Kết Quả Thực Nghiệm Tác Động Nhận Thức Trong Thái Độ Hợp Tác Của Cha/mẹ Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trong Hoạt Động

Một người mẹ đã chia sẻ: “Đầu năm học, chúng tôi phải đóng đủ khoản tiền, nào là tiền ăn, tiền học, bảo hiểm y tế… đã “méo mặt”, nhưng nhà trường còn vận động cha mẹ mua sách báo, cho con tham gia học ngoại ngữ với người nước ngoài. Ngoài ra, còn phải đóng quỹ lớp, quỹ trường, quỹ xã hội hóa…..quá nhiều khoản phải chi. Cũng may gia đình tôi có điều kiện kinh tế tốt chứ nếu rơi vào những gia đình kinh tế khó khăn thì không biết phải xoay sở thế nào, quả thật là tâm lý thấy nặng nề” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 10/04/2015)

Một chia sẻ khác của người mẹ: “Thời buổi này, một đứa con đi học gia đình chúng tôi phải đóng góp quá nhiều khoản tiền. Cũng muốn đầu tư cho con ăn học cho bằng bạn bằng bè, khốn nỗi công việc của ông xã nhà tôi không ổn định, nay đây mai đó, thu nhập chẳng đáng là bao, kinh tế gia đình khó khăn…..nhiều lức cứ nghĩ đến con mà thấy tủi. Có lần giáo viên chủ nhiệm phải gọi điện thoại mời đến trường vì chưa đóng đủ các khoản lệ phí đầu năm cho con…..” (Trích biên bản phỏng vấn ngày 10/04/2015)

Trong thời kỳ kinh tế thị trường, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, tuy nhiên sự phân hóa giầu nghèo ngày càng trở nên rõ nét hơn. Nhiều gia đình khá giả, cha mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập tốt, sẵn sàng đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần cho việc học tập của con. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng khó khăn hoặc là những người nghèo ở thành thị không đủ điều kiện cho con ăn học. Mặc dù có những CMHS hiểu được giá trị, tầm quan trọng của việc hợp tác với nhà trường, GVCN lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với con em mình nhưng lại rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, dẫn đến TĐHT với GVCN lớp thiếu tính tích cực.

Tiếp sau là các yếu tố thuộc về năng lực hợp tác của GVCN lớp (ĐTB 3.18; ĐLC 0.84); hoạt động giáo dục của nhà trường (ĐTB 3.12; ĐLC 0.85). Theo như đánh giá của CMHS thì ở một số nhà trường chưa có sự kết hợp hài hòa giữa việc dạy học trên lớp với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc

biệt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kĩ năng mền cho học sinh. Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn khá đơn điệu, mang tính hình thức. Năng lực hợp tác của một bộ phận GVCN lớp chưa đáp ứng được yêu cầu. Qua tiếp xúc chúng tôi được biết, đa số GVCN lớp có trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng hợp tác tốt, nhiệt tình trong công tác, giầu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, mẫu mực, biết tôn trọng nhân cách học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tạo được sự tín nhiệm, lòng tin của CM các em. CMHS cảm thấy rất yên tâm khi con mình đang theo học lớp do thầy cô giáo làm chủ nhiệm, từ đó CMHS cũng có TĐHT tích cực hơn với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số GVCN lớp năng lực hợp tác hạn chế, còn thiếu kinh nghiệm, kĩ năng khi giao tiếp, tiếp xúc hợp tác với CMHS, có biểu hiện thờ ơ, tính toán và thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, chưa thực sự công bằng trong đánh giá, đối xử với học sinh, làm cho CMHS và chính các em thiếu sự tin tưởng vào nhà trường và dẫn đến cản trở, thậm chí phá vỡ mối liên hệ hợp tác giữa gia đình với nhà trường.

Khi viết cảm nghĩ của mình về GVCN lớp, một người mẹ đã viết: “.....Tôi có con đang theo học lớp cô Nguyễn Thanh H chủ nhiệm (Lớp 8), tôi biết cô H là người nhiệt tình, yêu thương học sinh nhưng thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non yếu, nên khi làm chủ nhiệm khá vất vả mà hiệu quả không cao....”

Một người cha khác lại viết: “....Tôi không biết khi còn học trong trường Đại học Sư phạm, cô chủ nhiệm lớp con tôi được đào tạo những gì nhưng xem ra kĩ năng sư phạm còn hạn chế, thiếu lửa nhiệt tình, tâm huyết với học sinh, đôi khi còn tỏ ra thiếu công bằng trong kiểm tra đánh giá…..Như vậy thì khó lòng mà huy động được các lực lượng cùng tham gia hỗ trợ với cô trong công tác giáo dục....”

Sự quan tâm đầu tư của cha/mẹ đến việc học của con là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến TĐHT của CMHS (ĐTB 3.1; ĐLC 0.82). Tâm lý chung

của các bậc CMHS luôn mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất mà mình có, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mỗi gia đình chỉ từ một đến hai con nên họ càng có điều kiện để chăm lo cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Song thực tế không phải CMHS nào cũng có sự quan tâm đầu tư đúng cách. Qua trao đổi với một số GVCN lớp chúng tôi được biết, có những gia đình điều kiện kinh tế khá giả, CM không tiếc tiền của để đầu tư cho việc học của con, nhưng lại phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Khi biết con mình học kém lại quay sang đổ lỗi cho thầy cô, gây áp lực cho nhà trường. Một bộ phận khác, CM rất quan tâm đến việc học của con, nhưng do kinh tế gia đình khó khăn, việc làm không ổn định nên dù muốn đầu tư cho con học nhưng lại rơi vào thế “lực bất tòng tâm” ảnh hưởng đến TĐHT với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục.

Truyền thống văn hóa của gia đình cũng có ảnh hưởng nhất định đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục (ĐTB 2.87; ĐLC 0.83). Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những gia đình có “truyền thống hiếu học”, nhiều đời có các thành viên trong gia đình đạt trình độ học vấn cao; gia đình truyền thống “tôn sư trọng đạo” CM rất chú ý đến phong cách giáo dục con cái và duy trì mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường, thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng nhà trường và các thầy cô giáo, họ hiểu được giá trị của việc hợp tác giáo dục với nhà trường và GVCN lớp mang lại cho con em mình, vì vậy TĐHT của CMHS với GVCN lớp rất chủ động, thường xuyên và tích cực.

Tóm lại, với kết quả điều tra cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến TĐHT của CMHS với GVCN lớp đều liên quan trực tiếp đến CMHS và năng lực hợp tác của GVCN lớp, còn yếu tố tác động từ phía bên ngoài không phải là chính. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp tác động nhằm hình thành TĐHT của CMHS với GVCN lớp theo hướng tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường THCS.

4.3. Kết quả thực nghiệm các biện pháp tác động

Phương pháp và cách thức tiến hành thực nghiệm tác động (đ ã được trình bày ở chương 3 của luận án). Ở phần này chúng tôi xin trình bày kết quả

của sự thay đổi TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục sau khi tiến hành thực nghiệm tác động.

4.3.1. Kết quả thực nghiệm tác động nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục.

Sự thay đổi mặt nhận thức trong TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục trong quá trình tác động sư phạm được thể hiện ở bảng 4.19, biểu đồ 4.1.

Bảng 4.19. Kết quả sau tác động mặt nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh

Nội dung

Trước TĐ

Sau TĐ V1

Sau TĐ V2

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt

động học tập của HS


2.13


0.67


2.45


0.61


3.3


0.47

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt

động giáo dục đạo đức cho HS


2.1


0.65


2.35


0.64


3.15


0.52

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục vụ

công tác GD của nhà trường


1.85


0.69


2.1


0.67


2.80


0.64

Nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà

trường


1.71


0.72


1.95


0.69


2.60


0.66

Tổng chung

1.95

0.68

2.2

0.65

2.97

0.57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 19



2,97

1,95

2,2

5


3 ĐTB nhận thức


1

Trước tác động


ĐTB vòng 1 ĐTB vòng 2


Biểu đồ 4.1. Tác động nhận thức trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm

Từ số liệu thống kê thu được ở bảng 4.19 và biểu đồ 4.1 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Sau mỗi lần tác động, nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục được tăng lên rõ rệt. Điều đó được thể hiện cụ thể ở ĐTB các mức độ nhận thức của CMHS. Trước tác động, ĐTB mức độ nhận thức là 1.95; sau tác động vòng 1, ĐTB tăng lên: 2.20; sau tác động vòng 2 tăng lên: 2.97 (tăng 0,77điểm).

Để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T- test theo từng cặp theo vòng thực nghiệm. Nhờ kiểm định theo cặp, có thể phát hiện sự khác biệt cụ thể giữa các vòng TN. Kết quả tìm được sig. = 0.032 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong kiểm định này. (Phụ lục 3.10)

Xét từng hoạt động cho thấy, ĐTB nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp cũng tăng rõ rệt. Cụ thể, nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động học tập của học sinh: trước tác động, ĐTB là 2.15, ĐLC: 0.67; sau tác vòng 1 lên 2.45 điểm, ĐLC: 0.64; sau vòng 2 lên

3.30 điểm, ĐLC: 0.47 điểm, cận dưới của mức độ 4. Đây là hoạt động có sự thay đổi lớn nhất về mức độ nhận thức về sự hợp tác của CMHS. Tiếp đến là

hoạt động giáo dục đạo đức, tăng lên: 3.15, sau tác động vòng 2, chênh lệch so với trước tác động là 1.05 điểm. Sự thay đổi mức độ nhận thức của CMHS thấp nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường: trước tác động, ĐTB là 1.71, ĐLC 0.72; sau tác động vòng 1 tăng lên 1.95 điểm; ĐLC: 0.69;

sau vòng 2 lên 2.60, ĐLC 0.66, cận trên của mức độ 2.

So sánh kết quả đo mặt nhận thức của 2 vòng thực nghiệm tác động, chúng tôi thấy có sự tiến bộ rõ nét về mức độ nhận thức của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong tất cả các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, cùng nhận sự tác động như nhau nhưng sự tiến bộ mặt nhận thức về sự hợp tác của CMHS với GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục không có sự đồng đều. Trong đó, sự thay đổi mức độ nhận thức về sự hợp tác trong hoạt động học tập của học sinh tăng rõ rệt hơn, tiếp đến là hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, thấp nhất là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường.

4.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động mặt xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục

Xúc cảm trong TĐHT của cha/mẹ học sinh sau thực nghiệm tác động đã có sự thay đổi. Kết quả cụ thể chúng tôi tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.20. Kết quả sau tác động mặt xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh

Nội dung

Trước TĐ

Sau TĐ V1

Sau TĐ V2

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt

động học tập của HS


2.09


0.75


2.39


0.71


3.1


0.66

Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt

động giáo dục đạo đức cho HS


1.89


0.77


2.25


0.74


3.05


0.72

Xúc cảm của CMHS về sự hợp

1.67

0.79

2.15

0.76

2.77

0.69


tác với GVCN lớp trong việc đóng góp vật chất, tinh thần phục

vụ công tác của nhà trường







Xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN lớp trong hoạt động hướng tới sự phát triển nhà

trường.


1.60


0.82


1.91


0.80


2.58


0.76

Tổng chung

1.81

0.78

2.15

0.75

2.85

0.70


2,85

2,15

1,81

5


3 ĐTB XC -TC


1

Trước tác động


ĐTB vòng 1 ĐTB vòng 2


Biểu đồ 4.2. Tác động mặt xúc cảm trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh trước và sau thực nghiệm‌


Kết quả trong bảng 4.20, Biểu đồ 4.2 cho thấy có sự khác biệt về ĐTB mặt xúc cảm trước và sau khi thực hiện thực nghiệm tác động. ĐTB chung mặt xúc cảm đã tăng từ 1.81 (trước tác động), lên 2.15 (sau tác động V1), chênh lệch là 0.34 điểm. Kết quả tác động vòng 2, ĐTB mặt xúc cảm tăng từ

2.15 (sau tác động V1) lên 2.85 (sau tác động V2), chênh lệch 0.7 điểm.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi tiến hành kiểm định T- test theo từng cặp theo vòng thực nghiệm. Nhờ kiểm định theo cặp, có

thể phát hiện sự khác biệt cụ thể giữa các vòng thực nghiệm. Kết quả tìm được sig. = 0.002 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong kiểm định này (Phụ lục 3.11).

So sánh kết quả ĐTB giữa hai lần thực nghiệm chúng tôi thấy, ở lần đo lần 2, ĐTB mặt xúc cảm có sự tiến bộ hơn lần đo lần 1. Ở lần đo thứ nhất, ĐTB chỉ tăng 0.34 điểm, trong khi đó lần đo lần 2, ĐTB tăng lên 0.7 điểm.

Xem xét sâu hơn chúng ta thấy, xúc cảm của CMHS về sự hợp tác trong từng hoạt động có sự gia tăng sau thực nghiệm tác động hai vòng. Điều đó thể hiện ở ĐTB tăng lên sau hai vòng tác động. Đối với hoạt động học tập của học sinh, ĐTB xúc cảm tăng rõ nét hơn so với các hoạt động khác, chẳng hạn: Trước tác động, ĐTB là 2.09, ĐLC 0,75; tại lần đo thứ nhất, ĐTB tăng lên 2.39, ĐLC 0.71; đến lần đo thứ hai, ĐBT tăng lên 3.1, ĐLC 0.66. Tiếp đến là hoạt động giáo dục đạo đức, ĐTB tại lần đo thứ hai tăng lên 3.05, tăng so với trước tác động là 1.16 điểm, ĐLC 0.72. Hai hoạt động còn lại cũng có chiều hướng tăng nhưng không nhiều, đặc biệt là hoạt động hướng tới sự phát triển nhà trường, tại lần đo thứ 2 chỉ tăng 0.98 so với trước tác động.

Với chiều hướng tăng mức độ biểu hiện xúc cảm của CMHS về sự hợp tác với GVCN trong các hoạt động giáo dục trước và sau thực nghiệm cho thấy, những thông tin khoa học mà chúng tôi cung cấp trong buổi tọa đàm, tập huấn cũng như các hoạt động trải nghiệm đã góp phần làm tăng mức độ biểu hiện xúc cảm trong TĐHT của CMHS đối với sự hợp tác với GVCN trong hoạt động giáo dục học sinh. Tuy nhiên, do thời gian tác động ngắn nên việc thay đổi trạng thái xúc cảm của CMHS về sự hợp tác giáo dục chưa đạt được kết quả cao.

4.3.3. Kết quả thực nghiệm tác động mặt hành vi trong thái độ hợp tác của cha/mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục

Nghiên cứu sự thay đổi hành vi trong của cha/mẹ học sinh trong sự hợp tác chúng tôi thấy có sự khác biệt trước và sau tác động thực nghiệm. Sự k hác biệt đó thể hiện ở bảng 4.21 và biểu đồ 4.4

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí