Nhận Thức Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Trong Các Hoạt Động (Xét Theo Nghề Nghiệp Của Cha/mẹ)

đến nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động?. Sau đây là kết quả chúng tôi đã thu được.

Bảng 4.9. Nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo nghề nghiệp của cha/mẹ)


Nội dung

Nghề

nghiệp

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

CBVC

3.2

1.6

24.0

45.4

24.3

4.6

CN

3.04

0.0

57.8

33.3

8.9

0.0

ND

2.69

4.1

60.0

27.6

8.3

0.0

LĐTD

3.1

2.0

44.9

31.7

21.0

0.5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

CBVC

3.09

2.7

42.6

28.4

22.1

4.1

CN

3.0

0.0

44.4

37.8

17.8

0.0

ND

2.6

4.1

63.4

26.2

6.2

0.0

LĐTD

3.0

3.9

37.6

35.6

22.4

0.5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD

của nhà trường

CBVC

2.78

2.7

45.6

33.3

14.2

4.1

CN

2.68

4.4

55.6

26.7

11.1

2.2

ND

2.27

1.4

75.2

13.1

10.3

0.0

LĐTD

2.52

7.8

45.9

29.3

16.6

0.5

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

CBVC

2.75

7.1

43.4

27.3

18.6

3.6

CN

2.54

8.9

44.4

28.9

15.6

2.2

ND

2.18

0.7

72.9

15.3

10.4

0.7

LĐTD

2.62

5.4

50.2

24.9

18.0

1.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 16


Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác nhau về ĐTB mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động giữa các lĩnh vực nghề nghiệp. Có một điểm chung đáng lưu ý đó là, những CMHS làm nghề công

chức, viên chức có mức độ nhận thức về sự hợp tác đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn so với CMHS làm nghề khác. Điều này được thể hiện ở ĐTB của CMHS làm nghề công chức, viên chức cao hơn so với CM làm nghề công nhân, lao động tự do và nông dân (Bảng 4.9)

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi vì do đặc thù nghề nghiệp, phần lớn các bậc CMHS làm cán bộ công chức, viên chức là những người có trình độ học vấn cao, có địa vị và quan hệ xã hội, nên trình độ nhận thức của họ về sự hợp tác thường là tốt hơn so với những ngành nghề khác. Những bậc CMHS thuộc nhóm nghề nghiệp này cũng đặt kỳ vọng khá cao về con em mình, họ hiểu được rằng mình cần phải làm gì và làm như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho con mình phát triển một cách toàn diện. Điều này cho thấy, nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cha/mẹ học sinh, một người mẹ làm nghề giáo viên tâm sự: “….Tôi là giáo viên, hiện nay tôi cũng đang làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi hiểu về nội dung, phương pháp, mục tiêu giáo dục …. đặc biệt là tôi hiểu được giá trị, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc hợp tác giáo dục….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

Trong khi đó, một ông bố là nghề lao động tự do lại cho biết: “Chúng tôi không được học hành đến nơi đến chốn, trình độ hiểu biết thấp, công việc lại không ổn định, nay làm chỗ này, mai làm chỗ khác không có thời gian để chăm lo cho việc học tập của cháu…..Thôi thì trăm sự nhờ nhà trường” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015)

So sánh mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp giữa các nhóm nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động cho thấy cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn, nhận thức của CMHS làm nghề công chức, viên chức về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập cao hơn các ngành nghề nông dân, công nhân và lao động tự do lần lượt là: (CBVC, ĐTB: 3.2; CN, ĐTB: 3,04; ND,

ĐTB: 2.69; LĐTD, ĐTB: 3.1). Tiếp đến là hoạt động giáo dục đạo đức: (CBVC, ĐTB: 3.09; CN, ĐTB: 3.0, ND, ĐTB: 2.6; LĐTD, ĐTB: 3.0); Thấp nhất là hoạt

động hướng tới sự phát triển nhà trường (CBVC, ĐTB: 2.75; CN, ĐTB: 2.54; ND, ĐTB: 2.18 điểm; LĐTD, ĐTB: 2.72). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Xét theo tỷ lệ % các mức độ chúng ta cũng nhận thấy sự khác biệt theo lĩnh vực nghề nghiệp. (Kiểm định ANOVA, phụ lục 3.7)

Một người bố làm công nhân tâm sự với chúng tôi: “…Gia đình chúng tôi hiểu mình cần phải có trách nhiệm hợp tác với nhà trường, đặc biệt là GVCN lớp để tạo một môi trường học tập tốt nhất cho cháu……Nhưng thường thì chúng tôi chỉ quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình…Còn công việc xây dựng và phát triển nhà trường thì chúng tôi có biết gì đâu mà tham gia….” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 03/04/2015).

Điều này cho thấy, nghề nghiệp có tác động đáng kể đến mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Song dù CM làm nghề gì đi chăng nữa thì việc học tập của con vẫn là mối quan tâm lớn nhất của CMHS. Họ sẵn sàng dành nhiều thời gian, tâm huyết và tiền bạc để đầu tư cho con học tập với mong muốn con em mình sẽ có một nền tảng tri thức vững chắc và một tương lai tốt đẹp sau này. Các bậc CMHS tham gia hợp tác với nhà trường trong các hoạt động khác nhau cũng với mong muốn tạo cho con một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất. Do đó, cũng dễ hiểu là mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của con thường cao hơn so với các hoạt động khác.

4.1.2.2. Thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở biểu hiện mặt xúc cảm trong các hoạt động.

Xúc cảm là thành phần cốt lõi trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp, thể hiện sự rung động của CMHS đối với giá trị, lợi ích của sự hợp tác, liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của CMHS, đóng vai trò động lực tạo ra sự sẵn sàng lựa chọn cao hay thấp trong TĐHT của CMHS.

Để làm rõ thực trạng TĐHT của CMHS với GVCN lớp biểu hiện qua mặt xúc cảm trong các hoạt động, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các mức độ “Rất hài lòng, rất quan tâm”, “Hài lòng, quan tâm”, “Bình thường”, “Khó chịu, thờ ơ”, “Rất khó chịu, rất thờ ơ” của CMHS trong các hoạt động.

a. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong các hoạt động (xét chung)

Tổng hợp và xếp loại mặt xúc cảm (xét chung) theo những tiêu chí quy ước tại chương 3, chúng tôi thu được kết quả như sau.

Bảng 4.10. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét chung)

Nội dung

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học

tập của HS


3.02


1.9


29.2


48.3


19.6


0.5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc giáo dục

đạo đức cho HS


2.90


2.9


27.7


54.2


14.9


0.3

Xúc cảm CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD

của nhà trường


2.72


8.5


23.9


55.4


11.6


0.5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác

với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường


2.61


8.7


24.1


55.2


11.9


0.2

Tổng chung

2.81

5.0

26.35

53.77

14.5

0.38

Theo ý kiến đánh giá chung của nhóm khách thể điều tra chúng tôi thấy rằng: Đa số CMHS có biểu hiện xúc cảm trong TĐHT với GVCN ở mức độ 3, ĐTB chung là 2.81. Mức độ này, xúc cảm của chủ thể ở trạng thái trung tính,

không hài lòng, không quan tâm cũng không tỏ ra khó chịu, thờ ơ nhưng cũng ít biểu hiện ra bên ngoài. Đây là yếu tố ít nhiều gây cản trở đến việc nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Tỷ lệ % các mức độ cũng phản ánh điều này. Cụ thể, sự chênh lệch giữa mức độ 3 so với mức độ 2 là (53.77% - 26.35% = 27%). Trong khi đó, tỷ lệ % mức độ 5 là rất thấp 0.38 %; Tỷ lệ % mức độ 1 là đáng chú ý 5.0%.

Đi sâu phân tích mức độ biểu hiện xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong từng hoạt động cho thấy không có sự đồng đều. Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện mức hài lòng cao hơn so với các hoạt động khác, ĐTB 3.02, xếp thứ nhất; Tỷ lệ % mức độ 4, mức độ 5 cũng khá cao, hơn 21.1 %. Kế tiếp là hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB

2.90. Xúc cảm của CMHS thể hiện mức độ ít hài lòng, ít quan tâm hơn đó là: hoạt động đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục và hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường: (ĐTB: 2.72; ĐTB: 2.61 - cận trên của mức độ 2). Trong đó, tỷ lệ % mức độ 4 và mức độ 5 thấp, hơn 12.0%; tỷ lệ % mức độ 1 cũng rất đáng lưu ý, hơn 8.5%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, và chủ yếu là do: Thứ nhất, trong các hoạt động hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp thì hoạt động học tập luôn được CMHS và thầy cô quan tâm thực hiện tốt hơn so với các hoạt động khác. Kết quả học tập của học sinh trong những năm qua có sự chuyển biến đáng kể, điều đó làm cho CMHS cảm thấy hài lòng về giá trị, lợi của sự hợp tác trong học tập mang lại cho con em mình. Thứ hai: Trong các nhà trường hiện nay, việc “dạy chữ” “dạy người” chưa được quan tâm một cách đồng bộ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận học sinh vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các nhà giáo dục, gia đình và toàn xã hội, làm cho CMHS cảm thấy bất an, khó chịu. Điều này cũng dễ hiểu bởi áp lực đặt lên vai thầy cô giáo, nhà trường về tỷ lệ học sinh khá giỏi, thành tích trong dạy học được xem là thước đo căn bản cho uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường. Thứ ba: Đối với việc đóng góp vật chất phục vụ công tác giáo dục và phát triển nhà trường hiện nay đang còn nhiều bất cập, gây

xôn xao dư luận, đặc biệt là hiệu quả sử dụng các khoản kinh phí đóng góp của CMHS chưa hợp lý, thiếu tính công khai, minh bạch trong việc thu chi tài chính gây khó chịu, bức xúc và mất lòng tin từ phía CMHS.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một người mẹ đã bức xúc nói: “Từ khi con tôi lên cấp 2 đến giờ, hàng năm nhà trường vận động gần trăm triệu đồng từ cha mẹ học sinh cho việc sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học nhưng chỉ sửa chữa, mua sắm không đáng kể. Vận động cha mẹ đóng quỹ khen thưởng, hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo, gia đình chính sách từ các mạnh thường quân nhưng không công khai tài chính, tự đặt ra các khoản thu chi không hợp lý….chúng tôi cảm thấy rất khó chịu về vấn đề này…..” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 05/04/2015)

Lý giải cho việc này một cán bộ quản lý nhà trường đã nói: “Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là chủ trương chung của Bộ GĐ&ĐT. Chính vì vậy, ngoài những khoản thu theo quy định của ngành thì phần lớn các trường đều huy động sự tham gia đóng góp từ phía cha mẹ học sinh để phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường. Trước khi triển khai sâu rộng đến cha mẹ học sinh thì chúng tôi đều đưa ra bàn bạc thống nhất trong cuộc họp chi hội trưởng cha mẹ học sinh rồi mới tổ chức thực hiện. Cuối năm học đều có tổng kết, công khai minh bạch việc thu chi tài chính theo quy định” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 05/04/2015)

Như vậy, qua ý kiến của cán bộ quản lý nhà trường và của một số cha mẹ học sinh chúng ta thấy đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Chính vì vậy, để góp phần hạn chế tối đa tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì cần thiết phải có những biện pháp nâng cao TĐHT tích cực của CMHS với GVCN lớp nói riêng và nhà trường nói chung, nhằm tạo ra mối liên hệ hợp tác chặt chẽ, thống nhất và toàn diện giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục.

b.Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong các hoạt động (xét theo tham số)

*Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh)

Vấn đề đặt ra là khối lớp của con có liên quan gì tới xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động. Các kết quả khảo sát về phương diện này được tổng hợp ở bảng 3.11.

Bảng 4.11. Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo khối lớp học sinh)

Nội dung

Lớp

ĐTB

Tỷ lệ % các mức

1

2

3

4

5

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của HS

6

3.07

0

23.6

38.0

31.4

7.0

7

3.0

0.6

44.4

31.1

23.3

0.6

8

2.77

4.1

49.7

31.7

13.8

0.7

9

2.68

2.9

60.4

25.2

10.8

0.7

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục đạo đức cho HS

6

2.96

0.0

40.3

25.6

27.3

6.8

7

2.84

1.1

53.9

32.2

12.2

0.6

8

2.82

3.5

52.1

29.9

13.9

0.7

9

2.58

6.5

63.3

21.6

8.6

0.0

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác GD của

nhà trường

6

2.81

0

46.3

24.0

23.1

6.6

7

2.67

3.9

62.2

22.2

11.1

0.6

8

2.58

4.6

55.5

29.0

11.0

0.0

9

2.4

5.8

57.6

21.6

13.7

1.4

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường

6

2.79

0

48.8

24.0

22.3

5.0

7

2.60

2.6

65.2

30.6

11.1

0.6

8

2.55

5.0

57.8

26.9

10.3

0.0

9

2.53

5.8

57.6

25.9

10.8

0.0

Từ kết quả khảo sát ở bảng 4.11 có thể rút ra một số nhận xét như sau: Xúc cảm trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động, CMHS có con ở đầu cấp 2 thể hiện mức độ hài lòng, quan tâm khá cao, nhưng lên lớp 8, lớp 9 mức độ hài lòng, quan tâm của CMHS giảm xuống khá thấp. Điều này phản ánh rất rõ qua ĐTB chung giảm dần từ lớp 6 đế n lớp 9. Tỷ lệ % phân phối mức độ xúc cảm cũng cho chúng ta thấy điều đó. Tỷ lệ % các mức độ có chiều hướng giảm dần mức độ hài lòng, quan tâm từ lớp 6 đến lớp 9 ở các mức độ 3,4,5, nhưng lại có dấu hiệu tăng dần mức độ khó chịu từ lớp 6 đến lớp 9 ở mức độ 1,2. Sự khác biệt này mang ý nghĩa tương đối, không có ý nghĩa lớn về mặt thống kê (Kiểm định ANOVA cho α

= 0.27, Phụ lục 3.8)

Tuy nhiên, xét theo từng hoạt động cụ thể chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ xúc cảm của CMHS có con ở các khối lớp khác nhau và có sự giảm dần mức độ hài lòng từ lớp 6 đến lớp 9. Cụ thể, sự hợp tác trong hoạt động học tập, mức độ hài lòng, quan tâm của CMHS lớp 6, lớp 7 cao hơn so với lớp 8, lớp 9 (lớp 6, ĐTB: 3.07; lớp 7, ĐTB: 3.0; lớp 8, ĐTB:

2.77; lớp 9, ĐTB: 2.68). Hoạt động giáo dục đạo đức (lớp 6, ĐTB: 2.96; lớp

7, ĐTB: 2.84; lớp 8, ĐTB: 2.82; lớp 9, ĐTB 2.58). Hoạt động hợp tác trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ công tác giáo dục (lớp 6, ĐTB: 2.81; lớp 7, ĐTB: 2.67; lớp 8, ĐTB: 2.58; lớp 9, ĐTB: 2.4). Hoạt động

hướng tới sự phát triển nhà trường cũng có biểu hiện tương tự, tuy nhiên ĐTB khá thấp, ĐTB lớp 6: 2.79, cận dưới của mức độ 3, còn ĐTB lớp 8: 2.55; ĐTB lớp 9: 2.53, cận giữa của mức độ 2.

*Xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động (xét theo học lực của con)

Cũng như các yếu tố khác, học lực có con có ảnh hưởng đến xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong các hoạt động. Kết quả nghiên cứu được phản ánh ở bảng 4.12.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/01/2023