Nhận Thức Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Trong Các Hoạt Động (Xét Theo Khối Lớp Học Sinh)


Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác

GD của nhà trường


2.95


7.3


50.9


29.3


11.6


0.9

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác

với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.


2.93


9.2


50.2


26.2


13.0


1.4

Tổng chung

3.02

5.6

43.7

34.2

15.5

0.76




7

5

2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 15


Kết quả bảng 4.6 cho thấy, nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục có ĐTB chung khá cao: 3.02 - cận trên của mức độ 3. Về tỷ lệ % các mức, CMHS mức độ 2 và mức độ 3 chiếm tới 78,02% số nghiệm thể được khảo sát (trong đó, mức độ 2 là 43.77% và mức độ 3 là 34.25%); mức 4 và 5 chiếm tỷ lệ đáng kể 16.28%. Qua đây cũng thấy được, CMHS đã có sự hiểu biết về giá trị, lợi ích của sự hợp tác, vai trò, trách nhiệm của mình trong sự hợp tác, tuy nhiên sự hiểu biết đó chưa thực sự đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc. Thực trạng này cũng phản ánh khá chân thực về TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong những năm gần đây.

Phân tích sâu hơn chúng tôi thấy có sự khác nhau về mức độ nhận thức trong TĐHT của CMHS trong từng hoạt động giáo dục. Cụ thể, biểu hiện nhận thức của CMHS trong hoạt động học tập của học sinh, ĐTB khá cao: 3.13 - xếp thứ nhất; Hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB: 3.07; Đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục, ĐTB: 2.95; Xếp thấp nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, ĐTB: 2.93. Điều này chứng tỏ hoạt động học tập của con vẫn là lĩnh vực được các bậc cha/mẹ quan tâm hàng đầu, CMHS hợp tác với nhà trường cũng với mong muốn tạo cho con em môi trường học tập tốt nhất và có sự phát triển toàn diện về nhận cách.

Để làm sáng tỏ hơn về thực trạng trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, quan sát một số cha/mẹ. Kết quả thu được hoàn toàn thống nhất với kết luận trên. Nhiều người mẹ đã tâm sự: “Chúng tôi hiểu được rằng, muốn tạo cho con một môi trường học tập tốt thì việc giữ mối liên hệ khăng khít với nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Nhưng chủ yếu chúng tôi chỉ quan tâm đến việc học tập của con là chính, còn những việc khác chúng tôi thực hiện nghĩa vụ như những cha mẹ học sinh khác cho tròn trách nhiệm với nhà trường…” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 01/04/2015)

Phỏng vấn một người cha cũng nói: “Tôi không hiểu nhà trường sử dụng một số khoản đóng góp của cha mẹ học sinh vào những việc gì, nhưng vì mong muốn con cái có điều kiện học tập tốt hơn nên chúng tôi cũng làm theo yêu cầu của nhà trường….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 01/04/2015)

So sánh với kết quả của bảng 4.1 (đánh giá chung) chứng tỏ rằng những kết quả chúng tôi thu được là hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, phản ánh chân thực bức tranh thực tế về TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS hiện nay. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng, trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở một số trường THCS thiếu đồng bộ, cân đối giữa việc dạy học và giáo dục cũng như công tác phát triển nhà trường. Chính vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp tác động tích cực nhằm nâng cao nhận thức trong TĐHT của CMHS về giá trị, lợi ích của sự hợp tác, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc hợp tác với nhà trường và GVCN lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

b. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động giáo dục (xét theo tham số)

Tìm hiểu nhận thức trong TĐHT của cha/mẹ học sinh với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục, chúng tôi đã tiến hành xét theo các tham số: Khối lớp học sinh, học lực của con, nghề nghiệp của CMHS. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

*Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh)

Kết quả khảo sát nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động theo khối lớp học sinh (từ lớp 6 đến lớp 9) được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh)

Nội dung

Lớp

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

6

3.06

0.8

24.0

41.3

30.1

3.8

7

3.09

1.0

43.9

33.9

19.0

3.1

8

2.96

1.4

36.6

34.5

6.2

1.4

9

2.94

1.4

45.3

43.2

10.1

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

6

3.0

2.5

35.2

36.4

23.1

2.8

7

3.01

2.8

41.1

36.7

17.4

2.0

8

2.87

6.2

38.6

33.8

20

1.4

9

2.78

6.3

48.4

33.1

12.2

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD

nhà trường

6

2.76

4.3

41.0

32.1

19.8

2.8

7

2.62

5.6

46.1

27.4

18.9

2.0

8

2.65

7.3

45.8

30.3

14.8

1.8

9

2.46

7.8

58.4

25.2

8.6

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

6

2.68

4.0

47.9

26.6

19.0

2.5

7

2.62

4.4

55.8

23.9

13.9

2.0

8

2.60

4.9

57.9

24.0

11.7

1.5

9

2.40

8.6

56.8

23.1

11.4

0.0

Qua số liệu thống kê ở bảng 4.7 chúng ta dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản sau:

Biểu hiện mặt nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động có sự giảm dần về mức độ theo khối lớp học sinh, từ lớp 6 đến lớp

9. Nói cách khác, CMHS có con ở lớp nhỏ thể hiện sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn so với CMHS có con lớp lớn. Điều này phản ánh rất rõ cả về phương diện ĐTB mức độ nhận thức và tỷ lệ % mức độ. Về tỷ lệ %, nhận thức của CMHS ở mức độ 5 giảm dần từ lớp 6 đến lớp 9. Trong khi đó, mức độ 1 có chiều hướng tăng dần từ lớp 6 đến lớp 9. Số liệu về ĐTB cũng có bức tranh tương tự, tức là có sự giảm dần ĐTB mức độ nhận thức của cha mẹ có con từ lớp 6 đến lớp 9. Sự khác nhau này đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Ngoài ra, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, ở lớp 6 và lớp 7, ĐTB nhận thức của CMHS chủ yếu ở cận giữa của mức độ 3; còn ở lớp 8, ĐTB cận dưới của mức độ 3; riêng lớp 9, ĐTB cận trên của mức độ 2.

Nếu xét từng hoạt động chúng ta cũng thấy có biểu hiện này. Chẳng hạn, biểu hiện mặt nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh có sự giảm dần từ lớp 6 đến lớp 9. Cụ thể, ĐTB của CMHS có con từ lớp 6 đến lớp 9 lần lượt là: (Lớp 6, ĐTB: 3.06; lớp 7, ĐTB: 3.09; lớp 8, ĐTB: 2.96: lớp 9, ĐTB: 2.94). Thực trạng này thể hiện cả ở tỷ lệ % các mức độ nhận thức giữa mức mức độ 4,5 và mức độ 1,2. Tiếp đến là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, ĐTB giảm dần từ lớp 6 đến lớp 9 là: (Lớp 6, ĐTB: 3.0; lớp 7, ĐTB: 3.01; lớp 8, ĐTB: 2.87; lớp 9, ĐTB: 2.78). Hoạt động

hợp tác đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục; Hoạt động hướng tới sự triển của nhà trường cũng theo quy luật trên.

Tiến hành kiểm định ANOVA để xác định sự khác biệt về mức độ biểu hiện mặt nhận thức của CMHS về sự hợp tác trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh), chúng tôi thu được kết quả α = 0.01 < 0.05 tức là sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về

mặt nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động xét theo khối lớp học sinh (Phụ lục 3.5).

Qua trao đổi, nhiều bậc cha mẹ cũng xác nhận điều này. Một người mẹ đã bày tỏ tâm sự: “Năm nay con tôi học lớp 9, cháu đã lớn và đã tự ý thức được việc học tập của mình, nên tôi nhận thấy mình cũng không cần phải quá quan tâm đến việc hợp tác với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

Tổng hợp các số liệu về sự suy giảm về mức độ nhận thức của CM về sự hợp tác trong trong các hoạt động xét theo khối lớp (Từ lớp 6 đến lớp 9) được nghiên cứu, đặc biệt là lớp 9, sẽ gợi lên nhiều điều đáng quan tâm. Xét về mặt lý luận, trẻ em lớp 8 và lớp 9 là thời kỳ khó khăn, nhiều biến động mà các nhà tâm lý học cảnh báo đây là thời kỳ “khủng hoảng”, trong đó xuất hiện nhiều biến đổi bất ngờ, khó lường trước. Thời kỳ này, mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội của các em cũng được mở rộng rất có thể làm giảm bớt sự say mê đối với học tập ở nhà trường. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học cũng đã chỉ ra rằng, động cơ học tập của học sinh THCS có cấu trúc rất phức tạp, rất phong phú đa dạng, trong đó các động cơ xã hội khác nhau được kết hợp thành một khối. Đôi khi có sự mâu thuẫn giữa mong muốn trao đổi tri thức với thái độ bàng quan và thái độ “phớt đời” đối vớ i học tập. Vì vậy, các em vẫn thường có biểu hiện từ chỗ rất có trách nhiệm với việc học tập đến việc thờ ơ, vô trách nhiệm. Về mặt thực tiễn, xuất hiện những ước mơ, hoài bão về viễn cảnh của cuộc sống, dự định nghề nghiệp trong tương lai, thi vượt cấp….chi phối rất nhiều đến hoạt động học tập của các em. Chính vì vậy, cha mẹ, thầy cô giáo chủ nhiệm cần nhận thức rõ điều này và có sự hợp tác chặt chẽ, nắm bắt sự diễn biến đời sống tâm lý, tình cảm của các em, quan tâm chia sẻ và có những biện pháp uốn nắn kịp thời.

*Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con)

Để đánh giá biểu hiện mặt nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động xét theo học lực của con, chúng tôi tính ĐTB và xác định phân phối các mức độ nhận thức theo cách tính như phần tính chung. Kết quả thu được trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con)


Nội dung

Học

lực

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

Giỏi

3.40

2.10

25.7

46.02

22.0

4.18

Khá

3.02

4.0

48.5

33.0

12.0

2.5

TB

2.87

6.0

53.0

27.0

12.0

2.0

Kém

2.79

7.02

60.0

27.6

5.38

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

Giỏi

3.20

3.74

35.06

43.2

14.2

3.8

Khá

2.92

4.17

42.1

40.2

12.03

1.5

TB

2.81

6.34

46.15

34.01

12.0

1.32

Kém

2.75

11.1

52.17

25.02

11.17

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD

Giỏi

2.84

5.50

33.07

34.02

25.1

2.31

Khá

2.62

6.02

37.3

31.16

24.3

1.22

TB

2.57

7.42

50.0

24.0

17.8

0.78

Kém

2.45

11.21

60.00

22,01

6.76

0.0

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

Giỏi

2.79

5.53

45.1

32.07

14.2

2.1

Khá

2.49

6.95

51.0

21.18

13.67

1.2

TB

2.40

7.61

55.13

24.15

12.01

1.1

Kém

2.28

11.63

60.09

18.25

6.03

0.0


Xét một cách tổng quát, biểu hiện nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động, CMHS có con học lực “Giỏi” mức độ nhận thức cao hơn so với CM có con học lực “Khá”, “Trung bình” và “Kém”

được thể hiện ở ĐTB và tỷ lệ % các mức. CMHS có con học lực “Giỏi”, ĐTB chung mức độ nhận thức về sự hợp tác với GVCN lớp trong tất cả các hoạt động khá cao; Tiếp đến là nhóm CMHS có con học lực khá, trung bình và kém. Tỷ lệ % mức độ 5 của CMHS có con học lực “Giỏi”, “Khá” cao hơn so với CMHS có con học lực “Trung bình” và “Kém”; tỷ lệ phân phối ở mức độ 1 lại phản ánh ngược lại. Qua số liệu trên cho thấy sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ phân phối các mức độ nhận thức của CMHS xét theo học lực của con.

Biểu hiện nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong từng hoạt động là khác nhau và độ chênh lệch khá lớn về ĐTB và tỷ lệ phân phối các mức độ. Ví dụ, mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác trong hoạt động học tập: (Giỏi, ĐTB: 3.40; khá, ĐTB: 3.02; TB, ĐTB: 2.87; kém, ĐTB: 2.79), cao hơn mức độ nhận thức về sự hợp tác trong hoạt động giáo dục đạo đức: (Giỏi, ĐTB: 3.20; khá, ĐTB: 2.92; TB, ĐTB: 2.81; kém, ĐTB: 2.75); Thấp nhất là trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường: (Giỏi, ĐTB: 2.79; khá, ĐTB: 2.49; TB, ĐTB: 2.40; kém, ĐTB:

2.28). Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05. (Kiểm định ANOVA phụ lục 3.6)

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, một GVCN lớp tâm sự: “Một bộ phận cha mẹ nhận thức rất phiếm diện về việc hợp tác với nhà trường trong công tác giáo dục. Họ cứ nghĩ rằng, mình tham gia đóng góp chút kinh phí cho nhà trường là hết trách nhiệm, mọi việc phó thác cho nhà trường, mà phần lớn những cha mẹ có tư tưởng đó lại rơi vào trường hợp có con học lực trung bình và yếu kém….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

Phản ánh về thực trạng trên, một người mẹ có con học lực loại giỏi thì tâm sự: “Hai năm liền cháu đạt học sinh giỏi, nhiều lần được tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi của trường…. Cháu đạt được thành tích như

vậy, một phần là nhờ sự nỗ lực của cháu, ngoài ra gia đình chúng tôi cũng phải luôn theo sát quá trình học tập của con, thường xuyên liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để tạo cho cháu môi trường học tập tốt. Bởi chúng tôi hiểu, thời nào cũng vậy “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

Thực trạng này đã lý giải một điều, nhận thức trong TĐHT của CMHS về giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc hợp tác với GVCN lớp có tác động rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Những học sinh đạt thành tích tốt trong học tập thì luôn có sự quan tâm đồng hành của CMHS với GVCN lớp trong mọi hoạt động. Nếu CMHS nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về bản chất, giá trị, lợi ích của sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục, làm cho sự sẵn sàng có chọn lọc tâm lý cao, sẽ nảy sinh xúc cảm tích cực thúc đẩy hành vi sẵn sàng hợp tác với GVCN lớp, góp nâng cao kết quả giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, trong số những CMHS có con học lực trung bình, kém vẫn có CMHS biểu hiện nhận thức trong TĐHT với GVCN một cách tích cực. Để minh chứng cho nhận định này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một người mẹ, chị cho biết: “Chúng tôi biết mình cần phải có trách nhiệm cùng với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục các cháu và gia đình tôi luôn tạo điều kiện tốt nhất cho cháu học tập….Nhưng do cháu nhà tôi mãi chơi, lười học nên kết quả học tập của cháu không được cao…..” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

*Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ)

Cũng theo cách tính ở các phần trên, chúng tôi tiến hành đánh giá nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động (theo nghề nghiệp). Tức là, xem xét nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023