Xúc Cảm Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Trong Các Hoạt Động (Xét Theo Học Lực Của Con)

Bảng 4.12. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con)


Nội dung

Học

lực

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

Giỏi

3.0

2.7

22.7

45.2

23.3

6.1

Khá

2.94

3.35

39.16

32.02

22.1

3.37

TB

2.91

5.29

49.17

17.31

12.7

1.81

Kém

2.89

3.12

57.24

27.13

12.01

0.5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

Giỏi

2.74

3.09

25.01

43.2

23.0

5.7

Khá

2.62

1.0

48.8

32.7

16.1

1.5

TB

2.58

0.0

75.1

16.6

7.0

0.7

Kém

2.54

0.7

74.9

17.1

7.3

0.0

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công

tác GD của nhà trường

Giỏi

2.69

2.98

27.02

40.1

23.0

6.9

Khá

2.49

2.27

40.0

33.6

21.0

3.13

TB

2.42

5.0

47.9

25.6

19.0

2.5

Kém

2.37

4.4

67.8

18.9

8.9

0.0

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

Giỏi

2.49

3.01

29.02

40.0

21.78

5.79

Khá

2.41

1.31

62.0

22.4

9.26

5.03

TB

2.27

0.0

73.1

18.6

7.0

0.7

Kém

2.07

0.7

75.9

13.1

10.3

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 17


Tổng hợp kết quả thu được ở bảng 4.12, xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con) có những đặc điểm sau:

Xét chung tất cả các hoạt động thì CMHS có con thuộc nhóm học lực “Giỏi”, “Khá”, mức độ xúc cảm về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt

động thể hiện sự hài lòng, quan tâm cao hơn so với CMHS có con đạt học lực “Trung bình”, “Kém”. Sự chênh lệch này được thể hiện cả ĐTB và tỷ lệ % các mức độ. Sự khác biệt này có giá trị thống kê với P < 0.05. Điều này phần nào cho thấy, xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của con. Quan sát thực tế chúng ta cũng nhận thấy điều này.

Nếu so sánh từng hoạt động chúng ta cũng thấy cũng có sự khác biệt.

Thứ nhất: Biểu hiện xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập, ĐTB chung cao hơn so với ĐTB chung của các hoạt động giáo dục đạo đức; đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; đặc biệt thấp nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, biểu hiện xúc cảm “khó chịu, thờ ơ”.

Thứ hai: Có sự chênh lệch về mức độ xúc cảm của nhóm cha/mẹ có con học lực “Giỏi” giữa các hoạt động. Cụ thể, theo đánh giá của nhóm cha/mẹ có con học lực “Giỏi”, biểu hiện xúc cảm trong hoạt động học tập có mức độ hài lòng, quan tâm cao hơn so với nhóm cha/mẹ có con học lực “Giỏi” trong các hoạt động khác lần lượt là: (ĐTB 3.0 > 2.74 > 2.69 > 2.49).

Thứ ba: Có sự khác biệt về mức độ xúc cảm giữa CMHS có con học lực khác nhau ngay trong bản thân mỗi hoạt động. Chẳng hạn, biểu hiện xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập: ĐTB của CMHS có con thuộc nhóm học tập loại “Giỏi” khá cao (ĐTB: 3.0); ĐTB của nhóm học lực “Khá” (ĐTB 2.94), học lực “Trung bình” (ĐTB: 2.91) và học lực kém (ĐTB 2.89). Hoạt động giáo dục đạo đức: (Giỏi, ĐTB: 2.74; khá, ĐTB 2.62; TB, ĐTB: 2.58; kém, ĐTB: 2.54). Các hoạt động còn lại cũng phản ánh tương tự, tuy nhiên, ĐTB không cao. Riêng có hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, ĐTB chỉ đạt cận giữa của mức độ 2 (đối với CMHS có con học lực khá, giỏi) và cận dưới của mức độ 2 (đối với CM có con học lực trung bình và kém).

Qua sự phân tích trên cho thấy, mối tương quan giữa xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục với kết quả học tập của con là khá chặt chẽ. CMHS tham gia hợp tác với GVCN lớp với mong muốn tạo

cho cái một môi trường học tập tốt, khi nhu cầu đó được thỏa mãn (bằng kết quả học tập của con ngày càng tiến bộ) thì CMHS cảm thấy hài lòng về sự hợp tác. Và ngược lại, khi xúc cảm của CMHS càng mạnh đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng tâm lý của CMHS càng cao.

*Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha mẹ)

Bảng 4.13. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha mẹ)

Nội dung

Nghề

nghiệp

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

CBVC

3.09

1.1

37.7

32.8

27.3

1.1

CN

3.05

2.2

42.2

28.9

26.7

0.0

ND

2.43

4.1

75.2

18.6

2.1

0.0

LĐTD

2.99

0.5

43.4

31.2

24.4

0.5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

CBVC

3.0

0.0

31.1

45.4

23.0

0.5

CN

2.91

0.0

55.6

26.7

17.8

0.0

ND

2.43

8.3

72.2

17.4

2.1

0.0

LĐTD

2.86

1.5

48.8

32.7

16.1

1.0

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD

của nhà trường

CBVC

2.81

0.0

48.1

29.0

17.5

5.5

CN

2.68

4.4

53.3

31.1

11.1

0.0

ND

2.16

0.7

73.1

18.6

7.6

0.0

LĐTD

2.76

4.4

49.8

29.8

15.1

1.0

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

CBVC

2.81

0.0

28.5

50.8

18.0

2.7

CN

2.56

11.1

55.6

22.2

11.1

0.0

ND

2.18

5.7

70.9

13.1

10.3

0.0

LĐTD

2.75

4.9

48.8

30.7

15.1

0.5

Các kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 4.13 cho thấy: CMHS làm ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau có sự khác nhau đáng kể mức độ biểu hiện mặt xúc cảm về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động. Trong đó, CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức xúc cảm biểu hiện mức độ hài lòng, quan tâm về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động cao hơn so với các ngành nghề khác. Điều đó được thể hiện ở ĐTB và tỷ lệ phân phối mức độ của CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức có phần cao hơn so với ĐTB và tỷ lệ phân phối các mức độ của CMHS làm nghề công nhân, nông dân, lao động tự do. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.

Xét từng hoạt động cụ thể cũng cho thấy, CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức, công nhân có ĐTB mức độ xúc cảm về sự hợp tác cao hơn so với CMHS làm nghề nông dân và lao động tự do. Chẳng hạn, sự hợp tác trong hoạt động học tập, mức độ hài lòng, quan tâm của CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức, ĐTB là 3.09, xếp thứ nhất; tiếp đến là CMHS làm công nhân, ĐTB là 3.05; CM làm nghề lao động tự do, ĐTB là 2.99; thấp nhất là CMHS làm nông dân, ĐTB là 2.43- cận giữa của mức độ 2. Các hoạt động giáo dục đạo đức, đóng góp vật chất, tinh thần; hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường cũng theo quy luật trên. Đặc biệt, trong số đó có CMHS làm nông nghiệp biểu hiện mặt xúc cảm về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần; hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường chỉ đạt cận dưới mức độ 2, ĐTB lần lượt là 2.16 và 2.18.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một người bố làm nông nghiệp cho biết: “Chúng tôi làm nông nghiệp, quanh năm ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’, thu nhập chẳng được là bao, phải rất cố gắng mới lo đủ tiền cho con ăn học. Hiện nay một đứa con đi học, nhà trường vẽ ra đủ thứ

tiền…..làm cho chúng tôi cảm thấy rất bức xúc, khó chịu” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 05/04/2015)

Điều đó chứng tỏ rằng, nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, như ở bảng 4.10 chúng tôi đã phân tích, nhận thức của CMHS làm nghề nông nghiệp, lao động tự do về giá trị, lợi ích của sự hợp tác có phần hạn chế nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến xúc cảm của họ. Hơn nữa, do tính chất, đặc thù nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp nên đã chi phối đến đời sống xúc cảm của mỗi cá nhân.

4.1.2.3. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện qua hành vi trong các hoạt động.

Hành vi là thành phần thứ 3 trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục, là thống các thao tác biểu hiện của mức độ nhận thức, trạng thái xúc cảm trong TĐHT. Nhờ cường độ, mức độ, tần số của các thao tác mà chúng ta có thể hiểu được TĐ của cá nhân. Chính vì vậy, hành vi là chỉ báo quan trọng để đo mức độ của TĐ. Nếu CMHS có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về giá trị, lợi ích của sự hợp tác mang lại cho con em mình, xúc cảm tích cực nhưng lại không thể hiện ra bằng những hành vi cụ thể thì thái độ đó vẫn chưa có ý nghĩa.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tiến hành điều tra mức độ TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS biểu hiện mặt hành vi thông qua việc: Thực hiện một cách rất chủ động, tích cực; Chủ động, tích cực; Tự giác, đáp ứng yêu cầu, làm theo; Thực hiện một cách thụ động, làm theo; Thực hiện một cách miễn cưỡng, bắt buộc trong các hoạt động giáo dục. a.Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp

trong các hoạt động (xét chung)

Từ khảo sát thực tiễn về mức độ biểu hiện hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động (xét chung), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.14. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung)

Nội dung

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập

của HS


2.76


3.4


30.9


53.2


12.0


0.5

Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo

dục đạo đức cho HS


2.70


6.2


52.2


28.8


12.3


0.5

Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác

GD của nhà trường


2.49


9.6


60.0


18.8


11.1


0.5

Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng

tới sự phát triển nhà trường


2.49


10.1


53.8


21.9


13.8


0.4

Tổng chung

2.61

7.32

49.2

2

30.6

7

12.3

0.47


Xét khái quát, hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động chủ yếu ở mức độ 2, ĐTB chung 2.61. Tỷ lệ % phân phối các mức độ cũng cho ta thấy điều này. Tỷ lệ % mức độ 2 chiếm tỷ lệ khá cao: 49.22%, cao hơn mức độ 3 là (42.22% - 30.67% = 18.55%), cao hơn mức độ 4 là (49.22 - 12.3% = 36.92%). Bên cạnh đó, tỷ lệ % phân phối mức độ 1 chiếm tỷ lệ đáng kể 7.32%; trong khi đó, mức độ 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 0.47%. Sự chênh lệch này có giá trị thống kê với P < 0.05.

Xét biểu hiện qua hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong từng hoạt động giáo dục cho thấy không có sự đồng đều, thể hiện ở ĐTB và tỷ lệ phân

phối các mức độ. Ví dụ: Biểu hiện hành vi hợp tác của CMHS trong hoạt động học tập của của học sinh, ĐTB là 2.76 (mức độ 3)- xếp thứ nhất. Trong đó những công việc mà CM tham gia thực hiện một cách chủ động, tích cực hơn như là: trao đổi, tư vấn với GVCN lớp về mục tiêu học tập của con, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc học tập; thông báo kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Mặc dù được xếp ở mức độ cao hơn trong những vấn đề mà chúng tôi đưa ra, song qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi được biết, ở nhà trường, các hình thức, phương tiện mà CMHS và GVCN lớp sử dụng để trao đổi hợp tác còn khá đơn điệu, chủ yếu thông qua hình thức họp CMHS, trao đổi qua sổ liên lạc, mời cha mẹ đến trường.

Tiếp đến là biểu hiện hành vi hợp tác trong hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB 2.70. Xếp sau cùng vẫn là hành vi hợp tác trong hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, phát triển nhà trường, ĐTB đạt 2.49 - cận giữa của mức độ 2. Kết quả này một lần nữa khẳng định, CMHS và GVCN lớp chủ yếu tập trung vào hoạt động học tập của học sinh, chưa chú ý kết hợp hài hòa giữa việc trang bị tri thức với giáo dục rèn luyện chuẩn mực, hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh cũng như công tác xây dựng, phát triển nhà trường.

Thực tế hiện nay cho thấy, một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong quá trình hợp tác giữa CMHS và GVCN lớp đó là việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục và phát triển nhà trường. Qua tìm hiểu thực tiễn chúng tôi được biết, cứ mỗi đầu năm học, phần lớn cha mẹ lại tỏ ra lo lắng, bức xúc trước những khoản đóng góp mà nhà trường đưa ra. Ngoài những khoản thu theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì những khoản đóng góp “tự nguyện” không minh bạch. Đặc biệt là việc sử dụng nguồn tài chính do cha mẹ các em đóng góp thiếu tính rõ ràng, công khai và minh bạch. Điều đó khiến cho không ít cha mẹ thực hiện nghĩa vụ đóng góp với nhà trường một cách thụ động, miễn cưỡng làm theo. Điều này cũng được phản ánh ở phần đánh giá chung (Bảng 4.1)

Một người bố đã tâm sự với chúng tôi: “Nhà trường đặt ra một số khoản đóng góp hết sức vô lý không nằm trong danh mục các khoản thu của Bộ GD&ĐT khiến cho các bậc cha mẹ chúng tôi rất búc xúc nhưng vì con cái mình đang còn học trong trường nên cũng phải đóng góp cho xong việc không có lại ảnh hưởng đến con mình….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 05/04/2015)

So sánh mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của TĐHT: nhận thức (bảng 4.7), xúc cảm (bảng 4.11) và hành vi (bảng 4.14) chúng ta thấy có mối tương quan thuận, được thể hiện ở ĐTB và tỷ lệ phân phối các mức độ. Trong đó, ĐTB nhận thức cao hơn so với ĐTB xúc cảm và hành vi. Cụ thể, ĐTB nhận thức là 3.02 > ĐTB xúc cảm là 2.81 > ĐTB hành vi là 2.61. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. Điều này hoàn toàn phù hợp với đời sống tâm lý của con người, nhận thức là khởi nguồn nảy sinh xúc cảm, tạo động lực thôi thúc cá nhân hành động. Điều đó cũng chứng tỏ mối tương quan giữa 3 thành phần trong TĐHT là mối tương quan thuận (tương đồng với phần đánh giá chung về TĐHT của CMHS với GVCN lớp, bảng 4.1). Nếu CMHS nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc giá trị, lợi ích của sự hợp tác sẽ nảy sinh xúc thôi thúc CMHS hành động một cách chủ động, tích cực hơn. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp thực nghiệm tác động nhằm nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp trường THCS trong hoạt động giáo dục.

b. Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong các hoạt động (xét theo tham số)

Để hiểu rõ biểu hiện qua hành vi hợp tác trong các hoạt động, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ biểu hiện hành vi theo tham số. Tổng hợp, phân loại chúng tôi thu được kết quả như sau:

*Hành vi hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh)

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí