Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Xét Theo Khối Lớp Học Sinh

TB, ĐTB 2.73; Kém, ĐTB 2.70. Hoạt động giáo dục đạo đức: Giỏi, ĐTB: 2.91; Khá, ĐTB: 2.75; TB, ĐTB: 2.73; Kém, ĐTB: 2.53. Mức độ TĐHT của CMHS

trong các hoạt động khác cũng có biểu hiện tượng tự. Tuy nhiên, sự chênh lệch về ĐTB giữa các hoạt động là không đáng kể.

Tiến hành kiểm định ANOVA để xác định sự khác biệt về mức độ TĐHT của CMHS với GVCN lớp (Xét theo học lực của con), chúng tôi thu được kết quả α = 0.01 < 0.05 tức là sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa TĐHT của CM với GVCN xét theo học lực của con (Phụ lục 3.3).

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người ngày càng được cải thiện, trình độ học vấn, nhận thức của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Phần lớn CMHS đều hiểu vai trò, trách nhiệm của mình cũng như giá trị, lợi ích của sự hợp tác với GVCN lớp trong công tác giáo dục học sinh. Do đó, TĐHT của CMHS với nhà trường nói chung và GVCN cũng theo chiều hướng tích cực hơn.

Một người mẹ đã tâm sự: “….Khi cháu còn học tiểu học, gia đình tôi kinh tế còn khó khăn, nên đôi khi cũng có tư tưởng phó mặc việc học của cháu cho nhà trường……Bây giờ tôi nhận thức khác rồi, chúng tôi quan tâm hơn đến việc học của cháu, thường xuyên liên lạc, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để trao đổi, nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con ở trường, thông báo cho giáo viên biết tình hình học tập cũng như diễn biến tâm tư tình cảm của cháu ở nhà. Hết học kỳ 1, lớp 6, tình hình học tập của cháu được cải thiện đáng kể, tổng kết năm học cháu đạt học sinh giỏi, gia đình tôi vui lắm….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 26/03/2015)

Khi trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một cô giáo chủ nhiệm cũng cho biết: “Phần lớn những em học sinh có học lực giỏi, khá trong lớp thì gia đình đều rất quan tâm đến việc học tập của con, họ rất chủ động hợp tác với chúng tôi…. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận cha mẹ tỏ thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm đến hoạt động giáo dục của nhà trường, kể cả việc học của con. Khi có công việc cần trao đổi thì lãng tránh, không muốn gặp chúng tôi…mà những trường

họp này chủ yếu rơi vào những em học sinh có học lực trung bình và kém…” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 26/03/2015)

Điều này cho thấy, mối tương quan thuận giữa TĐHT của CMHS với GVCN lớp với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, có phải TĐHT của CMHS với GVCN lớp tích cực sẽ nâng cao kết quả học tập của con hay không?. Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành sàng lọc những cặp CMHS có TĐHT mức độ 4, mức độ 5 và con để tìm hiểu thì chúng tôi nhận thấy thấy không phải hoàn toàn như vậy. Chẳng hạn, khi so sánh TĐHT của CMHS với kết quả học tập của học sinh thông qua học bạ, sổ điểm, vở bài tập, bài kiểm tra của học sinh và đánh giá của GVCN, kết quả cho thấy, trong số 106 (chiếm 18%) CMHS có biểu hiện TĐHT mức độ 4, thì có 16 em học sinh (lớp 7, lớp 8) có học lực TB và Kém (Kết quả học tập năm học 2015-2016). Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, thầy giáo hiệu phó nhà trường cho biết: “Trường chúng tôi có một số mạnh thường quân rất quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. Bất cứ công việc gì của nhà trường họ cũng đều tham gia ửng hộ cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng rất tiếc trong số cha mẹ đó có một số cháu học lực không được tốt lắm….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 20/05/2016)

Phỏng vấn sâu một học sinh lớp 8, em cho biết: “Bố mẹ cháu rất quan tâm, lo lắng đến việc học của cháu, thường xuyên gặp gỡ hoặc gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm để hỏi thăm về tình hình học tập của cháu… nhưng do cháu mãi chơi, không chịu học nên kết quả chỉ đạt học sinh trung bình…” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 20/05/2016)

Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy, TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên trong thực tế, ngoài sự quan tâm của CMHS đến sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục cũng cần có sự cố gắng, nỗ lực học tập một cách nghiêm túc của mỗi học sinh, có như vậy kết quả học tập và rèn luyện của các em mới không ngừng được nâng cao.

*Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở xét theo khối lớp học sinh

Bảng 4.4. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp xét theo khối lớp học sinh


Nội dung

Lớp

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

6

2.87

3.4

37.2

39.7

17.9

1.7

7

2.84

3.6

37.0

40.0

17.9

1.5

8

2.77

6.3

45.9

35.3

13.6

0.9

9

2.65

7.2

47.0

31.0

13.4

0.4

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

6

2.91

4.1

39.2

34.4

19.7

2.6

7

2.78

5.3

42.4

30.7

18.4

3.2

8

2.75

8.3

40.1

34.0

14.8

2.8

9

2.55

7.9

50.1

23.2

16.6

2.2

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD nhà trường

6

2.83

4.0

39.9

33.6

19.0

3.5

7

2.78

4.2

42.8

33.9

16.9

2.2

8

2.75

7.9

43.5

34.0

12.7

1.9

9

2.60

9.6

48.8

23.1

16.4

2.1

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

6

2.78

3.5

41.7

30.6

21.5

2.7

7

2.75

3.5

43.9

30.9

20.4

1.3

8

2.56

8.7

42.5

29.5

18.0

1.3

9

2.45

8.2

48.5

29.8

13.5

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 14

Số liệu bảng 4.4 cho thấy một số điều đáng lưu ý về TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong các hoạt động giáo dục.

Mức độ biểu hiện TĐHT của CM có con học lớp 6, lớp 7 có ĐTB cao hơn so với CM có con học lớp 8, lớp 9. Điều đó cho thấy có sự giảm dần ĐTB về mức độ biểu hiện TĐHT của CM có con từ lớp 6 đến lớp 9. So sánh mức độ giảm dần mức độ TĐHT của CMHS, chúng tôi thấy mức độ giảm từ khối lớp 6 đến khối lớp 7 ít hơn so với khối lớp 8 và lớp 9 (Bảng 4.4.)

Tiến hành kiểm định ANOVA để xác định sự khác biệt về TĐHT của

CMHS với GVCN lớp (Xét theo khối lớp học sinh), chúng tôi thu được kết quả α = 0.016 < 0.05 tức là sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa TĐHT của CMHS với GVCN lớp xét theo từng khối lớp học sinh (Phụ lục 3.4).

Khi phỏng vấn một số cha/mẹ có con học ở các khối lớp khác nhau chúng tôi cũng thu được các thông tin phù hợp với nhận định trên. Một người mẹ đã tâm sự: “Khi cháu mới lên lớp 6, đang còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, tôi phải thường xuyên hỏi thăm cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô quan tâm theo dõi giúp đỡ cháu. Bây giờ cháu lớn rồi (lớp 8), có thể tự lo liệu việc học tập nên gia đình tôi cũng yên tâm, tin thưởng vào cháu” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 27/03/2016)

Một học sinh lớp 6 cũng tâm sự: “Cháu mới bước vào cấp 2, mọi việc đang còn rất mới lạ, phương pháp học tập, nội dung chương trình cũng khác so với học tiểu học nên cháu rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của bố mẹ đối với việc học tập của cháu…..” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 27/03/2016)

Trong khi đó, phỏng vấn một học sinh lớp 9, em tâm sự: “Cháu đã lớn, cháu có thể tự mình thu xếp được công việc học tập của mình, cháu không thích lúc nào bố/mẹ cũng can thiệp quá sâu vào việc học tập của cháu….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 27/03/2015)

Xác nhận về vấn đề này, một giáo viên chủ nhiệm cũng cho biết: “Khi các em còn học ở lớp đầu cấp 2, cha mẹ rất quan tâm đến việc liên hệ, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để phối hợp giáo dục…nhưng đến khi các em lên lớp 8, lớp 9 tôi thấy mức độ thưa dần và chủ yếu là họ liên lạc qua điện thoại” ….”(Trích biên bản phỏng vấn ngày 27/03/2015)

Sự suy giảm mức độ TĐHT của CMHS với GVCN lớp (từ lớp 6 đến lớp

9) trong hoạt động giáo dục, đặt ra một số vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất: Về phía cha/mẹ các em, có thể nhiều cha/mẹ nhận thấy khi con cái lớn lên, có sự trưởng thành hơn về mọi mặt và họ ý thức được cần tôn trọng tính độc lập, chủ động của con trong học tập cũng như trong các hoạt động khác nên dẫn đến có sự giảm dần mức độ TĐHT với GVCN lớp. Thứ hai: Về phía học sinh, các em càng lớn thì càng có sự trưởng thành hơn về mặt tính cách, xã hội nên đã tạo được sự

yên tâm, tin tưởng của cha mẹ đối với các em. Phần lớn học sinh muốn tự khẳng định năng lực của mình trước người lớn, không muốn cha/mẹ lức nào cũng can thiệp quá sâu vào công việc học tập, đặc biệt là mối quan hệ với bạn khác giới. Thứ ba: Hoặc cũng có thể lý giải về nội dung, chương trình học tập, khi con cái học lên lớp lớn, thì nội dung, chương trình học của các em càng xa hơn so với mức độ hiểu biết, trình độ học vấn của cha/mẹ nên dẫn đến hiện tượng có sự giảm dần TĐHT với GVCN lớp.

*Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ

Bảng 4.5. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ

Nội dung

NN

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS.

CBVC

2.95

2.8

31.5

48.1

15.1

2.5

CN

2.82

6.2

35.2

42.8

14.3

1.5

ND

2.63

8.6

41.0

34.8

14.1

1.5

LĐTD

2.88

7.1

50.9

26.8

13.4

1.8

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

CBVC

2.93

2.9

34.4

38.4

20.1

4.1

CN

2.80

3.0

39.8

36.4

18.8

2.0

ND

2.64

9.1

49.4

31.2

8.3

2.0

LĐTD

2.84

7.9

37.6

31.6

20.4

2.5

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD nhà trường

CBVC

2.86

2.6

33.4

41.6

18.2

4.2

CN

2.76

4.1

49.6

30.0

14.1

2.2

ND

2.45

9.4

60.3

23.1

15.3

0.0

LĐTD

2.67

7.7

46.0

27.3

17.6

1.4

TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

CBVC

2.90

3.1

41.4

31.6

20.6

3.3

CN

2.81

6.9

39.9

30.4

19.6

3.2

ND

2.45

10.7

52.7

25.3

10.4

0.9

LĐTD

2.55

7.4

48.2

24.5

18.0

1.9

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 4.5 cho thấy: CMHS thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau có sự khác nhau đáng kể về TĐHT với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục, thể hiện ở ĐTB và tỷ lệ % các mức. Trong đó, CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức có ĐTB chung cao hơn so với các ngành nghề lao động tự do, công nhân và nông dân. Tỷ lệ % các mức cũng có biểu hiện tương tự. Sự khác biện này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức độ thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm (Xét theo nghề nghiệp) (Phụ lục 3.2)

Điều đó chứng tỏ rằng nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp. Nguyên nhân có thể là do CMHS làm nghề nông nghiệp và công nhân thường có trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về khoa học giáo dục, từ đó dẫn đến họ nhận thức chưa thực đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, giá trị của sự hợp tác. Mặt khác, do tính chất nghề nghiệp không ổn định, mất nhiều thời gian, thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến việc hợp tác, gặp gỡ trao đổi với GVCN trong việc giáo dục con.

Qua trao đổi với một GVCN lớp 7 ở trường THCS đóng trên địa bàn nông thôn, một cô giáo cho biết: “Ở trường chúng tôi, cha mẹ học sinh phần lớn là làm nghề nông nghiệp, số khác làm nghề công nhân và lao động tự do, các em có cha mẹ làm cán bộ công chức, viên chức rất ít. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nên đã hạn chế rất nhiều trong việc duy trì mối quan hệ hợp tác với nhà trường trong hoạt động giáo dục” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 28/03/2015)

Một số cha/mẹ học sinh (làm nghề nông nghiệp, công nhân) cũng đã tâm sự với chúng tôi:

“…Gia đình tôi làm nông nghiệp, không được học hành đến nơi đến chốn, kinh tế lại khó khăn nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của các cháu cũng như công tác giáo dục của nhà trường” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 28/03/2015)

“…Tôi đi làm ăn xa, chẳng mấy khi có mặt ở nhà nên ít có điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con, mẹ cháu thì cũng quanh năm chân lấm tay bùn, có hiểu gì về việc học hành của cháu đâu…đành nhờ cả vào các thầy cô giáo vậy”(Trích biên bản phỏng vấn ngày 28/03/2015)

Một nguyên nhân khác là do CMHS làm nghề cán bộ công chức, viên chức là những người có trình độ học vấn cao, có hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục hơn so với nông dân và người làm nghề tự do. Gia đình có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần tốt nên họ có điều kiện hơn trong việc chăm lo cho việc học tập của con. Đặc biệt, trong số đó có những người là giáo viên, nhiều người đang trực tiếp làm trong ngành giáo dục họ hiểu vai trò, trách nhiệm, giá trị của việc hợp tác với GVCN trong hoạt động giáo dục. Vì vậy, biểu hiện TĐHT của họ với GVCN lớp cũng tích cực hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, số con trong mỗi gia đình chỉ từ 1 đến 2 con nên phần lớn các gia đình có điều kiện hơn trong việc chăm sóc con cái. Chính vì vậy, trong số CMHS làm nghề công nhân, lao động tự do, nông dân cũng có một bộ phận cha mẹ rất quan tâm đến việc học tập của con, họ sẵn sàng đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo cho con một môi trường học tập tốt nhất có thể. Một người mẹ làm nghề lao động tự do đã tâm sự: “Ngày trước chúng tôi không được học hành đến nơi đến chốn nên cuộc sống mới vất vả như thế này….Bây giờ, dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng bằng giá mấy chúng tôi cũng tạo điều kiện cho cháu được học hành tử tế cho bằng bạn bằng bè….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 28/03/2015)

Như vậy có thể nói rằng, ngành nghề có ảnh hưởng nhất định đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, dù CMHS làm nghề gì đi nữa thì việc học tập của con vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc CM, theo đó mức độ biểu hiện TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động học tập cũng cao hơn so với các hoạt động khác (ĐTB 2.82- xếp thứ nhất).

4.1.2. Các mặt biểu hiện thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở.

Thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục được xem xét trên ba mặt biểu hiện của thái độ là: nhận thức, xúc cảm và hành vi.

4.1.2.1. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện mặt nhận thức trong các hoạt động.

Thành phần nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trường THCS phản ánh sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hoặc chưa đầy đủ, đúng đắn, chưa rõ ràng, lệch lạc, phím diện về giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm, nội dung, phương thức hợp tác trong hoạt động giáo dục, cụ thể như: Hoạt động học tập của học sinh; Hoạt động giáo dục đạo đức; Đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục của nhà trường; Hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

a. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung)

Nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục (xét chung) được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung)‌


Nội dung

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học

tập của HS.


3.13


2.4


36.7


41.3


18.9


0.7

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo

dục đạo đức cho HS.


3.07


3.4


37.3


40.2


18.6


0.5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023