ, tâm huyết cũng như vật chất dành cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngược lại, nếu kinh tế gia đình khó khăn, CM các em phải tất bật lo toan cho cuộc sống gia đình, sẽ hạn chế thời gian quan tâm đến việc giáo dục con cái. Vì thế, việc hợp tác với GVCN lớp cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.

Trong thời kỳ kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ nét hơn. Nhiều gia đình khá giả, CMHS có điều kiện trang bị cho con những điều kiện học tập tốt nhất, sẵn sàng hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, chăm lo công tác phát triển nhà trường. Trong mối quan hệ này dẫn đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trở nên tự nhiên, tích cực không bị gò bó. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận gia đình tuy kinh tế khá giả, nhưng CMHS chỉ biết lo làm ăn, đầu tư kinh tế, coi trọng giá trị vật chất, lối sống thực dụng… với suy nghĩ đóng đủ tiền học cho con theo yêu cầu của nhà trường là làm tròn trách nhiệm dẫn tình trạng học sinh thiếu động cơ, hứng thú học tập, có tư tưởng chông chờ vào thầy cô và bố mẹ.

Ngượi lại, những gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, CMHS lại phải “tất bật” trong vòng xoay kiếm tiền để lo liệu cuộc sống, thiếu thời gian quan tâm đến việc học tập của con. Đời sống khó khăn, nghèo túng của một bộ phận người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng khó khăn hoặc là những người nghèo ở thành thị dẫn đến không đủ điều kiện cho con ăn học. Mặc dù CMHS nhận thức được giá trị, tầm quan trọng của việc hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục

nhưng lại rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, “lực bất tòng tâm”, dẫn đến TĐHT với GVCN lớp thiếu tính tích cực.

2.3.1.5. Nghề nghiệp của cha mẹ

CMHS lứa tuổi THCS phần lớn là ở độ tuổi trung niên, nghề nghiệp chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống của họ. Nghề nghiệp chẳng những giúp cho họ sinh sống mà còn là một phương kế theo đuổi lý tưởng, hoài bão lớn. Thường ở lứa tuổi này, CM các em hoàn toàn gắn bó với nghề mà ít có ý định chuyển đổi, do đã qua thâm niên công tác, có tình cảm với nghề, hoặc do tự bằng lòng chấp nhận công việc đang làm là cần thiết cho cuộc sống bản thân, gia đình; mặc dù, đó có thể không phải là nghề nghiệp như họ từng mong muốn trước đây. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, mỗi người cũng tạo dựng cho mình những thành tựu nhất định, điều này tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế cho gia đình. Theo một số nhà tâm lý học, dù thuộc gia đình hạt nhân hay gia đình mở rộng, người trung niên vẫn giữ vai trò trụ cột đảm bảo sự ổn định, cân bằng của gia đình và việc giáo dục con cái. (Vũ Thị Nho, 2005). Chính vì lẽ đó, nghề nghiệp của CMHS có ảnh hưởng nhất định đến TĐHT với GVCN lớp.

Thực tế cho thấy, nếu CMHS là cán bộ công viên chức nhà nước, giáo viên, có trình độ văn hóa, trình độ nhận thức tốt, thường xuyên tham gia vào các công việc xã hội, họ có hiểu biết, có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, vì thế họ hiểu được giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc hợp tác với nhà trường, GVCN lớp. Ngược lại, nếu CMHS là nông dân, quanh năm suốt tháng lăn lộn với đồng ruộng, ít va chạm, tiếp xúc với môi trường giáo dục; CM là công nhân, lao động tự do, có khi phải đi làm xa nhà, đồng lương ít ỏi nên phải làm thêm, làm tăng ca để tăng thu nhập cho gia đình, trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức về khoa học giáo dục, thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý con trẻ…muốn quan tâm đến việc học tập, dạy bảo con cái nhưng cũng không biết nên làm thế nào.

2.3.2. Hoạt động giáo dục của nhà trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Nhà trường là một thiết chế xã hội có kỷ luật chặt chẽ, có mục đích giáo dục đúng đắn, là nơi truyền thụ tri thức và giáo dục học sinh một cách toàn diện

theo nội dung giáo dục: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết và nắm vững tâm sinh lí của từng lứa tuổi, là những người biết tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; là nơi tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện và giáo dục học sinh một cách có tổ chức, có kế hoạch, căn cứ vào mục tiêu giáo dục cụ thể được nhà nước quy định. Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả giáo dục là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất tạo nên niền tin, TĐHT tích cực của CMHS với nhà trường. Mục tiêu cuối cùng của sự hợp tác cũng chính là chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giáo dục. CMHS phải tìm thấy lợi ích, giá trị của sự hợp tác trong các hoạt động giáo dục đối với con em họ, và mỗi khi lợi ích, giá trị đó đáp ứng được nhu cầu của CMHS thì họ sẵn sàng hợp tác vô điều kiện với nhà trường.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 9

Cơ chế quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Nếu Ban giám hiệu nhà trường thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cũng như có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ giáo viên tham gia công tác này; nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của CMHS trong việc hợp tác giáo dục, giúp họ hiểu rõ mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục con cái; có kế hoạch hoạt động cụ thể, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác này chặt chẽ thì CMHS sẽ có TĐHT tích cực với GVCN lớp. Ngược lại, nếu ban giám hiệu nhà trường thiếu sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, không có kế hoạch cụ thể về hoạt động hợp tác với gia đình; chưa chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá xếp loại công tác này, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của nhà trường, lòng tin và TĐHT của CMHS

Thực tế hiện nay, ở một số trường việc tổ chức các hoạt động giáo dục (trừ hoạt động giảng dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, mang tính hình thức, chưa huy động được đông đảo học sinh tham gia. Nhà trường chủ yếu chuyên tâm vào việc “dạy chữ” còn việc “dạy người” chưa thực sự được chú trọng. Vẫn còn hiện tượng nhà trường thiếu kỷ cương, nề nếp, một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc dạy học và giáo dục học sinh, đặc biệt là thiếu kỹ năng ứng xử sư

phạm, đối xử thiếu công bằng và khách quan đối với học sinh đã vô tình dẫn đến làm mất lòng tin từ phía CM các em, từ đó có những phản ứng tiêu cực đối với giáo viên và nhà trường.

Để nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp, nhà trường cần chú trọng tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục, thi đua dạy tốt - học tốt, không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học. Công tác xây dựng trường sở, phát triển nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ cần phải được tiến hành có kế hoạch, đồng bộ, mang lại hiệu quả cao, tạo môi trường giáo dục nhà trường như là hạt nhân tích cực của các môi trường giáo dục gia đình, giáo dục xã hội. Không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng tích cực, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút đông đảo các em tham gia, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho CMHS có điều kiện trải nghiệm, cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, từ đó nâng cao TĐHT tích cực với nhà trường và GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

2.3.3. Năng lực hợp tác của của giáo viên chủ nhiệm lớp

Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm lý, sinh lý phù hợp và đáp ứng yêu cầu, giúp người GVCN lớp hoàn thành tốt hoạt động dạy học và giáo dục. Theo chúng tôi, trình độ, năng lực của người GVCN lớp trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động dạy học, giáo dục của GVCN lớp không chỉ được tổ chức riêng rẽ trong phạm vi lớp học mà còn có mặt khắp nơi trong nhà trường, gia đình và xã hội. Trong khi đó, người GVCN lớp có vai trò, chức năng rất quan trọng, là chiếc cầu nối, trung gian trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình; thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ chương, yêu cầu của nhà trường đến với gia đình đồng thời tiếp thu ý kiến, nguyện vọng từ phía CMHS để báo cáo với lãnh đạo nhà trường. Qua đó gắn kết trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh. Chính vì vậy, năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục nói

chung và năng lực hợp tác của GVCN lớp với CMHS có ảnh hưởng rất lớn đến TĐHT của CMHS.

Hiện nay, phần lớn các giáo viên đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp được Ban giám hiệu nhà trường lựa chọn từ những giáo viên được đào tạo bài bản trong các trường sư phạm, có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục. Năng lực hợp tác của GVCN lớp được thể hiện ở một số kĩ năng sau:

- Kĩ năng xây dựng kế hoạch hợp tác: GVCN lớp cần phải biết xây dựng kế hoạch hợp tác với CMHS từng năm học với nội dung và mục tiêu cụ thể đảm bảo tính khoa học, tính ổn định và tính mục đích của hoạt động điều đó sẽ giúp cho giáo viên có thể tiên lượng trước và có thể khắc phục được khó khăn hạn chế trong quá trình hợp tác.

- Kĩ năng vận động, huy động tiềm năng trí tuệ và khả năng của các bậc CM vào việc giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là giáo dục tư tưởng đạo đức, đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục và phát triển nhà trường.

- Kĩ năng tư vấn, bồi dưỡng cho các bậc CMHS về kiến thức tâm lí, phương pháp giáo dục để cùng nhà trường giáo dục con.

- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với CMHS. Trong mối quan hệ, ứng xử với CMHS, GVCN lớp cũng phải hết sức khéo léo, tế nhị, trên cơ sở hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. GVCN lớp phải thực sự là người thầy tâm huyết với nghề “yêu nghề, yêu trẻ”, coi học trò như con cái, như người bạn của mình. Có nghĩa là GVCN lớp phải đảm nhận rất nhiều chức năng “làm mẹ, làm thầy, làm bạn” với học trò. Có yêu thương học trò như con đẻ, gần gũi sẻ chia như một người bạn của mình thì mới tạo được sự đồng thuận, tín nhiệm của CM các em. Làm sao để cho họ có thể hoàn toàn yên tâm, gửi gắm con em mình cho các thầy cô với những tình cảm tốt đẹp nhất. Như vậy sẽ tạo nên TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp.

Từ thực tiễn cho thấy, nếu người GVCN lớp có năng lực hợp tác tốt, nhiệt tình trong công tác, giầu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, mẫu mực, biết tôn trọng nhân cách học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, quan tâm đến việc

giữ mối liên hệ hợp tác với gia đình trong công tác giáo dục học sinh sẽ tạo được sự tín nhiệm, lòng tin của CM các em. CMHS cảm thấy rất yên tâm khi con mình đang theo học lớp do thầy cô giáo làm chủ nhiệm, từ đó hình thành TĐHT tích cực với GVCN. Ngược lại, nếu năng lực hợp tác của GVCN lớp hạn chế, có biểu hiện thờ ơ, tính toán và thiếu tôn trọng, công bằng trong đánh giá, đối xử với học sinh, làm cho CMHS và chính các em thiếu sự tin cậy vào nhà trường và dẫn đến cản trở, thậm chí phá vỡ mối liên hệ hợp tác giữa gia đình với nhà trường.

2.3.4. Các yếu tố xã hội

Khi đề cập tới môi trường xã hội ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục học sinh bao gồm rất nhiều mặt, như chế độ chính trị, quan hệ giữa người với người trong nền kinh tế thị trường rộng lớn, nhà nước và pháp quyền, các thiết chế, các tổ chức xã hội, tập quán, nếp sống của nhân dân... Tất cả các mặt đó đều thường xuyên tác động tới mỗi con người trong xã hội, tới từng gia đình đồng thời tác động tới TĐHT của CMHS với GVCN lớp.

Các tác động từ phía xã hội có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Dưới ảnh hưởng của xã hội như: Các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, truyền thanh, truyền hình, internet…), các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán…đã chi phối TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Chẳng hạn, khi kinh tế xã hội chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều bậc CMHS bị lôi cuốn vào vòng xoáy của công việc kiếm tiền, nghề nghiệp mưu sinh, thăng quan tiến chức…làm cho họ ít có thời gian quan tâm chăm sóc, liên lạc thường xuyên với GVCN lớp để hợp tác giáo dục con cái. CMHS nắm thông tin về con mình chủ yếu qua điện thoại, thông qua những lời nhận xét của GVCN lớp trong sổ liên lạc hay vài buổi họp CMHS trên lớp... Do đó, không ít trường hợp khi con cái hư hỏng lúc nào mà CM không hay biết.

Những tác động của xã hội có thể làm biến dạng thậm chí có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình được cải thiện, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của CMHS về tầm quan trọng của việc giáo dục, trong

đó giáo dục gia đình đóng vai trò chủ đạo. Nhiều gia đình các bậc CMHS ngày càng đầu tư về vật chất và thời gian nhiều hơn cho việc học tập của con cái. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Thay vì hợp tác tích cực với GVCN lớp trong việc giáo dục con thì một số cha mẹ đã thương mại hóa giáo dục bằng cách “mua điểm”, “chạy điểm” dẫn đến tình trạng con cái ỷ lại, trông chờ, thiếu động lực vươn lên trong học tập.

Phong tục tập quán, văn hóa của địa phương cũng có ảnh hưởng rất lớn đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Trong những cộng đồng, địa phương có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, thường xuyên chú ý tới việc xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa, nhờ đó mà tạo điều kiện cho các bậc CM nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tích cực hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục, tạo cho thế hệ trẻ môi trường sống lành mạnh, hài hòa trong sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục. Do mục đích và giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến một số yếu tố trên. Các yếu tố này có quan hệ gắn bó với nhau cùng chi phối đến việc nâng cao nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng, chi phối của các yếu tố này diễn ra theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Nếu các yếu tố đó được đảm bảo tốt thì sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao TĐHT tích cực. Ngược lại, nếu không được đảm bảo tốt, có những hạn chế, khiếm khuyết thì sẽ gây khó khăn, tạo thành nguyên nhân cản trở việc nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp. Vì vậy, trong trường hợp, TĐHT của CMHS với GVCN lớp không như mong muốn thì cần phải nghiên cứu làm rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

- Xuất phát từ quan niệm TĐHT là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của các chủ thể đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong các hoạt động, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của các chủ thể trong những tình huống và điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích chung. Chúng tôi quan niệm Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của cha/mẹ và giáo viên chủ nhiệm đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hoạt động giáo dục, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của cha/mẹ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.

- TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS được biểu hiện trên 3 mặt đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi. Trong đó nhận thức được biểu hiện thông qua việc hiểu đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; tương đối đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc; hiểu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, lệch lạc đối với hợp tác giáo dục học sinh; Xúc cảm thể hiện sự hài lòng, quan tâm hay khó chịu, thờ ơ đối với sự hợp tác giáo dục học sinh; Hành vi thực hiện một cách rất chủ động, rất tích cực, hay thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc trong quá trình hợp tác giáo dục học sinh.

- TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về cha/mẹ học sinh; yếu tố thuộc về giáo viên chủ nhiệm; yếu tố thuộc về nhà trường; yếu tố tác động từ phía xã hội

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí