Bảng 4.21. Kết quả tác động vào hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh
Trước TĐ | Sau TĐ V1 | Sau TĐ V2 | ||||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | |
Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS | 2.0 | 0.68 | 2.27 | 0.64 | 3.0 | 0.56 |
Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS | 1.83 | 0.69 | 2.19 | 0.56 | 2.89 | 0.54 |
Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD của nhà trường | 1.61 | 0.75 | 1.95 | 0.72 | 2.61 | 0.66 |
Hành vi hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường. | 1.37 | 0.83 | 1.83 | 0.75 | 2.38 | 0.76 |
Tổng chung | 1.75 | 0.73 | 2.1 | 0.66 | 2.78 | 0.63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xúc Cảm Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Trong Các Hoạt Động (Xét Theo Học Lực Của Con)
- Hành Vi Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Trong Các Hoạt Động (Xét Theo Khối Lớp Học Sinh)
- Kết Quả Thực Nghiệm Tác Động Nhận Thức Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trong Hoạt Động
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 21
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 22
- Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 23
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
2,78
2,1
1,75
5
3 ĐTB hành vi
1
Trước tác động
ĐTB vòng 1 ĐTB vòng 2
Biểu đồ: 4.3. Tác động hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm
Quan sát bảng 4.21 và biểu đồ 4.3 cho thấy, các biện pháp tác động đã có sự thay đổi mức độ biểu hiện hành vi trong TĐHT của CMHS theo hướng tích cực, thể hiện ở sự gia tăng ĐTB sau mỗi lần tác động. ĐTB hành vi của CMHS về sự hợp tác sau thực nghiệm tác động vòng 1 so với ĐTB hành vi trước thực nghiệm có sự tăng lên, tuy nhiên sự tăng lên không cao, chỉ có 0.35 điểm. Tại lần đo thứ hai, mức độ biểu hiện hành vi tăng nhanh hơn, tăng 0,68 điểm so với vòng 1.
Xem xét ĐTB từng hoạt động chúng tôi tìm thấy có sự chênh lệch ĐTB hành vi giữa hai lần đo có ý nghĩa về mặt thống kê α < 0.05 (Phụ lục 3.12). Trong đó, biểu hiện hành vi của CMHS về sự hợp tác trong hoạt động học tập của học sinh có sự tăng rõ rệt nhất: Tăng từ 2.0 lên 2.27, sau vòng 1; tăng lên 3.0, sau vòng 2. Việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục: Tăng từ 1.61 lên 1.95, sau vòng 1; tăng lên 2.61, sau vòng 2. Hoạt động hướng tới sự phát phát triển nhà trường: Tăng từ 1.37 lên 1.83, sau vòng 1; tăng lên 2.38, sau vòng 2. Như vậy, với biện pháp thực nghiệm tác động của chúng tôi đã làm thay đổi hành vi trong TĐHT của CMHS, tuy nhiên thay đổi không đồng đều giữa các hoạt động. Trong đó, hành vi của CMHS về sự hợp tác trong hoạt động học tập của học sinh có sự thay đổi rõ nét nhất; tiếp theo là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; thấp nhất nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường
Đối chiếu với hai thành phần nhận thức và xúc cảm, thành phần hành vi có sự chênh lệch ĐTB trước và sau thực nghiệm tác động thấp hơn. Tuy nhiên, ĐTB hành vi trong TĐHT của CMHS trước và sau thực nghiệm có mối tương quan thuận và có giá trị về mặt thống kê với P < 0.05.
4.3.4. Kết quả chung sự thay đổi thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục trước và sau thực nghiệm tác động.
TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Trong đó, nhận thức là yếu tố đầu tiên có vai trò khởi phát và tạo năng lượng tâm lý để CMHS thực hiện hành vi hợp tác, giúp hành động của CMHS hướng tới việc hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động
giáo dục. Khi CMHS nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc giá trị, lợi ích của việc hợp tác mang lại cho con em mình sẽ nảy sinh xúc cảm tạo động lực thúc đẩy CM các em thực hiện hành vi hợp tác một cách chủ động, tích cực.
Chính vì vậy, để nâng cao TĐHT của CMHS với GVCN lớp theo hướng tích cực, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành tác động đồng thời vào 3 mặt biểu hiện của TĐ đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi.
Sau khi tiến hành thực nghiệm tác động chúng tôi tiến hành do kết quả 2 vòng, cách thức tiền hành và đo kết quả thực nghiệm tác động đã được trình bày ở chương 3 của luận án.
Như đã phân tích ở trên, việc thực nghiệm tác động đến nhận thức, xúc cảm và hành vi trong TĐHT của CMHS với GVCN cho thấy kết quả khả quan: Các chỉ số về mức độ biểu hiện của ba thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi của các nghiệm thể tham gia thực nghiệm đã có sự cải thiện một cách rõ rệt. Vấn đề đặt ra, những thay đổi đó có dẫn đến cải thiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở các nghiệm thể được nghiên cứu?. Để làm sáng tỏ câu hỏi này, chúng tôi tiến hành khảo sát các nghiệm thể và kết quả được trình bày ở biểu đồ 4.4.và biểu đồ 4.5.
5
2,97
3
2,85 2,78
AP Cognition
AP Emotion AP Behavior
1,95 1,811,75
2,2 2,15 2,1
1
Befor impact
After impact V1
After impact V2
Biểu đồ: 4.4. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm
2,86
2,15
1,83
5
3
ĐTB thái độ
1
Trước tác động Sau TĐ vòng 1 Sau TĐ vòng 2
Biểu đồ 4.5. Đường tích lũy kết quả trước tác động, đo lần 1, lần 2
So sánh kết quả đo lường trước và sau thực nghiệm tác động cho thấy, TĐHT của CMHS có sự tiến bộ khá rõ về điểm số. ĐTB của cả thang đo TĐHT đã tăng từ 1.83 (mức độ 1) trước tác động lên 2.15 (mức độ 2) sau tác động vòng 1, lên 2.86 sau tác động vòng 2 (mức độ 3), ĐTB chênh lệch trước và sau thực nghiệm là 1.03. Điều đó được thể hiện cụ thể ở cả ba thành phần trong thang đo là nhận thức, xúc cảm và hành vi, trong đó ĐTB của thành phần nhận thức có sự thay đổi nhiều nhất (biểu đồ 4.4, biểu đồ 4.5).
Đi sâu phân tích kết quả thu được cho thấy, cùng nhận sự tác động thực nghiệm như nhau nhưng mức độ phát triển từng mặt biểu hiện trong TĐHT của CMHS là không đồng đều. Thành phần nhận thức có sự gia tăng rõ nét nhất, ĐTB tăng từ 1.95 trước tác động lên 2.20 sau tác động vòng 1, lên 2.97 sau tác động vòng 2. Tiếp đến là thành phần xúc cảm, ĐTB tăng từ 1.81 trước tác động lên 2.15 sau tác động vòng 1, lên 2.85 sau tác động vòng 2. Mức độ tăng ít hơn đó là thành phần hành vi trong TĐHT, ĐTB tăng từ 1.75 lên 2.10 sau tác động vòng 1, lên 2.78 sau tác động vòng 2.
Qua kết quả thực nghiệm đo được tại 2 vòng chúng tôi nhận thấy, những CMHS có biểu hiện mặt nhận thức tăng nhanh thì xúc cảm và hành vi hợp tác cũng tăng nhanh và ngược lại. Điều đó cho thấy giữa các mặt biểu
hiện trong TĐHT của CMHS có sự tương quan với nhau rất chặt và đồng biến. Có nghĩa là khi mặt nhận thức có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, thì cũng kéo theo sự thay đổi của mặt xúc cảm và hành vi. Và sự thay đổi từng mặt biểu hiện của thái độ cũng dẫn đến sự thay đổi TĐHT của CMHS trong hoạt động giáo dục. Từ kết quả trên đã chứng minh biện pháp thực nghiệm là đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Thực hiện phép kiểm định sự khác biệt về TĐHT của CMHS trước và sau thực nghiệm cho kết quả t = 1.24 < t α = 0.03 cho ta kết luận có sự khác biệt, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3.9) cho thấy có sự tích cực hơn về TĐHT của CMHS với GVCN lớp sau khi tiến hành thực nghiệm tác động hai vòng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Các kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong công tác giáo dục đạt mức độ 3, mức độ TĐHT trung bình. Trong đó, thành phần nhận thức, xúc cảm ở mức độ 3, thành phần hành vi ở mức độ 2.
Có sự khác biệt đáng kể về TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục. Trong đó, TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh tích cực hơn cả, thấp nhất là hoạt động hướng tới phát triển nhà trường.
Có sự khác biệt đáng kể về TĐHT của CMHS với GVCN lớp xét theo học lực, khối lớp và nghề nghiệp của CMHS. Trong đó, nhóm CM có con học lực “Giỏi”, “Khá”; Lớp 6; lớp 7; CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức có TĐHT tích cực hơn các nhóm khác.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là trình độ học vấn của CMHS, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là các tác động từ phía xã hội.
Kết quả thực nghiệm tác động đã chứng tỏ sự thay đổi các thành nhận thức, xúc cảm và hành vi đã dẫn đến sự thay đổi TĐHT. Để chứng minh tính khả thi và hiệu quả, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm tác động biện pháp tập huấn cùng tham gia; biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm. Kết quả cho thấy, sau thực nghiệm, TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục được nâng lên rõ rệt so với trước khi tác động.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục được hiểu là sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của cha/mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hoạt động giáo dục, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của cha/mẹ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
1.2. Các kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục đạt mức độ 3, mức độ thái độ hợp tác trung bình, biểu hiện của thành phần nhận thức và xúc cảm đạt mức độ 3; biểu hiện thành phần hành vi đạt mức độ 2. Trong đó, nhận thức thể hiện sự hiểu biết chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về sự hợp tác; Xúc cảm biểu hiện mức bình thường; Hành vi hợp tác thực hiện một cách thụ động, làm theo.
1.3. Thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động học tập của học sinh tích cực hơn so với các hoạt động khác; tiếp đến là hoạt động giáo dục đạo đức; thấp nhất là hoạt động hướng tới phát triển nhà trường. Có sự khác biệt đáng kể về mức độ thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp xét theo học lực của con; trong đó, cha mẹ có con học lực giỏi, khá, thái độ hợp tác tích cực hơn so với cha mẹ có con học lực trung bình, kém. Thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh theo khối lớp học sinh cũng có sự khác biệt, được thể hiện ở sự giảm dần mức độ thái độ hợp tác theo khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9); mức độ thái độ hợp tác của cha mẹ có con lớp 6, lớp 7 tích cực hơn so với lớp 8, lớp 9. Có sự khác nhau về mức độ thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ, trong đó, cha/mẹ làm nghề cán bộ công chức, viên chức có thái độ hợp tác tích cực hơn so với các nhóm khác.
Có sự tương quan khá chặt và đồng biến giữa thành phần nhận thức, xúc cảm và hành vi trong thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục. Trong đó, sự thay đổi nhận thức có ảnh hưởng quan trọng đến các thành phần xúc cảm và hành vi của thái độ cũng như sự thay đổi thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, để nâng cao thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh theo hướng tích cực cần tác động đồng thời cả ba mặt biểu hiện của thái độ, tuy nhiên chú ý coi trọng hơn đến mặt nhận thức của thái độ.
1.4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục như: Sự quan tâm đầu tư của cha mẹ cho việc học của con, trình độ học vấn của cha mẹ, truyền thống văn hóa gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ, hoạt động giáo dục của nhà trường, năng lực hợp tác của giáo viên chủ nhiệm lớp, các tác động từ phía xã hội....Trong đó, yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha/mẹ học sinh là hai yếu tố được cha/mẹ đánh giá có sự ảnh hưởng nhiều nhất. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là các tác động từ phía xã hội.
1.5. Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy, biện pháp tấp huấn, cùng tham gia; biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm đã chứng tỏ sự thay đổi các thành nhận thức, xúc cảm và hành vi đã dẫn đến sự thay đổi thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS trong hoạt động giáo dục, trong đó, thành phần nhận thức, xúc cảm biến đổi nhanh hơn hành vi.
2. Kiến nghị
Thái độ hợp tác của cha/mẹhọc sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, để nâng cao thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp theo hướng tích cực hơn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau:
2.1. Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng việc nâng cao thái độ hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh